Sáng kiến kinh nghiệm - Hình thành và củng cố một số kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp 5

Nếu kiến thức học được trong các nhà trường là hành trang giúp học sinh bước vào cuộc sống thì các kĩ năng sống sẽ giúp học sinh biết phân tích, xử lí tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội, giúp các em phát triển nhân cách toàn diện đi tới thành công trong cuộc sống sau này.

Trong thực tế, có một số người học khá giỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng lại không thành công trong cuộc sống. Ngược lại, một số người học không được giỏi nhưng lại rất thành công trong cuộc sống. Theo một số nghiên cứu khoa học thì yếu tố có sự khác biệt đó chính là các kĩ năng sống và các kiến thức thực tế có được ở mỗi người.

Hiện nay, với nội dung trương trình mới và các phương pháp dạy học tích cực trên quan điểm học đi đôi với hành đã tích cực xây dựng cho học sinh các kĩ năng này thông qua các tiết học nhưng chưa được sâu và rộng. Giáo viên chỉ chú trọng xây dựng và truyền thụ kiến thức cho học sinh là chủ yếu, còn một khoảng thời gian ngoài giờ học, giáo viên chưa kiểm soát được. Trong khi đó, với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, nhưng theo sau đó là các tệ nạn xã hội ngày càng tăng và đang xâm nhập vào các nhà trường như : nạn bạo lực, nghiện ngập, nói tục, chửi thề thông qua các tài liệu, phim ảnh, trò chơi không lành mạnh từ Intơnet, băng hình, sách báo làm một số bộ phận học sinh bị vấp ngã.

Học sinh lớp 5 là những học sinh đang ở độ tuổi 11 – 12, độ tuổi có nhiềubiến động về tâm sinh lí rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để lôi kéo học sinh tham

gia các hoạt động tập thể lành mạnh, giúp học sinh hình thành các kĩ năng sống đủ bản lĩnh trước những tệ nạn xã hội đã nêu.

 

doc 28 trang Người đăng honganh Lượt xem 1352Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Hình thành và củng cố một số kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u về giới tính, học lực, hạnh kiểm và hoàn cảnh sống  Đội ngũ cán bộ lớp sẽ tích cực giúp duy trì nề nếp và các nội quy đã đề ra nên tôi tận dụng đội ngũ cán bộ lớp cũ sau đó đặc biệt chú trọng quan sát, nhận định theo kinh nghiệm kết hợp với việc cho các em bầu dân chủ để tìm ra đội ngũ cán bộ lớp mới, làm việc hiệu quả và có uy tín với số học sinh trong lớp. 
Khi đã có bộ khung tổ chức lớp, tôi cùng các em thảo luận đưa ra những quy định, nội quy của lớp sau đó phân công trách nhiệm của từng thành viên :
+ Lớp trưởng theo dõi chung giữ sổ theo dõi thi đua, quản lí lớp trong các giờ tự quản.
+ Lớp phó học tập phụ giúp lớp trưởng khi được yêu cầu và giữ sổ theo dõi theo dõi điểm 10
+ Lớp phó văn nghệ phụ trách văn nghệ, vệ sinh.
+ Các tổ trưởng theo dõi các mặt thi đua của tổ bạn, nếu thành viên trong tổ bạn phạm lỗi thì báo cho lớp trưởng để ghi vào sổ theo dõi.
+ Các tổ phó phụ giúp các tổ trưởng hoàn thành các nhiệm vụ theo dõi và quản lí tổ của mình.
- Các mặt theo dõi đó là :
Giới thiệu sổ theo dõi và sinh hoạt lớp :
Bảng theo dõi thi đua lớp 5A – tuần 1
Họ tên
đánh nhau
Nói tục chửi bậy
Tự quản
Trang phục
Trật tự
Không làm bài
điểm kém
Chuyên cần
Lỗi
Ng. dũng
3
5
6;5
2
2
6
Trang (tt)
Nhung (tp)
Ng. đại
Hiệu
Huyền
Thành
Vũ linh
Tổng số lỗi trong tuần của tổ 1
Tiến
t. đạt (tt)
Hùng (tp)
Thuỷ
Khánh
Hồ đạt
n.anh
Phượng
Tổng số lỗi trong tuần của tổ 2
Ng. tâm (tt)
Hậu (tp)
Thảo 
Phương
d. nhung
Quyết
Ngọc
h. tâm
Tổng số lỗi trong tuần của tổ 3
Th.đạt
An
h. dũng
Lương (tt)
đạt linh
ng. đạt (tp)
Minh
Dương
Tổng số lỗi trong tuần của tổ 4
1. xếp loại : nhất tổ. Nhì tổ .. ba tổ. Tư tổ .
2. tuyên dương :...
3. khen thưởng : ..
4 những tồn tại và đề xuất : .. 
5. Công việc tuần sau : 
*Cách sử dụng : 
- Sổ gồm 35 trang tương ứng với 35 tuần học và sau 4 hoặc 5 tuần (một tháng) có một tờ dành cho tổng kết.
Nội dung tờ tổng kết
Bảng tổng kết thi đua tháng .
Tổ
Tuần 
Tuần 
Tuần 
Tuàn 
Tuần 
Tổng điểm
1
2
3
4
Nhất tổ  Nhì tổ . Ba tổ . Tư tổ ..
Bình bầu và xét các thành viên được tuyên dương và tham gia trò chơi
Tổ 1: 
Tổ 2: 
Tổ 3: 
Tổ 4: 
Trò chơi tuần sau : 
Chủ đề : ...
 - Các mặt theo dõi này không chỉ theo dõi ở trường mà được theo dõi cả trong quá trình học sinh sinh hoạt ở nhà.
- Trong các giờ truy bài, (tự quản đầu giờ) các tổ trưởng kiểm tra, theo dõi các mặt trong nội dung sổ theo dõi của tổ bạn sau đó báo cho lớp trưởng các lỗi mà các thành viên trong tổ bạn mắc phải.
- Thành viên nào trong lớp phạm lỗi nào thì lớp trưởng đánh dấu vào cột tương ứng của lỗi đó bằng cách ghi số thứ mà học sinh phạm phải. VD : Nguyễn Dũng hôm thứ hai, không hoàn thành bài tập, bị thầy nhắc tên trong giờ học thì đánh dấu số 2 vào cột không hoàn thành bài tập và cột trật tự (Như bảng trên). Các lỗi về quần áo đồng phục, khăn đỏ  được đánh dấu vào cột trang phục, lỗi mất trật tự, lộn xộn trong các giờ tự quản được lớp trưởng trực tiếp theo dõi và đánh dấu, các lỗi không hoàn thành bài tập được đánh dấu vào cột không làm bài, các lỗi như đi học muộn, nghỉ học, xếp hàng không tốt được đánh dấu vào cột chuyên cần. Tuỳ theo mức độ vi phạm giáo viên có thể can thiệp kịp thời để có biện pháp uốn nắn sửa chữa. VD : lỗi đánh nhau có thể bị ghi đến 5 lỗi trong một lần vi phạm.
 Ngoài ra, nếu cá nhân nào hoặc tổ nào mắc ít lỗi nhất sẽ được tuyên dương trước lớp và sau 4 tuần (một tháng) giáo viên tổng kết thi đua tổ một lần, tổ nào xếp thứ nhất trên tuần được 3 điểm ; xếp thứ 2 được 2 điểm ; xếp thứ ba được 1 điểm. Cộng số điểm của 4 tuần sẽ ra số điểm thi đua tháng. Phần thưởng cho tổ xếp thứ nhất là cả tổ được tham gia trò chơi của tháng đó ; tổ xếp thứ nhì thì cử 1/2 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia trò chơi ; tổ xếp thứ ba được cử 1/4 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia chơi ; tổ xếp cuối thì không được tham gia chơi mà chỉ tham dự với tư cách là khán giả. (các trò chơi dùng làm phần thưởng cho các tổ sẽ được trình bày kĩ ở giải pháp 3)
Giới thiệu sổ theo dõi điểm 10
Bảng theo dõi điểm 10
TT
Họ tên
Số điểm 10 tháng 9
1
Ng. dũng
x x
2
Trang (tt)
3
Nhung (tp)
4
Ng. đại
5
Hiệu
6
Huyền
7
Thành
8
Vũ linh
9
Tiến
10
t. đạt (tt)
11
Hùng (tp)
12
Thuỷ
13
Khánh
14
Hồ đạt
15
n.anh
16
Phượng
17
Ng. tâm (tt)
18
Hởu (tp)
21
Thảo 
20
Phương
21
d. nhung
22
Quyết
23
Ngọc
24
h. tâm
25
Th.đạt
26
An
27
h. dũng
28
Lương (tt)
29
đạt linh
30
ng. đạt (tp)
31
Minh
32
Dương
*Cách sử dụng : 
Sổ này có tất cả 9 trang tương ứng với 9 tháng trong một năm học. Sổ chuyên dùng để ghi số điểm10 mà mỗi học sinh đạt được trong quá trình học tập, mỗi một điểm10 được đánh dấu x vào sổ. Sổ này giao cho lớp phó học tập giữ và theo dõi.
*Sử dụng kết hợp cả hai sổ
Bất cứ một phong trào thi đua nào thì đều có thưởng phạt, dù thưởng – phạt gì thì đều phải dựa trên nguyên tắc đó là : thưởng để khích lệ động viên học sinh (không nhất thiết phải nặng về vật chất) và phạt không phải phạt học sinh về vật chất hay bắt học sinh lao động hoặc xúc phạm nhân phẩm học sinh như đã từng xảy ra. Phạt học sinh ở đây chính là việc học sinh không được tuyên dương, khen thưởng và chỉ được làm khán giả trong các trò chơi tập thể do giáo viên tổ chức (trò chơi sẽ được trình bày ở giải pháp 3)
Chính vì vậy, sau khi lớp trưởng tổng kết sổ thi đua và số lỗi của mỗi học sinh, nếu học sinh nào phạm lỗi thứ 6 trong một tuần thì bị trừ 1 điểm 10, lỗi thứ 7 trừ 2 điểm 10, lỗi thứ 8 trừ 3 điểm 10  Số điểm mười bị trừ sẽ bị khoanh tròn và không được tính vào tổng số điểm 10 của học sinh đó. Ví dụ : Nguyễn Dũng phạm 6 lỗi trong tuần trong khi đó em được 2 điểm 10 thì Nguyễn Dũng sẽ bị trừ một điểm mười và em đó chỉ còn một điểm mười trong sổ.
Nếu học sinh nào được 10 điểm10 thì sẽ được ghi vào mục khen thưởng trong sổ theo dõi và được thưởng một quyển vở (số tiền mua vở thưởng có thể của giáo viên cũng có thể lấy từ quỹ lớp hoặc quỹ khuyến học của hội cha mẹ học sinh)
 Khi số điểm 10 học sinh có không đủ để trừ bởi số lỗi mắc phải nhiều thì học sinh đó bị trừ hết số điểm 10 hiện có không tính nợ tuần sau. Nếu học sinh chưa đủ 10 điểm 10 thì số điểm 10 các em có được được bảo lưu. Như thế học sinh có động lực rõ ràng đó là cố gắng học tốt để đạt điểm 10 lấy thưởng đồng thời hạn chế mắc lỗi để khỏi bị trừ điểm 10. 
Để nội dung đề tài đi tới thành công cần có sự phối hợp tốt giữa gia đình và giáo viên. Sau khi giáo viên triển khai trước học sinh thì sẽ triển khai trước hội nghị phụ huynh nội dung này.
3.2. Biện pháp thứ hai : Củng cố các kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể. 
* Cơ sở khoa học :
Các kĩ năng như đoàn kết, biết tương trợ nhau trong hoạt động, phân công trách nhiệm trong hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến trước đám đông  là những kĩ năng quan trọng giúp các em vững vàng trong cuộc sống. Như trên đã nói : các kĩ năng này đã được chú trọng và hình thành trong quá trình dạy – học ở chương trình sách giáo khoa mới và nó chỉ có thể hình thành và phát triển trong các hoạt động tập thể. Chính vì vậy tiết sinh hoạt lớp là môi trường quan trọng giúp các em hình thành, củng cố kĩ năng này. 
* Các bước tiến hành
3.2.1. Các hoạt động tập thể do lớp tổ chức :
a. Tổ chức giờ sinh hoạt :
Nội dung tiết sinh hoạt lớp :
phần 1 :
 Cuối mỗi tuần, trong giờ sinh hoạt, lớp trưởng có trách nhiệm tổng hợp số lỗi của từng thành viên trong các tổ ghi vào cột số 10 sau đó cộng tất cả các lỗi của các thành viên trong tổ vào ô tổng lỗi của tổ. Căn cứ vào số lỗi mắc phải của một tổ mà xếp loại tổ nhất, nhì, ba và tư, căn cứ vào số lỗi của mỗi thành viên nếu thành viên nào không phạm lỗi nào hoặc phạm lỗi ít nhất hoặc có sự tiến bộ nhất thì ghi vào mục tuyên dương. Đọc trước lớp về số lỗi của từng bạn, từng tổ, xếp loại tổ,bạn được tuyên dương, bạn được khen thưởng. Ngoài ra lớp trưởng còn phải rút ra được những tồn tại chung của cả lớp có những đánh giá và nêu giải pháp khắc phục. Đây là một công việc tương đối khó nên mấy tuần đầu giáo viên trợ giúp để lớp trưởng hoàn thành các nội dung trong sổ. Sau đó dần dần để lớp trưởng tự hoàn thành các nội dung trên và đọc trước lớp trong phần đầu mỗi buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Lớp phó có trách nhiệm cân đối giữa số lỗi của mỗi thành viên trong lớp đẻ trừ số với số điểm 10 tương ứng, sau đó đọc số điểm mười của từng bạn đạt được sau khi đã đối trừ. Giáo viên phát thưởng cho học sinh đạt 10 điểm 10 (nếu có) và tuyên dương khích lệ trước lớp. Nội dung này giúp các em biết phân công, điều hành, tương trợ nhau trong hoạt động tập thể.
- Phần 2 :
 Học sinh trong lớp tham đăng kí ý kiến và trình bày trước lớp những ý kiến của mình. Để tránh việc học sinh hay thưa gửi trong các giờ học, giáo viên rèn cho học sinh thói quen ghi lại các ý kiến và sẽ trình bày trong giờ sinh hoạt trừ các ý kiến quan trọng cần giải quyết ngay. Thường thì các ý kiến học sinh phát biểu xoay quanh những vướng mắc vấp phải trong quá trình hoạt động trong tuần và nêu những lỗi mà bạn khác mắc phải chưa được giải quyết và các lỗi mắc phải khi học sinh sinh hoạt học tập ở gia đình. Lúc này, giáo viên cần tôn trọng các em trong khi học sinh phát biểu và khuyến khích các em diễn đạt ý kiến của mình trước lớp một cách rõ ràng, mạch lạc. Sau đó giáo viên nên cho các em cùng tham gia giải quyết các ý kiến học sinh nêu và chốt lại. Nếu học sinh mắc lỗi giáo viên yêu cầu lớp trưởng ghi số lỗi đó vào tuần sau.
Phần 3 : 
- Căn cứ vào báo cáo của học sinh, giáo viên đưa ra các công việc cần củng cố và thực hiện trong tuần sau. Lớp trưởng ghi các công việc giáo viên phổ biến vào mục Công việc tuần sau trong sổ theo dõi. (Riêng tiết sinh hoạt cuối tháng ngoài các phần nội dung như đã nêu giáo viên tổ chức cho học sinh tổng hợp thành tích các tổ, tuyên dương, bình bầu học sinh phạm ít lỗi nhất được tham gia trò chơi trong tuần sau đó và coi như đó là phần thưởng cho các tổ có thành tích)
b. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”: 
Đây là một hoạt động tập thể đã được triển khai và thu được kết quả khá cao. 
Để tổ chức hoạt động này, đầu tiên tôi nêu mục đích và yêu cầu của phong trào “Đôi bạn cùng tiến” đó là việc học sinh kết bạn và đăng kí giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt. Nếu đã đăng kí tham gia phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, một bạn tiến bộ thì bạn còn lại cũng được khen ngợi, ngược lại nếu một bạn mắc nhiều lỗi thì người còn lại cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Đầu tiên, giáo viên cho học sinh đăng kí và làm thí điểm ở một số đôi. Sau mỗi tuần giáo viên có nhận xét, tổng kết hoạt động của các đôi bạn đã đăng kí, khen ngợi những đôi có tiến bộ và có thể đặc cách cho cả đôi đó tham gia trò chơi cuối tháng coi đó là phần thưởng thưởng cho sự tiến bộ của các em. Sau một thời gian, khi đã kích thích, thu hút học sinh tích cực hoạt động giáo viên mở rộng đến các đôi khác.
c. 
3.2.2. Các hoạt động do nhà trường, Đoàn - Đội phát động
Ngoài các hoạt động tập thể của lớp thì các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn - Đội tổ chức như phong trào “Nhặt được của rơi, đem trả người mất”, “Vòng tay bè bạn”. Các phong trào thi đua trong những ngày lễ lớn, các phong trào rèn luyện đội viên  cũng là cơ hội rất tốt giúp giáo viên khai thác để phát triển các kĩ năng như đã nêu. Để giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản thân. Đầu tiên, trước khi triển khai một phong trào tôi đều nêu mục đích, yêu cầu của phong trào ấy sau đó tôi cho học sinh tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện và giao cho các tổ nhóm tự phân công trách nhiệm thực hiện dưới sự giám sát, khích lệ của giáo viên.
Sau mỗi một phong trào, giáo viên giúp học sinh đánh giá, phân tích những việc được, chưa được, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau. Và không quên chắt lọc khen ngợi những cá nhân, tổ có hoạt động tích cực đạt kết quả.
3.3. Biện pháp thứ ba : Tổ chức các trò chơi ngoại khoá.
* Cơ sở khoa học :
Trò chơi là một phương pháp dạy học tích cực không những củng cố, hình thành các kiến thức khoa học mà là môi trường giúp học sinh hình thành, phát triển các kiến thức xã hội và các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Hiện nay, với nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới, phương pháp trò chơi đã được đưa nhiều vào trong tiết học và quả thật góp phần đáng kể trong việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Thu hút học sinh hứng thú trong hoạt động học tập. Tuy nhiên, trò chơi trong các tiết học thường có thời lượng không nhiều và chỉ tập chung vào các kiến thức khoa học có trong bài dạy. Nhận ra đặc điểm này, tôi đã dùng trò chơi làm phần thưởng cho các tổ, cá nhân tích cực trong các hoạt động thi đua như trên đã trình bày, vừa khích lệ, thu hút học sinh tích cực rèn tính kỉ luật, phấn đấu mắc ít lỗi để được tham gia trò chơi vừa giúp học sinh hình thành, phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và tăng thêm vốn hiểu biết về kiến thức khoa học, xã hội 
Như trên đã trình bày, đối tượng tham gia các trò chơi là những tổ, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua hàng tuần và được tổng kết sau mỗi tháng. (tổ xếp thứ nhất là cả tổ được tham gia trò chơi của tháng đó ; tổ xếp thứ nhì thì cử 1/2 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia trò chơi ; tổ xếp thứ ba được cử 1/4 thành viên mắc ít lỗi nhất trong tổ được tham gia chơi) Các thành viên này được chia đều thành các nhóm tuỳ theo nội dung mỗi trò chơi, số học sinh còn lại làm khán giả.
Các trò chơi tôi thường tổ chức cho các em chơi đó là các trò chơi được vận dụng từ các trò chơi có sức thu hút trên truyền hình như trò chơi “Chiếc nón kì diệu” ; “Ai là triệu phú” ; “Rung chuông vàng”  vì những trò chơi này có sức thu hút lớn và hầu như tất cả học sinh đều biết luật chơi, giáo viên không mất nhiều thời gian hướng dẫn và cho học sinh làm quen. Trong khuôn khổ của chương trình, tôi chỉ trình bày 3 trò chơi nêu trên mà tôi thường tổ chức cho các em chơi rất hiệu quả.
* Các bước thực hiện :
3.3.1. Trò chơi “Chiếc nón kì diệu” 
a/ Mục tiêu:
- Dùng làm phần thưởng cho học sinh
- Củng cố các kiến thức về từ ngữ, các kĩ năng tư duy, phán đoán nhanh và giao tiếp cho học sinh.
b/ Cách chơi : 
- Đối tượng : Chia học sinh tham gia chơi làm 3 đội (Mỗi đội 4 em)
- Phương tiện :
+ Một cục nam châm tròn có gắn đinh ở giữa.
+ Một chiếc thước kẻ đục lỗ chính giữa, một đầu có dán mũi tên
+ Bảng lớp (bảng từ) kẻ như hình vẽ
Phần thưởng
- Nội dung : Tìm các chữ cái tương ứng với mỗi ô chữ để đoán ra từ ngữ theo chủ đề chơi.
- Hướng dẫn : 
+ Giáo viên đóng vai người dẫn chương trình (MC), giúp học sinh tham gia chơi (như chương trình Chiếc nón kì diệu trên VTV3- Đài Truyền hình Việt Nam)
+ Tên trò chơi, chủ đề và các ô chữ được viết bằng phấn màu trên bảng
+ Cách thức chơi giống chương trình trên truyền hình. Chỉ có điều không có vòng thi đặc biệt và số người chơi là 3 đội mỗi đội 4 người thay cho 3 người chơi như trên Tivi.
+ Thời gian được tổ chức trong giờ sinh hoạt sau tuần tổng kết hàng tháng của lớp. Thời lượng khoảng 20 – 30 phút
- Kết cấu một chương trình :
1/ MC giới thiệu chương trình, luật chơi và 3 đội chơi
2/ Tổ chức cho học sinh chơi (3 vòng chơi cho 3 đội và một vòng chơi cho khán giả, sau mỗi vòng chơi giáo viên phỏng vấn các đội chơi miễn sao học sinh thể hiện được kĩ năng giao tiếp của mình và cung cấp thêm một số thông tin về từ trong vòng chơi và chủ đề chơi).
3/ Tổng kết số điểm mỗi đội sau 3 vòng chơi
4/ Trao thưởng cho đội có số điểm cao nhất (phần thưởng không nhất thiết phải có giá trị về vật chất có thể đội có số điểm cao nhất mỗi bạn được 2 điểm mười hoặc một cây bút chì, quyển vở đội có số điểm thứ hai mỗi bạn được một điểm mười hoặc một cục tẩy, Đội thi có số điểm thứ ba được cả lớp thưởng một tràng pháo tay)
Ví dụ tổ chức một đoạn chương trình :
Chương trình “chiếc nón kì diệu”
MC : - Xin chào mừng các em đến với chương trình Chiếc nón kì diệu của đài VTV3 lớp 5A - Đài truyền hình Trường Tiểu học Hồng Quang !
H/S : (vỗ tay)
MC : Chủ đề chơi hôm nay là chủ đề về học tập. Xin giới thiệu ba đội chơi đã tham gia chương trình ngày hôm nay !
H/S : (vỗ tay)
MC : Đội chơi thứ nhất gồm 4 bạn : Hoàng Dũng, Trang, Nhung và Hiệu do bạn Trang làm đội trưởng ! (H/S đội thứ nhất đứng dạy vẫy tay chào khán giả)
H/S : (vỗ tay)
MC : Đội chơi thứ hai gồm các bạn : Tiến , Đạt, Hùng và Phượng do bạn Tiến làm đội trưởng ! 
H/S : (vỗ tay)
MC : Đội chơi thứ ba có các bạn : Lương, Tuấn Đạt, Minh và Dương do bạn Lương làm đội trưởng !
H/S : (vỗ tay)
MC : Xin một tràng vỗ tay nữa để trò chơi được bắt đầu !
H/S : (vỗ tay)
MC : Vòng thi thứ nhất là một từ gồm 9 chữ cái. Đây là từ chỉ ba người đỗ đạt cao nhất trong các kì thi Đình thời xưa ? (tam nguyên) 
Xin mời đội thi thứ nhất ! 
Đội thi thứ nhất lần lượt cử đại diện lên bảng quay thước kẻ, chiều thước có mũi tên dừng lại ở ô nào thì học sinh đạt kết qủa ở ô đó. Nếu vào ô phần thưởng thì chính học sinh đó gắp phiếu chọn một trong những phần thưởng sau : cục tẩy, cái thước, quyển sách hoặc một tràng pháo tay) Nếu vào ô được quyền trả lời thì học sinh có quyền trao đổi trong nhóm trước khi trả lời. Nếu trả lời sai hoặc quay vào ô mất lượt thì mất quyền chơi và chuyển quyền chơi cho đội thứ 2. Đội nào trả lời được từ thì đội đó thắng trong vòng thi đó và ghi được số điểm đã có.
MC : Kết thúc vòng thi thứ nhất đội thứ  đã chiến thắng và ghi được  điểm !
H/S : (vỗ tay)
(Vòng thi thứ hai, thứ ba giáo viên tổ chức tương tự. Sau ba vòng thi giáo viên tổ chức vòng thi dành cho khán giả. Phần thưởng cho khán giả cũng tương tự như một trong những phần thưởng trong ô phần thưởng)
.
3.3.2. Trò chơi “rung chuông vàng”
a/ Mục tiêu:
- Dùng làm phần thưởng cho học sinh
- Củng cố các kiến thức về xã hội, cung cấp vốn sống cho học sinh và rèn các kĩ năng trong hoạt động tập thể. 
b/ Cách chơi : 
- Đối tượng : Tất cả những học sinh có cố gắng đã được bình bầu trong phong trào thi đua đã trình bày ở giải pháp thứ nhất. Chơi theo hình thức cá nhân 
- Phương tiện : 
+ Giáo viên : Hệ thống câu hỏi (20 câu cho mỗi lần chơi) cung cấp những kiến thức xã hội và vốn sống cho học sinh, một chiếc chuông nhỏ.
+ Học sinh : Mỗi học sinh tham gia chơi mang theo bảng con, phấn và giẻ lau bảng.
- Nội dung : Tìm các chữ cái tương ứng với mỗi ô chữ để đoán ra từ ngữ theo chủ đề chơi.
- Hướng dẫn : 
+ Giáo viên đóng vai người dẫn chương trình (MC), giúp học sinh tham gia chơi (Như chương trình “Rung chuông vàng” trên VTV3- Đài Truyền hình Việt Nam)
+ Tên trò chơi được viết bằng phấn màu trên bảng
+ Cách thức chơi giống chương trình trên truyền hình. Chỉ có điều không có phần giao lưu của các đội, không có phần các đội ra câu hỏi cho nhau và không có phần cứu trợ để đảm bảo thời gian.
+ Thời gian được tổ chức trong giờ sinh hoạt sau tuần tổng kết hàng tháng của lớp. Thời lượng khoảng 20 – 30 phút
- Kết cấu một chương trình :
1/ MC giới thiệu chương trình trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc.
2/ Tổ chức cho học sinh chơi bằng cách MC nêu những câu hỏi (cả tự luận và trắc nghiệm), học sinh suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con giơ lên. MC công bố kết quả, cung cấp thêm một số thông tin liên quan tới đáp án để củng cố vốn sống cho các em. Học sinh nào có đáp án sai thì tự động rời chỗ ngồi xuống cuối lớp ngồi cùng khán giả. Học sinh còn lại một mình vượt qua được các câu hỏi thì sẽ được nhận một phần thưởng tương ứng với số câu hỏi đã trả lời được.
3/ Kết thúc trò chơi, trao thưởng cho học sinh đạt thưởng. 
Hệ thống giải thưởng của chương trình : 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Số tiền (nghìn)
1
2
3
4
5
6
8
10
12
14
16
20
Chú ý: Phần thưởng có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tế không nhất thiết phải là những phần thưởng có giá trị kinh tế.
Ví dụ tổ chức một đoạn chương trình :
MC : Xin chào các em đến trường quay lớp 5A tham dự chương trình “Rung chuông vàng” của đài VTV3 - Đài Truyền hình Trường Tiểu học Hồng Quang!
H/S : (vỗ tay)
MC : Xin một tràng pháo tay nhiệt liệt chào mừng  bạn học sinh xuất sắc trong các phong trào thi đua đã được tham dự chương trình ngày hôm nay !
H/S : (vỗ tay)
MC : Giải thưởng dành cho bạn rung được chuông là 20.000đ. Nếu không rung được chuông thì cũng không sao cả vì các bạn sẽ nhận được những phần thưởng tương ứng với số câu trả lời được.
Xin một tràng pháo tay nữa để chương trình bắt đầu !
Câu hỏi thứ nhất : Khi xem Tivi buổi tối không tắt đèn Đúng hay Sai ?
H/S : Học sinh viết đáp án vào bảng
MC : Hết giờ rồi, nào ta cùng Rung chuông thôi !
H/S : (giơ bảng)
MC : Khi xem Tivi buổi tối, nếu tắt đèn tia sáng phát ra từ tivi mạnh làm mắt chúng ta phải tập chung cao độ gây căng thẳng cho mắt. Vì vậy : Khi xem Tivi buổi tối không tắt đèn là  Đúng.
H/S : Học sinh có đáp án sai hoặc không có đáp án tự động rời chỗ.
MC : Câu hỏi thứ hai : Tên một món ăn rất quý lấy từ dãi của một loài chim ?
3.3.2. Trò chơi “ai là nghìn phú?”
a/ Mục tiêu:
(Giống trò chơi : Rung chuông vàng)
b/ Cách chơi : 
- Đối tượng : 6 đến 10 học sinh được bình bầu từ phong trào thi đua tổ 
- Phương tiện : 
+ Giáo viên : Hệ thống câu hỏi (15 câu cho mỗi lần chơi) cung cấp những kiến thức xã hội và vốn sống cho học sinh, bảng phụ (bảng nhóm)
+ Học sinh : Mỗi học sinh tham gia chơi mang theo bảng con, phấn và giẻ lau bảng.
- Nội dung : Ghép các từ ngữ cho sẵn để thành câu tục ngữ, thành ngữ và quán ngữ.
- Hướng dẫn : 
+ Giáo viên đóng vai người dẫn chương trình (MC), giúp học sinh tham gia chơi (Như chương trình “Ai là triệu phú” trên VTV3- Đài Truyền hình Việt Nam)
- Kết cấu một chương trình :
1/ MC giới thiệu chương trình trò chơi, luật chơi, thành phần tham gia và phần thưởng cho người thắng cuộc.
2/ Tổ chức cho học sinh chơi :
Phần 1 : Chọn người ngòi vào “ghế nóng” 
Ví dụ : Ghép các từ sau theo thứ tự để được câu tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ ? MC vừa trưng bảng nhóm vừa đọc các thông tin trong bảng nhóm : 
Không bằng 2. Trăm nghe 3. Thấy 4. một
Học sinh viết các số theo thứ tự vào bảng con rồi giơ luôn
Giáo viên quan sát thứ tự giơ bảng của từng em
Kiểm ta đáp án. Đáp án chính là : 2.Trăm nghe ; 1.Không bằng ; 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docKN Ren ki nang song cho HS.doc