Sáng kiến kinh nghiệm - Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học Đức Hòa – Sóc Sơn – Hà Nội

Toán học, một môn học nghiên cứu về thế giới hiện thực và ứng dụng nó vào cuộc sống.

 Môn toán có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hình thành nền nếp và tác phong làm việc khoa học.

 Nội dung dạy toán ở lớp 3 kế thừa nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1;2 mở rộng và phát triển nội dung phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Các bài toán: " Gấp, giảm một số lần"; "So sánh hơn, kém nhau một số lần" ở lớp 3 cũ nay được chia nhỏ và tường minh hơn thành 4 dạng toán: " Gấp một số lên nhiều lần'; " Giảm đi một số lần"; ' So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn'; "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé'.

 Việc đưa các bài toán có nội dung hình học (Tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông) mà toán 3 cũ không có đã góp phần khắc sâu các mạch kiến thức đã học: số học , đại lượng, đo đại lượng nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Toán 3 mới.

 Chương trình Toán 3 mới đã giảm các bài toán phức tạp, các bài toán “sao” (ở SGK Toán 3 cũ ) và chỉ trình bày các bài toán cơ bản, ít phức tạp, tập chung giải quyết cho học sinh việc học phương pháp giải toán đơn ( có 1 phép tính ) sang giải bài toán hợp ( có hai phép tính ).

 Các bài toán trong SGK Toán 3 đã lựa chọn nội dung đảm bảo tính cập nhật, gắn liền với cuộc sống, gần gũi xung quanh trẻ và tình huống “ có thực” đối với học sinh lớp 3. Tăng cường các bài tập thực hành và rèn luyện kĩ năng giải toán như: Trình bày, diễn đạt nói và viết ( tóm tắt bài toán, lập đề toán, nêu câu lời giải ) Cùng thao tác tư duy trong giải toán ( phân tích bài toán, tìm yêu cầu của bài toán, liên hệ giữa “cái chưa biết và “ cái đã biết ” để tìm cách giải. Điều này còn được thể hiện qua các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng giải toán có nội dung hình học ( Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông ).

 Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Đức Hòa - Sóc Sơn - Hà Nội.

 Với mong muốn tìm hiểu sâu đề tài để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học cho bản thân ở những năm tiếp theo.

 

doc 42 trang Người đăng honganh Lượt xem 1716Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học Đức Hòa – Sóc Sơn – Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Lan có nuôi 25 con gà. Mẹ đã bán đi 1/5 số gà đó.Hỏi mẹ Lan đã bán đi bao nhiêu con gà?
 Ví dụ 3: Chị có 24 nhãn vở, chị cho em 1/6 số nhãn vở đó. Hỏi chị cho em bao nhiêu nhãn vở?
* Lưu ý: Trước bài này HS mới chỉ học đến bảng chia 6 nên khi đặt đề cũng chỉ dừng lại ở tìm đến 1/6 mà thôi.
 Dạng 3: Gấp một số lên nhiều lần.
 Nội dung của bài được phát biểu một cách tổng quát như sau: "Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần."
 Bài này được dạy ở tiết 33. Mục tiêu; Nhằm giúp HS biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (Bằng cách nhân số đó với số lần), giải được bài tập ứng dụng thực tế. Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần.
 Kiến thức của bài học được vận dụng trên cơ sở HS đã học nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, các bảng nhân từ bảng nhân 2 đến bảng nhân 7.
 Sau đây là phương pháp dạy học bài "Gấp một số lên nhiều lần".
 Bước 1: Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - GV nêu đề bài ở SGK: 
 Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
 - Yêu cầu HS tìm hiểu đề:
 + Cho HS vẽ đoạn thẳng AB ra giấy nháp.
 - Gợi ý: Đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? ( gấp 3 lần)
 - Em sẽ làm thế nào để được đoạn thẳng CD có độ dài gấp 3 lần đoạn AB? (HS nêu cách vẽ)
 - GV hướng dẫn: Kẻ một đoạn thẳng, lấy điểm C trên đoạn vừa kẻ sao cho điểm C thẳng cột với A sau đó đặt liên tiếp các đoạn thẳng có độ dài 2cm lên đoạn thẳng này.
 2 cm
 A B
 C	D
 ? cm
 - HS trao đổi tìm ra cách tính độ dài đoạn CD.
 - Em tính độ dài của đoạn CD như thế nào? ( 2+ 2 + 2 = 6 cm)
 - Hoặc ( 2 x 3 = 6 cm )
 - Cách tính nào nhanh hơn, gọn hơn? (HS trả lời )
 - Vậy muốn tìm độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào? 
 (Lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân với 3).
 - GV thay đổi số liệu trong bài sau đó giảng giải và minh hoạ để HS nắm chắc cách vẽ ( nhấn mạnh cách vẽ sơ đồ ).
 - Yêu cầu HS nêu lời giải, GV ghi tóm tắt lên bảng 
 (cả phần tóm tắt và phần lời giải ).
 - Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm thế nào? (Lấy 2 x 3 )
 Bước 2: Khắc sâu kiến thức.
 - Muốn gấp 4kg lên 3 lần ta làm thế nào?
 - Muốn gấp 12 m lên 4 lần ta làm thế nào?
 - Muốn gấp 5 m lên 4 lần thì được bao nhiêu m? ( 20 m), Vì sao em tính được
 20 m? (Lấy 5 x 4 = 20 m )
 Bước 3: Khái quát hoá kiến thức.
 - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
 ( Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần)
 Bước 4:Luyện tập thực hành.
 Bài 1: Cho HS tự đọc đề toán, vẽ lại sơ đồ rồi tự giải.
 Tuổi em:
 Tuổi chị:
 ? tuổi
 Bài 2: HS đọc đề - Tóm tắt, nêu cách giải và làm vào vở.
 Bài 3: GV đưa bài tập lên bảng.
 + Hướng dẫn phân tích mẫu:
 - Số đã cho là bao nhiêu? (3)
 - Làm thế nào tìm được số lớn hơn số đó 5 đơn vị? ( 3+5 = 8).
 - Làm thế nào tìm được số gấp 5 lần số đã cho? ( 3 x5 = 15)
* Chú ý: Cần cho HS phân biệt được sự khác nhau giữa nhiều hơn một số đơn vị và gấp nhau một số lần.
 + Khi tìm số nhiều hơn số đã cho một số đơn vị thì ta lấy số đó cộng với số đơn vị, còn tìm số gấp đã cho một số lần thì phải lấy số đã cho nhân với số lần.
 - Chú ý thuật ngữ " Hơn" - " đơn vị" và "gấp" - "số lần".
 Bước 5: ứng dụng kiến thức.
 Yêu cầu nhóm ( hai em ) tự đặt đề toán theo dạng đã học:
 Ví dụ 1: Năm nay em 4 tuổi, tuổi chị gấp 3 lần tuổi em. Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi?
 Ví dụ 2: số học sinh giỏi của lớp 3A là 6 bạn, số học sinh khá nhiều gấp hai lần số học sinh giỏi. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh khá?
 Dạng 4: Giảm đi một số lần.
 Cách giải bài toán được phát biểu như sau:
 Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần.
 Dạng bài này được dạy ở tiết 37. Mục tiêu dạy là làm cho HS biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải một số bài tập. Phân biệt được việc giảm đi một số đơn vị và giảm đi một số lần. Kiến thức này được vận dụng trên cơ sở " Gấp lên một số lần", " Tìm một trong các phần bằng nhau của một số" và vận dụng kĩ năng chia ( từ bảng 2 đến bảng 7), "Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số".
 Hướng dẫn giảm một số đi nhiều lần.
 Bước 1: Sử dụng sơ đồ trực quan.
 GV hướng dẫn HS sắp xếp các hình can gà như hình vẽ trong SGK.
 Gợi ý: Hàng trên có mấy con gà? (6 con)
 Hàng dưới có mấy con gà? (2 con)
 Số gà ở trên gấp mấy lần số gà ở dưới? ( 3 lần )
 Hay số gà hàng dưới bằng mấy phần số gà ở hàng trên? (1/3)
 Nêu phép tính tính số gà hàng dưới: Lấy 6 : 3 = 2 (con)
* HS quan sát GV chia số gà ở hàng trên ra làm 3 nhóm để đối chiếu.
 Bước 2: Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng.
 GV vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 12 dm, goi HS lên chia đoạn này thành 4 phần bằng nhau. GV vẽ tiếp đoạn thẳng CD bằng 1/4 đoạn thẳng AB.
 Hỏi: Độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần đoạn thẳng CD? 8 dm
 Phải giảm độ dài của đoạn AB A B
 đi mấy lần thì được độ dài đoạn CD?
 (Giảm 4 lần) C D
 ?dm
 Hãy nêu cách tính đoạn CD? ( 12 : 4 = 3 (dm)) 
 (GV ghi rõ đọ dài đoạn CD vào sơ đồ)
 Vậy muốn giảm 12 dm đi 4 lần ta làm như thế nào? (Lấy 12 dm : 4 )
 Bước 3: Khắc sâu kiến thức.
 + Muốn giảm 20 kg đi 5 lần ta làm như thế nào? (lấy 20 : 5)
 + Giảm 25 cm đi 5 lần còn bao nhiêu? Tại sao? ( Được 5 vì 25 : 5 = 5 )
 Bước 4: Khái quát hoá.
 Muốn giảm một số đi nhiều lần thì ta làm thế nào?
 Muốn giảm một số đi nhiều lần thì ta lấy số đó chia cho số lần
 Hãy so sánh có gì khác với bài gấp một số lên nhiều lần .
 Bước 5: Luyện tập thực hành :
 Bài tập 1:GV hỏi để HS nêu cách tìm và làm vào vở.
 Bài tập 2: Giúp HS cách giải và trình bày bài giải dạng " Giảm đi một số lần "
 Phần a. GV hướng dẫn mẫu.
 - Tìm hiểu đề.
 - Bài toán cho biết gì? (Mẹ có 40 quả bưởi)
 - Sau khi đem bán, số bưởi giảm đi mấy lần? (4 lần)
 40 quả
 - Tóm tắt đầu bài: Mẹ có: 
 - Gọi1 em lên bảng tóm tắt:
 Còn lại: . ..quả? 
 + Phân tích bài toán để tìm cách giải:
 - Số bưởi còn lại giảm mấy lần so với số bưởi đã có? (4 lần). GV giải thích thêm: Số bươỉ đó chia làm 4 phần thì số bưởi còn lại bằng một phần như thế.
 - Nêu phép tính để tìm số bưởi còn lại? (40 : 4 = 10 (quả)).
 - Nêu lời giải tương ứng với phép tính
 +Trình bày lời giải:
 - Yêu cầu HS nêu miệng lời giải: ( GV ghi lên bảng).
 Bài giải
 Số bưởi còn lại là:
 40 : 4 = 10 (quả)
 Đáp số: 10 quả.
 Phần b: HS tự vận dụng để giải theo các bước trên.
 Bài 3 :Mục tiêu là giúp HS phân biệt giảm đi một số đơn vị và giảm đi một số lần.
 ( Cho làm vào vở nháp)
 a. Vẽ đoan thẳng AB có độ dài 8cm, đoạn CD có độ dài bằng độ dài của AB giảm đi 4 lần.
 b. Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài của đoạn AB giảm đi 4 cm.
* Chú ý: Nhấn mạnh cho HS khái niệm giảm đi một số lần và khái niệm giảm đi một số đơn vị.
* ứng dụng thực tế: Học sinh tự đặt đề toán có dạng tương tự.
 VD1: Bà năm nay 64 tuổi, nếu giảm tuổi bà đi 8 lần thì được tuổi Nam. Hỏi Nam năm nay bao nhiêu tuổi?
 VD2: Lúc đầu trong rổ có 30 quả cam, sau khi bán, số cam giảm đi 3 lần. Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả cam?
 Dạng 5: Giải bài toán bằng hai phép tính.
 Đây là dạng toán mới đối với học sinh (ở lớp 1;2 học sinh mới chỉ biết giải bài toán có một phép tính) vì vậy cần cho học sinh hiểu rõ: Thế nào là bài toán giải bằng hai phép tính, nó khác với giải toán bằng một phép tính ở lớp 1; 2 nh thế nào. Trên cơ sở bài toán có một phép tính, chuyển sang hình thành các bớc giải toán có hai phép tính – hai bước giải mà trong mỗi bức giải đó có một câu trả lời và một phép tính tương ứng.
 *Khi giải bài toán này cần chú ý:
 - Đọc kĩ đề trước khi tóm tắt để HS hiểu rõ nội dung bài toán (bài toán cho biết gì?, yêu cầu gì?...). Học sinh có thể tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ, từ đó có thể tìm ra mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết - đây là cầu nối để tìm ra cách giải. 
 - Khi trình bày lời giải, GV cần giúp HS hiểu rõ quá trình phải làm – viết được câu trả lời và phép tính tương ứng. Cần kiên trì để học sinh tự đặt câu lời giải bằng lời trước khi viết lời giải. Điều này đòi hỏi GV không nóng vội làm thay HS mà cần để HS tự luyện viết câu trả lời nhiều lần.
 - Bài toán giải bằng 2 phép tính được dạy ở tiết 50; 51. Mục tiêu là giúp HS làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính, bước đầu biết giả và trình bày lời giải - Kiến thức để dạy bài này dựa trên cơ sở phát triển bài toán bằng một phép tính có dạng đã học.
 VD 1: ( Tiết 50) - Gv đưa ra bài toán.
 Bước 1: Quan sát trực quan: 
 Hàng tên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn trên 2 cái.
 a. Hỏi hàng dưới có mấy cái kèn?
 b. Cả hai hàng có mấy cái kèn?
 GV gắn lên bảng 3 cái kèn ( ở hàng trên ).
 Giải thích số kèn ở hàng dưới không những bằng số kèn ở hàng trên mà còn nhiều hơn 2 cái nữa + thao tác gắn lên số kèn ở hàng dưới.
 Vậy hàng dưới có mấy cái kèn? (5 cái kèn - HS có thể đếm)
 Cả hai hàng có mấy cái kèn? ( 8 cái kèn - có thể đếm )
 Bước 2: Sử dụng sơ đồ.
 - Nếu dùng một đoạn thẳng để biểu diễn số kèn ở hàng trên thì số kèn ở hàng dưới sẽ được vẽ như thế nào so với số kèn ở hàng trên? ( dài hơn).
 - Phần dài hơn biểu thị mấy cái kèn? ( 2 cái kèn)
Sơ đồ tóm tắt:
 3kèn
 Hàng trên : 2kèn ...kèn?
Hàng dưới:
 ... kèn?
Trình bày bài giải:
 + Yêu cầu HS nêu phép tính thích hợp để tìm số kèn ở hàng dưới:
 3 + 2 = 5 ( kèn)
 (Đây là bài toán về nhiều hơn)
 + Yêu cầu nêu lời giải tương ứng.
 + Bài toán có mấy đáp số? ( 2 đáp số: a. 5 kèn; 8 kèn )
 Bài toán 2: (Dạng ở tiết 50)
 Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
 * Yêu cầu HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 4 con
 Bể thứ nhất:
 ...con?
 3con
 Bể thứ hai:
 * GV hướng dẫn HS thiết lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết.
 + Muốn tìm số cá ở cả hai bể cần biết gì: ( Số cá ở bể thứ nhất và số cá ở bể thứ hai)
 + Số cá ở bể thứ nhất biết chưa? ( Biết rồi - 4 con)
 + Số cá ở bể thứ hai biết chưa? ( chưa)
 + Làm như thế nào để tìm được số cá ở bể thứ hai? ( 4 + 3 = 7 (con cá)) 
 + Làm như thế nào để tìm số cá ở cả hai bể: ( 4 + 7 = 11 (con cá))
 * Trình bày bài giải:
 Để tìm số cả ở hai bể ta phải tìm số cá ở bể nào? (Số cá ở bể thứ hai)
 + Yêu cầu HS tìm số cá ở bể thứ hai (nêu câu lời giải và phép tính thích hợp)
 + Sau khi tìm được số cá ở bể thứ hai ta tìm tiếp gì? ( Số cá ở cả hai bể ) 
 +Yêu cầu HS tìm số cá ở cả hai bể (nêu câu lời giải và phép tính thích hợp)
 + GV ghi bảng: 
 Bài giải
 Số cá ở bể thứ hai là:
 4 + 3 = 7 (con)
 Số cá ở cả hai bể là:
 7 + 4 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con cá.
 +Bài có mấy đáp số? ( 1)
 GV nói: Đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
 Cần lưu ý: 
 + Mỗi phép tính cần có lời giải tương ứng.
 + Hướng dẫn HS tư duy tìm hướng giải theo cách đi ngược từ câu hỏi lên:
 Số cá ở cá ở cả hai bể.
 Số cá ở cá ở bể thứ hai.
 Bài toán 3: 
 Một cửa hàng ngày thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hoi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu chiếc xe đạp?
 Cho HS đọc đề.
 - Yêu cầu dùng sơ đồ tóm tắt:
 6 xe
 Thứ 7:
Chủ nhật:
 ... xe?
Bài này được tổng hợp từ hai bài toán đơn; " Gấp lên một số lần"và " Tìm tổng hai số".
 * GV hướng dẫn HS thiết lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết.
 + Muốn tìm cả hai ngày bán được bao nhiêu xe đạp ta cần biết gì? ( Cần biết ngày chủ nhật bán được bao nhiêu xe)
 Tính số xe bán được trong ngày chủ nhật như thế nào? ( 6 x 2 = 12 (xe))
* Lưu ý: Nếu trường hợp HS đặt 2 x 6 ,GV cần giải thích và sửa.
 + Tìm số xe bán trong hai ngày như thế nào?( 6 + 12 = 18 (xe)).
* Trình bày lời giải
 - Yêu cầu HS nêu câu trả lời và phép tính thích hợp.
 - GV ghi lên bảng.
 Bài giải
 Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:
 6 x 2 = 12 (xe)
 Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
 6 + 12 = 18 (xe)
 Đáp số: 18 xe.
 Bước 3: Khắc sâu kiến thức.
 - Giáo viên lưu ý cho HS cách trình bày lời giải.
 - Đáp số chính là yêu cầu của bài toán.
 Bước 4: Luyện tập thực hành.
 HS vận dụng làm bài tập trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
 * Những điểm cần chú ý khi dạy giải toán bằng hai phép tính:
 - Yêu cầu học sinh đọc kĩ và xác định rõ yêu cầu của bài toán.
 - Tìm mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết.
 - Trình bày lời giải có lôgic (Câu trả lời phải thích hợp với bước giải - phép tính)
 - Nắm chắc kiến thức có liên quan từ những bài toán trước.
 Dạng 6: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.(Tiết 57)
 - Mục tiêu giúp HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ( bằng cách lấy số lớn chia cho số bé).
 Bước 1: Quan sát trực quan.
 - GV đưa ra bài toán:
 Đoạn thẳng AB dài 6 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
 + GV đưa ra băng giấy có độ dài 6cm (để biểu thị đoạn thẳng AB), Băng giấy có độ dài 2 cm (để biểu thị đoạn thẳng CD).
 + Dùng thao tác đặt liên tiếp đoạnn CD lên đoạn AB cho HS quan sát và yêu cầu nhận xét xem AB dài gấp mấy lần đoạn CD. ( gấp 3 lần).
 Bước 2: Lập sơ đồ đoạn thẳng.
 6 cm
 A B
 C D
 2 cm
 Muốn tìm xem độ dài đoạn AB gấp mấy lần CD ta làm thế nào? ( 6 : 2 = 3 (lần))
 - Nêu câu lời giải tương ứng? (Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD là:)
 Bước 3: Khắc sâu kiến thức.
 - Muốn biết 6 cm gấp 2 cm mấy lần ta làm thế nào? ( lấy 6 : 2 = 3 (lần))
 - Muốn biết 10 kg gấp 5 kg mấy lần ta làm thế nào?
 - 28 m gấp mấy lần 4 m ? tại sao?
 Bước 4: Khái quát hoá kiến thức.
 - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
 Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
 Bước 5: Luyện tập thực hành.
 HS vận dụng kiến thức tự làm các bài tập 1; 2; 3; 4 SGK - trang 57.
 * ứng dụng kiến thức:
 HS tập đặt đề toán ứng dụng kiến thức bài học.
 VD1: Tấm vải xanh dài 32 m, tấm vải trắng dài 8 m. Hỏi tấm vải xanh dài gấp mấy lần tấm vải trắng?
 VD2: Trong vườn có 12 cây na và 3 cây cam. Hỏi số cây na gấp mấy lần số cây cam?
 Dạng 7: Số bé bằng một phần mấy của số lớn - (Tiết 61)
 Mục tiêu của bài là giúp HS biết so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.
 - Kiến thức bài này vận dụng kiến thức từ bài "Số lớn gấp mấy lần số bé" nên không cần sử dụng đồ dùng trực quan mà hướng dẫn HS cách làm.
 VD: Cho đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng AB bằng một phần mấy đoạn thẳng CD?
 Bước 1: Em hãy so sánh xem đoạn CD dài gấp mấy lần đoạn AB? (6 : 2 = 3 (lần))
 Bước 2: Vậy đoạn AB bằng một phần mấy đoạn CD? ( AB bằng 1/3 của CD)
 * Bài toán: 
 Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
 Bước 1: So sánh tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
 - HS nêu cách tính: ( 30 : 6 = 5 (lần))
 Bước 2: Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? ( Tuổi con bằng 1/ 5 tuổi mẹ)
 Gọi HS nêu lại trình tự giải bài toán. 
 GV ghi lên bảng.
 Bài giải: 
 Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
 30 : 6 = 5 (lần)
 Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
 Đáp số: 1/5.
 Bước3: Khắc sâu kiến thức.
 - Muốn so sánh 8 m bằng một phần mấy của 24 m ta làm thế nào?
 - Muốn so sánh 6kg bằng một phần mấy của 42 kg ta làm thế nào?
 Bước 4: Khái quát hoá kiến thức.
 - Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn ta phải làm qua mấy bước? là những bước nào? ( 2 bước- Tính xem số lớn gấp mấy lần số bé, rồi kết luận số bé bằng một phần mấy số lớn.)
 Bước 5: Luyện tập thực hành.
 - HS làm bài tập 1; 2; 3 trong SGK - trang 61.
 Bài 1 : Viết vào ô trống theo mẫu.
 HS thực hiện theo 2 bước vừa học rồi điền vào ô trống theo yêu cầu.
 Bài 2: Cho HS đọc và tóm tắt.
 6 quyển
 Ngăn trên:
 Ngăn dưới:
 24 quyển
 HS làm và nêu cách giải.
 Bài 3: HS lập phép tính và trả lời.
 6 : 1 = 6
 Vậy số ô vuông màu xanh bằng 1/6 số ô vuông màu trắng. (Làm tương tự với phần b; c)
 Dạng 8: Bài toán có liên qua đến rút về đơn vị.
 Dạng bài này dạy ở 2 tiết cách nhau tương đối xa.
 Bài thứ nhất được dạy ở tiết 122; Bài thứ hai được dạy ở tiết 157.
 Mục tiêu của dạy bài dạng này là giúp HS biết cách giải dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị (dừng lại ở bước tính) để sau này lên các lớp 4; 5 các em biết giải các bài toán có liên qua đến tỉ lệ.
 - Trước tiên GV củng cố cho HS cách giải bài toán đơn có dạng "Rút về đơn vị".
 VD: 7 can chứa 35 lit mật ong. Hỏi 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong?
 - Sau đó GV hướng dẫn dạng bài toán hợp có liên qua đến rút về đơn vị.
* Bài toán hợp có hai phép tính nhân và chia (dạy ở tiết 122)
 Bài toán: 7 can chứa 35 lit mật ong. Hỏi 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong?
 1. Cách thực hiện bài toán có liên quan đến rút về đơn vị:
 Bước 1: Tìm hiểu đề bài
 - Bài cho biết gì?
 - Bài hỏi gì?
 GV tóm tắt bài lên bảng: 
 7 can: 35 lít
 2 can: ...lít?
 Bước 2: Lập kế hoach và thực hiện kế hoạch giải bài toán.
 - Muốn tìm hai can chứa ? lít mật ong ta cần biết gì? (biết 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong.)
 - 7 can chứa 35 lít, vậy muốn tính 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? (phép chia)
 - Nêu phép tính? (35 : 7 = 5 (lít))
 - Biết 1 can chứa 5 lít, vậy muốn tính hai can chứa bao nhiêu lít ta làm phép tính gì? (phép nhân)
 - Nêu phép nhân? ( 5 x 2 = 10 (lít)) Trình bày lời giải.
 Bước 3: 
 - Giáo viên yêu cầu HS nêu phép tính và câu lời giải thích hợp cho bước tìm 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong?
 - Giáo viên yêu cầu HS nêu phép tính và câu lời giải thích hợp cho bước tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong? 
 Bài giải
 Một can chứa số lít mật ong là:
 35 : 7 = 5 (lít)
 Hai can chứa số lít mật ong là:
 5 x 2 = 10 (lít)
 Đáp số: 10 lít .
 2. Khái quát hoá kiến thức.
 - GV nhấn mạnh đây là dạng bài toán có liên qua đến rút về đơn vị, trong bài này đơn vị là "can".
	- Khi giả bài toán có liên qua đến rút về đơn vị cần tiến hành qua mấy bước? ( 2 bước)
 Bước1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia)
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần ( thực hiện phép nhân)
 3. Luyện tập thực hành:
 HS vận dụng kiến thức vào các bài tập 1; 2 (SGK - trang 128)
* Bài toán hợp có hai phép tính chia (dạy ở tiết 157)
 Bài toán: 
 Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít thì đựng vào mấy can như thế?
 Bước1: Tìm hiểu đề.
 - Bài cho biết gì?
 - Bài hỏi gì?
 GV tóm tắt bài lên bảng: 
 35 lít: 7 can.
 10 lít:...can?
 Bước 2: Lập kế hoach và thực hiện kế hoạch giải bài toán.
 - Muốn biết 10 lít mật ong chứa trong bao nhiêu can, ta cần biết gì? (cần biết mỗi can chứa bao nhiêu lít)
 Làm thế nào để biết mỗi can chừa bao nhiêu lít? ( 35 : 7 = 5 lít)
 - Mỗi can chứa 5 lít thì 10 lít sẽ phảI chứa trong mấy can, làm phép tính gì?
 ( phép chia 10 : 5 = 2 (can) )
* Giáo viên nhấn mạnh: Muốn tính số can ta chỉ việc lấy tổng số lít chia cho số lít của mỗi can.
 Bước 3: Trình bày bài giải - Yêu cầu HS trình bày.
 Bài giải
 Mỗi can chứa được số lít mật ong là:
 35 : 7 = 5 (lít)
 10 lít chứa trong số can là:10 : 5 = 2 (can)
 Đáp số: 2 lít.
 Bước 4: Khái quát hoá.
 Đây là dạng toán có liên qua đến rút về đơn vị, khi giải bài toán này thường tiến hành qua mấy bước?
 ( 2 bước- Bước 1: Tìm giá trị một phần (một đơn vị) – thực hiện phép chia)
 Bước 2: Dựa vào gia trị của một đơn vị ấy để thực hiện yêu cầu của đề bài - thực hiện phép chia)
 Bước 5: Luyện tập thực hành: 
 HS áp dụng các kiến thức làm các bài tập trong SGK.
*Lưu ý: Đối với dạng toán này, GV cần cho HS hiểu bước 1 – Tìm giá trị một đơn vị là bước quan trọng của quá trình giải có tìm được giá trị một đơn vị thì mới hoàn thành đợc yêu cầu của bài toán.
 Dạng 9: Bài toán có nội dung hình học.
 - ở lớp 3, HS được học về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Vì vậy khi dạy các bài toán có nội dung hình học cũng yêu cầu HS trình bày lời giải như bài toán có lời văn. Để giải được các bài tập dạng này, yêu cầu HS phải nắm chắc các quy tắc tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
 Các em cũng có thể sử dụng nhiều phép tính trong một bước nhưng chỉ ghi kết quả cuối cùng, không cần ghi kết quả phép tính trung gian.
 Chẳng hạn: Chu vi hình chữ nhật:
 (25 + 10 ) x 2 = 70 (m)
 - Một điều quan trọng là: Việc thống nhất các đơn vị đo, nếu bài toán chưa có cùng đơn vị đo thì bắt buộc phải đổi để thống nhất đơn vị đo. Do vậy, khi gặp các bài toán có nội dung hình học, GV cần tập cho HS nhận xét về đơn vị đo để tránh những sai lầm khi tính toán.
 VD: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 13cm. 
 Sau khi hỏi về quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, GV cần gợi ý cho các em nhận xét về đơn vị do người sử dụng trong bài.
 Những bài toán có nội dung hình học thường được áp dụng thực tế – Ví dụ như tính chu vi thửa ruộng, tính diện tích tờ giấy,.. nên khi giải - yêu cầu HS chọn câu trả lời phù hợp với yêu cầu do bài đặt ra.
 Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35 m, chiều rộng 20 m.Tính chu vi mảnh đất đó.
 Sau khi HS nêu được cách tính, GV sẽ yêu cầu các em trình bày lời giải và chỉnh sửa cho phù hợp.
 Giả dụ có em trả lời: “ Chu vi mảnh đất đó là:” Hoặc “ Chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó là:”
 Qua quá trình nghiên cứu nội dung dạy giải Toán 3, tôi thấy 2 dạng bài:
 “Bài toán giải bằng hai phép tính” – Tiết 50 và “Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị” – Tiết 157, là bài tương đối khó với HS, đến với hai dạng bài này, sự liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm không phải là sự liên quan trực tiếp như bài toán đơn. Do đó lập kế hoạch giải HS không tránh khỏi lúng túng. Vì vậy GV phải gợi mở, dẫn dắt thế nào để HS tự tìm ra mối liên quan đó. Trong quá trình giảng dạy GV phải hình thành cho HS lối suy nghĩ lôgic, đó chính là con đường đi đến lời giải đúng.
Kết qủa sau khi áp dụng các biện pháp trên
 Năm học 2009 - 2010, tôi đã thực hiện những phương pháp trên tại lớp 3A do tôi trực tiếp giảng dạy và đem lại kết quả rõ ràng. Nhìn chung các em biết giải toán có lời văn, nhờ đó đã góp phần để môn toán chiếm ưu thế so với các môn học khác.
 Cụ thể kết quả khảo sát môn của học sinh qua từng thời gian như sau:
Thời điểm 
đánh giá
Tổng số học sinh
Học sinh tham gia
 Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
30
30
14
8
6
2
Cuối học kì I
30
30
24
4
2
Giữa học kì II
30
30
27
3
Bài học kinh nghiệm
Để nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học, đặc biệt là giải toán có lời văn cho HS lớp 3 hiện nay thì giáo viên phải chuẩn bị tốt về mặt nội dung cũng như yêu cầu của bài, nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp để giúp HS biết cách khái quát gải bài toán(phương ph

Tài liệu đính kèm:

  • docsat- skkn- 2009- 2010.doc