Với những ưu thế nổi trội, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là một yêu cầu bắt buộc và nó mang tính tất yếu, tính đòi hỏi cấp thiết. Đối với trường tiểu học Thống Nhất, một trường đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quả lý, công tác dạy và học là một trong những tiêu chí bắt buộc. Hơn ai hết là Hiệu trưởng nhà trường tôi hiểu rõ tầm quan trọng, tính bắt buộc phải đưa công nghệ thông tin vào trường học, chính vì vậy bản thân đã đầu tư suy nghĩ, tìm mọi biện pháp cùng với CBGV của trường thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Qua một thời gian thực hiện, đến nay trường tiểu học Thống Nhất là một trong những trường tiểu học có nhiều thành công trong việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học trong tỉnh Thanh Hoá. Sau đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã trải qua, đã làm trong quá trình chỉ đạo và thực hiện việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường tiểu học.
Kinh nghiệm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và tổ chức quản lý ở trường tiểu học Thống Nhất A.Lời nói đầu Năm học 2008 – 2009 với chủ đề là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính, triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với cách sắp xếp các nội dung của chủ đề, đã nổi lên tầm quan trọng, cái trước hết và cần thiết của năm học này là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin” Điêù này hoàn toàn hợp lý với suy luận lô gíc: Nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, muốn thành công trong kế hoạch này thì vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng ta đã xác định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo phải đi trước một bước, muốn vậy bản thân giáo dục đào tạo phải đổi mới đồng bộ từ nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy, thiết bị dạy học. Thời đại ngày nay, thời đại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời đại toàn cầu hoá, các nước cùng hội nhập để phát triển, thời đại của nền kinh tế tri thức. Thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin. Với những ưu thế nổi trội, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là một yêu cầu bắt buộc và nó mang tính tất yếu, tính đòi hỏi cấp thiết. Đối với trường tiểu học Thống Nhất, một trường đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quả lý, công tác dạy và học là một trong những tiêu chí bắt buộc. Hơn ai hết là Hiệu trưởng nhà trường tôi hiểu rõ tầm quan trọng, tính bắt buộc phải đưa công nghệ thông tin vào trường học, chính vì vậy bản thân đã đầu tư suy nghĩ, tìm mọi biện pháp cùng với CBGV của trường thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Qua một thời gian thực hiện, đến nay trường tiểu học Thống Nhất là một trong những trường tiểu học có nhiều thành công trong việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học trong tỉnh Thanh Hoá. Sau đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã trải qua, đã làm trong quá trình chỉ đạo và thực hiện việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường tiểu học. b.Thực trạng của vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin ở trường tiểu học Thống Nhất 1.Thực trạng về cơ sở vật chất hạ tầng ứng dụng CNTT ở trường tiểu học Thống Nhất. Trường tiểu học Thống Nhất được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 – 2000, rồi được công nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2007. Tuy vậy cũng như một số trường khác trong huyện Yên Định, cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của chuẩn. Thiết bị công nghệ thông tin của trường mới có 01 máy vi tính với cấu hình thấp và 01 máy in Xerox. Nguồn điện yếu ko đủ tải nên máy hoạt động không ổn định. 2.Thực trạng về nhận thức ứng dụng CNTT trong nhà trường của CBGV – NV trong nhà trường. Lâu nay nói đến máy vi tính, nói đến công nghệ thông tin, thường chỉ có ở thành phố và ở một số ngành có tiềm lực kinh tế như Tài chính, Ngân hàng. Ngoài đời sống xã hội chỉ có ở các quán Internet. Giáo viên trong các nhà trường phổ thông rất ít người có điều kiện tiếp xúc với máy vi tinh, với công nghệ thông tin, phần lớn giáo viên lớn tuổi, giáo viên tiểu học chỉ biết đến máy vi tính, công nghệ thông tin qua sách baó, qua truyền hình mà thôi. Hơn nữa một hạn chế để các giáo viên tiếp xúc, sử dụng, khai thác các tiện ích của máy vi tính là kiến thức ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh còn hạn chế. Do nhiều giáo viên chưa thấy hết, hiểu hết các lợi ích của công nghệ thông tin nên cho rằng trong nhà trường, nhất là trường tiểu học ở vùng khó khăn thì chưa cần phải sử dụng máy vi tính, chưa cần ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp học; nhiều người cho rằng cứ để cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở phổ cập trước, tiểu học từ từ đã, rồi trường chỉ có hơn chục giáo viên, ba bốn trăm học sinh thì quản lý thế nào chả được, cần gì đến thiết bị công nghệ 3.Thực trạng về khả năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giảng dạy và học tập. Thực trạng về kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường: Hầu hết cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều được đào tạo trong giai đoạn công nghệ thông tin chưa phát triển ở Việt Nam, đa số tuổi đời khá cao, chỉ mới biết đến máy vi tính qua sách báo, qua truyền hình; một số cán bộ giáo viên điều kiện kinh tế chưa cho phép mua sắm máy vi tính, những người có điều kiện thì cho rằng lúc này mua sắm máy vi tính là xa xỉ do chưa thấy được những tác dụng to lớn của công nghệ thông tin. Một hạn chế nữa là trình độ ngoại ngữ của giáo viên quá hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận với máy vi tính, đến với công nghệ thông tin. Tại thời điểm năm học 2005 – 2006 cả trường mới có một người biết sử dụng máy vi tính để soạn thảo các văn bản đơn thuần. Nhà trường thiếu nhân lực chủ chốt để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường. I.Các giải pháp. 1.Xác định về tư tưởng: Từ thực trạng trên để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và giảng dạy trong nhà trường, từng bước đáp ứng các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ II, đáp ứng được các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch về tuyên truyền, vận động làm cho cán bộ giáo viên trong trường hiểu rõ tính ưu việt của công nghệ thông tin, tính cấp thiết và yêu cầu bắt buộc phải đưa tin học vào nhà trường, xác định đã là giáo viên thì không được phép “mù” về tin học; lãnh đạo nhà trường mà trước hết là Hiệu trưởng và sau đó đến những giáo viên trẻ có năng lực, có khả năng tiếp cận và nhanh chóng làm chủ trang thiết bị công nghệ, khả năng khai thác sử dụng phải thực sự quan tâm đến vấn đề này, phải tự vượt lên chính mình cả trong tư duy lẫn công việc. 2. Trang bị kiến thức về CNTT cho cán bộ giáo viên, nhân viên của trường. Kiến thức về công nghệ thông tin của CBGV ở trường có thể nói là chưa có gì, để có được kiến thức tối thiểu phục vụ cho công tác của bản thân mỗi giáo viên chúng tôi xác định phải lựa chọn những phần kiến thức có tính chất vừa cơ bản, vừa thiết thực. Các kiến thức mà chúng tôi cho rằng cần phải trang bị đó là: - Khái niệm về công nghệ thông tin, các ứng dụng của công nghệ thông tin trong khoa học và đời sống, đặc biệt là các tiện ích của công nghệ thông tin trong nhà trường, trong công tác quản lý, giảng dạy ở trường tiểu học - Các kiến thức ban đầu về tin học văn phòng như: Kĩ thuật soạn thảo, chỉnh sửa, in ấn văn bản, kĩ thuật tạo bảng biểu trên Word, trên Excel, - Các kiến thức về sao chép, lưu trữ văn bản - Các kiến thức về mạng máy tính như: Mạng nội bộ LAN, mạng toàn cầu Internet, cách khai thác thông tin trên mạng. - Kiến thức về sử dụng các phần mền soạn giảng giáo án điện tử như: Powerpoint, Violet.. - Cách sử dụng các công cụ trình chiếu:Laptop, máy chiếu đa năng, màn chiếu 3. Trang bị CSVC- trang thiết bị công nghệ thông tin. Dựa trên thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường tôi xác định các trang thiết bị về cơ sở vật chất phục vụ cho ứng dụng công nghệ thông tin cần phải có đó là: - 01 phòng máy vi tính với tối thiểu là 16 máy trong đó 15 máy cho người học, 01 máy cho giáo viên dạy. - Một máy tính xách tay (Laptop) - Một máy chiếu đa nămg(Projector) - Một màn chiếu - Máy tính văn phòng: dùng cho văn thư, quản lý, thư viên, tài vụ: 4 máy - Máy in cho các máy tính văn phòng: 04 máy - Máy Photocopi: 01 - Các thiết bị kết nối mạng LAN (tối thiểu có 5 cổng kết nối) và mạng Internet - Các thiết bị ghi hình: Máy ảnh kĩ thuật số, Camera: 01 bộ - Thiết bị ổn áp dòng điện: Máy ổn áp: 05 máy II.Các biện pháp tổ chức thực hiện 1.Xây dựng các văn bản, nghị quyết của các tổ chức trong trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và gỉang dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Căn cứ vào các văn bản của cấp trên về nhiệm vụ năm học, tập thể lãnh đạo nhà trường, từ cấp Uỷ chi bộ đến Ban giám hiệu, Công đoàn ,Đoàn thanh niên đã thảo luận để xây dựng kế hoạch năm học cụ thể cho trường mình, tổ chức mình: Kế hoạch năm học 2007 – 2008 và 2008 – 2009 xác định rõ đối với trường tiểu học Thống Nhất là năm triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức quản lý và giảng dạy cụ thể là: Năm học 2007 – 2008: triển khai bước đầu về đưa tin học vào nhà trường. Năm học 2008 -2009: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường với các công việc cụ thể là: 100% giáo viên đăng kí thao gỉang bằng giáo án điện tử. Những Giáo viên nào thao gỉang bằng giáo án điện tử lần đầu đạt loại giỏi sẽ được thưởng 50000đ ngay sau khi đánh giá. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên mạng, thực hiện báo cáo giữa cá nhân với trường, trường với PGD bằng thư điện tử qua các địa chỉ điện tử Email; Gmail. Khai thác phần nềm quản lý thư viên, phần mềm tra cứu văn bản pháp luật, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cán bộ, phần mền VNPTSchools; kết nối mạng LAN. mạng Internet cho tất cả các máy tính của trường; xây dựng Websil riêng cho trường để thông báo kết quả học tập, công tác của học sinh, giáo viên trong trường, đồng thời tạo diễn đàn giao lưu với bạn bè trong nước và Quốc tế. Xây dựng ngân hàng giáo án điện tử, ngân hàng đề thi 2.Trang bị kiến thức về CNTT cho cán bộ giáo viên – NV: Tổ chức lớp học: Trong điều kiện cán bộ giáo viên nhà trường ở quá xa các trung tâm, cơ sở đào tạo tin học, hơn nữa cán bộ giáo viên còn phải hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình, nhà trường đã chủ động liên hệ đấu mối với trường trung học phổ thông Thống Nhất mở lớp học ban đêm theo chương trình tin học 100 tiết của Sở Giáo dục& Đào tạo Thanh Hoá. Đến hết học kỳ I năm học 2007 – 2008 toàn bộ CBGV –NV của trường đã có chứng chỉ về tin học do Sở GD &ĐT Thanh Hoá cấp. Hàng tháng nhà trường tổ chức một buổi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tin học cho giáo viên có nhu cầu tại phòng máy của trường. Động viên tự học, tự bồi dưỡng: Tuy đã có chứng chỉ về kiến thức công nghệ thông tin, xong vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của mỗi người là vô cùng quan trọng. Nhà trường đã tích cực động viên các thành viên tham gia tự học tự bồi dưỡng về kiến thức công nghệ thông tin, các cá nhân có kế hoạch cụ thể tự học, tự bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người trong công tác bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ, trong kế hoạch phấn đấu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 3.Xây dựng CSVC- trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học. a.Xây dựng phòng máy: Trong điều kiện nhà trương chưa được trang cấp máy tính, để có phòng máy phục vụ giảng dạy môn tin học cho học sinh và giáo viên nhà trường đã tham mưu với Hội Cha mẹ học sinh xây dựng phòng máy bằng cách xây dựng cơ chế: Người dạy chịu trách nhiệm mang thiết bị, phương tiện đến trường ( gồm 16 máy vi tính đến trường: 15 máy để học sinh học và 01 máy chủ của Thầy), người học trả học phí theo tiết học, nhà trường quản lý chương trình, thời gian . Cơ chế này bảo đảm ba bên cùng có lợi đó là: Học sinh và giáo có máy vi tính để học, người dạy có thu nhập, nhà trường đảm bảo được kế hoạch trang bị kiến thức tin học cho giáo viên. Cơ chế này đã được xây dựng xong bắt đầu thực hiện vào ngày đầu tiên của năm học 2007 – 2008 đó là ngày 5/9/2008. Để có được máy tính văn phòng nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tài trợ một dàn máy vi tính văn phòng trị giá 10 000 000 đ. Phòng máy vi tính của trường đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả rõ rệt, ngoài việc có máy để cho học sinh được học môn tin học ở tiểu học, phòng máy còn giúp cán bộ giáo viên cũng cố các kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác của mỗi người. Song song với việc duy trì hoạt động của phòng học tin học, nhà trường đã tích cực đề nghị cấp trên trang bị trang thiết bị học tập trong kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Nhờ sự cố gắng của nhà trường, tháng 12/2007 trường đã được UBND tỉnh trang cấp trang thiết bị hiện đại trong đó có 01 phòng máy vi tính. b. Xây dựng thiết bị trình chiếu phục vị cho gỉang dạy bằng giáo án điện tử, phục vụ các hội nghị, hội thảo trong trường. Để có đủ thiết bị trình chiếu phục vụ cho các bài giảng điện tử, các hội nghị, hội thảo nhà trường đã tham mưu với Hội khuyến học và Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí, cùng với tiết kiệm chi tiêu của nhà trường đã tạo được nguồn kinh phí mua sắm được một bộ thiết bị trình chiếu điện tử gồm: 01 máy tính xách tay (Laptop) – 01 máy chiếu đa năng – 01 màn chiếu phản quang. Bộ thiết bị này hiện đang được khai thác dử dụng có hiệu quả. Phòng máy tính của trường tiểu học Thống Nhất đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả góp phần quan trọng thực hiện chủ đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. c.Xây dựng mạng liên lạc: Mạng Internet: Nói đến ứng dụng công nghệ thông tin không thể thiếu mạng Internet, một thuận lợi cho nhà trường là đầu năm học 2007 -2008 ngành bưu điện có đợt khuyến mại lắp đặt miễn phí Moden kết nối tín hiệu ADSL, nhà trường đã kịp thời nắm bắt, liên hệ lắp đặt, việc này có vẻ đơn giản song nếu không để ý, không quyết tâm nắm bắt cơ hội thì không dễ có kết quả( Trường tiểu học Thống Nhất là trường đầu tiên của huyện Yên Định kết nối Internet miễn phí, mãi một năm sau các trường khác trong huyện mới được hưởng dịch vụ này ) Mạng LAN: Khi đã có đầy đủ máy vi tính, để có thể khai thác sử dụng có hiệu quả cầm phải thiết lập được mạng thông tin nội bộ ( LAN). Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi thấy rằng việc đầu tư kinh phí kết nối mạng LAN cho các thiết bị tin học của trường không quá lớn chỉ cần có một suýt kết mối với 6 cổng, 120 m dây tín hiệu mạng là có thể tạo được một mạng liên lạc trong trường. d.Xây dựng chương trình quản lý trong nhà trường, chương trình soạn thảo giáo án điện tử - Trong khi chưa có phần mền quản lý cán bộ nhà trường đã xây dựng sổ đăng bộ điện tử của cán bộ giáo viên việc giúp CBQL nhà trường tra cứu và cập nhận thông tin về nhân sự trong trường một cách nhanh chóng, chính xác. ( Dao diện sổ đăng bộ điện tử) - Sử dụng các phần mền sẳn có: Nhà trường khuyến khích cán bộ giáo viên sử dụng phần mền Powerpoint sẵn có trong chương trình Windows; để có bản quyền sử dụng phần mền Violet chúng tôi khuyến khích giáo viên đăng kí làm thành viên tích cực của thư viên bài giảng điện tử. Hiện nay nhà trường đã đưa vào khai thác, sử dụng các phầm mền sẵn có như: phần mền Powerpoint; phần mền Violet; Phần mền tra cứu văn bản pháp luật (Của thư viện pháp luật), Phần mền quản lý thư viện; phần mền VNPT-School( của công ty Viễn thông Thanh Hoá). - Xây dựng công thức đánh giá xếp loại học sinh theo quyết định số 30 của Bộ Giáo dục: Khi đã có đầy đủ các thiết bị thì việc khai thác sử dụng chúng có hiệu quả là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Từ năm học 2007 – 2008 hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không của ngành giáo dục” chúng tôi chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử lý kết quả học tập của học sinh đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, công bằng tránh được tiêu cực trong nhận xét đánh giá học sinh. Công việc này đối với sở Giáo dục, các trường THPT thì rất bình thường, xong đối với các trường tiểu học, nhất là các trường tiểu học ở miền núi như trường tiểu học Thống Nhất thì không đơn giản chút nào. Chúng tôi đã căn cứ vào quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học để xây dựng công thức lấy kết quả lên lớp: Công thức xét kết quả học tập: =IF(MIN(N10:X10)>=5,"lên lớp","THI Lại") Trong đó : N10 đến X10 là cột kết quả các môn học của học sinh. Công thức xét danh hiệu học sinh: =IF(AND(Z14="giỏi",AA14="giỏi"),"Giỏi",IF(AND(Z14="khá",AA14="giỏi"),"Tiên tiến",IF(AND(Z14="giỏi",AA14="khá"),"Tiên tiến",""))) (Dao diện phần đánh già kết quả học tập của học sinh theo quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT) Các năm trước đây, để có kết quả đánh giá xếp loại của học sinh trong học kỳ, trong năm học, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, hội đồng thi đua của trường phải làm việc cả tuần mới xong mà kết quả nhiều khi vẫn có sự sai lệch. Từ năm học 2007 – 2008 việc sử lý kết quả học tập của học sinh toàn trường chỉ cần một nhân viên văn thư của trường với một ngày có thể hoàn thành các công việc từ nhập dữ liệu đến in ấn kết quả, in giấy khen. Như vậy nhờ ứng dụng công nghệ thông tin đã rút ngắn được thời gia, tiết kiệm được nhân lực, kinh phí rất đáng kể. - Xây dựng ngân hàng dữ liệu: Chúng tôi khuyến khích cán bộ giáo viên cung cấp tài nguyên cho ngân hàng dữ liệu của trường để khai thác dùng chung như: Ngân hàng giáo án điện tử, ngân hàng đề kiểm tra, ngân hàng bài toán, bài văn hay, ngân hàng sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay ngân hàng giáo án điện tử của trường có trên 100 bài giảng điện tử; ngân hàng sáng kiến kinh nghiện có 50 SKKN được hội đồng khoa học các cấp xếp loại. trong đó có nhiếu sáng kiến được giải A, B cấp tỉnh - Xây dựng trang Websil: Một trong những kênh thông tin của nhà trường đến phụ huynh học sinh nhanh chóng , chính xác đó là kênh thông tin điện tử, để có thể truyền tải các văn bản pháp lý, các quy định của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục; các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, hình ảnh hoạt động của thầy trò nhà trường thì không phương tiện nào tốt hơn sử dụng Websil trên mạng Internet. Để xây dựng được một Websil và duy trì hoạt động liên tục với đầy đủ các tính năng của nó đòi hỏi nhiều vấn đề về giải pháp kỹ thuật tin học về kinh phí, bản quyềnĐối với các trường tiểu học ở vùng khó khăn như trường tiểu học Thống Nhất thì đây là điều có thể nói là không thể. Để khắc phục vấn đề nan giải này tôi đã chủ động liên kết với thư viện điện tử Violet, tìm mọi cách để đáp ứng được các tiêu chí của thư viện để liên kết xây dựng Websil cho trường. Ngày 03/01/2009 Websil của trường tiểu học Thống Nhất chính thức Hoạt Động với địa chỉ: tính đến ngày23/02/2009 mới chỉ có 1 tháng hoạt động đã có 2634 lượt truy cập. 4603 lượt người xem, có thể nói hiện nay Web của trường tiểu học Thống Nhất đang “ ăn khách” D. Kết luận – Bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả nghiên cứu: Qua một thời gian triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường tuy không dài, xong có thể nói đã thu được kết quả to lớn so với thời gian trước đó. Từ chỗ một trường tiểu học mới chỉ có 01 bộ máy vi tính sau hơn một năm trường tiểu học Thống Nhất đã vươn lên đứng hàng đầu trong khối các trường Mần non, Tiểu học, THCS trong toàn huyện. Có thể nói tại thời điểm này trường tiểu học Thống Nhất đã cơ bản hoàn thành kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào nhà trường. Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau: TT Nội dung nghiên cứu Trước khi thực hiện Kết qủa thực hiện 1 Xây dựng văn bản Chưa có Đầy đủ 2 Nhận thức của CBGV Chưa đầy đủ Đầy đủ và trở thành động lực 3 Trình độ CNTT Chưa có 100% có chứng chỉ về CNTT 4 Máy Vi tính 01 20 5 Máy chiếu 0 01 6 Sử dụng giáo án điện tử 0 100% CBGV 7 Sử dụng thiết bị trình chiếu điện tử trong các hội nghị, chuyên đề tại trường 0 Thường xuyên sử dụng các các hội nghị: Hội nghị khoa học, các chuyên đề BDTX, sinh hoạt câu lạc bộ, các chương trình hoạt động tập thể của trường, địa phương 8 Mạng Lan 0 2 9 Mạng Internet 0 1 10 Website 0 1 11 Ngân hàng dữ liệu 0 04 12 Quản lý thông tin trong nhà trường băng CNTT 0 Có 13 Sử lý kết quả học tập của học sinh Nhiều thời gian, còn tiêu cực, thiếu chính xác 1/10 thời gian không dùng CNTT, chính xác, trung thực, chống được biểu hiện tiêu cực trong đánh học sinh. 14 Phần mền 0 06 15 Giảng dạy tin học 0 9 lớp/ năm 2. Bài học kinh nghiệm. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường, bản thân rút ra được những kinh nghiệm sau: Một là: Muốn xây dựng một kế hoạch nào đó trước hết phải tìm hiểu xem kế hoạch đó có phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước hay không? Có được cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương ủng hộ và đặc biệt chủ trương đó có được phụ huynh học sinh và dư luận quần chúng nhân dân ủng hộ hay không? Hai là: Hiệu trưởng nhà trường phải thật sự cố gắng, đổi mới tư duy, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, phải biết chọn thời cơ, phải biết phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong cơ quan, biết huy động nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ, phải dám nghỉ dán làm và dám chịu trách nhiệm trong công tác. Ba là: Phải xây dựng được kế hoạch công việc cụ thể, khả thi và phải biết được cái nào làm trước, cái nào quyết định, công việc nào nên cuốn chiếu, công việc nào theo thời cơ. Bốn là: Phải bảo đảm tính công khai, dân chủ trong công việc. Trên đây là những kinh nghiện của bản thân tôi đúc rút được trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Những kinh nghiện này còn mang tính cá nhân chủ quan của bản thân. Tôi rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên, sự trao đổi của đồng nghiệp để các kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn, áp dụng được rộng rải hơn. Thống Nhất, tháng 3 năm 2009 Người viết Phan Văn Nguyên
Tài liệu đính kèm: