A. Phần mở đầu .1
I. Lí do chọn đề tài .1
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm .1
III. Cơ sở và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm 1
IV. Phạm vi thực hiện .2
B. Nội dung .2
I. Quá trình thực hiện .2
II. Những biện pháp và giải quyết vấn đề . 2
C. Kết quả và kiến nghị .12
tôi chọn đề tài“Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4”. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Với đề tài này, tôi mong muốn được nâng cao nhận thức của bản thân về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tìm ra các biện pháp khắc phục tồn tại khó khăn, giúp giáo viên soạn giảng linh hoạt, trên cơ sở đó giúp học sinh hoàn thành kĩ năng đọc tốt, đọc diễn cảm. III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Cơ sở nghiên cứu: + Phương pháp dạy tập đọc. + Các biện pháp dạy tập đọc. + Kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của giáo viên lớp 4. + Dựa vào bài đọc của học sinh - Đối tượng: Học sinh lớp 4A trường tiểu học Trêng Giang 2. IV. PHẠM VI THỰC HIỆN: Kinh nghiệm của tôi có tác dụng dạy học trong phạm vi lớp 4. Những kinh nghiệm này đã đưa vào áp dụng cho lớp của tôi và giúp tôi thu được kết quả khả quan. Nếu có thể giúp được đồng nghiệp trong khối 4,5 hướng khắc phục tình trạng học sinh đọc trơn, đọc vẹt, đọc cho xong,để giảng dạy mang lại hiệu quả cao. B. NỘI DUNG I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Thực trạng tình hình: * Học sinh Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy: - Đa số học sinh là con em người dân n«ng th«n, phần lớn là gia đình làm nông nên chưa có đầu tư thích đáng vào việc học của các em mà còn phó mặc cho nhà trường. - Thực tế ở lớp tôi phần lớn các em phát âm chưa chuẩn, đọc chưa đúng ngữ điệu. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm còn hạn chế. * Giáo viên: - Một số giáo viên vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. 2. Sử dụng các phương pháp: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thực nghiệm. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM: - Để nắm bắt kịp thời năng lực đọc học sinh, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc, sau đó phân thành mức độ đọc theo từng loại để có biện pháp uốn nắn kịp thời cho các em kết quả như sau: Tổng số học sinh: 27 em - Loại Hoàn thành: 7 em ®¹t tØ lÖ 26% - Loại cha hoàn thành: 20 em đạt tỉ lệ 74,07% 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: a. Đọc chuẩn âm : - Đối với học sinh người dân n«ng th«n, lỗi thường mắc ở các em là đọc, nói tiếng phổ thông còn sai chñ yÕu lµ sai nguyªn ©m ®«i hoặc dấu thanh nhưng để luyện phát âm đúng cho các em, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ, nâng dần từng bước mức độ đọc rồi tiến tới đọc đúng ngữ điệu. Trước khi dạy tôi định sẵn một số từ ngữ mà học sinh lớp mình hay mắc lỗi phát âm, các từ đó rút ra từ bài học cụ thể, luyện cho các em phát âm chuẩn, chính xác. Các em đọc mắc lỗi sai nguyªn ©m ®«i iª, u«, ¬. Ví dụ 1: §o¹n ®õng tõ ®ã cã nh×u ®¶o h¬n. Kh«ng ph¶i lo thÝu thøc ¨n, nøc óng nhng l¹i n¶y sinh nh÷ng khã kh¨n míi. (Bài: H¬n mét ngh×n ngµy vßng quanh tr¸i ®Êt - TV4 tập 2). Giáo viên phải sửa lại cho các em: §o¹n ®êng tõ ®ã cã nhiÒu ®¶o h¬n. kh«ng ph¶i lo thiÕu thøc ¨n, níc uèng nhng l¹i n¶y sinh nh÷ng khã kh¨n míi. - Với những học sinh từng vùng thì lưu ý học sinh không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát âm. Ví dụ: Hai ngõi bột trong lọ bïn tênh. ( Bài: Chú Đất Nung- TV4 tập 1). Giáo viên phải sửa lại cho các em: Hai ngêi bột trong lọ buồn tênh. - Chúng ta cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức nói, đọc đúng âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. - Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của mình, giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo. - Phát âm sai, lệch chuẩn, làm cho người nghe hiểu sai nghĩa. Ví dụ: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tư của cả xã hội thắm tươi. ( Hoa học trò -TV4 tập 2) Nếu đọc lệch chuẩn như thế thì người nghe sẽ hiểu lầm “ Mỗi hoa chỉ là của cả xã hội thắm tươi” Cho nên phải sửa lại: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi”. b.Ngắt giọng: * Ngắt giọng lôgic: Ngừng giọng các câu có ở trong bài văn xuôi, bài thơ. Ở thơ thường ngắt giọng sau mỗi dòng thơ ( nghỉ ngắn ) sau mỗi khổ thơ nghỉ lâu hơn. Chú ý lên giọng những chỗ có dấu chấm hỏi. Ví dụ: Bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca (TV4 tập 1). Tôi hướng dẫn các em ngắt giọng dựa vào các loại dấu câu trong bài để ngừng nghỉ đúng chỗ. Câu: “ Bố khó thở lắm!...” + Đọc với giọng mệt nhọc, nghỉ hơi dài sau dấu chấm than và ba chấm. + Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ dù không có dấu câu trong câu văn: Ví dụ: Thân chú nhỏ và thon vàng /như màu vàng của nắng mùa thu. (Bài: Con chuồn chuồn nước-TV4 tập 2). * Ngắt giọng đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp: Thực tế cho thấy các em học sinh khi đọc ngắt giọng chưa đúng chỗ, nên trước khi dạy một bài tập đọc tôi định trước những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai, để xác định điểm cần ngắt giọng. Thông thường các em hay mắc lỗi những câu dài có ngữ pháp phức tạp. Ví dụ: Bãi ngô / quê em ngày càng xanh tốt. ( Bãi ngô - TV4). Trường hợp này, giáo viên cho các em xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu để đọc cho đúng. Sửa lại: Bãi ngô quê em / ngày càng xanh tốt. Phân tích cho học sinh hiểu được nghĩa của câu trên là bãi ngô của quê em ngày càng xanh tốt. - Khi đọc thơ các em thường mắc lỗi ngắt nhịp là do không chú ý đến nghĩa. - Đối với bài thơ lục bát các em thường đọc ngắt nhịp 2 / 2 / 2 vì vậy các em thường ngắt hơi sai. Ví dụ: Nhác trông / vắt vẻo / trên cành Anh chàng / Gà Trống / tinh ranh/lõi đời, (Bài: Gà Trống và Cáo TV4 tập 1). Khi gặp trường hợp này nên hướng dẫn các em chú ý nhịp thơ để ngắt giọng cho đúng. Sửa lại: Nhác trông / vắt vẻo trên cành Anh chàng Gà Trống / tinh ranh lõi đời, Nhìn chung, loại thơ lục bát khi đọc cần ngắt theo nhịp 2 / 2 / 2 và 4 / 4. Nhưng cũng có những trường hợp cần ngắt theo các nhịp khác. Ví dụ: Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm Hai câu thơ trên cần ngắt theo nhịp 2/4 & 2/6 để thể hiện đúng nghĩa và đúng với ranh giới chủ ngữ và vị ngữ của câu. Qua đó ta thấy, học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng, xét về mặt lý thuyết trọng âm cho nên cần phải uốn nắn, sửa chữa kịp thời, không để tình trạng này kéo dài. Giáo viên phải đọc trước và dự tính trước cách đọc không tính đến nghĩa của học sinh, rồi định ra những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. * Ngắt giọng biểu cảm: Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng đúng lôgic, đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn phải dạy cho học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đây là yếu tố quan trọng đối với học sinh lớp 4 để thể hiện trong các bài đọc. - Khi các em đọc bài những chỗ cần đọc diễn cảm phải ngừng lâu hơn bình thường hoặc hạ thấp giọng, lên cao giọng, kéo dàihoặc những chỗ ngừng không do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ ngừng. Ví dụ: Ôi chao! ( dừng lại hơi lâu để tạo ra sự tập trung chú ý trạng thái chờ đợi ở người nghe ) - chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. (Bài: Chú chuồn chuồn nước - TV4 tập 2 ). - Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong những cách ngắt nhịp đúng, một cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn. Ví dụ: Bè đi / chiều thầm thì Gỗ / lượn đàn thong thả. ( Bè xuôi sông La - TV4 ). Mà không ngắt bè đi chiều / thầm thì để tạo ra 3 cặp chủ - vị làm cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và không hạn chế thời gian “ bè đi ” vào buổi chiều mà tạo một kết hợp bất thường “ chiều thầm thì ”, cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy, ta chọn cách ngắt Sông La / ơi sông La để tiếng “ ơi ” được ngân dài tha thiết. Còn cách ngắt 3 / 2. Sông La ơi / sông La không cho phép. Song song với việc luyện ngắt giọng tôi hướng dẫn cho các em cần nhấn giọng ở một số từ để làm nổi bật ý đồ của tác giả và làm cho bài văn, bài thơ thêm sống động. Ví dụ: Bài: Con chuồn chuồn nước ( TV4 tập 2) Đoạn 1 đọc giọng chậm rãi, đoạn 2 chuyển giọng nhanh, đột ngột lúc tả chú tung cánh bay, trở lại nhịp chậm rãi ở câu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú. Cần nhấn giọng ở những từ: lấp lánh, mênh mông, lặng sóng, lũy tre xanh, tuyệt đẹp, đàn trâu thung thăng gặm cỏ, c. Đọc thầm: Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung rèn kĩ năng đọc hiểu để hướng dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc. Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn gọn trong SGK): Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc – hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì?...) d. Đọc diễn cảm: Từ chỗ đọc đúng tôi tiến tới giúp các em đọc hay. Sau mỗi bài tập đọc, học thuộc lòng, tôi yêu cầu các em hãy đọc câu, đoạn mà em thích, không nhất thiết phải đọc cả bài. Khi các em đã hiểu và cảm thụ được giá trị của tác phẩm, lúc này tôi giúp các em đọc diễn cảm. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu” thiếu tự nhiên, dựa vào ý thức chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Hòa nhập được với bài thơ, bài văn, có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta đặt ra ngữ điệu. Như chúng ta đã biết kỹ thuật đọc diễn cảm được xây dựng trên 3 phương diện: + Giọng đọc : ( vui hay buồn; ồn ào hay êm ả) + Nhịp điệu : ( nhanh hay chậm; dồn dập; gấp gáp hay hiền hoà khoan thai ). + Ngắt giọng tâm lý để gây ấn tượng. Đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, làm chủ được cường độ giọng, làm chủ được cao độ và làm chủ được tốc độ đọc. Giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp, rồi chia văn bản thành các đoạn, sao cho không quá dài hay chênh lệch nhau về chữ số cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp. Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh theo dõi và đọc nối tiếp ở mỗi dòng đọc, bằng cách hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng. + Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện ra cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu. Từ đó,có biện pháp khắc phục từng cá nhân nói riêng và cả lớp nói chung. + Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong sách giáo khoa, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu. Học sinh đọc sai, giáo viên có thể hướng dẫn, sửa chữa. Luyện đọc: (diễn cảm) - Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, gợi mở giúp học sinh biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em về ngữ điệu, tốc độ, trường độ và âm sắc. Giáo viên không nên áp đặt học sinh theo khuôn mẫu. - Tôi hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản, khắc phục cách đọc thiên về hình thức “ diễn cảm” của học sinh tiểu học. Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau: - Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hay đọc theo cặp, theo nhóm). - Đọc theo phân vai (nhiều học sinh đọc theo lời nhân vật, đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.- Giúp học sinh tìm hiểu bài, cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm. Tôi nêu câu hỏi, học sinh đọc thầm và trả lời đúng nội dung cho học sinh đọc thành tiếng, học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến. - Kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý hay qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài. Học sinh thảo luận và trả lời. Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hòa nhập tâm hồn vào nội dung bài đọc. Giáo viên đọc mẫu phải rõ ràng, đọc đúng, ngữ điệu đọc phù hợp. Giọng đọc ngắt biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gởi gắm trong bài đọc, đồng thời thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, diễn cảm thì trước hết người thầy phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh để gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì giáo viên luôn coi trọng việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc, tự ý thức điều chỉnh mình và có lòng ham muốn đọc hay. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản. - Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm. * Vận dụng kinh nghiệm vào bài dạy cụ thể: Tập đọc Bài: Thưa chuyện với mẹ I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng). 2. Hiểu những từ ngữ trong bài: thưa, kiếm sống Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: * Giáo viên: - Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa. - Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. *Học sinh: SGK Tiếng Việt , vở. III. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định tổ chức: Cho học sinh hát một bài 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi. + Học sinh 1: đọc đoạn 1 Trả lời câu hỏi: Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? + Học sinh 2: đọc đoạn 2 Nêu nội dung bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu - Bức tranh vẽ gì? - Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 3.2 Luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Giáo viên đọc mẫu Bài văn chia làm mấy đoạn - Học sinh đọc tiếp nối nhau theo đoạn *Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc: trao đổi, thân mật, nhẹ nhàng. - Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha. Mẹ Cương: ngạc nhiên khi nói “Con vừa bảo gì”? Ai xui con thế?,khi thấy con xin học một nghề thấp kém; cảm động, dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”, 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm: mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng... Lần 1. - Giáo viên sửa lỗi, phát âm ngắt giọng. Lần 2 Luyện đọc câu - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Lần 3 - Gọi học sinh đọc phần chú giải. - Học sinh luyện đọc theo cặp - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc: trao đổi, thân mật, nhẹ nhàng. * Tìm hiểu bài + Vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh lò rèn. Có những người thợ đang miệt mài làm việc. - 2 đoạn - Học sinh đọc bài tiếp nối theo trình tự: + Đoạn 1: từ ngày phải đi học... để kiếm sống + Đoạn 2: Mẹ Cương... đốt cây bông. 2 Học sinh đọc - Học sinh đọc từ phát âm sai. 2 Học sinh đọc Đọc câu này với giọng lễ phép, thiết tha.( tiếng “ơi” được ngân dài tha thiết). - 2 Học sinh đọc - 1 Học sinh đọc chú giải - Học sinh đọc theo cặp - 1 học sinh đọc toàn bài. - Học sinh lắng nghe. + Từ “thưa” có nghĩa là gì? *Cương đã thưa chuyện gì với mẹ ta cùng tìm hiểu qua đoạn 1. - Gọi học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương học nghề thợ rèn để làm gì? + “Kiếm sống” có nghĩa là gì? + Đoạn 1 nói lên điều gì? *Cương ước mơ trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ vậy mẹ Cương có đồng ý không? chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 2. - Gọi học sinh đọc đoạn 2 trả lời: + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào? + Mẹ Cương không đồng ý vậy Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Nêu ý đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi . + Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con: * Cách xưng hô *Cử chỉ trong lúc trò chuyện - Gọi học sinh trả lời và GV nhận xét, bổ sung. - Nội dung chính của bài. * Luyện đọc Học sinh nêu giọng đọc - Yêu cầu học sinh đọc phân vai. - Yêu cầu học sinh đọc theo cách đọc đã phát hiện. + “Thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. - 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp tiếp nối nhau trả lời. + Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. + Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. + “Kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. ý 1: ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - 2 em đọc thành tiếng. + Bà ngạc nhiên và phản đối. + Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. + Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. ý 2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em. - HS đọc thầm bài, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình Cương xưng hô với mẹ lễ phép kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lý do phản đối. Nội dung chính: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống, nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. 3 Học sinh đọc: (người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương) - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn văn sau: H: Đoạn này ta đọc với giọng như thế nào? Khi đọc ta cần đọc nhấn giọng những từ ngữ nào? HS nêu – GV nhận xét bổ sung Ta đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản, thiết tha, 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ cô đã gạch chân và ngắt giọng ở chỗ gạch chéo.( Sau đó GV gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng) Giáo viên đọc mẫu: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ/ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”/ tiếng lúa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” /và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên/ như khi đốt cây bông. - Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm. - 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc. - 4 - 6 em tham gia thi đọc. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 4. Củng cố dặn dò: + Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?( Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý). + Nhận xét tiết học + Giáo dục: Các em luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người. Xem trước bài: Điều ước của vua Mi - đát. 3. Kết quả đạt được Sau thời gian vận dụng các phương pháp dạy học trên, tôi thấy kết quả đạt được khá khả quan. Các em đã biết ngắt giọng đúng chỗ, đúng nhịp, phát âm chuẩn. Từ chỗ các em phát âm chuẩn dẫn đến việc viết chính tả cũng tiến bộ rõ rệt, ít sai lỗi, vì vấn đề phát âm gắn chặt với việc chính tả, phát âm sai dễ viết sai. Trong lớp hầu hết các em đọc bài lưu loát trôi chảy, biết đọc đúng theo ngữ điệu từng loại câu, biết đọc diễn cảm để biểu lộ được nội dung bài văn, bài thơ nhằm truyền cảm tới người nghe. Cụ thể kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài như sau: - Loại hoàn thành: 23 em đạt tỉ lệ 95,8% ®îc chia lµm ba møc ®é. Møc 1: Đọc ngắt giọng đúng, lưu loát, trôi chảy, thể hiện được sự diễn cảm, đảm bảo tốc độ đọc Møc 2: Đọc lưu loát, ngắt nhịp đúng dấu chấm, dấu phẩy nhưng chưa thể hiện được diễn cảm Møc 3: Đọc rõ ràng, ngắt hơi, lấy hơi cßn tùy tiện, chưa diễn cảm, tốc độ đọc hơi chậm. - Loại chưa hoàn thành: 1 em đạt tỉ lệ 6,2% Đọc yếu chưa đạt được các yêu cầu đọc phát âm một số từ còn lệch chuẩn. Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi thấy: Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy, đến nay các em đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc diễn cảm bài văn theo đúng yêu cầu đề ra. 4. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình vận dụng thực tế vào việc giảng dạy, tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm như sau: - Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. - Là người giáo viên tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức giúp cho các em đọc tốt là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em. - Để hình thành kỹ năng đọc diễn cảm đúng ngữ điệu cần thực hiện các bước: + Tập lấy hơi và tập thở. Biết thở sâu ở chỗ nghỉ để lấy hơi khi đọc. + Rèn cường độ khi đọc. + Luyện đọc chính âm. + Luyện đọc cá nhân. + Luyện đọc diễn cảm. - Chú ý ngắt nhịp trong các bài thơ, ngắt hơi ở câu dài. - Tuỳ theo nội dung bài hoặc đoạn văn mà đọc giọng vui, buồn, trang nghiêm. Biết đọc phân biệt lời tác giả với lời nhân vật, tuỳ theo tính cách mà có giọng đọc khác nhau. - Ngoài ra người giáo viên muốn tiết dạy đạt hiệu quả cao trước hết cần trau dồi kiến thức. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Mức độ, phạm vi, tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học cho học sinh tiểu học đọc rất cần thiết vì nó kích thích sự sáng tạo, mở rộng vấn đề hiểu biết, bồi dưỡng tư
Tài liệu đính kèm: