Tại sao phải nuôi dưỡng, vun trồng văn hóa nhà trường

 Về KN gốc VH, hiện nay, trên thế giới có tới ngoài 300 quan niệm khác nhau; điểm chung của các khái niệm VH là những gì gắn với con người, thuộc con người và đời sống của con người; VH là toàn bộ những giá trị VC và giá trị TT do con người sáng tạo ra.

 Mỗi khi bước vào một NT, ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của NT đó qua hàng loạt các dấu hiệu dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy, những giá trị này không phải tự dưng mà có, mà cần phải xây dựng, nuôi dưỡng, hình thành có chủ định và được mọi người trong tổ chức chấp nhận. Mỗi NT đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong NT, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục – những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của NT một cách rõ nét và khách quan.

 VHNT là gì? VH NT (VHNT) hiểu theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của NT. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí bầu không khí tâm lí. Thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong

 

doc 5 trang Người đăng phuquy Lượt xem 4479Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tại sao phải nuôi dưỡng, vun trồng văn hóa nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠI SAO PHẢI NUÔI DƯỠNG, VUN TRỒNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG.
 1. Khái niệm: 
 Về KN gốc VH, hiện nay, trên thế giới có tới ngoài 300 quan niệm khác nhau; điểm chung của các khái niệm VH là những gì gắn với con người, thuộc con người và đời sống của con người; VH là toàn bộ những giá trị VC và giá trị TT do con người sáng tạo ra.
 Mỗi khi bước vào một NT, ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của NT đó qua hàng loạt các dấu hiệu dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy, những giá trị này không phải tự dưng mà có, mà cần phải xây dựng, nuôi dưỡng, hình thành có chủ định và được mọi người trong tổ chức chấp nhận. Mỗi NT đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong NT, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục – những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của NT một cách rõ nét và khách quan.
 VHNT là gì? VH NT (VHNT) hiểu theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của NT. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí bầu không khí tâm lí. Thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong NT chấp nhận.
 2. Những biểu hiện của VHNT: Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học; Coi trọng con người, cổ vũ sự nổ lực hòan thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; NT có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; Sáng tạo và đổi mới; Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học,giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi họat động của NT; Khuyến khích đối thọai và hợp tác, làm việc nhóm; Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; Chia sẻ quyền lực,trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm,chia sẻ tầm nhìn; NT thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục.
 Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi VH) trong NT cần phải khắc phục: Sự buộc tội đổ lỗi cho nhau; Sự kiểm sóat qúa chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; Quan liêu, nguyên tắc 1 cách máy móc; Trách mắng HS vì các em không có sự tiến bộ; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; Mâu thuẫn nội bộ không được giải quyết kịp thời.
 3. Chức năng của VHNT: Chức năng biểu tượng, chức năng xây dựng, chức năng hướng dẫn, chức năng gây xúc cảm.
 a- VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trong NT, theo chiều hướng phát triển con người hoàn thiện và sáng tạo: Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
 +Văn hoá NT giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm;
 + Văn hoá NT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người;
 + Văn hoá NT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức NT, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của NT. Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng.
 b- VHNT ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của NT: VH NT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng  các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức NT xây dựng lên. Khi NT phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VH tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
 c- VHNT tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ cho việc dạy và học: 
 Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là, VH NT đã làm tăng hiệu quả các hoạt động và hỗ trợ cho việc dạy và học trong NT, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của NT, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.
d-VHNT lành mạnh làm giảm xung đột và tăng tính ổn định của NT: VH NT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ  mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột là không thẻ tránh khỏi thì VH NT tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức NT.
 4. Ảnh hưởng của VHNT đến giáo viên : -Một là, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên: giáo viên cảm thấy thỏai mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; giáo viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; giáo viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; giáo viên quan tâm đến công việc của nhau; Cùng hợp tác với lãnh đạo NT để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra .
 -Hai là, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu qủa giảng dạy, học tập: bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của NT.
5.Ảnh hưởng của VH NT đến học sinh :
 -Một là, tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh: học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. Học sinh được tôn trọng, được thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị; thấy rõ trách nhiệm của mình. Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
 -Hai là, tạo ra môi trường thân thiện cho học sinh : học sinh cảm thấy an toàn ,cởi mở và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Khuyến khích học sinh phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. 
 Kết luận: Mỗi NT đều có LS tồn tại và PT. Sự tồn tại và PT qua thời gian đã tạo ra những giá trị VH nhất định. Do đó, cần có những khảo sát, đánh giá các giá trị VH đang tồn tại trong NT, đâu là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị VH được nhiều cán bộ, giáo viên trong NT mong muốn nhất. Hiệu trưởng cần phải nhận ra đâu là những giá trị VH đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng cùa NT đang tồn tại tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng.
Cách thức phát triển văn hoá NT? Vận dụng thực tiễn?
1. Cách thức phát triển VHNT: 
1- Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn	
2- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc
3- Mỗi cán bộ quản lý, gaío viên, nhân viên trong NT đều có bản mô tả công việc, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ
4- Hiệu trưởng tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên đứng lớp về cách dạy và học
5- Làm cho học sinh biết là chúng được yêu thương, được quan tâm chăm sóc
6- Đảm bảo học sinh có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư của cha mẹ chúng
7- HT chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV (đề cao vai trò lãn đạo hoạt động dạy và học của GV)
8- HT thể hiện sự nhiệt tâm, trách nhiệm và đầy tình yêu thương học trò
9- HT thường xuyên có mặt trong trường và tăng cường tham dự những sinh hoạt của học sinh
10- HT thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe
11- Khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ
12- HT luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong NT
2. Vận dụng thực tiễn: Việc phát triển VH NT thông qua việc đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, và thực hiện cuộc vận động " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại ngành giáo dục huyện Tiên Yên.
 Năm học 2010-2011 với chủ đề tiếp tục “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, năm học thứ ba thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy - trò trong NT bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, khoảng 3 năm trở lại đây, Ngành giáo dục đào tạo huyện Tiên Yên đã chỉ đạo các trường học trong huyện khuyến khích ý thức tự giác học tập của học sinh, chẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Trong năm học này, giáo viên trong ngành đều quán triệt phải tăng cường kiểm tra bài học sinh, qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể. Trường THCS Thị trấn được phòng GD&ĐT Tiên Yên chọn để triển khai thí điểm phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” ; phát động trong học sinh tham gia dự thi làm ĐDDH sau các tiết học. Đây là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh đồng thời cũng là cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn.
 Đê có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, vì thế, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Từ các năm học trước, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy được các giáo viên tích cực hưởng ứng để tăng thêm hiệu quả, tính sinh động cho giờ học. Ngành giáo dục đã trang bị cho 100% các trường hệ thống máy tính xách tay, máy chiếu, tổ chức tập huấn sử dụng cho cán bộ, giáo viên. các trường đã dành hẳn hội trường cho các tiết học có sử dụng máy hình, đèn chiếu. Phòng đã tổ chức Thi thiết kế bài giảng qua trên máy tính điện tử, riêng trường THCS Thị trấn Tiên Yên đã lên kế hoạch tổ chức một số hoạt động sáng tạo, phát huy trí tuệ và năng lực hoạt động của học sinh như thuyết trình, lập báo cáo, làm mô hình kỹ thuật, sáng tác thơ văn Các tổ bộ môn cũng sẽ giao một số đề tài nghiên cứu nhỏ cho học sinh thực hiện như: sưu tầm tranh ảnh, tài liệu theo chủ đề, làm báo tường,  Để tạo thêm sân chơi cho học sinh, tuỳ vào sở trường của mình, các em có thể tham gia các CLBthể thao, Hoá, Sinh, CLB Kỹ thuật
 Các trường trong huyện tiến hành xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua những buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần được các NT lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của quê hương; giới thiệu các hình thức diễn xướng đặc trưng của huyện. Phát động xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh khi phát động phong trào “Không nói tục chửi thề”, “Gọi bạn xưng tên”, “Kính trên nhường dưới, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi” Tuy nhiên, để học sinh có điều kiện “tích cực”, ngoài hoạt động giảng dạy của giáo viên, thì tổ chức sinh hoạt Đội phải ở mức quy mô liên đội mới có hiệu quả, thu hút sự tham gia của đa phần học sinh.
 Mục tiêu của “học sinh tích cực” là học sinh được tham gia các hoạt động trong NT một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. một số trường trong huyện đã tổ chức những hoạt động như Trò chơ dân gian, hội thảo về phương pháp học tập, các buổi văn nghệ, thể thao, trò chơi để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc nhóm Từ phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các trường học đã hướng đến một tham vọng lớn hơn: xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của NT, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai Và để làm được điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hoa nha truong.doc