Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh tăng hứng thú đến trường và tham gia tích cực các hoạt động học tập

Trong giai đoạn hiện nay trẻ em có nhiều sự lựa chọn trong việc vui chơi, và học tập. Nên đôi khi trẻ đến trường theo sự áp đặt của cha mẹ và làm quen với môi trường học tập mới, trẻ gặp nhièu bỡ ngỡ và khó khăn từ buổi đầu tiên đến trường. Ở trẻ xuất hiện tâm lí ngán ngại sợ sệt và không hợp tác với giáo viên trong buổi học đầu tiên.

Do đó việc tăng hứng thú cho học sinh đến trường và tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực là một vấn đề mà mỗi giáo viên phải hết sức quan tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình.

Việc tăng hứng thú cho học sinh và tham gia các hoạt động học tập ở trường là một thực tế mà giáo viên phải làm, đặc biệt là giáo viên lớp1. Nếu trong lớp có khoảng 1 đến 2 em có biểu hiện tâm lí như thế sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến lớp học.Thứ nhất GV phải mất thời gian nhiều hơn đối với học sinh này và làm chậm tiến trình học tập của các học sinh khác.Thứ hai bản thân học sinh như bị xúc phạm khi bị các bạn cười chê.

Giáo viên chủ nhiệm giải quyết tốt các vấn đề này sẽ mang lại những thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường.

 

doc 4 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1211Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh tăng hứng thú đến trường và tham gia tích cực các hoạt động học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2008-2009
--------o0o----------
GIÚP HỌC SINH TĂNG HỨNG THÚ ĐẾN TRƯỜNG VÀ THAM GIA TÍCH CỰC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong giai đoạn hiện nay trẻ em có nhiều sự lựa chọn trong việc vui chơi, và học tập. Nên đôi khi trẻ đến trường theo sự áp đặt của cha mẹ và làm quen với môi trường học tập mới, trẻ gặp nhièu bỡ ngỡ và khó khăn từ buổi đầu tiên đến trường. Ở trẻ xuất hiện tâm lí ngán ngại sợ sệt và không hợp tác với giáo viên trong buổi học đầu tiên.
Do đó việc tăng hứng thú cho học sinh đến trường và tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực là một vấn đề mà mỗi giáo viên phải hết sức quan tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Việc tăng hứng thú cho học sinh và tham gia các hoạt động học tập ở trường là một thực tế mà giáo viên phải làm, đặc biệt là giáo viên lớp1. Nếu trong lớp có khoảng 1 đến 2 em có biểu hiện tâm lí như thế sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến lớp học.Thứ nhất GV phải mất thời gian nhiều hơn đối với học sinh này và làm chậm tiến trình học tập của các học sinh khác.Thứ hai bản thân học sinh như bị xúc phạm khi bị các bạn cười chê.
Giáo viên chủ nhiệm giải quyết tốt các vấn đề này sẽ mang lại những thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường.
II-NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1-Nội dung:
-Đến tuổi thứ 6, trẻ em vào học lớp 1 đây là bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Khi trở thành học sinh, học tập là bổn phận hàng đầu và quan trọng nhất.Từ đây trẻ em có nhiều thay đổi nhờ phương pháp nhà trường mà trước đó các em không thể có được.Vậy khi vào học lớp 1 của bậc tiểu học, tâm lí sẵn sàng đi học của các em có những thành tố nào? Các nhà tâm lí học cho rằng tâm lí sẵn sàng đi học có 4 thành tố cơ bản sau:
+Sự thích thú đến trường, thích thú học tập tức là thích tham gia một hoạt động mới mang tính nghiêm chỉnh, được đánh giá bằng điểm hay bằng lời ,nhằm thu nhận những hiểu biết mới, những thao tác mới, những kĩ năng, kĩ xảo và xúc cảm mới .
+Sự phát triển ngôn ngữ đạt tới mức hiểu đúng những lời giảng giải của giáo viên có phần gần với kinh nghiệm sống hằng ngày của các em nhưng cũng có phần tương đối khái quát, trừu tượng. Mặt khác, các em có khả năng diễn đạt đúng, rõ ràng và tương đối gãy gọn những ý nghĩ tình cảm cuả mình muốn nói ra cho người khác.
+Có khả năng điều khiển cả hoạt động tâm lí của bản thân,thể hiện cụ thể ở chỗ ngồi im chăm chú nghe cô, thầy dạy, không tự do chạy nhảy Nếu không trẻ sẽ rất khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống nhà trường. Có trẻ được “chuẩn bị” sai lệch khi đi học cũng khó khăn không kém các em không được chuẩn bị.Trường hợp phổ biến hiện nay nhiều gia đình lo dạy trước những cái gì đúng ra vào lớp 1 mới được học. Được “chuẩn bị” theo kiểu đó, mới đầu trẻ có thể thích nghi dễ dàng hơn, do đó thích thú học hơn. Nhưng cái “lợi” đó lại có mặt trái của nó: các em dễ coi học là dễ dàng, nảy sinh sự nhàm chán, thói quen gập khuôn, máy móc trong học tập, mất sự ham thích suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo, có thể nảy sinh thái độ chủ quan, tự cao, xem thường các bạn cùng học. Xây dựng tâm lí sẵn sàng đi học không được chuẩn bị đồng bộ, cân đối, trẻ chỉ sẵn sàng về mặt kĩ năng, kĩ xảo (đọc, viết, tính toán..), nhưng không phát triển ngôn ngữ, tư duy, chú ý có chủ định, phẩm chất ý chí..một cách tương ứng. Không cân đối ở chỗ sự thích thú học của trẻ nếu có được cũng chỉ vì thành tích học tập bước đầu trội hơn các bạn chứ không phải thích thú mang tính chất hiểu biết những điều mới lạ thích thú của suy nghĩ, khám phá.là những xúc cảm tích cực có tác dụng lâu dài về sau này để phát triển năng lực học tập.
-Tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 đến 35 phút.
-Chuyển được tính tò mò muốn biết nhiều thứ thành tính ham biết, ham học.
-Kiềm chế được tính hiếu động, tính bột phát và có khả năng chuyển chúng thành tính năng động như trong kỉ cương, nề nếp, nội qui của lớp học.
-Phát triển độ tinh nhạy và sức bền của vận động bàn tay để có thể thực hiện được một cách gọn gàng, các thao tác của bàn tay khi tập viết.
Bốn yếu tố trên đây tạo ra tâm lí sẵn sàng thích thú đi học của học sinh lớp 1.Trong bốn yếu tố này, quan trọng nhất là sự thích thú đi học của trẻ em. Đầu tiên trẻ em còn thiên về bề ngoài của hoạt động học như thích thú đi học vì ngôi trường đẹp, có cặp sách mới, tập vở dán nhãn đẹp. Nhưng phải nhanh chóng làm cho các em thích thú những cái thuộc về nội dung hoạt động học, những tri thức mới, xúc cảm đẹp đẽ, cách giải quyết vấn đề thông minh, những khám phá bất ngờ. Sở dĩ như vậy vì yếu tố này vừa được hình thành, đồng thời vừa là cơ sở để hình thành ba yếu tố còn lại.
Trong thực tế không phải trẻ em nào đến trường cũng có tâm lí sẵn sàng đi học. Những học sinh lớp 1 chưa có tâm lí sẵn sàng thì người giáo viên tiểu học cần lưu ý giúp trẻ em lần đầu đi học khắc phục những khó khăn phải chấp hành kỉ cương của lớp học, làm đầy đủ việc làm giáo viên giao cho, khó khăn trong việc thiết lập của các em với thầy cô, bạn bè mới
Tâm lí học đã xác nhận trẻ em lần đầu đi học sẽ diễn ra sự tổ chức lại các đặc điểm tâm lí. Phải giúp trẻ khắc phục những khó khăn do tâm lí ở các em chưa đầy đủ. phù hợp với chuẩn mực đạo đức do nhà trường, xã hội đặt ra một cách nghiêm ngặt. Hãy giúp đỡ các em theo phương châm “càng sớm càng tốt, càng kịp thời càng tỉ mỉ càng có hiệu quả”.
2-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
-Giáo viên phải nắm được những đặc điểm tâm lí của trẻ trong ngày đầu tiên đến lớp, thể hiện sự yêu thương gần gũi với trẻ.tạo được môi trường vừa học vừa chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
-Bố trí chỗ ngồi phù hợp, nếu trẻ nhúc nhát nên cho ngồi gần với giáo viên để luôn kịp thời quan sát và động viên học sinh.
-Tổ chức lớp học linh hoạt các hoạt động học tập, tránh áp đặt học sinh
-Có nhiều hoạt động vui chơi, ca hát, trò chơi. Để kích thích sự hứng thú của học sinh. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh. Giữa học sinh với học sinh, luôn khuyến khích trẻ trong hoạt động học tập ở lớp.
III-KIỂM NGHIỆM
+Qua thực hiện dạy và học ở lớp 1 vấn đề giúp học sinh tăng hứng thú đến trường và tham gia các hoạt động học tập đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tình trạng học sinh nghỉ học thường xuyên đã giảm rõ rệt. Trẻ có nhiều hứng thú trong học tập hơn, chất lượng cũng được nâng lên nhiều hơn.
IV-KẾT LUẬN
Giúp học sinh hứng thú đến trường và tham gia tích cực các hoạt động học tập là một bước khởi đầu quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị những kĩ năng sư phạm để làm cho trẻ cảm nhận được sự tin tưởng yêu thương, tạo được trong lòng trẻ một ấn tượng tốt để trẻ mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
Có được như vậy tôi tin chắc việc giáo dục trẻ ở trường sẽ được nhiều thuận lợi hơn. Chúng ta sẽ tạo được môi trường thân thiện với trẻ, và từ đó giáo dục trẻ trên phương châm “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.
 Thạnh Lộc, ngày 15/11/2008
 Người viết 
 Huỳnh Thanh Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(9).doc