Giáo án Lớp 2 - Tuần 29

I/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh.

- Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 gồm: Các trăm, các chục, các đv.

 - Đọc viết các số từ 111 đến 200.

 - So sánh được các từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự các số này.

Ii/ đồ dùng dạy – học:

 - Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.

 - Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm chục, đơn vị, viết số, đọc số.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1208Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn. 
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai : người dẫn chuynện, người ông, Xuân, Vân, Việt.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi và mở GSK trang 92
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- Đoạn 1 : Chia đào 
- Quà của ông.
- Chuyện của Xuân.
- HS nối tiếp nhau trả lời : Xuân làm gì với quả đào của ông cho. / Suy nghĩ và làm việc của Xuân. / Người trồng vườn tương lai. / 
- Vân ăn đào như thế nào. / Cô bé ngây thơ. / Sự ngây thơ của bé Vân. / Chuyện của Vân. / 
- Tấm lòng nhân hậu của Việt. / Quả đào của Việt ở đâu? / Vì sao Việt không ăn đào. / Chuyện của Việt. / Việt đã làm gì với quả đào ?/ 
- Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các HS khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
- 8 HS tham gia kể chuyện.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần 1
- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai.
-----------------ặb-----------------
Môn : Đạo Đức
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I/ MỤC TIÊU:
1. HS hiểu:
 - Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người.
 - Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
	2. HS có kĩ năng:
 - Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các laòi vật có ích.
 - Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
	3. HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình vơi những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- VBT đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
 b/ Hoạt động 1: Trò chơi đố vui “Đoán xem con gì?”.
* Mục tiêu: 
- HS biết ích lợi của một số loài vật có ích.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- GV giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như: Trâu, bò, cá, heo, ong, voi, gà, chóvà y/c HS trả lời: Đó là con gì? Nó có ích gì cho con người?
- GV ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng.
GVKL: Hầu hết các loài vật đều có ích cho cuộc sống.
 c/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
* Cách tiến hành:
- GV chi nhóm HS và nêu câu hỏi:
Em biết những con vật có ích nào?
Hãy kể những ích lợi của chúng.
Cần làm gì để bảo vệ chúng?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
- GV gọi đại diện từng nhóm lên báo cáo.
GVKL: Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành.
- Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta biết thêm nhiều điều kì diệu.
 d/ Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai.
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các việc làm đúng, sai khi đối xử với loài vật
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát các tranh trong hình SGK.
- GV cho HS làm vào vở bài tập.
- GV gọi HS đọc kết quả của mình và giải thích.
- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét chung và bổ sung.
Tranh 1: Tính đanh chăn trâu.
Tranh 2: Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.
Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn.
Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
GVKL: Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ chăm sóc các loài vật.
- Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai: Bắn súng cao su vào loài vật có ích.
* GV nhận xét chung.
- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS quan sát tranh SGK.
- HS làm vào vở bài tập.
- Vài em đọc kết quả bài làm của mình và giải thích. Lớp nhận xét.
-----------------ặb-----------------
Môn :Thể dục
TRÒ CHƠI CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI
-----------------ặb-----------------
Thứ tư ngày tháng năm .
Môn : Tập Đọc
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cảbài.
- Đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ : thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững,  
- Hiểu nội dung bài : Bài văn cho ta thầy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó cũng cho ta thấy tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa, với q/hương của ông. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc, nếu có 
- Bảng phụ ghi sẵn từ, các câu cần luyện ngắt giọng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Những quả đào
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ học hôm nay, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài tập đọc Cây đa quê hương của nhà văn Nguyễn Khắc Viện. Qua bài tập đọc này, các con sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp của cây đa, một loài cây rất gắn bó với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, và thấy được tình yêu của tác giả đối với quê hương.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, r,  trong bài 
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, 
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm )
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- GV nêu giọng đọc chung của toàn bài sau đó nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Cây đa nghìn năm  đang cười đang nói.
+ Đọan 2 : Phần còn laị.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- Thời thơ ấu độ tuổi nào ?
- Con hiểu hình ảnh một toà cổ kính như thế nào?
- Thế nào là chót vót giữa trời xanh ?
- Li kì là gì ?
- Để đọc tốt đoạn văn này, ngoài việc ngắt nghỉ giọng đúng với các dấu câu, các em cần chú ý ngắt giọng câu văn dài ở cuối đoạn .
- Gọi 1 HS đọc câu văn cuối đoạn, yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn này. Chỉnh lại cách ngắt cho đúng rồi cho HS luyện ngắt giọng.
- Hướng dẫn : Để thấy rõ vẻ đẹp cuả cây đa được miêu tả trong đoạn văn, khi đọc chúng ta cần chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả như: Nghìn năm, cổ kính, lớn hơn cột đình, chót vót giữa trời, quái lạ, gẩy lên, đang cười đang nói.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn cuối bài.
- Dựa vào cách đọc đoạn 1, hãy cho biết, để đọc tốt đoạn văn này, chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào ?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc một đoạn của baì. Đọc từ đầu cho đến hết.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
e) Cả lớp đọc đồng thanh 
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
2.3 Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu ?
- Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào ?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để nói lại đặc điểm cuả mỗi bộ phận cuả cây đa bằng 1 từ
- Ngồi hóng mát ở gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào cuả quê hương
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Goị 1 HS đọc lại bài tập đọc và yêu cầu HS khác quan sát tranh minh hoạ để tả lại cảnh đẹp của quê hương tác giả.
 - Nhận xét giờ học và Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Theo dõi GV đọc mẫu. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
+ Các từ đó là : gắn liền, xuể, nổi lên, quái lạ, vòm lá, gẩy lên, li kì, nói, lúa vàng, lững thững, nặng nề, lan, yên lặng,  
+ Các từ đó là : của, cả một toà cổ kính, xuể, giữa trời xanh, rễ, nổi, những, rắn hổ mang, giận dữ, gẩy, tưởng chừng, lững thong, ...
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. 
- 1 HS khá đọc bài.
- Là khi còn trẻ con.
- Là cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm
- Là cao vượt hẳn các vật xung quanh.
- Là vừa lạ vừa hấp dẫn.
- Luyện ngắt giọng câu:
 Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói//
- HS dùng bút chì gạch chân các từ này.
- Một số HS đọc bài cá nhân
- 1 HS khá đọc bài
- Nêu cách ngắt và luyện ngắt giọng câu : Xa xa,/ giữa cánh đồng./đàn trâu ra về,/ lững thững từng bước nặng nề.// Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài,/ lan giữa ruộng đồng yên lặng.//
 - Nhấn giọng các từ ngữ sau : Lúa vàng gợn sóng, lững thững, nặng nề.
- Một số HS đọc bài cá nhân
- 2 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp
- Luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- Theo dõi bài trong SGK và đọc thầm theo.
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một tòa cổ kính hơn là một thân cây.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Thân cây được ví với : một tòa cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
+ Cành cây : lớn hơn cột đình 
+ Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh.
+ Rễ cây : nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi.
- Thảo luận, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến:
+ Thân cây rất lớn/ to.
+ Cành cây rất to/lớn.
+ Ngọn cây cao/ cao vút.
+ Rễ cây ngoằn ngoèo/ kì dị.
- Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả thấy : Luá vàng gợn sóng ; Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về lững thững từng bước nặng nề ; Bóng sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài, lan rộng giữa cánh đồng yên lặng.
-----------------ặb-----------------
Môn : TNXH
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG NƯỚI NƯỚC
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết.
- Nói tên một số loài vật sống dưới nước.
- Nói tên 1 số loại vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Hình vẽ trong SGK trang 60, 61.
	- SGK + VBT.
	- Trang sưu tầm các con vật sống dưới nước.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA:
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
 b/ Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: 
- HS biết nói tên một số loài vật sống ở dưới nước.
- Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV cho HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong SGK, chỉ nói tên và nêu lợi ích của một số con vật trong hình vẽ.
- GV đi tới các nhóm và giúp đỡ.
 + Một số con vật sống dưới nước có trong hình vẽ.
Hình 1: Cua.
Hình 2: Cá Vàng.
Hình 3: Cá Quả.
Hình 4: Trai (nước ngọt)
Hình 5: Tôm (nước mặn)
Hình 6: Cá Mập, cá Ngừ, Sò Ốc, Tôm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV gọi các nhóm bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt. Các hình ở trang 61 gồm các con vật sống ở nước mặn.
GVKL: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước ngọt (ao, hồ, sông) có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
 c/ Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được.
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- GV y/c các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to. Các nhóm sẽ tự lựa chọn các tiêu chí để phân loại và trình bày.
 + Loài vật sống ở nước ngọt.
 + Loài vật sống ở nước mặn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét chung.
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV hỏi.
· Em hãy kể các con vật sống ở nước ngọt?
· Em hãy kể các con vật sống ở nước mặn?
* GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS nhắc lại tựa bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
- Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Thảo luận nhóm nhỏ.
- Các nhóm trưng bày.
-----------------ặb-----------------
Môn : Toán
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
	- Nắm được thứ tự các số (không quá 1000).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Bộ ĐD Toán. Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ các hình chữ nhật như ở bài học 132.
	- SGK + vở + bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV gọi HS lên bảng viết số.
- GV và lớp nhận xét.
Năm trăm hai mươi mốt.
Măn trăm hai mươi hai.
Năm trăm ba mươi.
Sáu trăm ba mươi chín.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
 b/ So sánh các số:
* Làm việc chung cả lớp.
- GV cài các tấm thẻ lên bảng y/c HS so sánh hai số.
- GV y/c HS xác định số trăm, số chục, số đơn vị rồi so sánh số ở hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- GV gọi lần lượt HS so sánh các cặp số.
- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét bổ sung.
234 139	199 < 215
235 > 234	139 199
c/ Luyện tập – thực hành:
 * Thực hành chung:
- GV cho HS so sánh các cặp số sau:
	498 < 500	347 < 349
	259 < 313	241 < 260
	250 > 219
 * Bài tập:
Bài 1:
- GV cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét và sửa chữa.
127 > 121	865 = 865
124 < 129	648 < 684
182 549
Bài 2: 
- GV cho HS làm bài vào vở. Khi HS làm xong, GV thu bài chấm điểm.
 * Tìm số lớn nhất trong các số sau:
395, 695, 375.
873, 973, 979.
751, 341, 741.
Bài 3: Số
971
972
973
974
975
976
977
978
989
980
981
982
983
984
985
986
987
988
989
990
991
992
993
994
995
996
997
998
999
1000
- GV nhận xét qua bài làm của HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
 * GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS lên bảng viết.
- Lớp nhận xét.
· 521.
· 522.
· 530.
· 639.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi trên bảng.
- HS thực hành so sánh số.
- Lớp nhận xét.
- HS so sánh và nêu kết quả điền dấu.
- HS làm bài vào bảng con.
- HS làm bài vào vở.
- HS nộp bài.
-----------------ặb-----------------
Môn : Chính Tả
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I/ MỤC TIÊU
- Nhìn bảng chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt x/s; in/inh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS viết các từ sau : sắn, xà cừ, xâu kim, kín kẽ, minh bạch, tính tình, Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa, Tây Bắc 
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học Chính tả này, các con sẽ nhìn bảng và chép lại đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Những quả đào. Sau đó, chúng ta sẽ làm 1 số bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Người ông chia quà gì cho các cháu ?
- Ba người cháu đã làm gì quả đào ông cho?
- Người ông nhận xét các cháu như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Hãy nêu cách trình bày của đoạn văn.
- Ngoài các chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa ? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu âm d, ch, tr, ; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
- Thu và chấm 1 số bài, số còn lại để chấm sau
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, Tập 2.
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS
Bài 2b
- Tiến hành tương tự như với phần a.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
- 4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
- HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng. 
- 3 HS lần lượt đọc bài.
- Người ông chia cho các cháu 1 quả đào.
- Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm
- Ông bảo : Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
- Khi trình bày 1 đoạn văn , chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô vuông. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu viết dấu chấm câu.
- Viết hoa câu riêng của các nhân vật : Xuân, Vân, Việt.
- Các chữ bắt đầu bởi âm ch,tr ; cho, xong, trồng, bé dại.
- Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, mỗi, vẫn. 
- Viết các từ khó, dễ lẫn.
- HS nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Đáp án :
Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lòng sáo treo trước cửa sổ, em thấy trống không. Chú đang nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
- Đáp án :
+ To như cột đình.
+ Kín như bưng
+ Tình làng nghĩa xóm
+ Kính trên nhường dưới
+ Chín bỏ làm mười
-----------------ặb-----------------
Môn : Mỹ thuật 
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
-----------------ặb-----------------
Thứ năm ngày tháng năm . 
Môn : Tập Đọc
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc đúng các dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết thể hiện lời nhân vật trong khi đọc
2. Hiểu
- Hiểu được ý nghĩa các từ mơ' : rùng mình
- Hiểu được nội dung của bài văn: câu chuyện khuyên chúng ta không nên phá hoại cây cối và cây cối cùng giống như con người, biết đau đớn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc trong SGK 
- Bảng phụ ghi sẵn từ, các câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
- Nhận xét, và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài
- Hỏi: Theo các con, cây cối có biết đau không ?
- Bài tập đọc Cậu bé và cây si già sẽ giúp các con trả lời câu hỏi này.
- Viết tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
Chú ý : Đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm. Giọng cây si già đau đớn trách móc. Giọng cậu bé ngây thơ, nhạc nhiên.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm :
+ Tìm các tiếng trong bài có âm đầu l, n, d, r, x, s 
+ Tìm tiếng trong bài có thanh hỏi/ng

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc