Tôi nhận thấy rằng, chính ở dưới mái trường học kiểu mới này, các em đã hoà mình trong một môi trường giáo dục đa chiều, học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Với học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề mà nhà trường, xã hội và phụ huynh hết sức quan tâm. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã quyết định và đi vào nghiên cứu thực hiện đề tài “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú”.
2.4 Giới hạn nghiên cứu đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học của Trường PTDTBT-THLX Đắc Pring – Đắc Pre.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi Trường PTDTBT-Tiểu học liên xã Đắc Pring – Đắc Pre.
- Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú.
ập thân thiện – Là nơi trường học trở thành một mái nhà chung, mái nhà thứ hai của các em mà các thầy cô là cha mẹ, người thân luôn gần gũi, yêu thương và dìu dắt các em. Đây là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng và cần thiết ban đầu gây sự chú ý, mến mộ với các em để khả năng phát triển giao tiếp của học sinh. Bởi vì học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong môi trường gò bó, áp đặt của giáo viên. Tự do lựa chọn chỗ ngồi, hăng say học tập, khám phá kiến thức ở lớp Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: Mạnh dạn hay nhút nhát; thụ động, thích thể hiện hay lãng mạn...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục những biện pháp tiếp theo là: 2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học: Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn học mà tôi được phân công giảng dạy, như: Khoa học, Địa lí .Trong chương trình lớp 4 và 5, ở môn Khoa học, Địa lí phần lớn chương trình dành cho kiến thức khám phá tự nhiên. Ở phần này, tôi chủ động đem đến cho các em về các kĩ năng là từ việc nhỏ nhất: -Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân -Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. -Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, hợp tác. -Kỹ năng tự phục vụ, tự quản lý, tự tin. -Kỹ năng phòng tránh tai nạn khi ở nhà, ở trường... 2.1 Về ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tôi luôn chú ý đến từ kiến thức của môn học Khoa học: Vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trang phụcvà các kiến thức sát thực với đời sống nội trú của các em hàng ngày, như: Tắm giặt, gội rửa, vệ sinh răng miệngtôi luôn luôn hướng dẫn các em thực hiện đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Phòng ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp Phòng ở luôn gọn gàng, sạch sẽ Có ảnh đính kèm phần phụ lục Vệ sinh xung quanh nhà ở, bếp ăn 2.2 Về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, để đạt được điều đó, thông qua các tiết học ở lớp, tôi luôn luôn cẩn thận truyền đạt những kiến thức mà các em cần đạt được từ những chương trình sách giáo khoa của môn Khoa học, Địa lí, Giáo dục kĩ năng sống. Các em đều hứng thứ tìm hiểu, khám phá, phân tích và rút ra được nhiều bài học quý giá, như: Con người, động thực vật rất cần nước, không khí, ánh sáng và mọi điều kiện khác để sống và tồn tại. Do vậy mà chúng ta cần phải bảo vệ, gìn giữ chúng và khai thác hợp lý. Để tạo vệ Tự giác làm vệ sinh nhà ăn, nhà ở sạch sẽ. môi trường xanh sạch đẹp, ngoài ý thức nhắc nhở, gửi thông điệp đến cộng đồng, các em rất tâm đắc với việc trồng cây gây rừng. Để tạo điều kiện cho các em có môi trường học tập, tìm hiểu và đi vào thực tế, tôi đã bắt đầu bằng việc xây dựng vườn ươm nhỏ để các em được trực tiếp thực hành. Tôi hướng dẫn các bước thực hành ươm giống cây để trồng, sau đó cho các em thực hành. Sau 1; 2 tháng, vườn cây đều đã lên mầm và thành cây con rất tươi tốt. Các em càng sung sướng hơn khi thực sự chứng kiến những thí nghiệm về “ cây rất cần nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất khoáng để sống được”. Từ đó, sau những lần về nghỉ tuần với gia đình và cộng đồng, em nào cũng báo cáo với tôi: “Em đã ươm và trồng thành công cây bời lời, cây keo, thầy ạ!”. Chăm chú nghe thầy hướng dẫn trồng cây Tôi thật sự thấy vui mừng vì đã đem cho các em những kiến thức, kĩ năng bé nhỏ của mình vào cuộc sống thực tế hàng ngày của các em. Hạnh phúc hơn nữa là đã gieo được niềm tin vào khoa học để các em không còn mơ hồ, không còn hoài nghi vào thế giới tự nhiên muôn màu, muôn sắc. Đó là một trong nhiều hoạt động giáo dục kĩ năng về môn học cho các em học sinh ở trường tôi. 2.3 Về ứng xử, hợp tác và giao tiếp, tự tin và tự trọng: Để hình thành các kĩ năng này và được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học các em đã được trải nghiệm ở lớp dưới là những bài học như khám phá bản thân, tư duy hiệu quả và đặc biệt là kĩ năng làm việc đồng đội. Tôi luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự tin, tự khẳng định và phát huy mình hơn qua việc học nhóm. Để đạt được việc đó, tôi tổ chức phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Bộ phận hoạt động NGLL và phụ huynh để rèn luyện cho các em hình thành những thói quen ứng xử đức độ, văn hoá với thầy cô giáo, bạn bè, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, tôi xem việc giáo dục từ các môn học Đạo đức lối sống là nền tảng của các em đã hình thành ở các lớp 1; 2; 3 mà các em đã trải nghiệm. Dựa trên đà phát triển đó, tôi cùng Ban hoạt động NGLL xây dựng chương trình hành động là: “ Làm việc tốt, nói lời hay”. Ở phần này, các em càng hứng thú khi được bày tỏ những ý kiến, những suy nghĩ non nớt đầy hồn nhiên mà chân thật thông qua những cuộc hội thoại vui vẻ và sôi nổi về chủ đề trên. Sau một thời gian theo dõi việc làm trên, tôi tự đánh giá là: Không có đứa trẻ nào không biết bày tỏ ý kiến chân thật, không có đứa trẻ nào có thể rụt rè nếu giáo viên biết gợi mở, khích lệ động viên tinh thần cho các em thoải mái trong học tập, sinh hoạt dần dần các em thích nói nhiều hơn, hành xử đúng hơn trong cuộc sống. Tôi thường cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nhận được nhiều lời cảm ơn nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy tôi tổ chức cho các em trao đổi : - Em nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào? Chúc mừng bạn khi nào? - Bạn đã cảm ơn em về điều gì? Em cảm thấy như thế nào khi được bạn cảm ơn, xin lỗi?... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình. Từ việc làm đó mà hiện nay, trong lớp học, giáo viên không còn ngạc nhiên bởi các câu “Cảm ơn”, “Xin lỗi” của các em. Hay bất cứ ở đâu, nơi nào, gặp các em đều khoanh tay chào thầy, chào cô mà ngày cách đây không xa, các câu đó chưa bao giờ nghe được từ các em học sinh nơi đây. Đó là cả một quá trình, cả một sự phấn đấu và sự hợp tác rèn luyện được thầy cô giáo giúp đỡ, nhen nhóm cho các em và dần hình thành thói quen, thành kĩ năng sống tốt cho các em hôm nay và mai sau. Theo tôi, hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ tốt với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng giao tiếp ... đó chính là hiệu quả từ rèn luyện kĩ năng sống của các em. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi nổi hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau nhiều hơn, thân mật hơn. 2.4 Về ý thức rèn luyện nâng cao sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Nhận ra được điều khó khăn đó, ngay từ đầu năm học, tôi phối hợp cùng bộ phận NGLL, giáo viên thể chất và nhà trường lên kế hoạch hoạt động tổ chức tập luyện các môn thể thao, trò chơi bổ ích nhằm mục đích thu hút học sinh luyện Có ảnh đính kèm phần phụ lục tâp nâng cao thể chất. Một mặt nhằm phát phát hiện và kịp thời bồi dưỡng, rèn luyện những em học sinh có tố chất ham mê môn thể thao để nhằm tham gia hiệu quả vào các hội thi. Đối với lĩnh vực này, nhiều em học sinh tỏ rõ ham thích của mình đối với nhiều môn thể thao, trò chơi bổ ích. Trong quá trình học tâp, vui chơi và rèn luyện có em thể hiện rõ khả năng của mình ở Tham dự giải bóng đá mini Tiểu học ( 2012 – 2013) nhiều môn khác nhau, như: Bóng đá, đá cầu, chạy, nhảyđều tham gia nhiệt tình, sôi nổi vào các Hội thi do nhà trường, Phòng GD huyện tổ chức. Đặc biệt được đánh giá ở hiệu quả của mỗi lần các em tham gia hội thi đều gặt hái được những thành tích cao của giải từ những năm học 2012 đến năm 2016, cụ thể là: Giải vô địch bóng đá mini nam cấp Tiểu học năm học 2012- 2013; giải nhất toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng cấp Tiểu học năm học 2015 – 2016 do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức. Nói đến thể thao, vui chơi bổ ích nhiều người đề cao đến thành tích đạt được, nhưng bản thân tôi là người cùng nhà trường ra sức dìu dắt các em, tôi luôn vui mừng vì đã “thổi” vào tâm hồn các em tinh thần đam mê, tự giác rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ. Vấn đề đó thể hiện rõ ở chỗ các em không chỉ đạt được thành tích mà còn trở nên năng động, nhanh nhạy hơn trong cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Đó là tất cả những gì mà bản thân tôi, nhà trường, gia đình và xã hội mong muốn như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã kêu gọi “Toàn dân tập thể dục để nâng cao sức khoẻ”. Dù vậy, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị Có ảnh đính kèm phần phụ lục vì điều kiện hoàn cảnh, cuộc sống gia đình các em hết sức khó khăn, vất vả. Nhiều gia đình phải nhờ sự trợ cấp của Nhà nước hay tổ chức từ thiện để vượt qua thời gian đói kém mùa giáp hạt, bản thân các em cũng cuốn theo chiều khó khăn đó. Vì vậy, đẻ đảm bảo đời sống nội trú của các em với bữa ăn hàng ngày, tôi còn đề xuất với nhà trường lên Những luống rau xanh tự tay các em trồng kế hoạch cho các em thực hành lao động làm vườn rau ở mỗi lớp. Vấn đề này cũng không kém phần hứng thú với các em, tất cả đều hăng hái thực hiện. Các em còn vừa làm vừa trao đổi về kiến thức khoa học (Không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng rất cần cho đời sống thực vật) đã học ở lớp vừa sẵn có dịp thực hành thực tế trên luống rau của mình. Không lâu sau, luống rau nào cũng mơn mởn xanh tốt, góp phần vào bữa ăn hàng ngày của các em. Sau mỗi lần làm việc như thế, em nào cũng phấn khởi, vui vẻ vì các em đã hiểu được chính công việc làm này là kiến thức tự chăm lo, tự phục vụ cho bản thân và gia đình sau này, là hành trang mà thầy cô luôn mong các em đạt được. Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Với môn Tự nhiên và xã hội, trong bài "Ăn uống hằng ngày", tôi cho học sinh thảo luận nhóm và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Rửa rau, thực hành kĩ năng “ Ăn sạch, uống sạch” Ngoài việc rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, các em còn học tập kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác. Tôi đã giáo dục các em thông qua việc ôn lại một số bài học của các môn: An toàn giao thông, Tự nhiên và xã hội, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các dạng tai nạn thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn: - Đi bộ qua đường em phải đi chỗ nào? Đối với đường trên địa phương chúng ta, em nên đi như thế nào? - Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào? - Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm? - Em cần tắm rửa ở những chỗ nào cho an toàn? -Muốn tắm sông, suối em phải đi tắm cùng ai? -Có nên đi tắm suối một mình hoặc cùng bạn nhỏ nào không ? v.v..? - Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe buýt, ghe, đò ... Như vậy, các em có thể tự lập, tự xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: "An tòan khi ở nhà " môn Tự nhiên và xã hội: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bị chảy máu, hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa, hoạc em bé bò ra cửa nhà sàn không có chắn song... Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được rèn luyện, vì thế tôi tiếp tục các biện pháp tiếp theo là : 3. Biện pháp 3 : Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt NGLL, hoạt động giáo dục, vui chơi. Những trò chơi dân gian vui nhộn ở trường các em Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép, như: Biết đi thưa về báo, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết, tuyên dương vào các buổi chào cờ cuối tháng. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Vì học sinh miền núi hay có tính cố chấp, tính hung hăng nên tôi thường chọn cách tránh nóng nẩy, tránh nói nặng lời gây tổn thương tinh cảm của các em để các em bớt đi tính lầm lì (đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi). Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả, tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp: Nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia qua các mô hình hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em, như: Hội thi ATGT&BVMT, vẽ tranh cổ động, viết thư UPU, Hội khoẻ Phù Đổng, văn nghệ cho học sinh tham gia(có ảnh đính kèm phần phụ lục). Tuyên truyền bằng hình thức trực quan sinh động qua tranh ảnh, sách báo và tổ chức triển lãm ngay tại lớp học của các em. Xây dựng nhiều mô hình thiết thực và hữu ích như mô hình câu lạc bộ: Vì bạn bè quanh ta, mô hình phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, bạn giúp bạn, ... Tất cả đều gắn với nội dung phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh. Các mô hình này được tuyên truyền đến từng học sinh giúp các em hiểu rõ về những tác hại và cách phòng chống xâm hại trẻ em. Phải phòng ngừa, ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong học sinh là điều ai cũng nhận thấy được, nhưng vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ trong mỗi gia đình, nhà trường và rộng ra hơn nữa là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy cùng nhau góp sức để các em vững tin hơn trong cuộc sống. Tôi còn phối hơp trong những buổi chào cờ, khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách hay nêu ra câu đố dưới cờ ... Ngoài các hoạt động trên, tôi thường kể cho các em về những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, trình chiếu cho các em xem vào buổi tối những loại phim hoạt hình ngắn có nội dung giáo dục tâm lý lứa tuổi nhưng mang nhiều tình huống. Hết giờ xem phim, tôi trình chiếu những câu hỏi trắc nghiệm xử lý tình huống, các em đều hào hứng và xung phong trả lời. Ở biện pháp này, niềm vui lớn của tôi là không phải vì các em đã có được tính mạnh dạn mà ở chỗ các em đã nắm bắt, hiểu đúng và xử lí tốt tình huống tôi nêu ra. Tôi vui mừng vì đã đạt được mục tiêu: Nghe, nhìn, tự phân tích để hiểu, thực hiện hành vi đúng và có sáng tạo của các em. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện về hành vi ứng xử, hành động thông qua việc giao tiếp, chia sẻ qua môn học giáo dục đạo đức ở tiểu học của các em. Các em học sinh Pê-ta-póc trên đường xuống trường học nội trú. Từ những hoạt động vui chơi, học tập và sinh hoạt thoải mái, ngôi trường thân thiện đã tạo cho các em niềm vui đến lớp đến trường hàng ngày mà không còn hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng như trước kia gọi là “Bài ca than thở” của nhà trường. Đặc biệt các em ở thôn xa nhất, khó khăn nhất như Pê-ta-póc, các em đã tự giác đi vào ý thức học tập ổn định mà những năm trước đây là nỗi lo âu của nhà trường, gia đình và địa phương xã Đắc Pring – huyện Nam Giang. Hiện nay, các em ở thôn Pê-ta-póc không chỉ biết giao tiếp mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong trường mà một số bạn còn được lớp tín nhiệm bình bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp rất năng động, nhanh nhẹn. Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi , giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn lấy làm chú ý nữa là: 4. Biện pháp 4: Động viên khen thưởng, khích lệ: Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em học sinh nội trú mà tôi được phân công phụ trách, theo dõi và giáo dục về tình cảm, môi trường sống. Tôi thường trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối kết hợp giúp đỡ những em còn gặp khó khăn, cùng phối hợp và dành một khoảng riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt tôi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được “vinh danh tấm gương xuất sắc” của lơp và giao cho giáo viên chủ nhiệm biểu dương, khen thưởng các em. Mỗi học kỳ tôi tổng kết 2 lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, tốt bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và những món quà của thầy cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những phần thưởng mà thầy, cô giáo tặng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. VI/ Kết quả thực hiện: Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi hay những việc làm thể hiện thói quen “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch”... đã trở thành thói quen, được các em vận dụng hằng ngày; Từ phía phụ huynh học sinh thể hiện qua phiếu thăm dò, việc đánh giá của các giáo viên chủ nhiệm, của cô giáo Tổng phụ trách và Ban hoạt động NGLL khi nhận xét về các em học sinh cụ thể theo mẫu như sau: Kết quả đánh giá của Giáo viên chủ nhiệm: (Đánh dấu X vào cột Đạt hoặc Chưa đạt) Họ và tên HS:.. LỚP: Số TT Nội dung thực hành kĩ năng sống ở cộng đồng Đạt Chưa đạt Ký tên 1 -Biết tự phục vụ, tự tin, tự trọng. 2 -Biết giao tiếp, ứng xử với cộng đồng. 3 -Biết chăm sóc, giúp đỡ mọi người. 4 -Yêu thích, chăm sóc thiên nhiên, vườn cây 5 -Biết tham gia trò chơi dân gian, lễ hội 6 -Biết phòng tránh tai nạn khi ở nhà 7 ĐÁNH GIÁ CHUNG 2. Kết quả đánh giá của phụ huynh: (Đánh dấu X vào cột Đạt hoặc Chưa đạt) Họ và tên HS:.. LỚP: Số TT Nội dung thực hành kĩ năng sống ở cộng đồng Đạt Chưa đạt Ký tên 1 -Biết tự phục vụ, tự tin, tự trọng 2 -Biết giao tiếp, ứng xử với cộng đồng 3 -Biết chăm sóc, giúp đỡ mọi người. 4 -Yêu thích, chăm sóc thiên nhiên, vườn cây 5 -Biết tham gia trò chơi dân gian, lễ hội 6 -Biết phòng tránh tai nạn khi ở nhà 7 ĐÁNH GIÁ CHUNG *Cách đánh giá: - Đánh giá được từ 3 tiêu chí trở lên: Đạt - Đánh giá được từ 2 tiêu chí trở xuống: Chưa đạt 3. Phiếu tổng hợp chung của trường: (Được tổng hợp từ phiếu đánh giá của giáo viên và phụ huynh %) STT TSHS toàn trường TSHS được đánh giá Nội dung các tiêu chí HK I HK II Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL 01 125 125 90 72% 35 28% 123 98.4% 2 1.6% 4. Kết quả trên nhà trường HK II: - 100% học sinh đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. - 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao. - 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác . -100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. -100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển. -90% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp , sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh đạt khá và tốt: * Mạnh dạn tự tin: 90 % * Kỹ năng hợp tác: 93 % * Kỹ năng giao tiếp: 92,3 % * Tự lập, tự phục vụ: 99 % * Lễ phép: 100% * Kỹ năng vệ sinh: 92 % * Kỹ năng thích khám phá học hỏi : 86 % * Kỹ năng tự kiểm soát bản thân: 90 % Từ việc giáo dục kỹ năng sống như đã trình bày trên, học sinh đi học đ
Tài liệu đính kèm: