Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thư viện

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn đáp ứng với yêu cầu học tập ngày càng cao của mọi thế hệ. Đặc biệt là thế hệ trẻ đã không ngừng học tập vươn lên tự học, tự tìm hiểu khám phá để chiếm lĩnh kiến thức.

Thư viện nhà trường có một vị trí quan trọng, là trung tâm văn hoá của nhà trường, có nhiệm vụ phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao tri thức rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển con người toàn diện.

Đối với các trường tiểu học nói chung thì thư viện nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho các em nhận thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh một cách tốt hơn. Hơn nữa qua hoạt động thư viện nó có thể thúc đẩy lòng ham học hỏi, ham khám phá ở lứa tuổi học sinh tiểu học góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

Đối với trường tiểu học thị trấn Thống Nhất nói riêng thì thư viện nhà trường càng quan trọng bởi vì do đặc điểm về địa bàn, đặc điểm dân cư vùng miền, các em chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang phát triển và thay đổi hằng ngày, những thông tin mới một cách đầy đủ, kịp thời. thì qua thư viện, thông qua các câu chuyện, sách báo, tài liệu, tranh ảnh, bài học của tủ sách thư viện có thể giúp các em cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, đồng thời tiếp cận với cuộc sống, với thế giới xung quanh mình một cách nhanh chóng, dễ ràng và thuận lợi hơn.

Tuy nhiên hoạt động thư viện của nhà trường chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh nhà trường do điều kiện về cơ sở vật chất của thư viện còn hạn chế, tổ chức hoạt động của thư viện còn chưa phù hợp.Chính vì vậy trong những năm qua nhà trường đã quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác thư viện. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II thì hoạt động của Thư viện càng được quan tâm và đẩy mạnh hơn lúc nào hết. Xuất phát từ những lý do đó nên bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện” nhằm giúp cho hoạt động thư viện của trường ngày một chất lượng và đạt hiệu quả cao.

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 9339Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường.(Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường PT- Bộ GD&ĐT).
Trong các năm học qua, song song với các văn bản chỉ đạo kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành đều nói tới vị trí vai trò cũng như tác dụng của thư viện trường học. Năm học 2009 -2010 Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn hướng dẫn công tác thư viện số 1159/SGDĐT – GDTrh ngày 17/8/2009 với những nhiệm vụ cụ thể. Phòng giáo dục Yên Định cũng có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thư viện cũng như tổng kết đúc rút kinh nghiệm của hoạt động thư viện từng năm.
Xuất phát từ vai trò, vị trí và những tác dụng đó của thư viện, trong những năm gần đây bên cạnh việc dạy - học của giáo viên và học sinh, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm pháy huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh, thì thư viện nhà trường cũng từng bước được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của giáo viên và học sinh, đáp ứng với xu thế phát triển của ngành giáo dục nói chung đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo về chất lượng đội ngũ. Đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang từng bước đòi hỏi đối với mỗi thành viên trong nhà trường. Chính vì vậy hoạt động thư viện nhà trường đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
 II. Thực trạng của hoạt động thư viện
Trong những năm qua trường tiểu học Thống Nhất liên tục được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 – 2000, rồi được công nhận là chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2007 và hiện nay trường tiểu học Thống Nhất đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Tuy vậy cũng như một số trường học khác trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của công tác thư viện mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một trường chuẩn. Chưa có phòng đọc riêng đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ công tác học tập và nghiên cứu của học sinh và giáo viên, phòng đọc và kho sách còn chung nhau. Cơ sở vật chất phục vụ thư viện còn thiếu thốn, sách tham khảo giành cho giáo viên còn ít, không có đủ sách đáp ứng nhu cầu mượn của học sinh.
Mặt khác do trường học hai buổi trong ngày nên ảnh hưởng lớn đến phần nào thời gian học tập và nghiên cứu của học sinh và giáo viên , dẫn đến hiệu quả hoạt động của công tác thư viện không được cao. Giáo viên và học sinh không có thời gian nhiều để đến thư viện học tập, nghiên cứu.
Một thực trạng nữa mà Thư viện nhà trường cũng gặp phải đó là tuy có đầy đủ cán bộ, nhân viên thư viện nhưng cán bộ thư viện mới ra trường tuổi nghề còn ít nên kinh nghiệm chưa nhiều cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác thư viện.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện còn hạn chế nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, quả lý của công tác thư viện, đến hoạt động giáo dục của nhà trường.
 Về hoạt động công tác thư viện chỉ diễn ra một cách đơn thuần, hoạt động chưa phong phú là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo...Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động thư viện chưa cao.
Vì những khó khăn trên đây trong đề tài này tôi xin được đưa ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hoạt động của thư viện .
 III. Các giải pháp thực hiện
 1.Nâng cao nhận thức về vai trò của thư viện
Qua những thực trạng về công tác thư viện của trường, để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện phục vụ tốt hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường từng bước đáp ứng các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ II. Bản thân tôi nhận thấy muốn thư viện hoạt động tốt và có hiệu quả cần phải nõng cao nhận thức của cỏn bộ, giỏo viờn, học sinh về vị trớ, vai trũ và tỏc dụng của thư viện trường học trong giảng dạy, học tập và giỏo dục toàn diện. Từ nhận thức chuyển thành những việc làm cụ thể thiết thực trong cụng tỏc thư viện trường học.
Tổ chức thu hỳt toàn thể giỏo viờn và học sinh tham gia cỏc hoạt động thư viện bằng cỏc hỡnh thức phong phỳ, phự hợp; đảm bảo cung ứng cho giỏo viờn, học sinh cỏc loại sỏch giỏo khoa, giỏo trỡnh, sỏch nghiệp vụ, sỏch tham khảo, bỏo, tạp chớ và cỏc loại hỡnh tài liệu khỏc nhằm gúp phần nõng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nâng cao hiệu quả công tác thư viện.
 2. Xõy dựng vốn tài liệu, cơ sở vật chất của thư viện 
Từ thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị hiện có của thư viện nhà trường tôi thấy nhà trường cần cú kế hoạch huy động thêm cỏc nguồn kinh phớ khác để tiếp tục đầu tư xây dựng nõng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật thư viện như phũng đọc giỏo viờn, phũng đọc học sinh, kho sỏch, giỏ sỏch, bàn ghế, thiết bị nghe nhỡn, mỏy tớnh nối mạng, đốn chiếu sỏng, mỏy Fotocopy cựng cỏc thiết bị kỹ thuật chuyờn dựng khỏc. Đồng thời tiếp tục bổ sung thêm đầu sách làm phong phú nguồn sách, tên sách.
 Việc bổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần thiết bởi vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thoả mãn nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Đảm bảo đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục do Bộ Giáo dục& Đào tạo qui định và Sở GD&ĐT hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sách báo trong thư viện, ưu tiên đầu tư các loại sách phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Chú ý đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo viên và học sinh.
Lập tủ sách pháp luật: Thư viện trường học cần thiết phải lập riêng một tủ sách pháp luật để mọi người trong có điều kiện tìm hiểu pháp luật, để từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật được tốt hơn.
3. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thư viện
Thửụứng xuyeõn naõng cao trỡnh ủoọ nghieọp vuù chuyeõn moõn. Naờng ủoọng, saựng taùo vaứ thửùc hieọn nghieõm tuực caực quy ủũnh veà quaỷn lyự, baỷo quaỷn taứi saỷn.Đây cũng là việc hết sức quan trọng của cán bộ thư viện. Cán bộ, nhân viên thư viện tự học và tham gia các lớp tập huấn về công tác thư viện để thông qua đó nắm chắc nghiệp vụ thư viện thực hiện công tác một cách khoa học và có bài bản. Có như vậy thì việc đến thư viện để đọc sách nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh mới được thuận lợi, giúp chất lượng hoạt động thư viện được nâng cao. 
 4.ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện
 Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thư viện cũng là một việc rất cần thiết .từng bước tiến hành đưa trang thiết bị hiện đại, trang bị phòng máy, nối mạng Internet, phần mềm tin học phục vụ cụng tỏc quản lý thư viện và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường.
 IV. các biện pháp tổ chức thực hiện
1.Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thư viện, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Thư viện có nhiệm vụ phục vụ tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập tổ công tác thư viện do tôi phụ trách và chỉ đạo hoạt động. Tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ năm học, với tình hình thực tế của nhà trường. Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được tôi phổ biến và truyền đạt trong Hội nghị nhà trường và và trong các buổi sinh hoạt của tổ công tác thư viện. Mặt khác, Công tác thư viện được phối hợp để tuyên truyền rộng rãi trong nhà trường thông qua các hệ thống khẩu hiệu, qui định nội quy, nhằm tác động đến nhận thức của đông đảo học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân ở địa phương.
 Tôi cũng đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc cho từng thành viên trong tổ công tác thư viện. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác thư viện trong từng tuần, từng tháng. Song song với các nhiệm vụ đó, tôi cũng luôn luôn, đôn đốc theo dõi, chỉ đạo sát sao các hoạt động của công tác thư viện qua mỗi việc làm, mỗi thành viên.
 Bên cạnh đó tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường cộng tác chặt chẽ với thư viện nhà trường, là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu về công tác thư viện của Ban giám hiệu, của tổ công tác thư viện đề xuất và đặt ra.
 Các khối trưởng chuyên môn cũng có trách nhiệm chính để tuyên truyền cho giáo viên và học sinh đọc sách và hoạt động thư viện. Ngoài ra còn tham mưu cho nhân viên thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu cầu chương trình của chuyên môn.
 Qua thời gian đầu khi tổ công tác thư viện được thành lập và đi vào hoạt động. Thư viện đã có sự khởi sắc mới, vai trò của thư viện cũng được nâng lên.
 2.Tìm nguồn ngân sách để bổ sung thêm nguồn sách thường xuyên cho thư viện
Để bạn đọc đến thư viện thường xuyên, cuốn hút được nhiều giáo viên và học sinh đến đọc sách, học tập, nghiên cứu, đòi hỏi nguồn sách trong thư viện cũng phải thực sự phong phú và đa dạng. Cách sắp xếp, bài trí phải khoa học. Trong năm học 2008 -2009 ngoài nguồn sách hiện có của thư viện với số lượng hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện. Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ Làm thế nào để luôn đủ số lượng sỏch giỏo khoa, sỏch nghiệp vụ, sỏch tham khảo theo danh mục do Bộ Giỏo dục& Đào tạo qui định và Sở GD&ĐT hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sỏch bỏo trong thư viện, ưu tiờn đầu tư cỏc loại sỏch phục vụ đổi mới chương trỡnh và sỏch giỏo khoa...để đáp ứng với hoạt động của thư viện trong năm học .
 Từ những yêu cầu và suy nghĩ đó tôi đã mạnh dạn đề nghị với Hiệu trưởng nhà trường đầu tư, tổ chức phát động các phong trào để tăng thêm nguồn sách báo, tài liệu cho Thư viện như:
 - Trích một phần kinh phí từ các quỹ xây dựng, hội phụ huynh để mua và trang bị thêm nguồn sách phục vụ cho công tác thư viện.
 - Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng sách. Ví dụ như kết hợp với đội thiếu niên tiền phong và nhất là giáo viên chủ nhiệm để xây dựng phong trào “Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách”.
 - Phát động học sinh góp sách, tiến hành phân loại sách do học sinh góp, đưa những sách tốt phục vụ cho học sinh, loại trừ những sách có nội dung xấu.
 - Đặt mua cỏc loại bỏo, tạp chớ phự hợp với yờu cầu của cấp học, của giỏo viờn và học sinh.
 Qua các phong trào trên đã tạo nên được một kết quả rất đáng mừng đối với hoạt động của công tác thư viện đó là: Nguồn sách của thư viện đã ngày dần được bổ sung và tăng lên, bạn đọc đến với thư viện ngày một nhiều hơn, nhân viên thư viện qua đó cũng có thêm được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác của mình.
 3.Tổ chức hoạt động thư viện
Trong tổ chức hoạt động thư viện tôi luôn theo dõi và cùng với tổ công tác thư viện lên kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của thư viện đáp ứng với điều kiện thực tế của nhà trường, nhu cầu của giáo viên và học sinh.
- Thư viện mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần. Cán bộ thư viện lên kế hoạch cụ thể từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng học sinh dồn lên thư viện ào ào vào các giờ ra chơi. 
 Học sinh trong giờ đọc sách ở thư viện
Giới thiệu các loại sách đến giáo viên và học sinh bằng nhiều hình thức:
+ Đối với giáo viên: Giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn các loại sách mới nhất, cần thiết đưa đến tận tay người đọc, giới thiệu cho nhiều người cùng đọc.
 	+ Giới thiệu trên bảng thông báo của thư viện, phòng giáo viên để giáo viên biết và tìm mượn.
 	+ Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở thư viện, phòng giáo viên, văn phòng và nhiều nơi khác để giáo viên tham khảo. Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên việc giới thiệu sách cũng dễ dàng hơn.
 	+ Đối với học sinh: Phòng thư viện giới thiệu sách trên bảng thông báo của thư viện, của nhà trường, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm để các em nhanh chóng tìm đến thư viện đọc sách.
+ Giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể toàn trường.
 	+ Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở một số vị trí mà học sinh trong trường thường chú ý để thu hút nhiều bạn đọc đến thư viện .
- Tổ chức đọc sách cho học sinh các lớp, cán bộ thư viên thường áp dụng phương pháp như:
 	+ Các loại sách Kim đồng hay, đẹp , quý, thư viện cho giáo viện chủ nhiệm mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bao bọc cẩn thận trước khi đọc .
 	+ Băng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều bởi vì thì giờ lên thư viện, phòng đọc của các em rất hạn chế. Nếu lớp có 30 em, giáo viên mượn về 30 cuốn, em nào cũng được đọc và trao đổi cho nhau đọc, thì số lượt bạn đọc được tăng lên rất nhiều và vòng quay của sách đạt yêu cầu tối đa.
 + Trong các giờ ra chơi hằng ngày cán bộ thư viện thường xuyên tổ chức cho học sinh mượn và đọc sách. Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các giờ ra chơi hàng ngày là những truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn dễ tiếp thu, màu sắc tranh ảnh đẹp mắt phù hợp với tuổi thơ. Cán bộ thư viện cũng qua đó kết hợp hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh trong sách và hướng dẫn bảo quản sách.
 	+ Ngoài ra để vận động học sinh đọc được nhiều sách, tập cho học sinh tìm kiếm tư liệu qua sách báo, làm quen với kho tàng kiến thức của nhân loại và từng bước tham gia gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường, Tổ công tác thư viện đã thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong trường tổ chức thi kể chuyện vào các ngày lễ lớn trong năm như 20/11 , 22/12, 8/3, 26/3.... cũng từ đó phát động các phong trào thi đua đọc sách, kể chuyện theo sách đến đông đảo học sinh toàn trường. Qua đó các em cũng đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách báo ở thư viện ngày một nhiều hơn.
+ Đối với những hôm có lớp trống tiết mà không bố trí được giáo viên đứng lớp thay, hoặc những hôm trời mưa không thể học được môn Thể dục ngoài trời thì cán bộ thư viện cũng đã phối hợp tốt với giáo viên để cho các em đến Thư viện đọc sách, học tập.
+ Nhân viên thư viện cú phương thức quản lý và phục vụ phự hợp để tăng cường số lượng và nên bố trớ lịch đọc và làm việc với sỏch tại thư viện theo thời khúa biểu tối thiểu 1 tiết/ tuần/ học sinh. 
+ Đọc to nghe chung: đây là hình thức đơn giản nhất dễ làm, thực hiện ở đâu cũng được. Đối tượng nghe chủ yếu là học sinh, nhằm tuyên truyền các tác phẩm văn học giúp các em tiếp thu tốt hơn. Nội dung là truyện cổ tích, truyện ngắn hay, có thể trích truyện dài để giới thiệuvà trước khi đọc người đọc phải lựa chọn tài liệu và đọc trước. Công việc này không phải chỉ do nhân viên thư viện đọc mà có thể do các cộng tác viên tích cực của thư viện thực hiện.
+ Kể truyện sách : kể truyện sách là thuật lại những điều đã ghi trong sách cho người khác nghe.Muốn làm được điều này thì người kể phải tiếp thu nhuần nhuyễn nội dung của sách và trước khi kể phải biết chọn nội dung, chọn đề tài cho phù hợp với trình độ , lứa tuổi của học sinh.
+ Điểm sách: Là một cuộc nói truyện ngắn gọn, giới thiệu một hay nhiều cuốn sách đã viết sẵn theo một dàn bài định trước. Giới thiệu sách một cách ngắn gọn, chủ đề được tập chung, gồm những phần sau đây: giới thiệu hình thức cuốn sách, tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nội dung chủ yếu của cuốn sách, đối tượng của cuốn sách. Bằng phương pháp nàyPPHáP NAYFF có thể giới thiệu được nhiều sách và có nội dung tập trung.
+ Tổ chức cho học sinh “Thảo luận sách”. Đây là một phương pháp mà trong năm học vừa qua cán bộ thư viện đã tổ chức cho học sinh. Qua đó đã kích thích, cuốn hút được nhiều học sinh tham gia đọc và thảo luận sách, tạo thói quen tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết cho học sinh .
 	Ngoài những hình thức tuyên truyền và tổ chức đọc sách cơ bản nói trên thì tuỳ từng điều kiện, từng thời điểm cán bộ thư viện tổ chức cho học sinh theo các hình thức khác như: thi vui đọc sách, thi đố vui, vui cùng sách, vui cùng thư viện...Nhằm mục đích giúp học sinh vui chơi đọc sách vào những ngày đầu năm học nhằm nâng cao hiệu quả học tập toàn diện của học sinh.
4. Xây dựng mạng lưới thư viện học sinh
Mạng lưới thư viện học sinh đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của thư viện trường học. Mạng lưới thư viện học sinh là những bạn đọc tích cực, có tinh thần trách nhiệm với công tác thư viện. Nhưng không coi các em là những người thực hiện các công việc của thư viện một cách bị động mà phải hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện tốt công tác một cách tích cực và chủ động.
Để có một đội ngũ học sinh - mạng lưới tốt hỗ trợ cho cán bộ thư viện trong các hoạt động của thư viện, cán bộ thư viện đã lựa chọn các em thích đọc sách, tích cực nhanh nhẹn, năng nổ dạn dĩ khi xuất hiện trước đám đông và các em có năng khiếu như: biết kể chuyện , có giọng đọc hay, có năng khiếu ca hát, múa, viết chữ đẹp, khéo tay...Số lượng học sinh mạng lưới này cán bộ thư viện theo điều kiện cụ thể của hoạt động để chọn.
Phân công học sinh mạng lưới: cán bộ phân công học sinh theo khả năng của mình, hướng dẫn từng phần việc được giao cho các em để các em hiểu và thực hiện tốt công việc của mình
 Có thể chia học sinh thành các mạng lưới thư viện theo từng nhóm như sau:
+ Nhóm phục vụ bạn đọc: các em hướng dẫn các bạn chọn sách, cất sách, quan sát, giữ gìn trật tự...trong lúc các bạn đọc sách trong giờ ra chơi. Ngoài ra các em có thể giúp cán bộ thư viện cho các bạn mượn sách và nhận trả sách, nhắc nhở các bạn mượn sách quá hạn.
+ Nhóm tuyên truyền giới thiệu sách: các em cần đọc thêm nhiều sách để có thể giới thiệu sách, điểm sách, đọc to nghe chung... các em cũng là nòng cốt và là những cộng sự đắc lực của cán bộ thư viện trong các hoạt động của thư viện như kể chuyện sách, thi vui đọc sách, trưng bày sách...
+ Nhóm trang trí: gồm các em có năng khiếu hội hoạ, viết chữ đẹp ,khéo tay...Công việc của các em là trang trí thư viện, làm mục lục treo tường , mục lục tranh vẽ...giúp thư viện trình bày trong những cuộc trưng bày, triển lãm sách...
Để có một đội ngũ học sinh mạng lưới thực hiện hết khả năng của mình, hỗ trợ tốt trong các hoạt động của thư viện là hướng dẫn , rèn luyện và giúp đỡ các em trong từng nhóm nắm được một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện, nắm được phương pháp và kĩ năng đọc sách, cũng như những biện pháp tuyên truyền sách báo. Cán bộ thư viện thường quán xuyến được hết phần việc của mình , có kế hoạch, biết phân công học sinh mạng lưới vào những việc hướng dẫn các em một cách bền bỉ kiên trì, tham mưu tốt với ban giám hiệu để được sự hỗ trợ, động viên khen thưởng các em. Vai trò của ban giám hiệu rất quan trọng, giúp cho đội ngũ học sinh mạng lưới duy trì xuyên suốt năm học. Kết quả thực hiện công tác này cho thấy hoạt động của học sinh mạng lưới khởi sắc hơn. Giữa các em với các giáo viên bộ môn và cán bộ thư viện luôn có sự phối hợp tốt trong công tác thư viện, trong dạy và học đồng thời đem lại hiệu quả tốt cho công tác thư viện.
Từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện
Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thư viện:
Từ điều kiện thực tế trong hoạt động quản lý thư viện và hiệu quả của quá trình khai thác và sử dụng thư viện.Nhận thấy vai trò, tác dụng quan trọng của công nghệ thông tin cho nên trong năm học này tôi cùng tổ công tác thư viện đã đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường trang bị cho thư viện nhà trường một bộ máy vi tính để thuận lợi hơn trong công tác quản lý thư viện. Đồng thời quyết định và chỉ đạo cho tổ công tác thư viện triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thư viện.
Oô 
 Bộ máy vi tính phục vụ công tác thư viện Phần mềm Quản lý thư viện
 - Nối mạng Internet phòng máy vi tính giúp cho học sinh cũng như giáo viên có thể vào mạng tìm kiếm, khai thác thông tin. Từ khi phòng máy đi vào hoạt động các cán bộ giáo viên nhà trường đã giành nhiều thời gian cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu bằng cách tranh thủ thêm thời gian để đến phòng máy (kể cả những giờ trống) tìm kiếm, tham khảo tài liệu, bài giảng để phục vụ cho công tác giảng dạy. 
Phòng máy vi tính nối mạng
Đối với học sinh nhà trường, các em cũng đã tích cực tìm hiểu, học tập .đặc biệt là các em ngoài việc đọc truyện, đọc báo và các thông tin phù hợp với lứa tuổi của mình thì nhiều em đã biết khai thác và sử dụng phòng máy nối mạng để học tập và tham gia giải toán trên mạng.
Hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh khai thác thông tin phòng máy
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện
Từ thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của nhân viên thư viện. Cho nên trong năm học 2008-2009 song song với nhiệm vụ công tác của mình, tôi đã luôn làm tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên thư viện tham gia các lớp học bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ theo từng học kì, từng giai đoạn và cả năm học, tham quan học hỏi kinh
nghiệm của các thư viện bạn để hoàn thành tốt công tác của mình. Đồng thời động viên tạo điều kiện cho nhân viên thư viện đi học lên cao để từ đó nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Mặt khác yêu cầu cán bộ thư viện phải nắm được kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học để từ đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động của thư viện theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoạt động chung của nhà trường .Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy về chuyên môn nhiệp vụ do nhà trường đề ra như: hồ sơ chuyên môn, kế hoạch hoạt động thư viện hàng năm...
Thái độ phục vụ giáo viên học sinh phải luôn vui vẻ hoà nhã, nhiệt tình, có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn , tích cực phát huy vai trò của cán bộ thư viện trong trường học, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.
 V. kết quả nghiên cứu
	Qua những biện pháp và việc cụ thể trên, tuy thời gian chưa nhiều. Song hiệu quả của công tác thư viện đã có những khởi sắc và chuyển biến tích cực so với thời gian trước đó. Từ chỗ hoạt động công tác thư viện của nhân viên với các công việc chỉ lặp lại một cách đơn giản, không có sự đổi mới sáng tạo.Số lượng đầu sách, tài liệu phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN duoc giai B cap tinh.doc