Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1a1 Trường Tiểu học Tân Phước A

Tiểu học là một bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa mở ra cánh cửa để bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

Để học tốt được phân môn Tiếng Việt thì vấn đề giao tiếp hết sức quan trọng. Muốn người nghe hiểu được điều mình cần nói thì việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đối tượng cần giao tiếp dễ hiểu. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi người giáo viên cần có cách hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh lĩnh hội được các kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Vì thế mỗi một sinh cắp sách đến trường đều được rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay.

Đối với học sinh lớp một ngôn ngữ nói phát triển chưa nhiều, vốn từ của các em còn rất hạn chế. Đặc biệt là học sinh dân tộc khi dạy phần luyện nói giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều năm thực tế dạy lớp 1 tôi nhận thấy: đa số học sinh khi học luyện nói đều nói trống không, hoặc nói sai chủ đề, hỏi gì thì trả lời đó, . Làm thế nào để giúp học sinh lớp một nói chung và học sinh dân tộc nói riêng học tốt phần luyện nói đã khiến tôi trăn trở rất nhiều.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của ngành giáo dục huyện Đồng Phú, kế hoạch năm học 2010 – 2011 của nhà trường. Được sự phân công, chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tân Phước A tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1a1 Trường Tiểu học Tân Phước A”.

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 1631Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1a1 Trường Tiểu học Tân Phước A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHẦN LUYỆN NÓI PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHƯỚC A
I. Lý do chọn đề tài:
Tiểu học là một bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa mở ra cánh cửa để bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Để học tốt được phân môn Tiếng Việt thì vấn đề giao tiếp hết sức quan trọng. Muốn người nghe hiểu được điều mình cần nói thì việc sử dụng ngôn ngữ sao cho đối tượng cần giao tiếp dễ hiểu. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi người giáo viên cần có cách hướng dẫn, giảng dạy sao cho học sinh lĩnh hội được các kỹ năng giao tiếp tốt nhất. Vì thế mỗi một sinh cắp sách đến trường đều được rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay. 
Đối với học sinh lớp một ngôn ngữ nói phát triển chưa nhiều, vốn từ của các em còn rất hạn chế. Đặc biệt là học sinh dân tộc khi dạy phần luyện nói giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều năm thực tế dạy lớp 1 tôi nhận thấy: đa số học sinh khi học luyện nói đều nói trống không, hoặc nói sai chủ đề, hỏi gì thì trả lời đó,.. Làm thế nào để giúp học sinh lớp một nói chung và học sinh dân tộc nói riêng học tốt phần luyện nói đã khiến tôi trăn trở rất nhiều.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của ngành giáo dục huyện Đồng Phú, kế hoạch năm học 2010 – 2011 của nhà trường. Được sự phân công, chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Tiểu học Tân Phước A tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1a1 Trường Tiểu học Tân Phước A”.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm:
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng phần luyện nói của học sinh chưa cao.
 Đề xuất, áp dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần luyện nói ở lớp 1a1 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tự xác định cho mình nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận đề tài.
2. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc luyện nói của học sinh lớp 1A1 chưa cao.
3. Đề xuất cách áp dụng “ Một số biện pháp giúp học sinh có hứng thú trong giao tiếp ở lớp 1A1 nhằm nâng cao chất lượng phần luyện nói
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Đọc đề tài tham khảo: Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp một tập 1, 2.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phân tích nội dung.
+ Phương pháp thống kê.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA MÔN HỌC VẦN
Phần học vần có 80 chủ đề, tập đọc có 32 nội dung. Thời gian dành cho phần luyện nói giao động trên dưới 10 phút, kể chuyện ở học kì II 32 - 35 phút( 1 tiết học riêng ). Trong chương trình yêu cầu luyện nói được nâng dần theo mức độ từ dễ đến khó, ngắn đến dài.
Chủ đề của chương trình tiếng Việt một thể hiện ở 2 dạng:
 Dạng 1: Nói theo hội thoại: yêu cầu nói to, đủ, rõ ràng, biết đối thoại theo cặp tự đặt câu hỏi về đối tượng, chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
 Dạng 2: Nói thành bài giống như kể lại một câu chuyện đơn giản dựa vào tranh hoặc nghe giáo viên kể.
Từ mục đích trên ta thấy việc phát triển phần luyện nói cho học sinh rất quan trọng trong môn Tiếng việt cũng như trong đời sống hàng ngày.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC
HỌC SINH LUYỆN NÓI Ở LỚP 1A1 ĐẦU NĂM CHƯA CAO.
I. THỰC TRẠNG
Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công giảng dạy lớp 1A1. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy chất lượng phần luyện nói của học sinh lớp tôi như sau:
TSHS
Nói chưa đủ câu
Nói chưa đúng 
chủ đề
Nói đủ câu, 
đúng chủ đề
SL
%
SL
%
SL
%
28
20
71,4
8
28,6
0
0
Đứng trước thực trạng trên, tôi thấy việc giúp học sinh luyện nói tốt là một vấn đề cấp bách phải thực hiện ngay từ đầu năm học.
II. NGUYÊN NHÂN
Qua giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy :
Một số em chưa qua lớp mẫu giáo nên rất nhút nhát, không dám phát biểu, vốn từ còn rất ít.
 Tranh ảnh về chủ đề luyện nói còn hạn chế
 Một số chủ đề mới đối với các em như: ruộng bậc thang, lễ hội,. Nên dù giáo viên có nói chi tiết thế nào các em cũng khó hình dung được.
 Học sinh dân tộc trong khối, lớp chiếm tỉ lệ rất cao 36/70 em: có một số em nói tiếng Việt còn chưa dành nên các em gặp không ít khó khăn trong phần học này.
 Thời lượng dành cho phần luyện nói ít.
 Qua trao đổi với các giáo viên khối một, thì đây là tình hình thực tế chung của toàn khối chứ không riêng gì lớp 1A1 tôi phụ trách.
CHƯƠNG III:
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1A1
Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và diễn đạt ý phong phú giáo viên cần:
1. Giúp học sinh nắm chắc chủ đề, nội dung cần luyện nói của bài
Chủ đề luyện nói thường gắn liền với môi trường sống thân quen, gần gũi với các em. Ở mỗi bài học vần hay tập đọc đều có chủ đề luyện nói tương ứng. Chính vì thế tôi cần xác định cho học sinh nắm được nội dung chính của chủ đề cần luyện nói bằng cách: 
 Nêu yêu cầu của chủ đề cần luyện nói, đồng thời tôi tận dụng triệt để tranh vẽ, hình ảnh cho học sinh quan sát để giới thiệu cụ thể chủ để luyện nói của bài.
 Khi gặp những chủ đề quen thuộc với thực tế các em đã được tiếp xúc và làm quen như: “ Xanh, đỏ, tím, vàng “ tôi cho các em trưng bày vật thật và thảo luận trong nhóm nhằm phát huy tính sáng tạo đồng thời giúp các em tự trao đổi để phát triển khả năng diễn đạt của mình vì các em sẽ cởi mở với nhau hơn và sẽ có sự tranh đua giữa các nhóm. Muốn đạt được điều này tôi phải chuẩn bị rất kĩ, nhất là hệ thống câu hỏi gợi ý, có thể chẻ nhỏ câu hỏi ( nhưng không vụn vặt ) để đối tượng học sinh yếu có thể tham gia được, đồng thời huy động vốn từ tiềm ẩn của các em. Tôi định hướng học sinh thảo luận đúng chủ đề và không đi sâu quá sẽ gây lan man và hiệu quả không cao.
Ví dụ: chủ đề “ Quà quê “
Đây là một chủ đề nó đã được lồng ghép trong các môn học khác như: Tự nhiên – xã hôi, Đạo đức, nó còn gắn liền với đời sống hàng ngày của các em. Vì thế câu hỏi gợi mở cho học sinh cần được sắp xếp khoa học, câu hỏi đảm bảo khai thác được cảc 3 đối tượng học sinh, như: 
- Trong tranh vẽ cảnh gì ?
- Bạn nào đã được bố mẹ cho về thăm quê ? 
- Em thấy ở quê em có những món ăn, trái cây,.. gì phổ biến ? 
- Quà quê gồm những thứ gì ? 
- Em thích thứ quà gì nhất ? 
- Ai hay cho em quà ? ( người thân trong gia đình, hàng xóm, )
- Được chia quà em có chia cho mọi người trong gia đình không ? 
- Mùa nào thường có những quà từ làng quê ? ( tôi kết hợp gợi ý theo từng 
mùa ). Quà quê
 Qua đó các em trả lời rất nhanh và có phần phấn khởi khi nói đến những món quà quê mà các em đã được nhận.
Trong quá trình các em luyện nói tôi theo dõi để chỉnh sửa câu văn của các em hoàn thiện hơn. Đồng thời định hướng và khuyến khích những học sinh khá giỏi phát triển nói thành đoạn văn ngắn.
Song song đó tôi chọn lọc, kết hợp lồng ghép dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc và những học sinh chưa qua mẫu giáo ngay từ những ngày đầu làm quen và nhận lớp.
 Đối với các chủ đề về các con vật quen thuộc tôi kết hợp trò chơi vào luyện nói để gây hứng thú học tập tích cực cho các em nhất là đối với học sinh còn nhút nhát, học sinh chậm hiểu.
Ví dụ: Cho một học sinh bắt trước tiếng kêu của con bê. Khi tiếng bắt trước vừa mới dứt thì em Chung ở tổ 1 đã nhanh nhẹn trả lời đó là tiếng kêu của con “dê “, em Thuỷ ở tổ hai lại phản bác ý của bạn và cho đó là con “ bê “. Thế là cuộc tranh luận cùng các lý do khác nhau được đưa ra thật sôi nổi, bầu không khí trong lớp học sôi động hẳn lên, mọi nhút nhát, rụt rè tan biến thay vào đó là những cử chỉ, động tác, cùng các câu từ khác nhau được đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình là đúng.
 Từ đó tôi dẫn dắt các em đi sâu vào chủ đề hơn.
2. Phương tiện – ĐDDH: 
Đây cũng là nội dung hết sức quan trọng, giúp tiết học sinh động hơn, tạo cảm giác thích thú cho học sinh.
Nhằm khai thác đồ dùng có hiệu quả tôi cho các em hoạt động nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng năng nổ, nhanh nhẹn. Tôi hướng cho các em luyện nói cá nhân trong nhóm theo câu hỏi gợi ý. Tôi kết hợp sử dụng công nghệ thông tin vào trong phần này vì nó rất nhiều hình ảnh sống động minh hoạ cho bài, tôi còn cho các em nghe và xem những tiết học luyện nói hay mà tôi sưu tầm được để giúp các em học tốt hơn.
3. Khắc phục tính rụt rè, nhút nhát của các em.
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều em nói trước tập thể còn chưa mạnh dạn như em: Cúc, Sinh, Hồng, Minh Hải,.một phần do khả năng tiếp thu của các em chậm nên sợ nói sai, nhưng cũng có một số em biết nhưng không dám nói vì rất sợ nói trước đông người như em Linh, 
 Tranh luyện nói
Tuyền chẳng hạn mỗi lần tôi gọi phát biểu là người cứ run lên sau một hồi mới trình bày được. Chính vì lẽ đó việc làm đầu tiên là tôi ổn định tâm lí cho các em để các em không còn cảm giác sợ sệt khi nói sai hoặc không nói được. Sau đó tôi cho các em quan sát tranh ảnh, vật thật minh họa, hoặc các đoạn băng tôi sưu tầm được như bài : “ Ngày tết” tôi mở cho các em nghe bài hát “ Sắp đến tết rồi”, đồng thời cho các xem các đoạn phim tôi đã sưu tầm về quang cảnh chợ tết, lễ hội giao 
 Lễ hội giao thừa
thừa, lễ hội ẩm thực của một số thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh., 
Tôi kết hợp cho các em tự trao đổi theo cặp về các hình minh 
họa đó, tôi hướng dẫn các em so sánh xem các tranh, hình, phim minh họa có khác gì so với chợ tết ở Bình Phước không. Qua đó một số em rất hứng 
Lễ hội ẩm thực
thú kể cho cả lớp nghe về buổi được mẹ chở đi sắm quần áo tết ở chợ đêm Bình PhướcSự rụt rè nhút nhát của các em tan biến thay vào đó là bầu không khí sôi động về chủ đề ngày tết, các câu từ được sử dụng rất phong phú, câu văn đa dạng. Tôi nghe thấy em Vy kể với bạn trong tổ : mình được mẹ chở đi chợ đêm sắm đồ thích lắm, nhiều đồ đẹp ơi là đẹp, chợ đêm có nhiều bóng điện đủ màu sắc nhấp nháy, còn có rất nhiều người đi mua đồ nữa, Đối với học sinh chưa mạnh dạn , còn nhút nhát hoặc tiếp thu chậm tôi dẫn dắt các em làm quen với từng ý nhỏ, đối với những trường hợp cá biệt như em Đào ( chưa qua mẫu giáo, ít tiếp xúc va chạm với mọi người, ít được bố mẹ đi chơi ) tôi phải nói mẫu sau đó cho em nói lại tập cho em dần làm quen với việc luyện nói. Tôi tích cực cho em tham gia các hoạt động trên lớp như : hoạt động nhóm, trò chơi giúp em mạnh dạn để dễ 
Chợ đêm Bình Phước
hòa nhập với cc bạn bớt đi tính rụt rè. 
VD như học các chủ đề về: Nặn đồ chơi; đọc truyện tranh; áo choàng, áo len, áo sơ mi; phim hoạt hình, tôi cho học sinh tham gia chơi nặn hình 
bằng đất sét, tô màu vẽ tranh, xem truyện tranh; chọn các loại áo, loại ghế theo sở thích của mình.
 Hoặc những chủ đề về “Biển cả”,”Thung lũng, suối ,đèo”,”Hươu,Nai, Thung lũng
Gấu,Voi, Cọp” “Sẻ, ri, bói cá, le le”” Gió, mây, mưa, bão, lũ”lẫn sang việc dạy tự nhiên xã hội. Do đó, tôi cũng cố gắng giúp học 
sinh bằng cách gợi ý những câu hỏi thật sát với chủ đề không đi qu á s âu tìm hiểu về đời sống của các động vật sự vật, hiện tượng,.Chẳng hạn những chủ đề về các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên
  Cho học sinh xem 1 số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng đó, các em sẽ nêu được tên của các sự vật trên. Sau đó, tôi chỉ cần nêu câu hỏi gợi ý để các em cùng thảo luận với nhau 
về những tác hại, hoặc những cách nào 
để ngăn chặn, bảo vệ khi chúng xảy ra.
Biển cả
4. Hướng dẫn học sinh nói đủ câu, đủ ý 
Thực trạng lớp tôi cho thấy đa phần các em thường nói câu cụt lủn, trống không hoặc hỏi gì thì trả lời đó. Để khắc phục điều này tôi yêu cầu các em trước khi trả lời phải nhắc lại câu hỏi. VD: Chủ nhật vừa qua em có được bố mẹ cho đi chơi đâu không ? thay vì học sinh trả lời “không hoặc có” thì tôi hướng cho các em trả lời “ chủ nhật vừa qua em được bố mẹ chở đi chơi ở bãi cỏ”. Muốn đạt được điều đó tôi tổ chức cho một số cặp học sinh khá, giỏi nói mẫu, sau đó phân tích hay dở và cho các em thực hành lại. Trong quá trình sửa câu cho học sinh tôi hướng các em nên sử dụng các từ ngữ khác để thay thế tránh tình trạng lặp lại các câu từ của bạn nhiều.
 Trong quá trình tiếp cận với các em nhất là đối với học sinh nhút nhát, tiếp thu bài thụ động,tôi thường khích lệ, động viên kịp thời khi các em trình bày ý kiến hoặc trả lời câu hỏi . Đồng thời tôi luôn tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở, chan hoà , tuyên dương kịp thời nhằm nâng cao tinh thần hăng say học tập của các em.
 Kỹ năng nói rất quan trọng trong phần luyện nói vì thế tôi luôn nhắc nhở các em phải nói to, rõ ràng thành câu, đoạn cho hoàn chỉnh với phong thái tự nhiên không theo một khuôn mẫu nhất định nào đó.
Qua một thời gian thực hiện, bản thân tôii đã rút kinh nghiệm qua từng bài dạy, kết hợp với sự trau dồi của đồng nghiệp tôi thấy lớp học tôi phụ trách học sôi nổi hơn rất nhiều. Đặc biệt trường hợp em Đào, đầu năm em sợ sệt, đôi lúc không tiếp xúc với các bạn vì khoảng cách quá xa thì nay em thay đổi hẳn, luôn luôn giơ tay phát biểu, hoạt bát khi chơi cùng với các bạn. Khả năng nói của em tiến bộ rõ rệt. Không riêng gì em Đào mà rất nhiều học sinh lớp tôi ngày càng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, kết quả học tập tiến bộ rõ rệt, đưa ra được những suy nghĩ của bản thân mình trước lớp.
Sau khi tìm tìm tòi và áp dụng một số biện pháp giúp học học tốt phần luyện nói phần học vần ở lớp 1a1 tôi đã thu được kết quả như sau:
TSHS
Năm học
Thời gian
Nói chưa đủ câu
Nói chưa đúng chủ đề
Nói đủ câu, đúng chủ đề
SL
%
LS
%
SL
%
26
2009 - 2010
HKI
20
6
0
0
HKII
2
7,7
0
0
24
92,3
28
2010 - 2011
Tháng 9
20 
71,4 
8
28,6 
0
0
GHKI
10
35,7
3
10,7
15
53,6
CHKI
4
14,3
0
0
24
95,7
Năm học 2009 – 2010 lớp tôi có:
Một học sinh đạt giải nhất, một học sinh đạt giải khuyến khích cấp huyện chương trình giao lưu Tiếng việt cho học sinh dân tộc.
Một học sinh đạt giải nhì cấp tỉnh chương trình giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Những thành tích trên chưa cao nhưng cũng phần nào phản ánh kết quả rèn luyện của cô và trò lớp tôi.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, với việc áp dụng một số kinh nghiệm dạy phần luyện nói phân môn học vần ở lớp 1a1, tôi nhận thấy: Để giúp học sinh luyện nói tốt , mỗi giáo viên giảng dạy lớp 1 cần:
 Nắm rõ nội dung chủ đề luyện nói của từng bài
 Hướng dẫn học sinh rèn luyện từng bước để đạt được những yêu cầu và kỹ năng luyện nói từ thấp đến cao.
 Bản thân mỗi giáo viên luôn mẫu mực trong từng lời nói khi truyền thụ kiến thức cho học sinh cũng như trong giao tiếp với các em.
Cần kiên trì uốn nắn, sửa chữa những sai sót của các em.
Vận dụng các phương pháp phù hợp linh hoạt.
 Tận dụng tối đa phương tiện trực quan đồng thời phát huy năng lực quan sát của học sinh. Tích cực tổ chức những tiết học bằng trình chiếu.
 Hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Lồng ghép các trò chơi, cho học thực hành một số chủ đề bằng vật thật.
 Xây dựng không khí học tập thật thoải mái vui tươi, tạo dựng mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau thân thiện, gần gũi.
Động viên, uốn nắn, sữa chữa kịp thời những em còn thiếu sót. Bồi dưỡng những học sinh có khả năng luyện nói tốt. Chủ động trò chuyện với những em nhút nhát.
 Phối hợp với phụ huynh học sinh để kết hợp việc rèn câu, từ ở nhà cho các em.
 Báo cáo, trao đổi kịp thời trong quá trình họp tổ, họp chuyên môn, thao giảng để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã thực hiện dạy phần luyên nói cho học sinh ở lớp mình. Có thể kinh nghiệm này phù hợp với đối tượng học sinh mà chính bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy nhưng lại chưa thực sự phù hợp với các lớp khác, trường khác. Vậy tôi rất mong được sự đóng góp của hội đồng giám khảo, các quý thầy cô và bạn đọc để tôi ngày càng tiến bộ hơn trong công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn !
 Tân Phước ngày 19 tháng 1 năm 2011
 Người viết
Phạm Thị Bích Thuận
NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI
....
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG PHÚ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Luyen noi Thuan.doc