Sáng kiến kinh nghiệm một số tiêu chí để lựa chọn tiêt tấu và âm sắc phù hợp với một bài hát trên đàn organ điện tử

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

 I - LỜI MỞ ĐẦU:

 Như chúng ta đã biết mục đích giáo dục tiểu học hiện nay là giáo dục các em học sinh phát triển một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quôc tế.

 Bậc học tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng,đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của các em.Việc giáo dục toàn diện không chỉ dừng lại ở giáo dục thể chất,giáo dục đạo đức, những hiểu biết về xã hội hay các kiến thức về khoa học kĩ thuật mà bên cạnh đó còn phải giáo dục cho các em biết cảm nhận và thưởng thức cái đẹp, biết hướng tới chân thiện mĩ, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

 Để giúp các em học sinh làm quen với Nghệ thuật chính là thông qua các môn học trong nhà trường, rõ nét nhất như môn Âm nhạc, môn Mĩ thuật.Trong đó môn Âm nhạc có vị trí đặc biệt quan trọng.Thông qua Âm nhạc giúp các em đến với Nghệ thuật một cách nhanh nhất và thông qua đó giáo dục các em biết hướng tới cái hay cái đẹp. Ngoài ra môn Âm nhạc còn giúp các em thư giãn, giảm bớt căng thẳng để tiếp thu các môn học khác một cách tốt hơn.

 

doc 10 trang Người đăng hong87 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số tiêu chí để lựa chọn tiêt tấu và âm sắc phù hợp với một bài hát trên đàn organ điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng kiến kinh nghiệm
một số tiêu chí để lựa chọn tiêt tấu và âm sắc phù hợp với một bài hát trên đàn organ điện tử.
....................................................................
phần I : đặt vấn đề
 i - Lời mở đầu:
 Như chúng ta đã biết mục đích giáo dục tiểu học hiện nay là giáo dục các em học sinh phát triển một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quôc tế.
 bậc học tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng,đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của các em.Việc giáo dục toàn diện không chỉ dừng lại ở giáo dục thể chất,giáo dục đạo đức, những hiểu biết về xã hội hay các kiến thức về khoa học kĩ thuật mà bên cạnh đó còn phải giáo dục cho các em biết cảm nhận và thưởng thức cái đẹp, biết hướng tới chân thiện mĩ, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
 Để giúp các em học sinh làm quen với Nghệ thuật chính là thông qua các môn học trong nhà trường, rõ nét nhất như môn Âm nhạc, môn Mĩ thuật.Trong đó môn Âm nhạc có vị trí đặc biệt quan trọng.Thông qua Âm nhạc giúp các em đến với Nghệ thuật một cách nhanh nhất và thông qua đó giáo dục các em biết hướng tới cái hay cái đẹp. Ngoài ra môn Âm nhạc còn giúp các em thư giãn, giảm bớt căng thẳng để tiếp thu các môn học khác một cách tốt hơn.
 Trong đời sống tinh thần của mỗi người đặc biệt là các em học sinh thì nhu cầu về Âm nhạc là rất cần thiết.Khi tham gia các hoạt động ca hát giúp các em cảm nhận được thế giới xung quanh,cảm nhận được những hình tượng đẹp trong bài hát và có những cảm xúc sâu sắc với một số hình tượng đó, giúp phát triển trí tuệ, tình cảm và đạo đức cho các em. Qua môn học các em được trang bị một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác phát triển toàn diện nhân cách cho các em. 
 Vậy làm thế nào để việc dạy - học môn Âm nhạc trong trường tiểu học đạt hiệu quả cao nhất ? Đó là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là những đồng chí giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường. Dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học chủ yếu là dạy hát ngoài ra còn một số nội dung khác nhưng thời lượng ít hơn.Vì nội dung dạy hát là chủ yếu nên chúng ta cần xây dựng một kế hoạch bài dạy cụ thể, sát thực và hiệu quả. Một vấn đề tôi cho rằng rất quan trọng và được nhiều người quan tâm là việc chuẩn bị và đệm đàn cho mỗi bài hát. Để đệm đàn cho một bài hát có hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta phải lựa chọn tiết tấuvà âm sắc sao cho phù hợp với nhịp điệu, tính chất của bài hát đó.Việc lựa chọn này không có một quy chuẩn nào cụ thể vì vậy mỗi người chơi nhạc có thể có sự lựa chọn khác nhau tùy theo cảm nhận riêng của mình.Trên thực tế vẫn còn một số giáo viên lúng túng trong việc xác định và lựa chọn tiết tấu cũng như âm sắc để đệm cho một bài hát.Trước đây bản thân tôi cũng vậy, khi được làm quen với cây đàn Organ tôi đã rất trăn trở về vấn đề này và tôi đã tìm được lời giải đáp sau khi tôi được tham gia 2 khóa tập huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng đàn Organ cho giáo viên tiểu học hè 2006 và hè 2007 cùng với một khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tác ca khúc thiếu nhi hè 2009 tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa. Qua các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ trên tôi đã trang bị cho mình một số kiến thức và kĩ năng cơ bản để có thể sử dụng đàn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình được tốt hơn.Tôi không còn lúng túng khi lựa chọn âm sắc và tiết tấu cho một bài hát nữa.Vì vậy tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về "Các tiêu chí để lựa chọn tiết tấu và âm sắc phù hợp với một bài hát trên đàn Organ điện tử ".
II- Thực trạng
 Xuất phát từ mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục Âm nhạc trong trường tiểu học mà chúng ta đã xây dựng một số phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc đạt hiệu quả. Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó có sự khác biệt rõ rệt so với các môn học khác. Tuy không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi cả thầy và trò phải có sự yêu thích, lòng đam mê. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giãn, thoải mái: " Học mà chơi- chơi mà học". Thông qua lời ca, tiếng hát, cử chỉ, điệu bộ giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp... Vậy để đạt được điều đó thì trước mỗi giờ dạy môn Âm nhạc, người giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nhất là đối với các giờ dạy hát. Để chuẩn bị tốt cho mỗi giờ dạy hát thì khâu quan trọng nhất là đệm đàn và hát truyền cảm bài hát đó. Trước khi đệm đàn, không phải giáo viên nào cũng có thể dễ dàng lựa chọn ngay được tiết tấu và âm sắc phù hợp cho một bài hát. Vấn đề ở đây là dựa trên các tiêu chí như thế nào để lựa chọn cho phù hợp?
 Sau đây tôi xin đưa ra một số tiêu chí cơ bản để các đồng nghiệp tham khảo và vận dụng linh hoạt trong việc lựa chọn tiết tấu và âm sắc cho một bài hát thiếu nhi, hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy môn Âm nhạc đạt kết quả tốt.
Phần II: Giải quyết vấn đề
 Hiện nay trên các loại đàn Organ đều có hàng trăm loại tiết tấu thuộc nhiều phong cách âm nhạc khác nhau và rất nhiều âm sắc bắt chước tiếng của các loại nhạc cụ thuộc nhiều nền âm nhạc trên thế giới. Chính vì sự phong phú đó nên việc lựa chọn Organ điện tử đôi khi làm chúng ta lúng túng, băn khoăn.
 Trên thực tế thì việc lựa chọn này không theo một khuôn mẫu nhất định nào cả. Việc lựa chọn có thể có sự khác nhau với cùng một tác phẩm tùy theo cảm nhận âm nhạc riêng của mỗi người. Tuy nhiên phải dựa trên cơ sở để lựa chọn sao cho phù hợp với sắc thái tình cảm của bài hát, chúng ta cần phải dựa vào một số yếu tố cơ bản sau đây:
 - Dựa vào số chỉ nhịp.
 - Dựa vào tính chất, phong cách của tác phẩm.
 - Dựa vào quy định về nhịp độ hoặc quy về sắc thái tình cảm ghi trên đầu mỗi bản nhạc.
 - Dựa vào nội dung của ca từ.
 Với kinh nghệm của bản thân giảng dạy môn âm nhạc trong nhiều năm qua, tôi xin đưa ra một số gợi ý về cách lựa chọn tiết tấu và âm sắc cho các ca khúc thiếu nhi. Với sự đa dạng về chủng loại đàn, đồng nghĩa với sự đa dạng của tiết tấu và âm sắc, vì vậy tôi xin giới thiệu những tiết tấu và âm sắc thông dụng, phổ biến ở nhiều loại đàn khác nhau. Đó là những tiết tấu rõ ràng về nhịp phách và âm sắc trong sáng dễ nghe, phù hợp với các ca khúc thiếu nhi. Giúp các em học sinh dễ dàng thể hiện một ca khúc và thể hiện một cách sinh động.
 I- Lựa chọn tiết tấu.
 1.Lựa chọn tiết tấu dựa vào số chỉ nhịp.
 - Loại nhịp 2 phách (2/2, 2/4): Người ta thường dùng các tiêt tấu như:Coủnty 2/4; Polka: Disco...
 - Loại nhịp 3 phách (3/4, 3/8):Người ta thường sử dụng tiết tấu waltz.
 - Loại nhịp 4 phách ( 4/4 ,4/8): Chúng ta có thể sử dụng tiết tấu SlowRock.
Riêng với các bài hát thiếu nhi được viết ở nhịp 6/8 chúng ta cũng có thể lựa chọn tiết tấu waltz.
Như vậy đối vứi loại nhịp 3 phách chúng ta nhất định phải sử dụng tiết tấu waltz. 
Còn đối với loại nhịp 2 phách và nhịp 4 phách, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất tùy theo từng bài để lựa chọn một tiết tấu phù hợp.
 VD: Bài "Chúc mừng sinh nhật"- Nhạc Anh được viết ở nhịp 3/4, Bài "Cùng múa hát dưới trăng"- Nhạc và lời Hoàng Lân được viết ở nhịp 3/8 . Vì vậy nhất thiết chúng ta phải dùng tiết tấu waltz,vì tiết tấu này vừa đơn giản vừa tạo cảm giác êm ái ,bay bổng, trong sáng phù hợp với tâm hồn trẻ thơ.
 2. Lựa chọn tiết tấu dựa vào tính chất, phong cách âm nhạc và quy định sắc thái tình cảm ghi trên đầu bản nhạc.
 Trong chương trình giáo dục Âm nhạc ở tiểu học chúng ta có thể tạm chia tính chất, phong cách âm nhạc của các bài hát ra làm hai mảng chính là:
 Một là: Các làn điệu dân ca và những bài hát mang âm hưởng dan tộc Việt Nam một cách rõ nét.
 Hai là: Các bài hát theo phong cách âm nhạc phương tây.
 a. Với các làn điệu dân ca và những bài hát mang âm hưởng dân tộc Việt Nam một cách rõ nét, chúng ta có thể lựa chọn theo 2 cách:
 - Những bài có nhịp độ vừa phải, sắc thái dịu dàng, mềm mại, viết ở loại nhịp 2 phách hoặc 4 phách, chúng ta có thể lựa chọn tiết tấu Ballad hoặc Rumba.
 Ví dụ:
 + bài " Cò lả " dân ca Đồng bằng bắc bộ có nhịp độ vừa phải, nhịp 2/4. Bài "Sen hồng" nhạc và lời của Lê bách có sử dụng chất liệu dân ca Nam bộ viết ở nhịp 2/4 với nhịp độ chậm vừa, chúng ta có thể dùng tiết tấu ballad.
 + bài "Quả thị " của nhạc sỹ Lê Minh Châu ( phần phụ lục lớp 1) viết ở nhịp 2/4 với nhịp độ vừa phải chúng ta có thể dùng tiết tấu rumba.
 - Những bài hát có tính chất vui tươi, chúng ta có thể chọn tiết tấu bossa nova hoặc Cha cha cha.
 + bài " Quê hương tươi đẹp " dân ca Nùng , lời mới của Hoàng Anh, chúng ta có thể dùng tiết tấu Cha cha cha.
 + bài " Bà còng đi chợ "( phụ lục lớp 2) của nhạc sỹ Phạm Tuyên sử dụng chất liệu dân ca đồng bằng bắc bộ. bài hát viết ở nhịp 2/4 với nhịp độ hơi nhanh, chúng ta có thể dùng tiết tấu bossa nova.
 + bài" Bắc kim thang" dân ca Nam Bộ có tính chất khỏe, tinh nghịch, vui nhộn nên khi chọn tiết tấu chúng ta cũng có thể chọn tiết tấu Bossa nova.
 b. Với những bài viết theo phong cách âm nhạc phương tây, chúng ta có thể có những lựa chọn như sau:
 - Những bài có sắc thái mang tính chất hành khúc, sắc thái khỏe khoắn như nhịp hành quân viết ở loại nhịp 2 phách hoặc 4 phách, chúng ta có thể lựa chọn tiét tấu March hoặc Polka.
 Ví dụ: bài " chiến sỹ tí hon " nhạc Đinh Nhu, lời Việt Anh viết ở nhịp 2/4 nên chúng ta có thể chọn tiết tấu March, Poka.
 - Những bài có tính chất vui tươi, rộn rã, viết ở loại nhịp 2 phách hoặc 4 phách, chúng ta có thể chọn tiết tấu Disco, CounTry, Cha cha cha, Foxtrot...
 Ví dụ: 
 + bài "Tìm bạn thân" của Việt Anh viết ở nhịp 2/4 với tính chất hồn nhiên vui tươi chúng ta có thể dùng tiết tấu Foxtrot.
 + bài '" Múa vui" và bài " Reo vang bình minh " của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước được viết ở nhịp 2/4 với sắc thái vui tươi, rộn ràng chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Disco.
 + bài "Đất nước tươi đẹp sao" nhạc Ma-lay-xi-a ( phụ lục lớp 5) được viết ở nhịp 4/4 với sắc thái nhanh, tha thiết, chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Cha cha cha.
 - Những bài có tính chất nhẹ nhàng viết ở loại nhịp 3 phách hoặc 6 phách thì chúng ta vẵn chọn và sử dụng tiết tấu Valtz.
 + bài "Chúc mừng" nhạc Nga được viết ở nhịp 3/4 nên chúng ta sử dụng tiết tấu Valtz
 + bài "Đếm sao" của nhạc sĩ Văn Chung cũng viết ở nhịp 3/4 nên chúng ta cũng sử dụng tiết tấu Valtz để đệm.
 + bài "Tre ngà bên Lăng bác" viết ở nhịp 3/8 chúng ta cũng sử dụng tiết tấu Valtz (hoặc Slow Rok).
3. Lựa chọn tiết tấu dựa vào ca từ.
- Những bài có ca từ nhẹ nhàng êm ái, mềm mại như lời ru mà viết ở nhịp 2phách hoặc 4phách chúng ta có thể lựa chọn tiết tấu ballad hoặc Rumba.
 Ví dụ:
 + bài "Bàn tay mẹ" của nhạc sĩ bùi Đình Thảo được viết ở nhịp 2/4 với nội dung ca từ êm ái, trìu mến, thương yêu, chúng ta có thể sử dụng tiết tấu ballad.
+ bài "Hoa chăm pa" dân ca Lào ( phụ lục lớp 5) được viết ở nhịp 4/4 có ca từ và giai điệu mượt mà, thướt tha chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Rumba
-Những bài có nội dung ca từ vui nhộn, được viết ở loại nhịp 2 phách hoặc 4 phách chúng ta có thể lựa chọn những tiết tấu như: Disco, Cha cha cha, Polka, Coủnty.
Ví dụ:
 +bài"Đàn gà con" nhạc Pháp, lời Việt Anh được viết ở nhịp 2/4,có nội dung ca từ ngộ nghĩnh, tinh nghịch, chúng ta có thể dùng tiết tấu Polka.
 +bài "Tập tầm vông"của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Lộc viết ở nhịp 2/4 với nội dung ca từ nói về một trò chơi dân giảr ất vui vẻ, chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Cha cha cha.
 + bài "Chim chích bông" nhạc Văn Dung lời thơ Nguyễn Viết Bình có giai điệu khá vui nhộn ,có thể sử dụng tiết tấu Country2/4.
 Như vậy, khi lựa chọn một tiết tấu sao cho phù hợp với một bài hát chúng ta phải kết hợp nhỉều yếu tố Âm nhạc với nhau. Nhưng chúng ta phải đặc biệt chú ý đó là phải dựa vào số chỉ nhịp ghi ở đầu bản nhạc. Khi đã nắm vững một số nguyên tắc nêu trên, chúng ta sẽ tự tin, linh hoạt khi lựa chọn tiết tấu cho một bài hát trên chính cây đàn của mình để giảng dạy tốt hơn.
II. Lựa chọn âm sắc.
 Để lựa chọn âm sắc sao cho phù hợp với săc thái tình cảm của một bài hát, chúng ta cần đặc biệt chú ý dựa vào tính chất, phong cách của bài hát đó.
 Với cây đàn Organ điện tử có khả năng bắt chước am sắc của nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Ta có thể tạm chia làm 3 loại như sau:
 1- Âm sác các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng: Flute, Violin, Trômpet.
 2- Âm sắc các nhạc cụ trong dàn nhạc nhẹ như: Ghi ta, Saxôphôn...
 3- Âm sác ảo: Là âm sác không phải của loại nhạc cụ nào cụ thể mà đây là sản phẩm của công nghệ âm thanh điện tử: SunBell, Fantasia...
 Sau đây tôi xin đưa ra một số gợi ý để chúng ta có thể lựa chọn các âm sắc thông dụng nhất:
 - Đối với những làn điệu dân ca, hoặc những bài hát có âm hưởng dân tộc Việt Nam rõ nét, chúng ta có thể lựa chọn những âm sắc rồi căn chỉnh ( nếu có thể) sao cho giống các nhạc cụ truyền thống Việt Nam.(Các số ghi sau mỗi loại âm sắc là theo thứ tự Âm sắc ghi trên đàn LK- 55 VN đã cấp cho các trường)
 Ví dụ :
 + Flute ( 096 ) Picolo ( 095)- giả tiếng Sáo.
 +Sitar (222) , Dulcimer (133)- giả tiếng đàn Tranh.
 + Koto ( 225)- giả tiếng đàn Nguyệt.
 +banjo (223)- giả tiếng đàn Tính tẩu của dân tộc Tày.
 + Marimba ( 022) - giả tiếng đàn Tơ rưng của các dân tộc Tây nguyên .
 +Finger bass ( 051) - tăng lên một quãng 8 để giả tiếng Đàn bầu .
 - Đối với những ca khúc thiếu nhi viết theo phong cách âm nhạc phương Tây, chúng ta có thể lựa chọn những âm sắc tươi sáng như Sun bell, Fantasia (108).
 - Đối với những bài hát mang tính chất hành khúc,ta có thẻ lựa chọn những âm sắc khỏe khoắn như: Trumpet ( 073), Acordion (034), brass (078).
 - Đối với những bài hát có tính chất ngộ nghĩnh, tịnh nghịch, chúng ta có thể chọn các âm sắc như: Muted Trumpet (076), Hamonica (037), Paralide, Potatone...
 Ngoài ra chúng ta còn có thể dựa vào nội dung ca từ để chọn âm sắc mà sự lựa chọn đó có thể khắc họa được đôi nét hình tượng tác phẩm. Ví dụ như bài "Gà gáy" dân ca Cống Khao- Lai Châu, chúng ta có thể dùng tiếng Muted Trompet ( 076) để mô phỏng tiến gà rừng gáy le te. Hay trong bài " Con ếch ộp" của nhạc sĩ Hoàng Lân ( phụ lục lớp 1) chúng ta có thể sử dụng tiếng kèn Trombon để mô phỏng tiếng ếch.
 Việc lựa chọn âm sắc có thể còn phụ thuộc đôi chút vào việc chọn tiết tấu trước đó. Chẳng hạn như với những bài có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng, chúng ta có thể chọn những âm sắc mềm mại. Còn với những bài có tiết tấu nhanh, chúng ta có thể chọn những âm sắc tươi sáng, khỏe khoắn hơn.
 Như vậy, để lựa chọn những âm sắc sao cho phù hợp với nội dung của một bài hát thì chúng ta cần phải hiểu rõ được tính chất và phong cách của bài hát đó. Nắm rõ điều này, chúng ta có thể linh hoạt vận dụng và lựa chọn những âm sắc phù hợp để thể hiện tác phẩm một cách hiệu quả nhất.
 Ngoài ra trong quá trình khai thác những tính năng của cây đàn mà mình đang sử dụng , ta có thể tìm tòi ra những tiết tấu phù hợp hơn hoặc pha trộn những âm sắc hay hơn để thể hiện tác phẩm một cách phong phú và sinh động nhất.
 Phần III- bài học kinh nghiệm
 Như chúng ta đã biết việc giảng dạy môn âm nhạc gặp rất nhiều thuận lợi. Vì đây là môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh rất yêu âm nhac, thích học hat, phần lớn giáo viên giảng dạy môn học này đều có năng khiếu về ca hát. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhhững bất cập đó là: Trên địa bàn huyện Bá Thước đội ngũ giáo viên dạy môn âm nhạc có trình độ chuyên môn chưa đồng đều. Ngoài những giáo viên được đào tạo chính quy có năng khiếu ca hát nổi trội, tay đàn tốt, còn lại một số giáo viên do yêu cầu đào tạo nâng cao trình độ nên chuyên môn về âm nhạc chưa được sâu rộng, tay đàn còn non nớt, gặp lúng túng trong kungsử dụng nhạc cụ. Mà khi dạy hát thì ngoài giọng hát của giáo viên được học sinh coi đó là chuẩn xác để tập hát theo thì tiếng đàn cũng quan trọng không kém . Vì ở các lớp lớn chúng ta có thể tập hát theo đàn là chủ yếu ( giảm cách tập truyền khẩu ) nên tiếng đàn lại càng quan trọng hơn.Vì vậy việc xác định và lựa chọn tiết tấu, âm sắc cho một bài hát theo tôi là vô cùng quan trọng. Khi đã lựa chọn tiết tấu và âm sắc phù hợp cho một bài hát thì chúng ta có thể tự tin đàn hát một cách truyền cảm. Giúp học sinh hứng thú học tập, hát
đúng, hát hay, đưa chất lượng học tập ngày càng tốt hơn.
 Qua quá trình giảng dạy của bản thân ở trường tiểu học Điền Lư II trong những năm qua, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Cho đến những năm gần đây, cụ thể là từ năm học 2006-2007 cho đến nay, số học sinh cuối năm được xếp loại A (hoàn thành) là 100%.Trong đó 2 năm học gần đây số học sinh xếp loại A+(hoàn thành tốt) ngày càng tăng lên, chiếm tỉ lệ từ 40% đến 45%. 
 Đây là một kết quả tôi cho rằng cũng đáng khích lệ và sẽ cố gắng phát huy trong những năm học tới.Vì vây tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân được đúc rút trong quá trình giảng dạy, hy vọng các đồng nghiệp tham khảo và có thể vận dụng ngay trên cây đàn của mình giúp cho việc giảng dạy đạt kết quả cao. Ngoài ra tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý xây dựng của các đồng nghiệp để hoàn thiện mình hơn trong cong tác giảng dạy.
Phần IV- ý kiến đề xuất
 Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Âm nhac ở cơ sở, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:
 1.Về cơ sở vật chất: Nên xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho yêu cầu của môn học.Phải có phòng học riêng cho bộ môn đặc thù này. Bổ sung thêm trang thiết bị day học.
 2.Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Nên điều động hết những giáo viên dạy nhạc chưa tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ lần nào đi tập huấn nghiệp vụ sử dụng đàn vào những dịp hè taị trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa.
- Có kế hoạch cho giáo viên đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương khác.
 Điền Lư ngày 1 tháng 4 năm 2011
 Người thực hiện.
 Pham Thị Nguyệt
PHụ LụC
 Phần I: Đặt vấn đề.
I-Lời mở đầu.
II-Thực trạng.
 Phần II: Giải quyết vấn đề.
I-Lựa chọn Tiết tấu.
1:Lựa chọn tiết tấu dựa vào số chỉ nhịp.
2:Lựa chọn tiết tấu dựa vào tính chất âm nhạc của bài hát.
3:Lựa chọn tiết tấu dựa vào ca từ.
II-Lựa chọn Âm sắc.
 Phần III:Bài học kinh nghiệm.
 Phần IV:ý kiến đề xuất.
1:Về cơ sở vật chất.
2Về chuyyên môn nghiệp vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc