Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chấy lượng học môn lịch sử - Huỳnh Văn Đông

1. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng học môn Lịch sử

2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu)

Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là một môn học có vị trí đặc biệt. Nó đảm nhận việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam và bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự tôn, tự cường dân tộc. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.” Duy trì, tiếp nối và phát huy những truyền thống quý báu đó của dân ta từ ngàn xưa chính là cần thiêt, là nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của môn Lịch sử trong nhà trường.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chấy lượng học môn lịch sử - Huỳnh Văn Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm những tầng lớp nào? Bên dưới chính quyền trung ương là những đơn vị hành chính nào? Gồm mấy cấp? Đứng đầu mỗi cấp là tầng lớp nào?....
Mô tả được những nét chính về đời sống kinh tế, vật chất, tinh thần của con người trong xã hội; cách tổ chức quân đội, luật pháp
Đối với dạng bài này, tôi thường sắp xếp thành từng ý, gợi mở vấn đề rồi tổ chức dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu thông tin qua phương pháp vấn đáp- tìm tòi, thảo luận nhóm, đàm thoại,.. Với dạng bài này, cần áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Mặt khác, việc miêu tả, giải thích, phân tích của giáo viên cũng rất quan trọng vì nó liên quan tới một số thuật ngữ, khái niệm khó.
Để dạy tốt loại bài này, tôi thường thực hiện trình tự bài giảng như sau:
Mô tả tình hình nước ta cuối hay sau thời kì nào đó(tình hình đất nước, quan lại, chính quyền, cuộc sống của các tầng lớp trong xã hội,).
Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân hoặc nhân vật lịch sử,) đã làm gì và làm như thế nào?
Kết quả của những việc làm đó?
* Ví dụ: Bài 15 - Nước ta cuối thời Trần.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hỏi:
+ Theo dõi bài, em hãy cho cô biết tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
+ Trong tình hình đó, Hồ Quý Ly đã làm gì?
+ Kết quả của những việc làm đó?
- Học sinh trả lời:
+ Cuối thời Trần, nước ta suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân và một số quan lại bất bình,
+ Hồ Quý Lý đã truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách,
+ Nhà Hồ sụp đổ, quân Minh xâm lược và đô hộ nước ta.
Trên cơ sở những nội dung cơ bản trên, tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài để vận dụng lịnh hoạt các phương pháp: kể chuyện, thảo luận nhóm, truyền đạt,.để chuyển tải nội dung bài học một cách hiệu quả.
Hai là. Dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết và hiểu: Công lao và những đóng góp của một số nhân vật đối với lịch sử dân tộc.
- Học sinh có khả năng kể lại hoặc mô tả một cách khái quát những đóng góp của các nhân vật lịch sử đã học hoặc sưu tầm những câu chuyện về họ.
- Học sinh ghi nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử.
b. Nội dung:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Quang Trung đại phá quân Thanh,...
c. Những điều cần lưu ý và phương pháp dạy học.
Chương trình lịch sử tiểu học không giới thiệu tiểu sử các nhân vật lịch sử, mà thông qua cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của nhân vật để làm sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc. Ví dụ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 968 Như vậy nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử, giáo viên phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.
Khi dạy những bài về nhân vật lịch sử, giáo viên cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:
Mỗi bài đều có hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử giúp học sinh nắm bắt được diện mạo, hình thức bên ngoài của nhân vật. Giáo viên cần sử dụng và khai thác triệt để những bức ảnh này nhằm phục vụ nội dung bài học.
Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật đó là người như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có tính cách gì nổi bật? Tài năng, đức độ ra sao?....)
Kể chuyện hoặc miêu tả những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đối với lịch sử. Khi kể chuyện hay tường thuật, miêu tả tình tiết các hoạt động,có thể kết hợp phân tích để học sinh hiểu hơn nội dung, bản chất sự kiện.
Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả nhất. Thông thường, đối với dạng bài này phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với hỏi đáp để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong tâm trí học sinh.
* Ví dụ: Bài 7 - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. (Lịch sử, lớp 4)
Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
Ở hoạt động này, tôi tập trung sử dụng phương pháp hỏi- đáp để học sinh nêu được tình cảnh đất nước bị chia cắt.
Hoạt động 2: Vài nét về tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh.
Thực hiện hoạt động này cần sử dụng phương pháp kể chuyện. Khi giảng dạy, tôi thường tổ chức học sinh đọc nội dung sách giáo khoa kết hợp với hiểu biết của bản thân để kể lại tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh. Nếu trường hợp học sinh không kể được, tôi sẽ dẫn dắt, gợi mở cho các em bằng các câu hỏi gợi ý: Đinh Bộ Lĩnh sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có tính cách gì nổi bật? Tài năng, đức độ ra sao?....
Hoạt động 3: Công lao của Đinh Bộ Lĩnh.
Tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để thấy được những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh.
Ba là. Dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công,
a. Mục tiêu:
Học sinh biết và hiểu:
Thời gian, địa diểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa, chiến thắng, chiến dịch
Những nét chính về diễn biến và ý nghĩa của các thắng lợi đó.
Học sinh có khả năng: Tường thuật, miêu tả những nét chính của cuộc khởi nghĩa hay chiến dịch đã học.
Học sinh có thái độ: biết ơn những người đã làm nên những sự kiện vĩ đại của lịch 
sử dân tộc và có ý thức bảo vệ những thành quả của cách mạng.
b. Nội dung:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. (lần 1, lần 2)
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Chiến thắng Chi Lăng.
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- Quang Trung đại phá quân Thanh,...
c. Những điều cần lưu ý và phương pháp dạy học.
Loại bài này chiếm một tỉ lệ khá cao trong chương trình. Với loại bài này, cần cho học sinh biết, hiểu những nội dung sau:
Nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/ chiến dịch,
Khái lược diễn biến cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch,
Để học sinh hiểu sâu hơn những nội dung trên, giáo viên nhất thiết sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, dẫn dắt học sinh xác định và mô tả được vị trí, khu vực, địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch,, phải trình bày diễn biến của các sự kiện trên hệ thống kênh hình. Đặc biệt phải coi hệ thống kênh hình là nguồn tri thức để khai thác.
* Ví dụ: Bài 16 - Chiến thắng Chi Lăng (Lịch sử 4)
Khi dạy bài này, người giáo viên không thể tường thuật hay mô tả “chay” mà phải sử dụng kênh hình (VD hình 29-SGK) để học sinh thấy được vị trí của ải Chi Lăng trên cơ sở đó bằng câu hỏi gợi ý: Em có nhận xét gì về vị trí của ải Chi Lăng? Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?...
Như vậy, theo tôi, phương pháp chủ đạo khi dạy dạng bài học này là tường thuật, miêu tả kết hợp với kể chuyện và khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để làm sống dậy diễn biến của cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch hay cuộc tiến công.
Bốn là. Dạng bài có nội dung về thành tựu văn hóa-khoa học.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết và hiểu một số thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, khoa học điểm hình của dân tộc qua các thời kì lịch sử.
- Học sinh có khả năng kể, mô tả những nét khái quát nhất về các thành tựu đó.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ những thành tựu văn hóa, khoa học của dân tộc.
b. Nội dung:
- Chùa thời Lý.
- Trường học thời Hậu Lê.
- Văn hóa, khoa học thời Hậu Lê.
- Kinh thành Huế.
c. Những điều cần lưu ý và phương pháp dạy học.
Khi dạy dạng bài này, cần lưu ý những điểm sau:
Phải mô tả được những đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc (Quá trình xây 
dựng, quy mô, cấu trúc, kiểu dáng, nét điêu khắc, chạm trổ,)
Mô tả cách giáo dục, thi cử hay nội dung thi cử của mỗi thời kì.
Nêu được các thành tựu cơ bản về văn hóa, khoa học trong thời kì lịch sử ấy.
Trên cơ sở đó, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ các công trình nghệ thuật kiến trúc, văn hóa, khoa học cho học sinh.
Ở loại bài này, thường có nhiều tranh ảnh về các công trình kiến trúc, các thành tựu về văn hóa Vì vậy, tôi thường hướng dẫn học sinh đi từ quan sát đến mô tả và nêu ra nhận xét. Như vậy, khai thác kiến thức từ kênh hình là phương pháp cực kì quan trọng với dạng bài này.Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả cho tiết học, tôi còn kết hợp tổ chức cho học sinh hợp tác làm việc theo nhóm, tổ chức các trò chơi.
Năm là. Dạng bài có nội dung ôn tập, tổng kết.
a. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa và củng cố những kiến thức đã học.
- Học sinh có khả năng nhận thức lịch sử một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn và làm bài kiểm tra tốt hơn.
- Học sinh có ý thức ghi nhớ lịch sử dân tộc.
b. Nội dung:
- Bài 6: Hệ thống lại những sự kiện điển hình từ thời kì dựng nước tới năm 938.
- Bài 20: Tổng hợp những nét cơ bản của lịch sử dân tộc trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
- Bài 29: Tổng kết lịch sử từ thời vua Hùng đến giữa thế kỉ XIX.
c. Những điều cần lưu ý và phương pháp dạy học.
Loại bài ôn tập, tổng kết là loại bài nhằm hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh sau mỗi thời kì hay giai đoạn lịch sử nhất định, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc và toàn diện hơn, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra, thi cử.
Để dạy tốt dạng bài này, mở đầu bài học, tôi thường nêu nhiệm vụ cần giải quyết rồi tiến hành tổ chức cho học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình tiến hành bài học, tôi phải thu hút được tất cả học sinh vào các hoạt động, phát huy cao nhất tính tích cực của mỗi học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc như: vẽ sơ đồ, thống kê, tìm các dẫn chứng Đây là yếu tố quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành.
Thông thường, với dạng bài ôn tập, tổng kết phải vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Tuy nhiên cũng tùy từng phần, từng nội dung cụ thể trong từng bài mà giáo viên lựa chọn phương pháp hay hình thức dạy học phù hợp. Riêng tôi lại thấy trò chơi là một phương pháp rất thích hợp với dạng bài này vì nó có thể tổng hợp kiến thức từ nhiều bài học khác nhau, đồng thời cũng tạo ra không khí sôi nổi, hấp dẫn cho học sinh trong quá trình học tập. Qua những hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”, học sinh sẽ ghi nhớ một cách tự giác những kiến thức lịch sử đã học.
* Ví dụ: Bài 20- Ôn tập (Lịch sử 4), tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ô chữ kì diệu”
a. Mục đích:
- Hệ thống lại kiến thức lịch sử học sinh đã học.
- Khai thác vốn hiểu biết của học sinh.
- Tạo sự hứng thú trong học tập.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các thẻ chữ dùng làm đáp án khi học sinh đã tìm ra đáp án cho từng ô chữ.
- Bảng ô chữ.
- Hệ thống 12 câu hỏi hàng ngang như sau:
Câu hỏi:
Câu 1. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?
Câu 2. Vị vua đầu tiên nhà Lý tên là gì?
Câu 3. Thời Lê, nước ta có tên là gì?
Câu 4. Tên một vị tướng giỏi được Thái hậu họ Dương mời lên làm vua?
Câu 5. Tên một con sông- nơi diễn ra trận đánh quân Tống xâm lược lần thứ 2.
Câu 6. Tên vị chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng Chi Lăng.
Câu 7. Tên kinh đô nước ta do Lý Thái Tổ đặt.
Câu 8. Đây là tên người có công trong cuộc lớn kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Câu 9. Nhà Hậu Lê quy định tổ chức thi Hội ở đâu?
Câu 10. Ai là tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”?
Câu 11. Tên một nhà thơ, nhà khoa học lớn thời Hậu Lê.
Câu 12. Ai là người có câu nói nổi tiếng:”Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”?
Học sinh tìm ra ô chữ hàng dọc.
1
Đ
I
N
H
B
Ộ
L
Ĩ
N
H
2
Y
3
T
4
H
5
Ư
6
Ơ
7
N
8
G
9
K
10
I
11
Ê
12
T
c. Cách tiến hành: 
Chia lớp làm 2 đội chơi, bầu ban giám khảo. Giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Khi giáo viên đọc câu hỏi, đội nào tìm ra đáp án trước, đội đó thắng.
+ Sau khi giải xong ô chữ hàng ngang, tìm ô chữ hàng dọc. Tuy nhiên, nếu đội nào đoán được ô chữ hàng dọc trước thì có thể giơ lá cờ để trả lời và sẽ đạt giải nhất.
+ Trọng tài ghi điểm cho từng đội.
+ Mỗi câu hỏi, mỗi đội chỉ được trả lời một lần. Nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội kia.
+ Thời gian cho mỗi câu là 20 giây.
- Kết thúc trò chơi,đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc.
1.3. Biện pháp thứ ba: Chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy - học Lịch sử.
a. Đối với học sinh:
Để giúp các em học tốt một bài lịch sử, cuối tiết dạy lịch sử trước, tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể như sau:
- Trước tiên các em cần đọc thành tiếng ít nhất 3 lần, sau đó đọc thầm.
- Đọc kỹ phần giải nghĩa từ ngữ khó ở cuối bài.
- Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ đó các em có thể nêu được những ý chính của bài học.
b. Đối với giáo viên.
Cùng với phương pháp dạy học mới nói chung, phương pháp dạy môn Lịch sử nói riêng, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy và sự học hỏi, giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng để tổ chức dạy - học thành công một tiết Lịch sử, học sinh hiểu bài và ghi nhớ được theo mục tiêu, yêu cầu của tiết học, giáo viên cần chuẩn bị những việc sau:
- Soạn bài cụ thể, chi tiết rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng các phương pháp giảng dạy kết hợp với phương tiện dạy học một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
- Nắm chắc mục tiêu, yêu cầu ở từng bài. Đọc kỹ nội dung sắp dạy, trao đổi học tập bổ sung thêm kiến thức liên quan, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và cách xử lí những tình huống đó.
- Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài Lịch sử. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh để học sinh hiểu nội dung bài một cách hiệu quả nhất, từ đó tìm ra nội dung cần ghi nhớ.
- Liên hệ, tích hợp với kiến thức Địa lí để tăng hiệu quả dạy học.
* Ví dụ: Khi dạy bài “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”, giáo viên hỏi vì sao nhà Lý chọn Thăng Long làm kinh đô, học sinh có thể vận dụng kiến thức về Địa lí bài Đồng bằng Bắc Bộ để trả lời.
1.4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng hiệu quả các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử.
Học tập lịch sử là một quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận”, để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử trong nhà trường là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện 
lịch sử cụ thể.
Vậy tái tạo lịch sử bằng những phương thức nào? Theo tôi, trước hết phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên, tức là giáo viên dùng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử. Có thể nói, chỉ có miêu tả, tường thuật, kể chuyện mới tái hiện được những biến cố lịch sử quan trọng, đem đến cho học sinh những hứng thú mạnh mẽ. Do sách giáo khoa viết rất cô đọng, trừu tượng nên tôi đã sử dụng nhiều tư liệu, kết hợp với đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ) để miêu tả, tường thuật. Các phương tiện trực quan sẽ tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử.
Tuy nhiên, các phương tiện trực quan phục vụ việc dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành không đủ. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu, thiếu đồng bộ. 
1.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh làm việc hợp tác theo nhóm để tự phát hiện kiến thức.
Học tập lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng, có cơ sở khoa học về tiến trình lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử, không phải xuất hiện một cách tùy ý, hoàn toàn ngẫu nhiên mà là sản phẩm của những điều kiện lịch sử nhất định, có những mối quan hệ nhân quả nhất định, tuân theo những quy luật nhất định.
Học tập lịch sử không chỉ hình dung được hình ảnh của quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu lịch sử, tức là nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở đó hình thành khái niệm, phát hiện mối quan hệ, rút ra các bài học lịch sử.
Bởi vậy, khi dạy học, tôi thường tạo điều kiện cho học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, phát hiện kiến thức chứ không áp đặt những kết luận có sẵn. Để làm được việc này, tôi không chỉ sử dụng các phương pháp diễn giải mà tổ chức bài học thành những vấn đề rồi dùng hệ thống câu hỏi, kích thích học sinh tự tìm tòi, tự phát hiện kiến thức một cách độc đáo, sáng tạo. Phương pháp dạy học vấn đáp - tìm tòi này giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Để sử dụng phương pháp này hiệu quả, tôi thường đầu tư xây dựng các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh, tránh những câu hỏi rườm rà, không có tác dụng phát triển tư duy. Trong một bài hoặc một phần không nên đặt quá nhiều câu hỏi.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Giáo viên đưa ra các ý kiến khác nhau để học sinh trao đổi, thảo luận, lựa chọn, nêu ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ bài học nào, phần kiến thức nào cũng đem ra thảo luận. Tùy từng dạng bài, tùy từng phần kiến thức mà giáo viên cho học sinh thảo luận.Thông thường chỉ những phần kiến thức phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau, hay những câu hỏi, những bài tập khó cần có sự hợp tác giữa các cá nhân thì nên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Khi thảo luận nhóm, giáo viên cần lưu ý đến thời gian tiết học, không gian lớp học và số lượng học sinh  để tổ chức thảo luận nhóm một cách hợp lí. Không nên lạm dụng phương pháp này trong suốt tiết học cũng như phải hết sức tránh tính hình thức trong thảo luận nhóm.
* Ví dụ: Bài 10 - Chùa thời Lý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm 4, yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm phát biểu.
- Giáo viên kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo. (là tôn giáo của quốc gia)
- Học sinh chia thành nhóm 4 cùng thảo luận để tìm câu trả lời.
- Đại diện học sinh một nhóm nêu ý kiến,các nhóm khác bổ sung và thống nhất câu trả lời đúng là:
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
+ Chùa được mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây dựng 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
1.6. Biện pháp thứ sáu: Tạo điều kiện cho học sinh học tập qua việc tiếp xúc các nguồn sử liệu trong thực tế.
Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội); qua những thành tựu văn hóa vật chất (thành quách, nhà cửa; đình, chùa, miếu mạo, tượng đài,); qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa; qua tên đất, tên làng, tên đường phố; qua tranh ảnh, báo chí đương thời; qua thái độ của người đương thời đối với các sự kiện lịch sử (những ngày kỉ niệm, những ngày lễ lớn,) Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên.
Tại địa phương tôi, những dấu vết cổ xưa của lịch sử phong kiến không còn nữa. Những mái đình, mái chùa qua hàng chục năm đằm mình trong bom đạn nay đã được xây dựng lại, khang trang hơn, to đẹp hơn. Tuy nhiên, những nét đặc trưng của ngôi chùa từ thời Lý vẫn còn vẹn nguyên. Vì vậy, khi dạy bài Chùa thời Lý, tôi đã yêu cầu các em quan sát và nhận xét về đặc điểm ngôi chùa ở làng mình rồi từ đó đối chiếu với nội dung tìm hiểu trong bài, các em sẽ có nền tảng kiến thức thực tế vững chắc hơn.
Đối với những bài học về nhân vật lịch sử, các cuộc khởi nghĩa, tôi thường yêu cầu học sinh tìm hiểu qua suy nghĩ của ông, bà, cha, mẹ về những anh hùng lịch sử ấy, những chiến công oanh liệt ấy. Sự kế thừa lòng yêu nước, ngưỡng mộ các danh nhân lịch sử Việt Nam của các em qua ông bà, cha mẹ sẽ tốt hơn nhiều việc các em được giáo dục, bồi đắp qua các câu chữ khô khan, qua lời nói “suông” của giáo viên.
1.7. Biện pháp thứ bảy: Dạy Lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh những giờ học trên lớp chật hẹp, ngoại khóa là điều cần thiết để giải tỏa những căng thẳng và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho học sinh. Nếu dạy học Lịch sử lớp 5 với những câu chuyện, những kỉ niệm chân thực về một thời lửa đạn được các nhân chứng những cựu chiến binh trở về từ bom đạn kể lại sẽ thu hút học sinh đến với lịch sử mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Nhưng Lịch sử lớp 4, nội dung là kiến thức các triều đại phong kiến, ta không thể mời nhân chứng từ quá khứ về kể chuyện cho học sinh nghe. Vì vậy, tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử như Đền Hùng, Cổ Loa, Hoa Lư, , các viện bảo tàng lịch sử đề các em được tận mắt nhìn, được sờ tận tay các di vật từ lịch sử, được cảm nhận khí thế anh hùng thiêng của dân ta thời Trần, các em sẽ hứng thú hơn với Lịch sử nước nhà, hình thành thói quen tự giác tìm hiểu Lịch sử quốc gia. Tất cả các kiến thức ấy sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự giác chứ không phải nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Tính mới:
Trong năm học 

Tài liệu đính kèm:

  • docBSKKN_Bien_phap_ren_tap_lam_van_lop_4.doc