Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giữ vở sạch, viết chữ đẹp - Vũ Thị Xuân

Việc giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp ở học sinh tiểu học là vấn đề được nhà trường hết sức quan tâm. Vở sạch chữ đẹp là biểu hiện tính cách của con người đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Rèn nét chữ để luyện nết người”. Việc hướng dẫn các em biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp là nhiệm vụ hết sức cần thiết của người giáo viên nhằm giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự hoàn thiện bản thân.

 Qua thực trạng dạy và học cho thấy vấn đề giữ vỡ sạch, viết chữ đẹp đang là vấn đề đáng lo ngại của giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung. Nhiều cuốn vở mới viết được vài trang đã quăn mép, nhàu nát, bong bìa, giây mực, chữ viết tùy tiện, không đúng mẫu, cỡ chữ và thế chữ.

 Chính vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh giữ vở sạch , viết chữ đẹp là vấn đề cần quan tâm , không thể không thực hiện trong việc giáo dục và rèn luyện các em. Bởi lẽ giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp chính là làm cho các em óc thẩm mĩ , biết yêu thích những quyển vở sạch đẹp , chữ viết đẹp , rõ ràng , trình bày khoa học. Mặt khác , hướng dẫn học sinh giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp là cơ sở giáo dục nhằm rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức tốt. Là cơ sở để các em học tốt các môn học khác và học lên các lớp trên. Việc rèn luỵên học sinh giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng vỡ sạch chữ đẹp.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giữ vở sạch, viết chữ đẹp - Vũ Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề
I- Lời nói đầu:
	Việc giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp ở học sinh tiểu học là vấn đề được nhà trường hết sức quan tâm. Vở sạch chữ đẹp là biểu hiện tính cách của con người đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Rèn nét chữ để luyện nết người”. Việc hướng dẫn các em biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp là nhiệm vụ hết sức cần thiết của người giáo viên nhằm giúp các em rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự hoàn thiện bản thân.
	Qua thực trạng dạy và học cho thấy vấn đề giữ vỡ sạch, viết chữ đẹp đang là vấn đề đáng lo ngại của giáo viên nói riêng và nhà trường nói chung. Nhiều cuốn vở mới viết được vài trang đã quăn mép, nhàu nát, bong bìa, giây mực, chữ viết tùy tiện, không đúng mẫu, cỡ chữ và thế chữ.
 	Chính vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh giữ vở sạch , viết chữ đẹp là vấn đề cần quan tâm , không thể không thực hiện trong việc giáo dục và rèn luyện các em. Bởi lẽ giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp chính là làm cho các em óc thẩm mĩ , biết yêu thích những quyển vở sạch đẹp , chữ viết đẹp , rõ ràng , trình bày khoa học. Mặt khác , hướng dẫn học sinh giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp là cơ sở giáo dục nhằm rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức tốt. Là cơ sở để các em học tốt các môn học khác và học lên các lớp trên. Việc rèn luỵên học sinh giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng vỡ sạch chữ đẹp.
II- thực trang của vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng:
	Đầu năm học 2008- 2009 lớp 3A đạt vở sạch chữ đẹp như sau:
Sĩ số
Loại A
Loại B
SL
TL %
SL
TL %
30
16
52,8
14
47,2
Với thực trạng trên nên ngay từ khi nhận lớp tôi đã nghiên cứu và tim ra biện pháp phù hợp để rèn kĩ năng giữ gìn vở sạch và viết chữ đẹp.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
	Chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp tính đến tháng 2/2009 đạt loại A: 28 em. Loại B: 2 em
B- giải quyết vấn đề:
I- Các giải pháp thực hiện:
1. Phương pháp nêu vấn đề, luyện tập.
2. Phương pháp giảng giải.
3. Phương pháp điều tra.
II- Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Vở sạch:
	Ngay từ đợt họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đặt vấn đề và nêu chỉ tiêu phấn đấu của lớp là: Đạt lớp vở sạch chữ đẹp. Sau đó tôi nêu các yêu cầu về vở sạch chữ đẹp cho phụ huynh và học sinh nắm được:
- Phải có đầy đủ vở: Ghi đầu bài, làm bài ở lớp và ở nhà theo thời khóa biểu.
- Phải bọc, dán nhãn vở cẩn thận, giữ vở để không bị quăn mép, bong bìa.
- Trình bày phải khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, không bỏ giấy, không làm giây mực, tẩy xóa hoặc viết linh tinh vào vở.
	Từ đó tôi yêu cầu và đề nghị với phụ huynh:
- Mua đầy đủ vở, chọn loại vở giấy trắng, rõ li. Cụ thể là loại vở Phương Hoa.
- Mua đầy đủ đồ dùng học tập: Cặp sách, thước kẻ, bút, giấy thấm...
	Đặc biệt là không được viết bằng bút bi mà phải viết bằng bút kim hoặc bút mực và chỉ được viết bằng một loại mực là mực đen.
- Có góc học tập dành riêng cho các em. Yêu cầu góc học tập phải có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với tầm vóc của các em.
- Thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ ding học tập của các em.
- Riêng với phân môn chính tả, tôi đề nghị với phụ huynh mua một loại vở dày 96 trang để viết được cả năm ( 2 học kì), đồng loạt bọc bằng giấy báo hoa và bọc bìa băng ở ngoài cùng.
* Đối với học sinh, tôi nhắc nhở các em:
- Đi học đều, chỉ nghỉ học khi bị ốm, không nên nghỉ ở nhà đối với những công việc không cần thiết.
- Sách vở bỏ trong cặp phải ngay ngắn, sách bỏ riêng một ngăn, vở bỏ riêng một ngăn, còn một ngăn để đồ dùng học tập.
- Kiểm tra đầy đủ đồ dùng trước khi đến lớp.
- Tay chân, quần áo luôn gọn gàng sạch sẽ.
- Khi gạch phải dùng thước.
	Bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ những em hay vi phạm những yêu cầu trên. Đặc biệt trong những tuần đầu, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cho các em cách trình bày, dùng thước kẻ hết ngày, hết tuần.
- Nếu viết sai chữ nào thì gạch chân ( gạch mờ) chữ đó và viết lại, nghiêm cấm không được gạch chéo lên chữ hoặc dùng bút tẩy xóa.
-Kịp thời khen ngợi , tuyên dương những em thực hiện tốt. Nghiêm túc phê bình những em còn vi phạm các yêu cầu trên, đưa ra một quyển vở viết sạch đẹp cho các em quan sát và học tập. Đưa tiếp một số quyển vở còn bẩn , viết chữ xấu để các em rút kinh nghiệm và yêu cầu học sinh có ý thức sửa chữa kịp thời. Tôi yêu cầu các em chú ý khi viết phải giở vở nhẹ nhàng , cẩn thận , trải vở rộng, không được gấp, không được tỳ ngực vào vở. Viết xong để khô mực rồi mới gấp vở.
	Qua các kinh nghiệm trên chất lượng vở sạch chữ đẹpđã được nâng lên rõ rệt so với đầu năm.
 Xếp loại vở
Tháng
Loại A
Loại B
Tháng 10
15 em
15 em
Tháng 11
19 em
11 em
Tháng 12
22 em
8 em
Tháng 1
26 em
4 em
Tháng 2
28 em
2 em
2. Chữ đẹp
	Để giữ được vở sạch đối với học sinh tiểu học đã khó nhưng để viết được chữ đẹp lại càng khó hơn. Viết là một trong bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt mà trường tiểu học phải có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh. Chữ viết là một hệ thống tín hiệu bằng ghi hình có chức năng giao tiếp và quy định thống nhất trong quá trình lịch sử. Trong nhà trường phổ thông, ở cấp tiểu học mẫu chữ được quy định qua bộ môn tập viết.
	ở lớp tôi phụ trách còn nhiều em viết chữ chưa đẹp. Đặc biệt là một số em ở ngoài nông trường, một số do tính hiếu động chưa cẩn thận, nên hầu hết chữ viết ngữa, các nét chữ chưa đều, khoảng cách các con chữ trong một chữ chưa đúng quy định.
	Vậy nên tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn chữ cho các em như sau:- Ngay buổi học đầu tiên tôi đã chỉ ra cho học sinh thấy tác dụng của việc viết chữ đẹp làm cho học sinh thêm yêu quý quyển vở, thuận lợi cho việc ôn bài học bài, góp phần nâng cao chất lượng học tập làm cơ sở để học các môn khác và học lên lớp trên.
- Đề ra mục tiêu phấn đấu của bản thân là đạt vở sạch chữ đẹp, sau đó nêu tiêu chuẩn của vở sạch chữ đẹp.
1. Chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ (không bị gẫy nét, không bị cuộn tổ sâu...).
2. Các nét chữ viết đều, nối liền các nét chữ trong một chữ.
3. Chữ viết thẳng hàng, khoảng cách đều.
4. Nắm được các nét cấu tạo nên các chữ cái.
	Tháng đầu của năm học tôi đã phân loại chữ viết của học sinh như sau:
Loại A: 5 em
Loại B: 25 em.
	Tôi phân loại chữ viết của từng em theo bốn tiêu chuẩn trên.
- Chỉ ra cho học sinh thấy những tiêu chuẩn mà mình chưa đạt được để các em rèn luyện.
TT
Họ và tên
Tiêu chuẩn
Xếp loại
1
2
3
4
Chữ
1
Bùi Sỹ Tuấn Anh
Chưa đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
B
2
Trịnh Đức Anh
Chưa đạt
Đạt
Gần đạt
Đạt
B
3
Nguyễn Xuân Trường
Chưa đạt
Gần đạt
Gần đạt
Đạt
B
4
Nguyễn Thu Phương
Đạt
Đạt
Gần đạt
Chưa đạt
B
5
Trương Ngọc Linh
Đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Gần đạt
B
6
Nguyễn Trọng Mạnh
Đạt
Gần đạt
Đạt
Chưa đạt
A
7
Hà Thu Hằng
Đạt
Gần đạt
Đạt
Chưa đạt
A
Sau đấy tôi làm các việc sau:
- Lập kế hoạch luyện chữ cho học sinh.
- Đối với những em đã đạt tôi cho viết ngay vào vở chính tả. Còn những em chưa đạt tôi yêu cầu các em luyện viết vào vở nháp trước sau đó mới viết vào vở chính tả và khích lệ kịp thời sự phấn đấu của các em.
- Lên kế hoạch luyện chữ cho tưng em theo tiêu chuẩn
* Phương pháp luyện chữ cho học sinh:
+ Yêu cầu học sinh mua thêm một quyển vở luyện viết ở nhà.
+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giúp đỡ các em rèn luyện tập viết một đoạn trong bài tập đọc
- Trao đổi kết quả thường xuyên với phụ huynh. Về phía mình tôi đặc biệt chú trọng giờ tập viết và luyện viết.
- Giờ tập viết yêu cầu học sinh nắm những kiến thức cơ bản, tên gọi các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái, tọa độ viết, vị trí dấu thanh.
- Về kĩ thuật, yêu cầu học sinh nắm được quy trình thao tác viết chữ, trình tự viết chữ từ trái sang phải, viết lion mạch các con chữ trong chữ, khoảng cách các con chữ, các chữ đều nhau.
- Khi học sinh viết tôi cho học sinh viết từng hàng để viết theo tốc độ quy định.
- Nghiêm khắc phê bình những em không tuân thủ theo hiệu lệnh. Động viên khen ngợi những em có nhiều tiến bộ trong tiết luyện viết.
- Với giờ chính tả tôi cũng tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu bộ môn. Trước khi học sinh viết tôi nhắc nhở động viên các em viết đẹp và cẩn thận hơn. Sau đó giáo viên đọc cho học sinh viết. Yêu cầu đọc to rõ ràng, phát âm chuẩn xác nhất là các tiếng có âm đầu x/s; d/gi/r; ch/tr và các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- Giáo viên phải quan tâm, chú ý đến từng em để uốn nắn, sữa ngay các em viết chuă đạt.
- Sửa cho học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến các em viết xấu, viết chậm.. Giúp đỡ các em viết cẩn thận và tăng dần tốc độ.
- Xếp xen kẽ các em viết đẹp, cẩn thận với các em viết xấu cẩu thả.
- Khi chấm điểm tuân thủ theo hai yêu cầu:
	Điểm chính tả; điểm chữ viết.
Từ cách làm trên chất lượng chữ viết tăng lên rõ rệt:
 Xếp loại chữ
Tháng
Loại A
Loại B
Tháng 10
10 em: 33%
20 em: 67%
Tháng 12
18 em: 60,7%
12 em: 39,3%
Tháng 2
28 em: 93,6%
2 em: 6,4%
Với kết quả này tôi đã giảm tỉ lệ chữ loại B ở cuối năm học.
 Kết quả xếp loại VSCĐ của lớp tôi đến hết học kì I
Loại A: 93,6%;	Loại B: 6,4%.
C- Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu:
	Trên đây là một số biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng giữ vở sạch và viết chữ đẹp về phân môn chính tả. Với các biện pháp này tôi thấy chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp được nâng lên đáng kể.
	Tính đến hết tháng 2/2009 kết quả xếp loại VSCĐ của lớp như sau:
Loại A: 93,6%;	Loại B: 6,4%.
2. Một số kiến nghị:
a) Về phía gia đình:
- Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo yêu cầu của nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra sách vở, đôn đốc kèm cặp con cái học tập.
b) Về phía nhà trường:
- Bảng lớp phải đạt yêu cầu hơn( Kẻ li rõ hơn, nên kẻ li bảng màu vàng để chữ viết rõ hơn)
- Có hình thức khen thưởng những lớp đạt VSCĐ tốt nhất.
c) Về phía giáo viên:
- Dạy cho các em nắm vững luật chính tả.
- Bản thân giáo viên luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Luôn có tính kiên trì, bền bỉ trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao để làm tốt công việc của mình.
ở trên là một số biện pháp nhỏ đẻ giúp học sinh lớp 3 nâng cao kĩ năng giữ vở sạch, viết chữ đẹp được tôi đúc kết qua thực tế và dạy học.
	Vì thời gian và năng lực có hạn. Tôi mong được sự đóng góp nhiệt thành của đồng nghiệp, để từ đó tìm ra phương pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thống Nhất, ngày 10 tháng 0 năm 2009
 Người viết
 Vũ Thị Xuân

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem huong dan hoc sinh giu vo sach viet chu dep.doc