Trường tiểu học Phú Hữu 1 là trường xa của huyện Châu Thành , đa số người dân sống bằng nghề nông , làm ruộng vườn , trồng lúa nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường . Nên công tác chủ nhiệm là việc chính của người giáo viên trên lớp . Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học . Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh . Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục , rèn luyện đạo đức cho học sinh . Đặc biệt trong nhà trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Phú Hữu 1 nói riêng , vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng . Giáo viên chủ nhiệm thay mặt cho nhà trường điều hành lớp , trực tiếp là người đứng ra giáo dục đạo đức , hình thành nhân cách và tạo kiến thức cho học sinh , là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội .
Trong thời gian dạy học gần đây , công tác chủ nhiệm ngày càng chú trọng và quan tâm nhiều hơn , đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đang phát triển , bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh , phụ huynh học sinh quan tâm đến cuộc sống , chỉ lo kinh tế gia đình nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường . Vì thế nên bản thân tôi đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2A2 ”
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2009 – 2010 Trường tiểu học Phú Hữu 1 . Nguyễn Thị Kiều . Dạy lớp : 2A2 Sáng kiến kinh nghiệm : Chủ đề : Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2A2 . -------------------------- I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Trường tiểu học Phú Hữu 1 là trường xa của huyện Châu Thành , đa số người dân sống bằng nghề nông , làm ruộng vườn , trồng lúa nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường . Nên công tác chủ nhiệm là việc chính của người giáo viên trên lớp . Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học . Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh . Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục , rèn luyện đạo đức cho học sinh . Đặc biệt trong nhà trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Phú Hữu 1 nói riêng , vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng . Giáo viên chủ nhiệm thay mặt cho nhà trường điều hành lớp , trực tiếp là người đứng ra giáo dục đạo đức , hình thành nhân cách và tạo kiến thức cho học sinh , là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội . Trong thời gian dạy học gần đây , công tác chủ nhiệm ngày càng chú trọng và quan tâm nhiều hơn , đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đang phát triển , bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh , phụ huynh học sinh quan tâm đến cuộc sống , chỉ lo kinh tế gia đình nên giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường . Vì thế nên bản thân tôi đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2A2 ” II. THỰC TRẠNG : Đa số các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức cho các em , đa số giáo viên chỉ nghĩ đến làm sao các em học sinh đến lớp là chỉ biết đọc và biết viết chưa chú trọng đến công tác chủ nhiệm , hầu hết các giáo viên đều làm công tác chủ nhiệm lớp , từ trước đến nay chưa sách vở nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tự qui định với nhau : Công tác chủ nhiệm là là những kế hoạch , những biện pháp mà người giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình do nhà trường đưa ra . Trong những năm gần đây , ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn có những đòi hỏi cao hơn , cũng có nhiều thầy cô giáo đã nghiên cứu và tìm ra nhiều phương pháp làm tốt công tác chủ nhiệm . Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm , qua trao đổi đóng góp bàn bạc với đồng nghiệp , được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu , bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm . Tuy nhiên trong thực hiện vẫn còn tồn tại , thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt , hoẵ quá trình thực hiện thiếu liên tục , đa số giáo viên có thực hiện nhưng không liên tục có đôi lúc coi thường rồi lại bỏ qua một thời gian nào đó rồi lại thực hiện và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt , một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa tốt cao. Chúng ta cần phải đẩy mạnh và nghiên cứu troa đổi bàn bạc thảo luận để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường cũng như trong lớp học . III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Là người giáo viên phải thật sự yêu nghề , mến trẻ , nhiệt tình tận tâm với công việc . Luôn quan tâm và gần gũi với học sinh tỏ ra yêu thương tôn trọng học sinh . Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo , đòi hỏi người giáo viên phải có tác phong ngôn ngữ , cách làm việc và ứng xử hàng ngày : Tìm hiểu đối tượng : Là một giáo viên được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp thì trước hết gió viên cần phải tìm hiểu đối tượng của lớp mình chủ nhiệm một cách tỉ mĩ , biết được địa bàn của học sinh đang sinh sống , đời sống kinh tế của gia đình học sinh , sự quan tâm của gia đình học sinh đối với quá trình học tập từ đó phân loại được học sinh trong lớp theo từng nhóm . Trong năm học 2009 – 2010 tôi được nhà trưòng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A2 . Ngay sau khi được phân phải nắm sơ qua được về tình hình của lớp : Tổng số học sinh trong lớp : 27 . Số học sinh nam : 9 Số học sinh nữ : 18 Số học sinh giỏi : 10 Số học sinh yếu : 0 . Số học sinh chậm tiến : 0 . Số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : 09 . Trên cơ sở lớp , bản thân tôi đã là giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh bầu ra Ban cán sự lớp gồm : 1 lớp trưởng , 2 lớp phó , 3 tổ trưởng . Từ việc hócinh đã bầu ra được Ban cán sự lớp , giáo viên phân công cụ thể công việc cho từng thành viên trong ban cán sự . Lớp trưởng : Theo dõi bao quát và tổ chức mọi hoạt động của lớp , thay mặt GVCN lớp giải quyết những công việc mà GVCN giao quyền . Hai lớp phó ( 01 lớp phó phụ trách về công tác học tập của lớp , tổ chức các hoạt động về học tập , đôn đốc kiểm tra quá trình học tập của các thành viên trong lớp . Một lớp phó phụ trách văn thể ( trực tiếp phụ tráh các hoạt động về văn nghệ , TDTT của lớp , Uỷ viên Ban cán sự lớp đó chính là 3 tổ trưởng của 3 tổ ( 3 tổ trưởng trực tiếp quản lí các thành viên trong tổ mình ) . Ngay tuần đầu tiên lớp đã hình thành được đội ngũ Ban cán sự lớp kết hợp với liên đội của trường tổ chức thực hiện . Aùp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng : + Đối tượng những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần , kêu gọi hócinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn vượt khó . Để đạt với chi họi phụ huynh lớp , nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó . Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh . + Đối với nhưng học sinh khuyết tật : Giáo viên chủ nhiệm lớp càn dành tìh cảm ưu ái . Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp , cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yeu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường . Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết họp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em . + Đối với học sinh cá biệt về đạo đức : Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình : Gia đình có sự mâu thuẩn giữa bố và mẹ , gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè , kẻ xấu lôi kéo . Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục . Dùng phương pháp tác động tình cảm , nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc . Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt , chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời . Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình . + Đối với học sinh yếu : Tìm hiểu nguyên nhân và lí do vì sao em đó học yếu , học yếu những môn nào . Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều công hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nãn . Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau : -Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . -Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng coó niềm tin ở các em . -Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp . -Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ . -Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em . -Chú ý tránh thái độ miệt thị , phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí xấy hổ trước bạn bè . + Đối với những học sinh có ăng lực đặc biệt : Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ , thể dục thể thao , hội hoạ . Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này . Bồi dưỡng , khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi , những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần giũi nhất ngay trong tiết học chính khoá . *Lập kế hoạch hoạt động năm học 2009 – 2010 . Lớp 2A2 trường tiểu học Phú Hữu 1 . Lên kế hoạch từng tháng và thực hiện có kiểm tra : *Bồi dưỡng năng lực tự quản : Để làm tốt công tác tự quản và giáo dục học sinh chậm tiến . Trước hết GVCN lớp phải bồi dưỡng được ban cán sự lớp , hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban cán sự lớp , sau khi đội ngũ ban cán sự lớp đã hiểu rõ nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm giao cho Ban cán sự những công việc cụ thể : Trong thời gian đầu năm học GVCN phải luôn theo dõi satsao với các hoạt động của Ban cán sự lớp trong việc tổ chức các hoạt động quản lý thành viên trong lớp . Phát hiện những mặt còn hạn chế và uốn nắn kịp thời . Dựa trên cơ sở những tính chất công việc GVCN tiếp tục bồi dưỡng năng lực tự quản cho ban cán sự lớp cụ thể qua kế hoạch từng tháng để từ đó Ban cán sự lớp có năng lực tổng hợp , biết phân loại các hoạt độg hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động . GVCN cần kiểm tra thường xuyên và đánh giá các hoạt động thông qua việc thực hiện các nền nếp , phong trào ủa lớp , qua một thời gian các em dần dần quen với sự tự quản GVCN sẽ giúp học sinh nâng cao được trách nhiệm tự theo dõi , quản lý các hoạt động của lớp để giúp lớp có được kết quẩ cao trong học tập , GVCN phải giao nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp quy định hình thức và phương thức học tập , xây dựng góc học tập , học tập theo nhóm , phân công giúp đỡ lẫn nhau ( những bạn học khá , giỏi , kèm những bạn học yếu ) , đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các bộ môn , chủ trọng việc học tập ở nhà và phấn đấu mỗi bạn học sinh đạt 5 điểm tốt / tuần . Sau mỗi đợt thi đua lớp phải có sự đánh giá sát sao tìm ra nhữg mặt mạnh , yếu , hướng khắc phục và phương hướng trong các đợt tiếp theo . Xây dựng tập thể học sinh : Giáo viên chủ nhiệm tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau , nhắc nhở nhau giữ gìn và có ý thức trách nhiệm kĩ luật cao . Học sinh phải hiểu được một cá nhân chỉ có thể tiến bộ dần trong một tập thể tiến bộ . Đánh giá học sinh : Cuối tuần , cuối tháng , cuối kì cần dành thời gian thoả đáng để đánh giá lại mọi hoạt đọng của học sinh nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có những việc làm tốt để học sinh học tập đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em . Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo tuần , tháng , kì , năm . Sau mỗi giai đoạn giáo viên tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp . Công tác phối hợp gia đình , nhà trường , xã hội : Đối với phụ huynh : Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động , động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt , giáo dục đạo đức ở gia đình , thu nộp đầu đủ các khoản quy định . Cùng với chi hội phụ huynh của lớp thăm học sinh đau óm kịp thời , học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có hướng giúp đữ Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em . Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là Đội TNTP Hồ Chí Minh . Bám sát kế hoạch hội đồng đội , phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối , trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh . Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường sạch sẽ . Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động . Tổ chức cho học sinh tham gia thực hiện ATGT , giáo dục lòng nhân ái “ lá lành đù lá rách ’ qua các buổi sinh hoạt chủ điểm . IV. KẾT QUẢ : * Nề nếp học tập : Giờ truy bài : tốt 75% học sinh thực hiện nghiêm túc , giờ học tốt và phong trào giúp bạn cùng tiến được thực hiện thường xuyên . * Gìờ học : Tốt : 75% . Các nền nếp khác : số học sinh vắn tỷ lệ 10% trên tuần . * Về đạo đức : + Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá đạt : 100% . + Không có học sinh vi phạm kỉ luật , + 80% học sinh thực hiện tốt công tác lao động hoạt động văn nghệ , TDTT . + 100% học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt , các hoạt động của nhà trường , + Không còn tồn tại học sinh cá biệt . + 100% học sinh không nọi tục chửi thề nói bậy . V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Để công tác chủ nhiệm tốt trong các nhà trường đạt được kết quả cao thì người GVCN lớp là người hết sức quan trọng quyết định mọi hoạt động của một lớp . Người GVCN phải là những người có tâm huyết với nghề , phải có lòng yêu nghề , mến trẻ sâu sắc , phải thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức cả về chuyên môn cũng như những kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp . Theo tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì ngay từ đầu năm học chúng ta cần làm tốt những công việc sau : + Làm tốt công tác tổ chức đầu năm học ( lựa chọn đội ngũ Ban cán sự lớp giao việc đúng người ) . + Phân loại học sinh nắm tình hình gia đình và nơi ở của học sinh . + Bồi dưỡng thường xuyê về nghiệp vụ cho Ban cán sự lớp . + Phối hợp với Đoàn , Đội . VI. KẾT LUẬN : Công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ rất quan trọng trong các nhà trường cũng như trong lớp học . Đặc biệt trong gia đoạn hiện nay đất ta đang trong đà phát triển mạnh về kinh tế – văn hoá , chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp , các em đang phát triển rất mạnh về mặt tâm sinh lý , các em cũng rất dễ mắc phải các tệ nạn xã hội . Do vậy là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp , tôi rất băn khoăn và quyết định nghiên cứu , áp dung sán kiến kinh nghiệm này tại lớp tôi được phân công làm chủ nhiệm . Kết quả cuối năm cho thấy hầu hết các em học sinh đều muốn tha gia các hoạt động của lớp , của trường một cách chủ động , các em thể hiện được tính tự giác qua khảo sát các hoạt động của các em thì thấy qua các hoạt động tự quản đã thu hút được các em và các em đã xác định được nhiệm vụ của bản thân là học tập phấn đấu tu dưỡng trên mọi hoạt động để trở thành những con ngoan , trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ kính yêu .. Duyệt BGH Người thực hiện NGUYỄN THỊ KIỀU
Tài liệu đính kèm: