Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy các yếu tố hình học lớp 2

Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.

Năm học 2010 - 2011 tôi được phân công dạy lớp 2. Tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học sau này ở cấp học phổ thông cơ sở.

Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 3768Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy các yếu tố hình học lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.
II -.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIấN CỨU 
1 Thực trạng ở trường tiểu học Thống Nhất:
Năm học 2010--2011 trường có 15 lớp gồm 426 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. 
Tổng số cán bộ giáo viên là 38 đồng chí. Trong đó giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy là 22 đồng chí.
 Để phát huy hết khả năng, năng lực của từng giáo viên nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, nhà trường đã chia thành 2 tổ chuyên môn. Bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C và trực tiếp giảng dạy các môn Toán và Tiếng việt. Bản thân tôi luôn luôn cố gắng đổi mới các phương pháp dạy học để học sinh nắm được bài, cuối năm thu được kết quả tốt.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
a . khảo sát nội dung chương trình SGK:
Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
- Đường gấp khúc
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học.
Cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn của học sinh.
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng:
- Học sinh biết nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Đặc biệt lưu ý học sinh (nhận dạng hình “tổng thể”), chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật.
- Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản.
- Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian
3. Khảo sát hứng thú dạy và học các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh.
a. Hứng thú của giáo viên
* Qua trò chuyện với giáo viên cùng khối, cùng trường tôi đã thu được kết quả như sau:
Đa số ý kiến cho rằng không thích dạy các yếu tố hình học bằng các phần khác trong môn Toán với lí do :
-Dạy các yếu tố hình học là khó so với các phần khác vì tư duy trìu tượng của học sinh lớp 2 còn hạn chế, nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó.
- Giờ học các yếu tố hình học thường trầm , không sôi nổi và khô. Học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như : thước , hình mẫu ,vật mẫu , phấn màu
- Đồ dùng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết học, giáo viên phải làm đồ dùng trực quan rất nhiều như :Thước kẻ , com pa , hình mẫu ,vật mẫu phù hợp với các tiết dạy để hướng dẫn học sinh nắm được bài. Ngoài ra còn sử dụng bảng phụ để vẽ hình mẫu cho học sinh quan sát và ghi các bài tập . 
b. Hứng thú của học sinh
Tôi đã lập ra những hệ thống câu hỏi, xây dựng phiếu trắc nghiệm để điều tra hứng thú và việc học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2C năm học 2010-2011.(Tổng số học sinh: 32 em)
Em hãy điền dấu (x) vào ô trống mà em cho là hợp với em nhất:
Câu 1: Em có thích học Toán phần hình học không?
- Rất thích	: 7/32 em = 21,87%
- Bình thường	: 13/32 em = 40,62%
- Không thích	: 12/30 em = 37,5%
Câu 2: Em có làm đầy đủ bài tập của phần hình học không?
- Có	: 25/32 em = 78,12%
- Không	: 0 em = 0%
- Còn thiếu	: 7/32 em = 21,88%
* Qua khảo sát tôi thấy:
- Phần lớn học sinh không thích học phần này, số học sinh thích là rất ít và các em đều là những học sinh học khá môn học này cũng như các môn khác.
- Mặc dù phần này không gây nhiều hứng thú đối với các em nhưng trong giờ học các em vẫn luôn chú ý nghe bài, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Phần lớn các em đều tự học và tự làm bài, làm đầy đủ các bài tập ở lớp.
- Mặc dù chưa gây được hứng thú nhiều nhưng hầu hết học sinh đều có thái độ tích cực trong việc làm các bài tập.
 Với những lí do nêu trên, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở, mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhằm hướng dẫn hoc sinh hoc tốt mảng kiến thức về các yếu tố hình học 
B- giải quyết vấn đề
I- các biện pháp thực hiện
	Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp và thấy rằng trong môn Toán đặc biệt ở phân dạy học các yếu tố hình học chất lượng học của học sinh còn chưa cao. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài : Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2 
Trên thực tế học sinh còn có mặt hạn chế và thiếu sót nhất định so với yêu cầu chung đưa ra.
	Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học các yếu tố hình học và so sánh với thực trạng tình hình học tập của lớp tôi, tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng dẫn các em những biện pháp học tập có hiệu quả.
* Kế hoạch nghiên cứu
1- Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy môn Toán phần các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và học sinh. 
2- Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc dạy học các yếu tố hình học của học sinh tiểu học xung quanh môn Toán .
3- Dự giờ thăm lớp đồng nghiệp để rút kinh nghiệm
4- Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình học của giáo viên và học sinh để thu thập số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh
- Tìm ra những sai sót và dự đoán những nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó.
- Đề ra biện pháp khắc phục những sai lầm một cách chính xác và khoa học.
5- Đề xuất ý kiến để có những biện pháp cải thiện việc dạy và học mônToán phần các yếu tố hình học. Phát huy khả năng tư duy và tưởng tượng của học sinh tiểu học thông qua các bài tập của môn học này. Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán phần các yếu tố hình học, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
II- các biện pháp tổ chức thực hiện
1. Tác dụng của môn Toán –phần các yếu tố hình học
	Xuất phát từ nhiệm vụ của môn Toán –phần các yếu tố hình học đã được trình bày ở trên, giúp học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình, dễ thực hiện). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh.
ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, được những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly,).
Một cách khác nữa, khi dạy thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi “Tại sao làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời.
Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày.
4cm
C
A
B
4cm
4cm
Ví dụ: Bài chu vi hình tam giác.(Tuần 26) khi dạy tôi đã phải vẽ hình trên bảng phụ và cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi của hình tam giác.
Học sinh có thể tính chu vi tam giác bằng các cách:
 4+4+4=12(cm)
Hoặc : 4 x 3 = 12 (cm)
Cho học sinh so sánh các kết quả khẳng định là làm đúng.
Lúc đó giáo viên hỏi: Tại sao con lại lấy 4 x 3 để tính chu vi hình tam giác (vì 3 cạnh hình tam giác có số đo bằng nhau = 4 cm).
- So sánh 2 cách làm trên con thấy cách nào làm nhanh hơn? (cách 2).
+ Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
* Trong SGK toán 2, hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học có mấy dạng cơ bản sau:
1. Về “nhận biết hình”:
a. Về “đoạn thẳng, đường thẳng”.
Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở tiểu học có thể có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ “đoạn thẳng” (đã được học ở lớp 1) như sau:
- Cho điểm A và điểm B, lấy thước và bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng AB.
A
B
- Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB
A
B
A
B
C
D
- Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh làm quen với “biểu tượng” về đường thẳng thông qua hoạt động thực hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm.
b. Nhận biết giao điểm của hai đoạn thẳng:
Ví dụ bài 4 trang 49
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào?
- Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm. Chẳng hạn học sinh nêu lại “Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O”.
Hoặc giáo viên hỏi: Có cách nào khác không? Học sinh suy nghĩ trả lời: “Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O”. Hoặc “O là điểm cắt nhau của đường thẳng AB và CD”.
c. Nhận biết 3 điểm thẳng hàng:
Ví dụ: Bài 2 trang 73
Nêu tên 3 điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
O
M
N
P
Q
D
O
B
C
A
a)
b)
- Giáo viên giới thiệu về ba điểm thẳng hàng (ba điểm phải cùng nằm trên một đường thẳng).
- Học sinh phải dùng thước kẻ kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng rồi chữa.
Ví dụ như:
a. Ba điểm O, M, N thẳng hàng; Ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
b. Ba điểm B, O, D thẳng hàng; Ba điểm A, O, C thẳng hàng.
d. Nhận biết hình chữ nhật, hình tứ giác
ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được khái niệm, định nghĩa hình học dựa trên các đặc điểm, quan hệ của hình (chẳng hạn, chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau ), chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được hình ở dạng “tổng thể”, phân biệt được hình này với hình thức khác và gọi đúng tên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly)
Ví dụ dạy học bài “Hình chữ nhật” theo yêu cầu trên, có thể như sau:
- Giới thiệu hình chữ nhật (học sinh được quan sát vật chất có dạng hình chữ nhật, là các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dùng học tập, để nhận biết dạng tổng thể “đây là hình chữ nhật”).
- Vẽ và ghi tên hình chữ nhật (nối 4 điểm trên giấy kẻ ô vuông để được hình chữ nhật, chẳng hạn hình chữ nhật ABCH, hình chữ nhật MNPQ).
A
B
D
C
N
M
Q
P
- Nhận biết được hình chữ nhật trong tập hợp một số hình (có cả hình không phải là hình chữ nhật), chẳng hạn:
Tô màu (hoặc đánh dấu x ) vào hình chữ nhật có trong mỗi hình sau:
- Thực hành củng cố nhận biết hình chữ nhật:
Ví dụ: Bài 1 trang 85:
Mỗi hình dưới đây là hình gì?
a)
d)
b)
e)
c)
g)
e. Nhận biết đường gấp khúc:
2cm
4 m
3 m
A
C
D
Giáo viên cho học sinh quan sát đường gấp khúc ABCD.
Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC và CD .
Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạnthẳng của đường gấp khúc đó
Đường gấp khúc ABCD
	Giáo viên giới thiệu:
Đây là đương gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Học sinh lần lượt nhắc lại: “Đường gấp khúc ABCD”.
Giáo viên hỏi: Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng? Học sinh nêu: Gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CD (B là điểm chung của hai đoạn thẳng AB và BC, C là điểm chung của hai đoạn thẳng BC và CD).
Học sinh được thực hành ở tiếp bài tập 3 (trang 104).
Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ sau, biết:
+ Đường gấp khúc đó gồm 3 đoạn thẳng.
+ Đường gấp khúc đó gồm 2 đoạn thẳng.
B
C
A
D
Yêu cầu cầu sinh ghi tên đọc tên đường gấp khúc
Giáo viên cho học sinh dùng bút chì màu và phân biệt các đường gấp khúc có đoạn thẳng chung:
a. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là: AB, BC, CD.
b. Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là: BC và CD.
2. Về “Hình vẽ”.
ở lớp 1,2,3 học sinh được làm quen với hoạt động vẽ hình đơn giản theo các hình thức sau:
a. Vẽ hình không yêu cầu có số đo các kích thước.
Vẽ hình trên giấy ô vuông
Ví dụ bài 1 trang 23.
Dùng thước và ghép nối các điểm.
a) Hình chữ nhật
B
A
C
E
D
b) Hình tứ giác.
QƯ 
PƯ 
N
M
Yêu cầu bước đầu học sinh vẽ được hình chữ nhật, hình tứ giác (nối các điểm có sẵn trên giấy kẻ ô ly).
b. Vẽ hình theo mẫu:
Ví dụ bài 4 trang 59.
Vẽ hình theo mẫu.
Mẫu
- Giáo viên cho học sinh nhìn kỹ mẫu rồi lần lượt chấm từng điểm vào sổ:
Dùng thước kẻ và bút nối các điểm để có hình vuông.
c. Vẽ đường thẳng.
Ví dụ bài 4 trang 74
Vẽ đường thẳng.
a) Đi qua hai điểm M, N
.
M
.
N
.
O
b) Đi qua điểm O
.
B
A .
C. 
c) Đi qua hai trong ba điểm A, B, C.
Sau khi giáo viên đã dạy bài đường thẳng và cách vẽ bài này là thực hành.
Phần (a). Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm MN.
Học sinh nêu cách vẽ:
Đặt thước sao cho 2 điểm M và N đều nằm trên mép thước. Kẻ đường 
thẳng đi qua 2 điểm MN.
Giáo viên	: Nếu bài yêu cầu ta vẽ đoạn thẳng MN thì ta vẽ như thế nào?
Học sinh	: Ta chỉ nối đoạn thẳng từ M tới N.
Giáo viên	: Vẽ đoạn thẳng MN khác gì so với đường thẳng MN?
Học sinh	: Khi vẽ đoạn thẳng ta chỉ cần nối M với N, còn khi vẽ đường 
thẳng ta phải kéo dài về 2 phía MN.
Phần (b). Vẽ đường thẳng đi qua điểm O.
Giáo viên cho học sinh nêu cách vẽ: Đặt thước sao cho mép thước đi qua O 
sau đó kẻ 1 đường thẳng theo mép thước được đường thẳng qua O.
Học sinh tự vẽ đ vẽ được nhiều đường thẳng qua O.
Giáo viên kết luận	: Qua 1 điểm có “rất nhiều ” đường thẳng.
Phần (c). Vẽ đường thẳng đi qua 2 trong 3 điểm A, B, C.
Học sinh	: Thực hiện thao tác nối.
Giáo viên yêu cầu kể tên các đường thẳng có trong hình.
Học sinh	: Đường thẳng AB, BC, CA.
Giáo viên hỏi	: Mỗi đường thẳng đi qua mấy điểm ? (đi qua 2 điểm).
Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ đường thẳng.
Học sinh nêu cách vẽ: Kéo dài đường thẳng về 2 phía để có các đường thẳng.
Giáo viên hỏi	: Ta có mấy đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Học sinh	: Ta có 3 đường thẳng đó là: đường thẳng AB, đường 
 thẳng BC, đường thẳng CA.
b. Vẽ thêm đường thẳng để được hình mới:
Ví dụ bài 3 trang 23.
Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được:
+ Một hình chữ nhật và một hình tam giác
+ Ba hình tứ giác
* Giáo viên: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình:
Giáo viên vẽ hình lên bảng và cho học sinh đặt tên cho hình:
B
A
C
D
E
Giáo viên hỏ	i	: Con vẽ thế nào?
Học sinh	: Con nối A với D.
Giáo viên cho học sinh đọc tên hình:
A
D
B
C
Hình chữ nhật ABCD
Hình tam giác BCD
Học sinh đặt tên cho hình:
A
D
B
C
E
G
A
D
B
C
G
G
Cho học sinh tự kẻ:
Hoặc:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên các hình vẽ được trong cả 2 cách vẽ.
Học sinh đọc tên hình: ABGE, EGCD, ABCD và AEGD, BCGE, ABCD.
* Khi dạy học sinh cách vẽ hình, dựng hình tôi thường tuân thủ theo các bước sau:
a. Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực để vẽ hình. Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng có vạch chia dùng để đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng (đường thẳng), thước thẳng còn dùng để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm.
b. Học sinh phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ năng về hình, dựng hình theo quy trình hợp lý thể hiện được những đặc điểm của hình phải vẽ.
c. Hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét vẽ phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá.
3. Về xếp, ghép hình:
Ví dụ Bài 5 (trang 178).
Xếp 4 hình tam giác thành hình mũi tên:
- Yêu cầu của bài “xếp, ghép hình” ở lớp 2 là: Từ 4 hình tam giác đã cho, học sinh xếp, ghép được thành hình mới theo yêu cầu đề bài (chẳng hạn ở ví dụ trên là xếp thành “hình mũi tên”.
- Cách thực hiện:
Mỗi học sinh cần có một bộ hình tam giác để xếp hình (bộ xếp hình này có trong hộp đồ dùng học toán lớp 2, hoặc học sinh có thể tự làm bằng cách từ một hình vuông cắt theo 2 đường chéo để được 4 hình tam giác).
Học sinh lựa chọn vị trí thích hợp để xếp, ghép 4 hình tam giác thành hình mới (chẳng hạn như hình mũi tên).
- Lưu ý:
Loại toán, “xếp, ghép hình” chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh phải được tự xếp, ghép hình (các em có thể xếp, ghép nhanh chậm khác nhau), nhưng kết quả đạt được là “sản phẩm” do mỗi em được “tự thiết kế và thi công” và do đó sẽ gây hứng thú học tập cho mỗi em).
- Điều cơ bản là khuyến khích học sinh tìm được các cách khác nhau đó. Qua việc “xếp, ghép” này các em được phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian và sự khéo tay, kiên trì, sáng tạo.
Ví dụ: Xếp 4 hình tam giác:
Thành các hình sau:
4. Về tính độ dài dường gấp khúc hoặc chu vi của hình:
a. Tính độ dài đường gấp khúc:
Ví dụ: Bài 5 trang (105).
3cm
3cm
2m
2m
2m
2m
2m
Học sinh giải: Độ dài đường gấp khúc là:
 3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Giáo viên hỏi: Con làm thế nào ra 9 cm?
Học sinh 1: Đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng đều là 3 cm. Nên con tính tổng độ dài 3 đoạn thẳng tạo lên mỗi đường gấp khúc.
Giáo viên hỏi: Có con nào làm bài khác bạn không?
Học sinh 2: Con lấy 3 x 3 = 9 (cm)
Cho học sinh so sánh các kết quả từ đó khẳng định là ai làm đúng.
b. Tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác:
yêu cầu học “chu vi” ở lớp 2 phù hợp với trình độ chuẩn của toán 2. Cụ thể là: ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được “khái niệm, biểu tượng” về chu vi của hình, chỉ yêu cầu học sinh biết cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi cho sẵn độ dài mỗi cạnh của hình đó, bằng cách tính tổng độ dài của hình (độ dài các cạnh của hình có cùng một đơn vị đo). 
Chẳng hạn:
- Tính chu vi của hình tam giác có độ dài 3 cạnh là: 10cm, 20cm, 15cm.
Bài giải
 Chu vi hình tam giác là:
 10 + 20 +15 = 45 (cm)
 Đáp số: 45 (cm)
- Tính chu vi hình tứ giác có độ dài 4 canh là: 10 cm, 20cm, 10cm và 20 cm.
 Bài giải
Chu vi hình tứ giác là:
10 + 20 + 10 + 20 = 60 (cm)
Đáp số: 60 (cm)
A
C
Hoặc một dạng bài nữa:
Ví dụ: Bài 3 (trang 130):
B
+ Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Tính chu vi hình tam giác ABC.
Hướng dẫn giải:
Phải cho học sinh dùng thước thẳng có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. (mỗi cạnh là 3cm).
Chu vi của hình tam giác ABC là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Hoặc:
3 x 3 = 9 (cm).
So sánh 2 cách làm trên con thấy cách nào nhanh hơn?
(Cách 2)
5. Một số bài tập:
	a. Đếm hình
Loại bài “đếm hình” trong sách giáo khoa toán 2 là loại bài toán có tính phát triển, đòi hỏi học sinh biết “phân tích, tổng hợp”. Do đó sẽ là “khó” đối với một số học sinh chưa làm quen hoặc chưa biết nên xuất phát từ đâu khi giải bài toán này. Sau đây xin gợi ý một cách để học sinh dễ thực hiện “đếm hình” (khỏi bị sót hình). Đó là cách đánh số vào hình rồi đếm hình, chẳng hạn:
Ví dụ 1: trong hình bên có mấy hình tam giác?
Gợi ý cách đếm:
- Đánh số vào hình, chẳng hạn:
1, 2, 3, 4.
- Hình tam giác nào chỉ gồm một hình có đánh số? (Có 4 hình là hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4).
1
2
3
4
Hình tam giác nào gồm 2 hình có đánh số? (Có 2 hình là hình gồm hình 2, hình 3, gồm hình 1 và hình 4).
3
- Hình tam giác nào gồm 3 hình có đánh số? (không có).
- Hình tam giác nào gồm 4 hình có đánh số? (Có 1 hình gồm hình 1, hình 2, hình 3 và hình 4).
Vậy tất cả có 7 hình tam giác (4 + 2 + 0 + 1 = 7).
Ví dụ 2:
A
E
B
D
C
3
1
2
5
4
Trong hình bên có mấy hình tứ giác
 Gợi ý cách đếm:
- Ghi tên và đánh số vào hình, chẳng hạn.
- Hãy xem có hình tứ giác nào chỉ gồm một hình có đánh số (không có)
- Hình tứ giác nào gồm 2 hình có đánh số? (Có một hình là hình gồm hình 1 và hình 2 (hình tứ giác ABIE)).
- Hình tứ giác nào gồm 3 hình có đánh số? ( Có 2 hình, hình gồm hình 1, hình 2, và hình 5 (hình tứ giác ABCE); hình gồm hình 1, hình 2, hình 3 (hình tứ giác ABDE)).
- Hình tứ giác nào gồm 4 hình có đánh số? (Có 2 hình, hình gồm hình 2, hình 3, và hình 4 hình tứ giác (0 + 1 + 2 + 1 = 4).
Lưu ý: ở lớp 2 chỉ yêu cầu học sinh đếm được số hình (trả lời đúng số lượng hình cần đếm là được), chưa yêu cầu học sinh viết cách giải thích như trên.
b. Bài tập “trắc nghiệm”:
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Số hình tứ giác trong hình vẽ là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho học sinh tự làm.
Học sinh nêu cách làm: Con đếm số hình tứ giác được 4 hình tứ giác, nêu khoanh vào chữ D.
 C- Kết luận
1, Kết quả nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, với cách dạy trên , khi dạy các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngại khi giải các bài toán có nội dung hình học. Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
 * Kết quả đạt được:
- Sau khi áp dụng phương pháp này lớp tôi dạy đạt hiệu quả cao. Năm học 2010-2011 qua khảo sat định kỳ cả 3 lần học sinh đạt từ loại kha trở lên là 90%. Học kỳ I của năm học 2010-2011, đạt 98% học sinh khá, giỏi.Đặc biệt ở kì thi khảo sát chất lượng mũi nhọn năm học 2009- 2010 lớp tôi dạy có 13 em đạt giải môn Toán .Trong đó có 5 em đạt giải nhất , 3 em đạt giải nhì , 2em đạt giải ba và 3 em đạt giải khuyến khích
2. Kiến nghị, đề xuất
Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy môn Toán phần các yếu tố hình học ở lớp 2, tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp:
1. Soạn bài các tiết Toán thật cẩn thận chi tiết và có chất lượng.
2. Thường xuyên đọc các 

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day Toan lop 2.doc