Mục lục
Phần I. Một số vấn đề chung 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Kế hoạch nghiên cứu 6
Phần II. Nội dung nghiên cứu của đề tài 7
1. Cơ sở lý luận 7
2. Thực trạng của vấn đề 8
3. Biện pháp thực hiện 9
Phần III. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng của đề tài 38
1. Bài học kinh nghiệm 40
2. Ý nghĩa của đề tài 40
Tài liệu tham khảo 41
NON” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp cho giáo viên có tính tự giác, cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập phù hợp với học sinh lớp mình và yêu cầu của từng tiết học, từng hoạt động. - Sưu tầm và tự nghĩ ra làm thế nào để tạo ra các đồ dùng đồ chơi mới từ những nguyên vật liệu phế thải nhằm phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non. - Hình thành tri thức và kỹ năng của giáo viên là tiền đề cơ bản đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy thực sự có hiệu quả . - Nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ mầm non thông qua việc sáng tạo từ các chai nhựa được tái sử dụng. Từ đó, giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Sưu tầm và tự sáng tạo ra các đồ dùng, dồ chơi mới từ những vật liệu tái sử dụng để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với hoạt dộng học cũng như hoạt động vui chơi. + Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động có chủ đích (LQVH, HĐTH, LQCV) trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi. - Phạm vi nghiên cứu: Tùy theo độ tuổi của trẻ hay tùy theo từng chủ điểm, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn cách sử dụng và làm đồ dùng đồ chơi mới từ những vật liệu mở, vật liệu tái sử dụng tại trường mầm non Ngô Thì Nhậm để khảo sát và thực nghiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp thực hành - Phương pháp tìm tòi, sáng tạo - Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm và đánh giá. 5. Kế hoạch nghiên cứu - Tháng 9/2014: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu. - Tháng 10/2014: Xây dựng đề cương. - Tháng 11 - 12/2014: Tiến hàng sáng tạo và thực nghiệm. - Tháng 1 - 3/2014: Đánh giá kết quả, sửa chữa bổ sung. - Tháng 4/2015: Viết đề tài, in theo mẫu. Phần II. Nội dung nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng” và cấp bách trên toàn thế giới. Lượng chất thải ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, các nguồn nước - nơi sống của các động vật thủy sinh bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nghiêm trọng hơn cả là Trái Đất của chúng ta đang nóng lên từng giờ từng phút . Tại Việt Nam nói riêng, theo thống kê của bộ Tài nguyên - môi trường, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30.000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể xử lý nguồn rác thải khổng lồ này để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường ? Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Với sáng kiến làm đồ chơi từ CHAI NHỰA để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ mầm non, đặc biệt là ở những trường mầm non còn khó khăn .Tôi nhận thấy những đồ chơi này rất dễ làm và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều. Những chai nhựa nào có thể tái chế? Đó là những chai nhựa có hình dáng thích hợp, không độc hại với trẻ em. Tái chế rất có ích, trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu tái sử dụng đối với các giáo viên mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú để họ có thể thả hồn và tưởng tượng nhằm tạo ra các các mẫu đồ chơi thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí và mang đến cho trẻ những món đồ chơi hết sức độc đáo và đẹp mắt. Bằng những vật liệu đơn giản, thêm một chút thời gian và sự khéo léo, khả năng sáng tạo của mình ,bạn sẽ có cả kho đồ chơi “độc quyền”, không tìm thấy cái thứ hai. Nếu bạn là người khéo tay, hãy chịu khó tưởng tượng một chút về thế giới của trẻ thơ, bảo đảm đồ chơi này sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ cũng như tạo được hứng thú trong các hoạt động. Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồ chơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “ Nguyên vật liệu mở”, thu thập lại các phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống không những góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món đồ chơi độc đáo, đẹp, có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Trong các buổi sinh nhật của trẻ, phụ huynh thường mang đến cho con những chai nước C2, trà xanh, cocacolađầy màu sắc và có những hình dáng rất xinh xắn và sau khi uống hết thì những chiếc vỏ đó lại bị vứt bỏ vào thùng rác, tôi thấy thật tiếc và lãng phí . Chính những lý do trên đã làm nảy sinh trong tôi sáng kiến tạo ra các món đồ chơi giúp trẻ vừa được chơi, vừa được học từ những chai nhựa này.Từ những chai nhựa vô tri, vô giác nhưng với sự sáng tạo có thể tạo ra những đồ dùng học tập ngộ nghĩnh, những con vật rất dễ thương và sinh động giúp cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn hơn một cách rất hiệu quả, đem lai kết quả cao. Tại sao lại không? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non. 2.Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình nghiên cứu việc sáng tạo từ chai nhựa trong giảng dạy cho trẻ mầm non có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Bản thân đã nắm chắc những kiến thức, phương pháp và cách tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời yêu thích tìm tòi, khám phá những cái mới vừa hiệu quả lại vừa thiết thực trong việc giảng dạy. - Là 1 giáo viên trẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn, có năng lực về chuyên môn, có khả năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. - Đa số trẻ được học qua các lớp dưới, nhanh nhẹn, hiếu động thích tìm tòi, khám phá với những hoạt động và đồ chơi mới lạ. - Cơ sở vật chất nhà trường có đủ các góc chơi, đồ chơi và các điều kiện cơ bản để thực hiện chương trình GDMN - Phụ huynh quan tâm đến việc học tập và vui chơi của trẻ tại lớp. * Khó khăn: - Trong quá trình thực hiện việc sáng tạo từ vật chai nhựa giáo viên chưa thường xuyên thực hiện được đúng như sáng tạo của mình nghĩ ra do thời gian và lượng công việc trong ngày quá nhiều. - Sĩ số lớp đông so với diện tích lớp, một số trẻ hiếu động không tập trung vào các hoạt động. - Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con em mình khi ở trường. 3. Biện pháp thực hiện: Ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng các giáo viên cần quan tâm đến: Thỏa mãn các nhu cầu của trẻ như: giải trí, vui chơi, nhận thức, giao tiếp, tưởng tượng.. . Vậy làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, thật tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Dựa vào các yếu tố trên tôi đã áp dụng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ và cũng xin giới thiệu chọn lọc một số đồ dùng đồ chơi được: “Sáng tạo từ CHAI NHỰA cho trẻ mầm non ”. Những đồ dùng, đồ chơi này không chỉ phục vụ cho việc chơi của trẻ mà còn giúp cho trẻ thỏa mãn nhu cầu học tập và khám phá. Không chỉ giúp ích trong việc tiết kiệm, bảo vệ môi trường mà chính những đồ dùng, đồ chơi này đã tạo nên cho mỗi lớp học 1 màu sắc, 1 sắc thái riêng không thể nhầm lẫn. Giúp cho các cô giáo trong quá trình giảng dạy rất nhiều cũng như trong việc trang trí lớp, sáng tạo những trò chơi mới phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt. Việc đầu tiên cần làm là thu thập các chai nhựa với hình dáng, màu sắc phù hợp sau đó vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. Sau đó, công việc của chúng ta bắt đầu: 3.1.Trong giờ hoạt động chung: A. TRONG GIỜ HỌC LQVT: * Mục đích: Trẻ nhận biết, đếm chính xác và thêm bớt thành thạo trong phạm vi từ 1 đến 10. Phát triển kỹ năng xếp tương ứng 1:1, sắp xếp theo quy tắc,phân biệt màu sắc. * Vật liệu: Chai nhựa, màu nước, bút dạ, xốp màu, keo nến, ống hút, kéo * Tiến hành: Tùy vào nội dung của từng bài học và từng chủ đề mà cô chọn vật mẫu của cô cho phù hợp: Ví dụ: + Ở chủ đề thể thao: Cô dùng chai nhựa làm thành những lực sĩ sumo nhật bản đáng yêu. Cách làm lực sĩ sumo nhật bản: Cô sưu tầm các chai nhựa nhỏ xinh không quá to sau đó cô dùng màu nước sơn màu cho các chai nhựa. Cuối cùng cô dùng bút dạ viền lại hình cho nhân vật, vẽ mắt, mũi, mồm ( Ảnh 1) ( Ảnh 1: Những lực sĩ sumo đễ thương được làm từ chai nhựa) Cách sử dụng: Dùng trong hoạt động học cho trẻ đếm trong phạm vi từ 1 đến 10, dùng làm vật mẫu của cô Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Dùng trong hoạt động học hoặc cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc ở góc vận động và lúc chơi ngoài trời dùng làm bolwing hoặc ném vòng trúng đích. + Ở chủ đề động vật: Cô dùng phần đáy chai nhựa kết hợp với xốp màu làm thành những con rùa xinh xắn, đáng yêu. Cách làm những con rùa xinh xắn,đáng yêu: Dùng chai nhựa to làm vật mẫu của cô và có thể kết hợp với trẻ làm những con rùa nhỏ bằng nắp chai để vừa với tầm tay trẻ. Cắt 6cm phần đáy chai nhựa để làm mai của con rùa, áp phần đáy chi vào xốp màu để vẽ thân ,đầu và chân của con rùa. Cắt rời phần xốp màu vừa vẽ và dán vào phần chai nhựa đã cắt. Vẽ thêm mắt và trang trí cho đẹp là hoàn thành.( Ảnh 2) ( Ảnh 2: Chú rùa xinh xắn,đáng yêu) Cách sử dụng : Dùng làm vật mẫu cho trẻ đếm trong phạm vi từ 1 đến 10 ( Ảnh 3) Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động : Hoạt động học, hoạt động góc . ( Ảnh 3: Trẻ đang đếm các chú rùa trong phạm vi 6) + Trong tiết học thêm bớt: Trẻ dùng các nắp chai để đếm và dùng thẻ số tương ứng gắn vào. (Ảnh 4) ( Ảnh 4: Trẻ đang đếm, thêm và bớt bằng nắp chai trong phạm vi 9) Trẻ dùng nắp chai sắp xếp theo quy tắc, phân biệt màu sắc(Ảnh 5) ( Ảnh 5: Trẻ đang đếm, sắp xếp theo quy tắc 2-1) B. TRONG GIỜ HỌC TẠO HÌNH: Những con vật nhỏ xinh từ nắp chai * Mục đích: Trẻ biết tên gọi, cấu tạo và đặc điểm nổi bật của 1 số con vật: Rùa, bọ rùa, cá, cua, ốc sênvà biết dùng nắp chai để tạo nên những con vật đó. * Vật liệu: Nắp chai, , bút màu, giấy màu, hồ dán, băng dính, kéo * Tiến hành: Cách làm con cá: Cô dùng nắp chai làm thân con cá, áp nắp chai lên xốp màu sau đó cắt vây, đuôi cá cho phù hợp. Dán vây và đuôi vào nắp chai sau đó dán hoặc vẽ mắt cho cá, có thể trang trí thêm cho đẹp mắt. Cách làm con bọ rùa: Cô dạy trẻ dùng bút màu vẽ lên nắp chai sau đó trang trí tạo thành những con bọ rùa xinh đẹp. ( Ảnh 6 + 7: Những con vật nhỏ xinh đươc làm từ nắp chai: con cá,con bọ rùa, con cua, con ốc sên.) Cách làm con rùa: Cô dùng nắp chai làm thân con rùa, áp nắp chai vào xốp màu để vẽ thân ,đầu và chân của con rùa. Cắt rời phần xốp màu vừa vẽ và dán vào nắp chai. Vẽ thêm mắt, vây và trang trí cho đẹp là hoàn thành. ( Ảnh 8) (Ảnh 8: Cô cùng trẻ đang làm các con vật từ nắp chai) Cách sử dụng: Dùng các con vật này làm vật mẫu trong tiết tạo hình, dùng các con vật này trong chủ điểm động vật làm đồ dùng của trẻ trong tiết LQVT. Dùng các con vật này cho trẻ chơi ở góc xây dựng, dùng trang trí lớp Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Hoạt động học, hoạt động góc C.TRONG GIỜ HỌC LÀM QUEN VĂN HỌC: * Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của nhân vật và nội dung câu chuyện, nội dung bài thơ. * Vật liệu: Chai nhựa, giấy màu, decal, bìa cứng, vải dạ, vải mếch, bút dạ, keo nến, kéo, kim, chỉ, vải thừa * Tiến hành: Tùy vào nội dung của từng câu chuyện hay từng bài thơ mà cô chọn cách làm rối các nhân vật cho phù hợp. Cô có thể chọn nhiều cách để hấp dẫn trẻ và giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện. Cách làm rối vỏ chai 1: Cô vẽ hình nhân vật ra giấy sau đó cho trẻ tô màu thật đẹp mắt. Cô dùng bút dạ vẽ lại viền cho các nhân vật cho thêm phần sinh động. Cô dán nhân vật vừa làm vào chai nhựa nhưng cuộn nhân vật để vào bên trong chai nhựa, cô dán sao để cho phần chân nhân vật chạm vào đáy chai để khi kể chuyện nhìn như nhân vật đang đứng. Từ đáy chai, cô đo lên 5-7cm cắt bỏ phần chai thừa từ đó, cắt khéo léo để không cắt vào nhân vật. (Ảnh 9) (Ảnh 9: Trẻ đang sử dụng rối vỏ chai) Cách làm rối vỏ chai 2: Cô dùng vỏ chai để làm thân các con rối, dùng vải dạ-xốp màu,giấy màu làm quần áo mặc cho vỏ chai., cô vẽ nhân vật ra giấy bìa sau đó tô màu thật đẹp. Tùy vảo nội dung từng câu chuyện, cô thay mặt các nhân vật vào vỏ chai đã được mặc quần áo. (Ảnh 10) (Ảnh 10: Các con rối vỏ chai chủ đề gia đình) (Ảnh 11: Cô đang kể chuyện bằng rối vỏ chai) Cách sử dụng: Sau khi kể hay đọc diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ nghe lần 1, cô dùng sa bàn hay sân khấu để diễn rối cho trẻ xem để trẻ hiểu nội dung tác phẩm và đàm thoại với trẻ về nội dung và trình tự của tác phẩm được dể dàng hơn. Ngoài ra, cô có thể cho trẻ lên diễn rối cùng cô để luyện cho trẻ khả năng diễn cảm, biểu cảm và tự tin trước mọi ngườiCỏ thể sử dụng trong tiết học và cả giờ hoạt động góc của trẻ. (Ảnh 11) D.TRONG GIỜ KHÁM PHÁ KHOA HỌC: * Mục đích: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của 1 số con vật có cùng đặc điểm. VD: Những con vật sống trong rừng, có 4 chân Những con vật sống ở dưới nước * Vật liệu: Chai nhựa, giấy màu, decal, bìa cứng, vải dạ, vải mếch, bút dạ, keo nến, kéo, vải thừa * Tiến hành: - Dùng chai nhựa làm thân các con vật. - Dùng xốp màu cắt mắt, tai, bờm cho các con vật - Dùng len hoặc bông làm thành lông cho con vật. - Dùng que sắt nhỏ làm chân cho con vật Cách sử dụng: Khi vào tiết học, cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài học. Cô dựng sa bàn nơi sống của con vật học hôm nay. Cô cho trẻ thăm quan, trò chuyện, đưa ra hiểu biết của mình về con vật đó(Ảnh 12) Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Hoạt động học, hoạt động góc (Ảnh 12: Những con vật làm từ vỏ chai) E. TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC ÂM NHẠC: * Mục đích: Tạo ra 1 số dụng cụ âm nhạc ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo hứng thú cho trẻ hoạt động biểu diễn âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc. Ngoài ra còn làm được 1 số vương miện hay mũ đội âm nhạc cho trẻ. * Vật liệu: Chai nhựa, giấy màu, decal, xốp màu ,bút dạ, keo nến, kéo, băng dính, keo sữa, kim tuyến * Tiến hành: a. Cách làm dụng cụ âm nhạc: - Dùng chai nhựa làm thân các con vật, bên trong chai nhựa cho quả chuông hay các loại hạt để tạo ra tiếng động khi lắc. - Cắt xôp màu làm thành quần, áo, tai, chân, tay cho con vật - Dùng màu nước tô màu tô màu mặt cho con vật - Dán quần, áo, chân, tay vào thân sau khi màu tô đã khô. Cách sử dụng: Khi vào tiết học, cô tổ chức cho trẻ lên biểu diễn văn nghệ, sử dụng các dụng cụ âm nhạc này để biểu diễn hoặc chơi trò chơi (Ảnh 13) (Ảnh 13: Trẻ biểu diễn cùng dụng cụ âm nhạc) G. TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT: * Mục đích: Tạo ra 1 số đồ chơi trong phần trò chơi luyện tập của tiết học, ngoài ra tạo thành 1 số chướng ngại vật cho trẻ khi trẻ thực hiện vận động bò. Luyện kỹ năng quan sát, nhanh nhạy và tự tin cho trẻ. * Vật liệu: Chai nhựa, giấy màu, decal, xốp màu ,bút dạ, keo nến, kéo, vòng nhựa dẻo, gỗ bỏ đi * Tiến hành: - Dùng 3 chai nhựa đổ nước vào làm đích cho trẻ ném vòng. - Cắt decal để trang trí cho chai nước. - Dùng decal trang trí xung quanh vòng nhựa dẻo cho đẹp mắt - Dùng miếng gỗ bỏ đi hình chữ nhật khoét 3 hình tròn vừa với thân của 3 chai nước sau đó đặt 3 chai nước vào đó. (Ảnh 14) (Ảnh 14: Trò chơi ném vòng) Cách sử dụng: Khi tổ chức trò chơi, cô cho trẻ lần lượt đứng ở vạch ném vòng sao cho trúng vào 1 trong 3 chai nước. Ném trúng vào 1 trong 3 chai nước là chiến thắng. (Ảnh 15) Trẻ có thể sử dụng trong những hoạt động: Hoạt động học, hoạt động góc (Ảnh 15: Trẻ chơi trò chơi ném vòng vào chai) * Trong giờ hoạt động góc: TRÒ CHƠI NHỮNG NẮP CHAI THẦN KỲ * Mục đích: Trẻ tập trung quan sát và so sánh những cặp hình giống nhau thông qua trò chơi lật những nắp chai. Có thế chơi ở góc TOÁN hay góc CHỮ CÁI * Vật liệu: Nắp chai nước ngọt, xốp màu, kéo, keo dán. * Tiến hành: 1. Dùng bút vẽ lên xốp màu các hình hoặc chữ cái, chữ số lên nắp chai sao cho chúng thành từng cặp giống nhau 2. Có thể vẽ các hình lên giấy và tô màu sau đó dán lên nắp chai cho sinh động 3. Bây giờ đồ chơi đã sẵn sàng hãy rủ 1 người bạn cùng chơi với mình. 4. Lật úp nắp chai xuống, dùng hai bàn tay xáo trộn vị trí các nắp. 5. Luật chơi: Mỗi người chơi được lật 2 nắp lên, nếu lật được hai nắp chai có chữ cái hoặc hình giống nhau, bạn được “ăn” hai nắp đó và tiếp tục lật hai nắp tiếp theo. Nếu lật hai nắp có chữ cái không giống nhau, bạn phải úp nắp lại vị trí cũ và nhường lượt chơi cho bạn mình. 7. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hết nắp chai, kết thúc trò chơi, người nào có số nắp chai nhiều hơn thì người đó thắng cuộc trong trò chơi này. ( Ảnh 16) (Ảnh 16: Hai bạn đang cùng nhau chơi trò chơi những nắp chai thần kỳ) TRÒ CHƠI THỬ TÀI NHANH TRÍ * Mục đích: Trẻ phát triển khă năng ghi nhớ và nhớ lại vị trí các chữ trong bảng chữ cái và tìm thật nhanh vị trí chữ cần tìm, thích hợp với giờ hoạt động góc CHỮ CÁI * Vật liệu: Nắp chai nước ngọt, giấy bìa cứng, bút chì, kéo, keo dán, xốp màu. * Tiến hành: 1. Đặt nắp chai lên nắp bìa cứng, vẽ lấy các hình tròn tương ứng với số chữ cái trong bảng chữ cái sau đó viết bảng chữ cái lên tấm bìa đó. 2. Cắt các chữ cái bằng xốp sau đó dán lên các nắp chai 3. Cách chơi: Trẻ lần lượt tìm vị trí các chữ cái trẻ cầm trên bảng mà cô đã viết sau đó đặt nắp chai chữ cái đó vào đúng vị trí. (Ảnh 17) (Ảnh 17: Trẻ đang chơi trò chơi thử tài nhanh trí) TRÒ CHƠI NẮP CHAI BÍ ẤN * Mục đích: Trò chơi với các con số giúp phát triển kỹ năng vận động tinh, hoàn thiện kỹ năng phối hợp các giác quan, nhận mặt các chữ cái, chữ số và màu sắc.Thích hợp ở góc TOÁN và góc CHỮ CÁI. * Vật liệu: Nắp chai nước ngọt, giấy trắng, màu nước, kéo, keo dán, xốp màu. * Tiến hành: 1. Chọn 10 nắp chai bằng nhau với 10 màu sắc khác nhau 2. Lấy xốp màu và cắt 10 số bằng 10 màu xốp khác nhau từ 1 đến 10 sau đó dán lên nắp chai, dán chữ số xốp màu lên 2 mặt của nắp chai và nhớ mặt trên thì dán ngược các chữ số. (Ảnh 18) (Ảnh 18: Những nắp chai con số bí ấn) 3. Cách chơi: Cô đưa cho trẻ tờ giấy chứa bài tập là các con số với màu sắc của nó, nhiệm vụ của trẻ trong thời gian cô quy định phải tìm sau đó in đúng (Ảnh 19,20) Làm tương đương như vậy với bảng chữ cái. (Ảnh 19: Trẻ chuẩn bị để in số theo màu) (Ảnh 20: Trẻ in số theo yêu cầu của cô) ĐỒ CHƠI CON DẤU THÔNG MINH * Mục đích: Trẻ dùng con dấu do cô làm và các nguyên vật liệu cô chuẩn bị tạo thành các tác phầm nghệ thuật đơn giản nhưng đặc sắc và mang 1 màu sắc riêng. * Vật liệu: Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán. * Tiến hành: 1. Dùng nắp chai làm thân con dấu, dùng xốp cứng để tạo hình con dấu 2. Dán con dấu xốp màu lên nắp chai ( Ảnh 21) 3. Cách sử dụng: Trẻ sử dụng con dấu thông minh, in hình và dùng các nguyên vật liệu khác như: Giấy màu, bút màuđể tạo thành bức tranh theo sở thích. ( Ảnh 22) (Ảnh 21: Những con dấu thông minh.) (Ảnh 22: Trẻ đang dùng con dấu để tạo hình bức tranh.) TRÒ CHƠI CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ * Mục đích: Trẻ phát triển khả năng phán đoán, phát triển khả năng nhanh nhạy của bản thân làm sao để đỡ được con cá. * Vật liệu: Nắp chai, chai nhựa, , kéo, màu nước, 1 đoạn dây. * Tiến hành: 1. Cắt bỏ phần đáy chai nhựa tầm 5-7cm 2. Dùng màu nước trang trí chai thành chú cá lớn, nắp chai là chú cá nhở 3. Dùng 1 đầu sợi dây để dán vào cá bé, đầu còn lại luồn qua chai và cố định với nắp chai.Trò chơi đã hoàn thành (Ảnh 23) 4. Cách chơi: Bé cầm đuôi của cá lớn ( nắp chai) và để cá bé thòng ra ngoài. Khéo léo hất cá lớn lên để cho cá bé chui vào miệng cá lớn là chiến thắng. (Ảnh 24) (Ảnh 23: Trò chơi cá lớn nuốt cá bé) (Ảnh 24: Trẻ đang chơi trò chơi) TRÒ CHƠI AI MAY MẮN HƠN? * Mục đích: Trẻ phát triển khả năng phát âm, khả năng nhận biết. Trẻ biết cộng, trừ phép tính đơn giản trong phạm vi đã học.Thích hợp chơi ở góc TOÁN * Vật liệu: Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán, giấy bìa, xúc xắc * Tiến hành: 1. Dùng nắp chai làm thân các con vật để chơi,có tất cả 10 con vật. 2. Dùng áp nắp chai vào giấy xốp để vẽ các con vật như hướng dẫn những con vật làm từ nắp chai. 3. Dùng bìa cứng làm bàn để chơi, cô kẻ ô làm bàn cờ cho trẻ 4. Làm xúc xắc. 5. Luật chơi và cách chơi: 2 bạn chơi với nhau, lần lượt đổ xúc xắc. Mỗi bạn đổ 5 lần xúc xắc lần lượt cùng nhau. Xúc xắc được mấy nước thì bạn để con vật vào ô số tương ứng. Kết thúc 5 lần, so sánh kết quả bạn nào các con vật có điểm cao hơn nhiều hơn là bạn chiến thắng. (Ảnh 25) (Ảnh 25: Trẻ đang chơi trò chơi AI MAY MẮN HƠN.) ĐỒ CHƠI CON QUAY KHÁC BIỆT * Mục đích: Trẻ phát triển khả năng nhanh nhạy, phán đoán trước tình huống. Trẻ biết cộng, trừ phép tính đơn giản trong phạm vi đã học. * Vật liệu: Nắp chai, xốp màu, giấy màu, kéo, màu nước, hồ dán, giấy bìa, ống hút nhỏ hay que kẹo mút đã ăn hết, vòng tròn nhỏ, miếng nhựa nhỏ giống hình cái phễu. * Tiến hành: 1. Dùng giấy bìa cắt thành hình tròn với đường kính: 30cm Dùng giấy bìa cắt thành 2 miếng hình chữ nhật với kích thước: 20X30cm 2. Dùng giấy màu cắt 3 hình tròn với đường kính tương ứng 20,25,30cm lần lượt theo các màu: Vàng, đỏ, xanh sau đó dán chống 3 hình vào nhau ghi điểm theo thứ tự từ ngoài vào trong: 5,10,15 Dùng giấy màu cắt thành 9 hình tròn với đường kính 6cm lần lượt theo các màu: 3 đen, 2 xanh, 2 vàng, 1 đỏ, 1 hồng, 1 cam Bìa 1:1 tờ bìa dán 6 hình tròn: Hình tròn màu đen ghi Sta
Tài liệu đính kèm: