- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đđề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ cụ thể rèn luyện cho học sinh bao gồm :tính đđộc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo.
Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn toán lớp 5, trước hết mọi học sinh phải có lòng say mê, hứng thú học tập. Bên cạnh đó giáo viên đặc biệt chú ý đến tâm sinh lí của học sinh cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Do vậy giáo viên phải làm sao ngay từ những ngày đầu năm học giáo viên phảI hệ thống lại các kiến thức và kĩ năng đã học. Từ đó tạo tiền đề để các em tiếp nhận những kiến thức mới của năm học này.
Tuy nhiên trong thực tế, mỗi học sinh có trình độ nhận thức không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều. Đối với bất kì một lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học sinh vẫn là chuyện bình thường.
Vì thế để chất lượng giảng dạy môn Toán được tốt, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải quan tâm và phải có biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Trong thực tế giảng dạy lớp 5, tôi đã nghiên cứu thực hiện và đã đúc kết thành đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh chưa đạt qua môn Toán lớp 5”.
g lại các kiến thức và kĩ năng đã học. Từ đó tạo tiền đề để các em tiếp nhận những kiến thức mới của năm học này. Tuy nhiên trong thực tế, mỗi học sinh có trình độ nhận thức không giống nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều. Đối với bất kì một lớp học nào thì việc có nhiều đối tượng học sinh vẫn là chuyện bình thường. Vì thế để chất lượng giảng dạy môn Toán được tốt, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải quan tâm và phải có biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Trong thực tế giảng dạy lớp 5, tôi đã nghiên cứu thực hiện và đã đúc kết thành đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh chưa đạt qua môn Toán lớp 5”. 1.2 ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: - Điểm mới của đề tài là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp như: Giúp học sinh vượt qua khó khăn về tâm lí khi chưa nắm được bài. Hình thành khả năng tự học cho học sinh. Phân chia đối tượng học sinh thành từng nhóm. Phối hợp với phụ huynh để rèn học sinh. Thực ra nội dung đề tài là những kinh nghiệm dạy học đó thực hiện, được nghiên cứu một cách có hệ thống, có quy trỡnh. Khụng mới nhưng đề tài có ý nghĩa thiết thực và mang tớnh thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong giai đoạn giáo dục hiện nay. Nó giúp học sinh chưa hoàn thành môn toán lớp 5 tự tin, tự vươn lên trong học tập, biết tự đặt ra nhiệm vụ học tập và có khả năng tự học suốt đời. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÚP ĐỠ, TIẾP SỨC HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH QUA MÔN TOÁN LỚP 5: 2.1.1 Thuận lợi: - Cơ sở vật chất ngày càng được ổn định. - Đội ngũ giáo viên phần đa trẻ khoẻ, nhiệt tình năng nổ, có tâm huyết và trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công. - Phụ huynh đã có sự nhận thức sâu sắc đến công tác giáo dục con em trên địa bàn. 2.1.2 Khó khăn: a/Về phụ huynh học sinh - Một số phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo. Do đó, các em học sinh thường không có ý thức trong học tập, thậm chí các em không hề xem bài hay học bài ở nhà. b/Về học sinh: - Theo thông tư mới giáo viên không ra bài tập về nhà cho học sinh ,nên việc tự học bài ở nhà của một số học sinh hình như không có, nếu có thì cũng chỉ học qua loa. - Trong một lớp học có học sinh chưa đạt dẫn đến tiến trình học tập chậm rãi, làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. - Tính tự giác của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi, lười học. Xuất phát từ tình hình khó khăn thực tế như đã nêu ở trên dẫn đến có nhiều học sinh chưa đạt trong một lớp học. c/Về phía giáo viên: - Giáo viên ít có kinh nghiệm trong việc vận dụng mô hình trường học mới nên vẫn cũn lỳng tỳng trong công tác giảng dạy - Khi lên lớp giáo viên thường quen sử dụng các phương pháp dạy học cổ truyền, Việc vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy học vẵn cò nhiều bỡ ngỡ. Giáo viên nắm chưa chắc các đối tượng học sinh. 2.1.3 Số liệu thống kê: Qua thời gian tích cực thực hiện công tác giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu. Tôi theo dõi thấy các em học sinh chưa đạt môn Toán ở đợt kiểm tra đầu năm như sau: Sĩ số 9 - 10 7 – 8 5 – 6 < 5 SL % SL % SL % SL % 29 4 13,7 8 27,6 10 34,4 7 24,1 Từ bảng số liệu trên ta thấy: Kiểm tra định kỳ đầu năm chỉ có 75,9% học sinh đạt yêu cầu cơ bản trở lên còn lại 24,1% chưa đạt yêu cầu cơ bản. 2.1.4. Nguyên nhân: Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn; nhà xa hoặc thấy con mình học yếu còn tư tưởng: “ Năm nay học không nổi năm sau ở lại học lớp 5 một năm nữa cho chắc” Vì vậy họ không chịu khó dành thời gian đưa con đi học cũng như dạy con học ở nhà từ đó dần dần các em học yếu. Một số cha mẹ các em học sinh đều làm ăn xa ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đặc biệt là phương pháp hướng dẫn các em học ở nhà. Về phía học sinh: Lứa tuổi các em còn ham chơi hơn ham học, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học. Các em đang ở lứa tuổi hiếu động khả năng chú ý tập trung không lâu. Bên cạnh đó còn một số em hay quên, mới dạy thì tính toán được, giải toán được nhưng khi về nhà thì không nhớ hoặc nhớ lẫn lộn dẫn đến trình trạng tính toán sai, giải chưa được các dạng toán đã học. Một số em bị hỏng một số kiến thức, kĩ năng ở lớp trước.hả năng tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng chậm. Phương pháp học tập của một số em chưa phù hợp, thiếu khoa học. Một số em hay lơ là thiếu tập trung, chủ quan hay tính nhẩm mà không chịu làm ra nháp, làm xong bài không thử lại. Về phía giáo viên: Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Một số giáo viên chưa nắm thật vững những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của bài dạy, giảng dạy còn mang tính dàn trải, chưa theo dõi sát sao, xử lý chưa kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh. Khi phát hiện học sinh hỏng kiến thức giáo viên không dám mạnh dạn dừng bài dạy để giúp các em nắm lại kiến thức. Vì vậy các em không hiểu bài, dễ mặc cảm, chán nản, không có hứng thú trong học tập. Giáo viên khi đứng lớp có vận dụng đổi mới phương pháp nhưng chưa đạt hiệu quả cao vì giáo viên còn ảnh hưởng phần nào thói quen nói nhiều hay lặp lại câu trả lời của học sinh; nhận xét thay cho học sinh. Chưa tinh tưởng vào khả năng tự học của các em nên chưa tạo nhiều cơ hội cho các em tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Chính vì lẽ đó mà còn hạn chế khả năng phát triển của học sinh. Tổ chức giúp đỡ, tiếp sức cho các em còn chung chung không có biện pháp cụ thể cho từng đối tượng học sinh nên chưa hạn chế tối đa số lượng học sinh chưa đạt môn toán. Giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh chưa đạt. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành môn học mà bản thân nhận thấy trong quá trình làm công tác dạy học. Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, giúp đỡ tiếp sức cho các em. Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở toán lớp 5. 2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ, TIẾP SỨC CHO HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH QUA MÔN TOÁN LỚP 5 Biện pháp thứ nhất: Giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí . Việc thua kém bạn bè trong học tập làm cho các em gặp những khó khăn về mặt tâm lí như tự ti,chán học. Vì vậy giúp các em khắc phục vượt qua các khó khăn trở ngại về tâm lí này sẽ tạo điều kiện cho các em vươn lên đạt kết quả trong học tập. Để làm tốt điều đó, tôi luôn gần gũi, chăm sóc uốn nắn các em, tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì lứa tuổi các em là hiếu động, khả năng tập trung chú ý tuy đã tiến bộ hơn các lớp trước nhưng vẫn dễ bị phân tán. Thật là một cực hình nếu các em phải ngồi im không nói, không cựa quậy. Vì cái miệng lúc nào cũng huyên thuyên, cái tay khó mà để yên một chỗ. Vì vậy, tôi cần hướng tính năng động của các em vào hoạt động có mục đích để giờ học đạt hiệu quả. Trong giảng dạy trước đây, chủ yếu tôi đặt câu hỏi cho từng học sinh trả lời, không cho trả lời tập thể, hạn chế đồng thanh. Vì vậy một số em không được gọi thì không có việc để làm. Những em này không tập trung suy nghĩ, không khí lớp học không sôi nổi, cho nên tôi nghĩ phải làm sao cho các em vui mà học, học mà chơi, vừa học vừa chơi. Chơi là hình thức, vui là tính chất, học là mục đích cuối cùng. Muốn được như vậy thì hình thức cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học sinh phải phong phú không chỉ khô khan: cô giảng trò nghe, cô hỏi trò trả lời, mà cần phải tổ chức cho từng học sinh được tham gia hoạt động. Cụ thể ở bài Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích( Trang 27-SGK): . Thay vì tôi đặt câu hỏi cho học sinh nêu những đơn vị đo diện tích đã học để hình thành bảng đơn vị đo diện tích cho học sinh, tôi đã chuyển cái mệnh lệnh khô khan ấy bằng trò chơi truyền điện: đầu tiên tôi nêu một đơn vị đo diện tích rồi gọi một học sinh khác trả lời, em này có nhiệm vụ nêu tiếp một đơn vị đo diện tích nhưng không được trùng với đơn vị trước và không được chậm quá 5 giây. Nếu nêu xong em có quyền gọi bạn khác. Cứ như thế cho đến lúc tôi thấy đủ số đơn vị ở bảng ôn thì dừng lại. Hình thức chơi này, tuy chỉ từng em nói nhưng vẫn gây được hào hứng và sôi nổi vì tất cả các em đều trong tư thế chuẩn bị đón nhận luồng điện truyền đến. Các em còn hứng thú vì đây không phải là lệnh của cô giáo mà là của bạn bè và bản thân các em được gọi bạn em sau khi trả lời đúng. Để khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài việc khen ngợi tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo, tôi cũng không bác bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em một cách thô bạo mà tôi luôn nhẹ nhàng, hóm hỉnh dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm vấn đề. Còn đối với những học sinh chưa đạt hay nhút nhát tôi vẫn chấp nhận những ý kiến mà các em lặp lại của bạn hay của cô. Tôi thiết nghĩ đối với học sinh tiểu học giáo viên nên khen ngợi kịp thời khi các em hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời động viên các em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Không nên trách phạt, chê bai các em mà cần động viên khuyến khích là chính. Việc tạo cho các em một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui với nhiều trò chơi học tập. Điều đó đã góp phần quan trọng giúp các em khắc phục vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí. Biện pháp thứ hai: Hình thành khả năng tự học ở học sinh. Theo cách dạy truyền thống các em đến trường chỉ nhận được lượng kiến thức duy nhất từ thầy cô. Những kết luận bài học đều do thầy cô cung cấp. Cách dạy học như thế tạo cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Chính vì thế chưa hình thành khả năng tự học ở học sinh. Do đó, muốn hình thành cho học sinh kĩ năng tự học thì tôi phải lựa chọn, phối hợp nhiều hình thức giảng dạy như: cá nhân, nhóm, cả lớp. Tôi luôn nghiên cứu bài dạy đề ra mục tiêu cho sát, rõ về kiến thức, kĩ năng, thái độ không chung chung quá nặng so với trình độ học sinh. Xây dựng cho mình kế hoạch bài dạy sát với trình độ của học sinh, làm sao cho tất cả học sinh đều làm việc như vậy các em sẽ tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô. Tôi phải chăm chút từng đối tượng học sinh nhất là học sinh chưa hoàn thành theo hướng cá thể hóa dạy học. Tôi thường xuyên đi đến từng nhóm, từng học sinh để giúp đỡ các em, mối thân thiện sẽ hình thành từ đây và các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ, hiểu biết của mình với giáo viên. Tôi luôn yêu cầu cao đối với bản thân và xác định các yếu tố quyết định sự thành công của giờ học là phương pháp dạy của người thầy và học của trò. Phải tạo không khí lớp học sinh động từ khâu giới thiệu bài, hình thành bài mới như thế nào để lôi cuốn các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Tôi cũng rèn cho các em biết cách sắp xếp và sử dụng đồ dùng học tập như thế nào cho nhanh, chính xác. Đầu tiết học tôi thường kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài mới rồi từ đó dần dắt vào bài mới để các em dễ nắm được bài. Biện pháp thứ ba: Chia đối tượng học sinh chưa hoàn thành ra thành từng nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau. Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi thường xuyên theo dõi kết quả học tập của các em với nhiều hình thức kiểm tra để nắm được số lượng học sinh chưa hoàn thành môn toán. Từ đó có phương pháp giúp đỡ, tiếp sức cho thích hợp đối với từng đối tượng. Nếu giáo viên không phát hiện kịp thời thì các em dần dần hỏng kiến thức rồi các em sẽ chán học. Sau khi nắm được đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn Toán, tôi không áp dụng cách giúp đỡ, tiếp sức một cách chung chung cho tất cả các đối tượng mà tôi tiến hành phân chia các em ra thành nhiều nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau và có phương pháp giúp đỡ, tiếp sức cho từng nhóm. - Nhóm 1: Học sinh lơ là thiếu tập trung trong giờ học. Các em này có khả năng tiếp thu được kiến thức. Nhưng các em còn ham chơi và hiếu động nên không tập trung trong giờ học dẫn đến các em chưa nắm được kiến thức. - Nhóm 2: Học sinh chưa biết cách giải bài toán có lời văn Các em này có khả năng tính toán được nhưng kĩ năng giải toán có lời văn còn hạn chế hoặc còn nhầm lẫn giữa các dạng toán. - Nhóm 3: Học sinh tính toán chậm, chưa biết cách giải toán có lời văn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tư duy các em phát triển chậm, bị hỏng các kiến thức, kĩ năng của các lớp trước, chưa được gia đình quan tâm Biện pháp thứ tư: Tiến hành giúp đỡ,tiếp sức từng nhóm nhỏ. a/ Đối với nhóm 1: Các em lơ là thiếu tập trung. Để các em có ý thức tốt tập trung nghe giảng. ở giờ học trên lớp giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở quan tâm đến các em, gọi các em phát biểu, làm bài với câu hỏi, yêu cầu vừa sức với các em. Cần động viên khen ngợi khi thấy các em có tiến bộ. Bên cạnh đó giáo viên cần tạo cho không khí lớp học thoải mái bằng các hình thức trò chơi, câu đố có liên quan đến bài học. Khi dạy bài: Mét khối giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi rung chuông vàng ở bài tập 2 (a.Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối: 1cm3 ; 5,216m3; 13,8m3; 0,22m3. b. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét-khối: 1dm3; 1,969dm3; dm3; 19,54dm3 Học sinh suy nghĩ rồi ghi kết quả vào bảng con, giáo viên nhận xét khen ngợi những học sinh giải đúng. Đến cuối tiết học tôi quan tâm đến đối tượng này xem các em có nắm được kiến thức hay chưa? Nếu chưa nắm được tôi cần chú ý nhiều hơn ở tiết ôn luyện cho đến khi các em nắm được kiến thức mới thôi. Dần dần sẽ thúc đẩy được động cơ học tập của các em, nếu chúng ta không quan tâm, các em sẽ chán học dẫn đến không nắm được kiến thức. Vào các tiết ôn luyện ở cuối mỗi mạch kiến thức tôi thường tổ chức cho các em chơi các trò chơi mà các em thích như trò chơi hái hoa dân chủ đểgiúp các em ôn tập và hệ thống hoá lại kiến thức đã học.Trong trò chơi này mỗi bông hoa tôi ghi tên một quy tắc tính đã học. Sau đó cho một số em lên bảng hái và nêu to cho cả lớp nghe quy tắc tính có tên trong bông hoa mà mình đã hái. Giáo viên nhận xét khen ngợi những em nêu đúng động viên khuyến khích những em nêu chưa được về ôn lại và cố gắng ở lần sau. b/ Đối với nhóm 2: Học sinh chưa biết cách giải bài toán có lời văn Để khắc phục được tình trạng này tôi cần phải lưu ý các em nhiều hơn trong hoạt động giảI toán có lời văn. Ngay từ những bài đầu cần tập cho các em cách phân tích bài toán tìm những yếu tố bài toán đã cho và những yếu tố cần phải tìm và mối quan hệ giữa các yếu tố này, từ đó hướng dẫn các em lập kế hoạch giải bài toán một cách khoa học, dễ hiểu. Nếu làm tốt bước này ngay từ đầu thì khi gặp những bài toán có lời văn cơ bản các em có thể giải một cách thuận lợi hơn. Chẳn hạn trong tiết ôn luyện tuần 21 khi hướng dẫn học sinh giải bài tập 2: Một người thợ gò một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng( không tính mép hàn).(SGK trang 110 bài Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật) tôi yêu cầu các em phân tích, tóm tắt bài toán bằng cách đưa ra các câu hỏi: - Bài toán cho biết gì? ( Bài toán cho biết một cái thùng tôn không nắp có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm, chiều cao 9dm - Bài toán yêu cầu gì? ( Bài toán yêu cầu tính diện tích tôn dùng để làm thùng?) - Thùng không nắp thì có mấy mặt? ( Thùng không nắp có 5 mặt bao gồm 4 mặt bên và 1 mặt đáy.)) Sau đó tôi tiếp tục đặt câu hỏi để giúp các em lập kế hoạch giảI toán theo mô hình phân tích bài toán ngược như sau: Giáo viên hỏi: Học sinh trả lời: Có diện tích xung quanh rồi, ta cần tính thêm yếu tố nào nữa? - Tính diện tích một mặt đáy - Muốn tính điện tích tôn làm thùng - Tính diện tích xung quanh Trước hết ta phải tính cái gì? -Bài toán yêu cầu làm gì? - Tính diện tích tôn dùng để làm thùng Từ sơ đồ trên tôi yêu cầu học sinh giả theo thứ tự từng bước từ trên về Nguyên nhân dẫn đến các em giải chưa được là do các em chưa biết phân tích bài toán để tìm cái đã cho và cái cần tìm, chưa biết cách lập kế hoạch giải bài toán để biết tìm cái nào trước, cái nào sau. Trong các tiết ôn luyện có dạng toán giải tôi cũng yêu cầu các em tụ tóm tắt và lập sơ đồ như thế, sau khi các em lập xong sơ đồ tôi sẽ xem xét chỉnh sửa (nếu cần thiết). Cứ làm kiên trì như thế các em sẽ nắm được cách giải các bài toán có lời văn và giải một cách thành thạo. c/ Đối với nhóm 3: Học sinh tính toán chậm, chưa biết cách giải toán có lời văn. Đây là một trong những đối tượng tương đối khó, giáo viên cần phải tốn nhiều thời gian và công sức nhất, khi học chính khóa cũng như lúc giúp đỡ, tiếp sức thêm. Giáo viên cần thường xuyên ôn tập và hệ thống hóa kiến thức kỹ năng cho các em. Khi chưa nắm rõ kiến thức các em thường ghi nhớ một cách máy móc. Bên cạnh đó giáo viên cần khéo léo sắp xếp cho các em học sinh yếu ngồi cạnh một học sinh khá tạo điều kiện cho các em có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Sự có mặt kịp thời của giáo viên trước những khó khăn của học sinh yếu khi làm bài có tác dụng nâng cao niềm tin cho các em trong học tập. Trong tiết học, giáo viên cần tạo điều kiện cho các em phát biểu nhiều lần bằng cách nêu những câu hỏi, đưa những bài tập vừa sức các em làm được để tạo niềm tin trong học tập cho các em đã làm được những bài tập đó, giáo viên nên khen ngợi kip thời và tăng dần bài tập ở mức học sinh trung bình có thể làm được. Như vậy là tôi đã giao việc cho các em từ mức dễ đến mức vừa sức. Đối với các tiết ôn luyện của mỗi tuần tôi thường đưa ra các bài tập có dạng tương tự nhau để các em luyện cho quen dạng bài.Sau mỗi mạch kiến thức tôi lại hệ thống hoá lại các kiến thức cơ bản để các em dễ nhớ. Đối với những bài có kiến thức dễ lẫn sau khi các em đa năm được từng dạng tôI sẽ ra mỗi bài tập ở mỗi dạng yêu cầu các em làm rồi giúp các em rút ra điểm khác nhau của mỗi bài để các em khắc sâu và ghi nhớ cách làm của mỗi dạng. Ví dụ: Khi dạy phép chia số thập phân là phép tính mà các em thường sai nhiều, bởi đối với từng dạng bài thì có thao tác làm khác nhau. Cách khắc phục là khi ôn luyện, tiếp sức tôi cho các em làm cùng lúc cả 4 dạng: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân, chia một số tự nhiên cho một số thập phân, chia một số thập phân cho một số thập phân để dễ dàng rèn kĩ năng tính và nhấn mạnh sự khác biệt. Cụ thể: Đặt tính rồi tính: 5,28 : 4; 882 : 36; 702 : 72; 8,216 : 5,2 Đối với dạng toán về tỉ số phần trăm các em cũng dễ lẫn giữa dạng 2 và dạng 3. Để khắc phục tôi cũng làm tương tự cho các em làm cùng lúc hai dạng bài này chẳng hạn: “tìm 20% của 100” và “ 20% của một số là 100, tìm số đó?” Khi giúp đỡ tiếp sức cho nhóm này tôi đặc biệt rèn cho các em kĩ năng tính toán, bởi có tính toán được thì các em mới có thể làm được các dạng toán khác. Cụ thể tôi sẽ giúp các em thực hiện đặt tính, sau đó thực hiện tính. Khi các em đã tính được kết quả các phép tính mà tôi đưa ra, tôi sẽ hướng dẫn các em cách thử lại kết quả đó để các em tự kiểm tra xem mình đã làm đúng chưa. Để tiết học đạt hiệu quả không mất nhiều thời gian, khi dạy tôi linh động ghép các nhóm có đặc điểm gần giống nhau để dễ theo dõi và sửa sai cho học sinh cũng như bao quát được các nhóm. Nhóm 1 ghép với nhóm 2. Nhóm 3 giữ nguyên. Biện pháp thứ năm: Kết hợp với cha mẹ học sinh. Sau một thời gian giảng dạy, tôi nắm được một số học sinh chưa hoàn thành môn Toán của lớp mình. Ngoài việc họp tất cả cha mẹ phụ huynh học sinh, tôi tiến hành mời cha mẹ học sinh theo từng thời điểm của từng nhóm để trao đổi cặn kẽ về đặc điểm của từng nhóm học sinh. Từ việc trao đổi từng nhóm riêng lẻ tôi và phụ huynh học sinh có điều kiện bàn bạc để tìm ra nhiều biện pháp khắc phục những hạn chế của các em. Hàng tháng tôi thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để báo cáo kết quả học tập cũng như những biểu hiện thất thường của học sinh để cho phụ huynh nắm mà có biện pháp cụ thể đối với các em. III. KẾT QUẢ: Qua nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp để giúp đỡ, tiếp sức cho các em chưa hoàn thành môn Toán của lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em biết cách tính toán và tỉ lệ các em thực hiện tính đúng kết quả các phép tính mà giáo viên đưa ra là rất cao. Đa số các em đã biết cách giải những bài toán có lời văn cơ bản. Những em hay lơ là thiếu tập trung trong giờ học nay các em đã hào hứng tham gia một cách sôi nổi, càng ngày các em chưa hoàn thành môn học thể hiện rõ nét tiến bộ của mình. Theo thống kê kết quả bài kiểm tra định kỡ cuối Học kỳ I, năm học 2014- 2015 như sau: Sĩ số 9 - 10 7 – 8 5 - 6 < 5 SL % SL % SL % SL % 29 17 58,6 6 20,7 6 20,7 0 0 Từ các bảng số liệu trên cho ta thấy qua nghiên cứu và thực hiện số học sinh đạt yêu cầu cơ bản tăng từ 75,9 % lên 100% , số học sinh chưa đạt yêu cầu cơ bản không còn nữa . Đặc biệt các em rất tự tin, hứng thú trong học tập. Điều này cho ta thấy một số biện pháp giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh chưa hoàn thành môn Toán đã mang lại kết quả tương đối khả quan. Nhiều em vào đầu năm học rất nhút nhát hay trốn học nay em có tiến bộ rất nhiều có thể tự học được bài. PHẦN KẾT LUẬN ưI. í NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Việc nghiên cứu những biện pháp để giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở trong nhà trường, nó có ưy nghĩa trong việc vận dụng vào công tác nâng cao chất lượng dạy học, giúp giáo viên tự rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân, đó là: Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, thương yêu gần gũi với học sinh. Giáo viên phải tạo được cho các em sự thích thú khi đi học, ham thích học toán Phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành khả năng tự học của học sinh. Giáo viên thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh để biết được số lượng học sinh chưa hoàn th
Tài liệu đính kèm: