Sáng kiến kinh nghiệm – Công tác chủ nhiệm lớp 1 Đạt giải B cấp huyện năm 2012

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I/ Lý do chọn đề tài

 II/ Phạm vi nghiên cứu:

 1.Phạm vi nghiên cứu

 2.Đối tượng nghiên cứu

 B.PHẦN NỘI DUNG

 I/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

 II/ Giải pháp

 1.Bồi dưỡng TiếngViệt

 2. Thực hiện tốt các mặt giáo dục

 3.Làm tốt các mặt giáo dục

 4.Xây dựng đội ngũ HS tích cực

 5. Giáo dục HS cá biệt

 6.Giáo dục thôngqua công tác thi đua, khen thưởng- kỷ luật

 III/ Kết quả

 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 I/ Kết luận

 II/ Kiến nghị

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm – Công tác chủ nhiệm lớp 1 Đạt giải B cấp huyện năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu:
 1.Phạm vi nghiên cứu
 2.Đối tượng nghiên cứu
 B.PHẦN NỘI DUNG
 I/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 II/ Giải pháp
 1.Bồi dưỡng TiếngViệt
 2. Thực hiện tốt các mặt giáo dục
 3.Làm tốt các mặt giáo dục
 4.Xây dựng đội ngũ HS tích cực
 5. Giáo dục HS cá biệt
 6.Giáo dục thôngqua công tác thi đua, khen thưởng- kỷ luật
 III/ Kết quả
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I/ Kết luận
 II/ Kiến nghị
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Giáo dục tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân mang trong mình những phẩm chất đạo đức tốt, thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý thức cao đẹp, tình cảm đẹp
 Học xong tiểu học, các em phải đạt được những yêu cầu: Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, kính trên, nhường dưới, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Các em có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng nội quy ở nhà trường, khu dân cư, nơi cộng đồng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin và trung thực. Các em có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Các em biết cách học tập, biết tự phục vụ và sử dụng được một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng một số việc như chăn nuôi, trồng trọt giúp gia đình .
 Để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn, hệ thống giáo dục mới được hình thành và được đổi mới, phát triển bằng những cuộc cải cách giáo dục, đồng thời tiến hành từng bước trong việc đánh giá học sinh, đối với phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, người giáo viên không những truyền thụ kiến thức mà còn giúp các em tự trau dồi, rèn luyện, phấn đấu, phát huy vai trò làm chủ bản thân, làm chủ tập thể, khẳng định ý chí, niềm tin ngay từ lúc còn nhỏ. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà chúng hỗ trợ lẫn nhau thông qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Nếu công tác chủ nhiệm không tốt lớp sẽ không có nề nếp, dẫn đến bài giảng của thầy, cô dù có hay bao nhiêu thì cũng không có giá trị (và ngược lại ).
 Chính vì vậy trong trường học, công tác chủ nhiệm là một công việc rất quan trọng đối với mỗi người giáo viên . Nó có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh. Hơn nữa công tác chủ nhiệm tốt sẽ là điều kiện thuận lợi, là động lực hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của người thầy đạt kết quả tốt, đồng thời góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa.
 Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của cấp học và thực trạng học sinh lớp 1A do tôi phụ trách, nên tôi đã tìm hiểu, tham khảo, đầu tư suy nghĩ và tìm ra một số phương pháp, biện pháp về công tác chủ nhiệm và được thể hiện qua đề tài này.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1/ Phạm vi nghiên cứu đề tài: Trường Tiểu học Vừ A Dính, xã Đắc Drông, Cư Jút.
 2/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1A, năm học 2011 - 2012
B- PHẦN NỘI DUNG
I- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 1. Đặc điểm tình hình của lớp. 
 Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A Trường tiểu học Vừ A Dính, xã Đắc Drông, Cư jút.
 Sĩ số : 30 em.
 Nam : 17 em
 Nữ : 13 em
 HS dân tộc : 30 em
 HS đúng độ tuổi: 14 em
Địa bàn các em ở nằm ở rải rác khắp các thôn trong xã gồm: thôn 11,12,20.
 a ) Thuận lợi :
 Đa số các em ngoan, đi học chuyên cần. Một số phụ huynh cũng đã quan tâm đến con em mình nên đồ dùng học tập phụ huynh đã mua sắm cho các em ngay từ đầu năm học, tuy chưa đảm bảo về chất lượng và số lượng của mỗi cá nhân nhưng các em đã có một số đồ dùng cơ bản .
 Các em thuộc diện được Nhà nước cấp phát sách vở đầy đủ, cộng thêm sự quan tâm của các cấp ban lãnh đạo trường, xã, huyện, tỉnh. 
 Bản thân được chủ nhiệm lớp Một nhiều năm. Tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề cũng như kinh nghiệm trong giảng dạy.
b ) Khó khăn :
 Do địa bàn các em ở không tập trung, trong lớp tôi chiếm 2/3 là người Hmông ở thôn 20, xa trường đường xá đi lại vất vả nhất là mùa mưa, nên rất vất vả trong việc đi lại và phân nhóm học sinh. Hơn nữa không tiện việc liên hệ với gia đình các em.
 Mặt khác một số gia đình các em còn bận đi làm ăn xa gửi con ở với ông bà, nhiều phụ huynh không biết chữ, nên việc kèm các em học ở nhà là ít có. Đa số các em chưa qua mẫu giáo, do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của lớp. 
 Sĩ số của lớp là khá đông.
2. Thực trạng tình hình
 Để nắm được chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của lớp ngay sau khi nhận lớp thì tôi đã làm công tác điều tra như sau :
 a) Về học tập :
 Trình độ, độ tuổi học sinh không đồng đều : Một số em chưa qua lớp mẫu giáo, học lực còn yếu kém như em: Tân, Tu, Dậu, Sải, Vinh, Pằng, Cự,. Các em tiếp thu bài rất chậm do trên lớp không nghe được tiếng phổ thông. Về nhà bố mẹ lại không biết chữ, bận đi làm kiếm sống. Do không hiểu dẫn đến các em lười học, không chịu học bài và làm bài ở nhà, nhác tập viết .
 b) Về đức dục:
 Nhiều học sinh chưa ý thức được mình, chưa hình thành thói quen chuẩn mực đạo đức, nhiều em còn hay nghịch, gây gổ với bạn trong lớp, chưa biết kính trên, nhường dưới .
 Chất lượng khảo sát đầu năm cho thấy :
 - Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh : 25 em
 - Thực hiện chưa đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh : 5 em
 c) Văn thể mỹ :
 Các em chưa quen với phong trào đoàn thể và các hoạt động khác, chưa có phương pháp và ý thức tập luyện thể dục, văn nghệ, bản thân chưa tự ý thức được.
 Ngoài ra đội ngũ cán bộ lớp chưa chịu khó, năng động, ít hoạt động phong trào lớp 
 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
 Qua việc tìm hiểu, tôi đã nắm được thực trạng của lớp. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh .
 Điều này đã thể hiện rất rõ qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm về việc nhận biết chữ cái:
Thời gian
Học lực
Hạnh kiểm
Đầu
năm
G
K
TB
Y
Đ
CĐ
1
3
10
16
25
5
 Từ những thực trạng trên, để công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn, tôi đã cải tiến phương pháp, hình thức chủ nhiệm lớp cho phù hợp với khả năng, đặc điểm tình hình lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
II- GIẢI PHÁP
 1. Bồi dưỡng Tiếng Việt cho HS:
Trước tiên, muốn học tốt phải biết nghe - nói thành thạo tiếng phổ thông. Điều khó khăn ở đây chính là các em chỉ quen sử dụng tiếng mẹ đẻ mà thôi. Do vậy ngoài tiết dạy Học vần và các môn học chính khóa khác, tôi luôn phải bồi dưỡng Tiếng Việt cho các em. Tôi thường sử dụng tranh kết hợp trong các tiết dạy hoặc giới thiệu những nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế ở địa phương để các em có nhiều cơ hội được nghe –trả lời.Không yêu cầu nói những câu có âm vần mới học để đảm bảo phát triển lời nói tự nhiên cho các em.Những lúc giải lao tôi thường gần gũi hỏi chuyện, như vậy sẽ không tạo khoảng cách giữa cô và trò, các em sẽ quen dần, tự tin mạnh dạn hơn.
- Ngoài ra, tôi kết hợp cùng các GV bộ môn để bồi dưỡng thêm Tiếng Việt cho các em. 
 Ví dụ: Trong tiết Âm nhạc khi học một bài hát tôi thường nói với GV chuyên trách cho các em học lời bài hát nên mở sách chỉ vào từng chữ. Làm như vậy các em sẽ nhận và nhớ mặt chữ nhiều lần hơn.Các tiết Mỹ thuật , Thể dục như trước đây tôi ít cho các em được học bởi tôi luôn nghĩ chỉ dành thời gian cho Toán và Tiếng Việt, song từ khi tôi áp dụng việc bồi dưỡng Tiếng Việt trong các môn phụ cũng rất quan trọng, giúp các em được nghe – nói trong mọi hoạt động khác nhau, như vậy tinh thần thoải mái hơn. 
2.Thực hiện tốt các mặt giáo dục.
 Qua tìm hiểu tình hình của nhà trường và đặc điểm tình hình thực tế lớp 1A mà tôi phụ trách, tôi đã xác định mục tiêu hướng phấn đấu cho từng mặt giáo dục cần phải được kết hợp với nhau, cụ thể như sau : 
 a. Đức dục:
 Ở tiểu học, quá trình giáo dục đạo đức nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức. Để giáo dục các em về phẩm chất đạo đức, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp học sinh có ý thức( Nhận thức, niềm tin) về phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có hành vi, thói quen hành vi tương ứng . Vì vậy công tác giáo dục đạo đức phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
 Giáo dục ý thức đạo đức, tác phong : Đối với từng chuẩn mực đạo đức hay phẩm chất nhân cách, trước hết cần cho học sinh hiểu : Trong những tình huống tương tự hay đối với chuẩn mực đạo đức đó, những tri thức đạo đức đó giúp các em phân biệt được cái đúng- cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác. Từ đó các em làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh phê bình, tránh cái xấu, cái sai, cái ác.
 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Đời sống tinh thần của con người nói chung hay trẻ em nói riêng sẽ trở lên khô cứng, nếu như con người đó không biết yêu, không biết ghét, không có cảm xúc. Giáo dục tình cảm cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, bởi vì các tác động đến thế giới nội tâm thế giới cảm xúc của những đứa trẻ . Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ là thức tỉnh chúng ở những rung động trái tim đối với hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, ghét rõ ràng có thái độ đúng đắn đối với cái hiện tượng đời sống tập thể .
 Giáo dục hành vi, thói quen: Tôi đã giáo dục đạo đức cho học sinh theo “Năm điều Bác Hồ dạy” thiếu niên nhi đồng, cung cấp và hình thành cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức qua các môn học, thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ trên lớp .
 Ví dụ : Tổ chức cho các em thi đọc, thi viết chữ đẹp, thi hát, thi đua học tập và rèn luyện .để các em có ý thức đạt tốt các nhiệm vụ học tập, luôn học bài và làm bài đầy đủ, tham gia đầy đủ, thường xuyên các buổi hoạt động ngoài giờ, làm vệ sinh lớp học, luyện tập thể dục, thể thao. Biết vâng lời kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em . Đối với thầy cô phải kính trọng lễ phép, đối với bạn bè phải tôn trọng, đoàn kết . Có lòng yêu quê hương, đất nước, gìn giữ và bảo vệ của công.
 Ngoài ra tôi còn trao đổi với học sinh về cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, cư xử với mọi người sao cho đúng. Muốn làm tốt những điều này, trước hết tôi 
luôn hoàn thiện mình từ lời ăn, tiếng nói, cách đi đứng, ăn mặc, lúc nào cô cũng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Vì vậy, không như buổi đầu tiên đến trường các em còn mặc những bộ đồ ở nhà, lấm lem, chân còn không mang dép, nay đã biết ăn mặc sạch sẽ hơn, có nhiều em hàng ngày luôn mặc đúng đồng phục khi đến trường.
 b. Về trí dục:
 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là dạy đủ các môn học bắt buộc, ngoài ra còn tham gia đầy đủ công tác khác của lớp, của trường. Dạy học sinh bằng sự nhiệt tình, mang hết năng lực truyền thụ kiến thức cho học sinh theo phương pháp mới.
 Nhiệm vụ của học sinh là học tập, nắm vững những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kỹ năng các môn học đã quy định, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Giáo viên phải khuyến khích ở các em lòng ham muốn học tập, gây cho các em hứng thú học tập, mở rộng hiểu biết và trau dồi kỹ năng, khắc phục khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ.Dạy không mang tính chất áp đặt, máy móc. Để làm được việc này tôi cùng các em đề ra biện pháp thi đua trong học tập.
 - Tổ chức hình thức học nhóm, chọn những em học giỏi ngồi gần kèm cặp những em yếu kém, giáo viên luôn theo dõi, giúp đỡ thêm.
 - Lớp trưởng và lớp phó học tập có nhiệm vụ kiểm tra vở bài tập vào 15 phút đầu giờ., chỉ âm vần đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ bằng giấy hoặc cuốn lịch tận dụng.Có nhận xét hàng tuần, hàng kỳ, cuối tuần cho các em mang vở về nhà để phụ huynh xem và kết hợp giúp đỡ thêm.
 Từ những hình thức trên, đến nay lớp học có tiến bộ rõ rệt, tự giác học và làm bài ở nhà đầy đủ, biết giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, thi đua nhau trong học tập.
 c. Về lao động:
 - Giáo dục học sinh yêu lao động, biết gìn giữ thành quả lao động, tích cực tham gia bất kỳ công việc nào do lớp và trường tổ chức. Trong lao động trước hết các em phải có thái độ học tập tốt. Đồng thời tôi hình thành cho các em một số kỹ năng và thói quen đối với lao động, biết sử dụng một số dụng cụ thông thường. Có thói quen lao động tự phục vụ và lao động giúp đỡ người thân trong gia đình, bạn bè. Bất kỳ một công việc nào các em cũng sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, an toàn. Sau khi các em làm xong giáo viên kiểm tra, khen, chê kịp thời để các em sửa chữa. Các em phải được tham gia đầy đủ các hình thức lao động:
 - Lao động học tập.
 - Lao động dọn vệ sinh lớp học .
 - Nhặt rác ở lớp, sân trường và bỏ đúng nơi quy định
 - Lao động tự phục vụ.
 - Lao động giúp đỡ gia đình những việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi.
 Để giáo dục lao động cho các em tôi đã tổ chức đồng bộ các loại hình lao động này.
 d. Giáo dục thể chất.
Các giờ học thể dục giúp học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được vận dụng tối thiểu trong chương trình học, tạo thành cơ sở cho việc rèn luyện thể chất cho học sinh. Trong một tiết thể dục các em thực hiện được một số kỷ luật và vệ sinh tập luyện, biết vận dụng những điều đã học vào nề nếp sinh hoạt ở trường, tự giác, tích cực trong giờ thể dục, thể thao, có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật. Giúp học sinh tự luyện tập và buổi sáng sớm ở nhà khi ngủ dậy, tập đầu giờ học.
 e. Giáo dục thẩm mỹ
 Ở trường tiểu học giáo viên có nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho các em. Giáo viên phát triển những tình cảm thẩm mỹ cho các em qua quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh biết yêu cái đẹp, hiểu biết và biết làm đẹp bản thân cũng như làm đẹp cuộc sống xung quanh mình.
 Giáo dục cho các em nhận thấy cái đẹp trong giờ học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thẩm mỹ trong môn nghệ thuật. Ngoài ra các môn học khác cũng phục vụ cho giáo dục thẩm mỹ.Do vậy đối với các môn nghệ thuật tôi kết hợp cùng với GV chuyên trách để giáo dục và bồi dưỡng Tiếng Việt cho các em.
 Ví dụ : Môn âm nhạc giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp của âm thanh, giai điệu.Môn Thủ công gắn liền với thực tiễn, môn Mỹ thuật các em hiểu và cảm nhận cái đẹp vận dụng vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
3. Làm tốt công tác tổ chức lớp .
 a. Chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực quản lý:
 Những em có năng lực quản lý là những em có ý thức tổ chức kỷ luật, có năng lực học tốt, có ý thức tự quản tốt, có tinh thần trách nhiệm vì tập thể, thẳng thắn, trung thực, nhanh nhẹn, hoạt bát, có đầu óc tư duy sự việc để làm nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc, là cánh tay đắc lực giúp giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục đạo đức, thúc đẩy phong trào học tập và các mặt hoạt động khác. Chính vì thế khi mới nhận lớp chủ nhiệm lớp, tôi đã theo dõi các em về lực học, về ý thức và chọn học sinh làm lớp trưởng, làm lớp phó phụ trách học tập, lao động, văn thể phù hợp với khả năng của từng em.
 b. Sắp xếp chỗ ngồi 
 Sau khi nhận lớp, nhận phòng học tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi. Tôi đọc theo danh sách lớp xếp làm 2 hàng. Sau đó tôi xếp em nhỏ đứng trên, lớn đứng dưới. tôi vào ngồi một bàn từ trên xuống dưới cho đến hết. Làm như vậy để học sinh không thắc mắc ngồi bàn đầu hay cuối. Sau một tuần học đầu tiên, tôi bắt đầu luân chuyển chỗ ngồi cho học sinh. Hai dãy bàn chia làm bốn tổ, mỗi tổ đều có cán sự lớp ngồi theo hai dãy để tiện theo dõi và quản lý lớp.
 c. Hướng dẫn cán sự lớp làm việc:
 - Họp ban cán sự lớp : Đánh giá tình hình lớp đầu năm học, rút ra kinh nghiệm trong việc quản lý lớp.
- Sau đó tôi góp ý bình đẳng như là một cán sự lớp, phải thảo kế hoạch chuẩn bị cho buổi họp đầu năm của lớp.
 - Vạch kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, giao cho từng cán sự lớp chịu trách nhiệm về việc được giao.
4. Xây dựng đội ngũ học sinh tích cực.
 Trước hết giáo viên cần tìm hiểu để phát hiện ra những em học sinh chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, được các bạn tin tưởng, quý mến. Sau đó tôi giao cho các em những nhiệm vụ riêng, thay mặt giáo viên kiểm tra, theo dõi giúp đỡ các bạn trong học tập. Dựa theo địa bàn nơi ở của các em, xây dựng đôi bạn giúp đỡ nhau sao cho phù hợp, những em học giỏi nhiệt tình giúp đỡ những em học kém.
 Cuối tuần vào giờ sinh hoạt, các nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm mình cho giáo viên và cả lớp nghe. Sau đó cô rút kinh nghiệm của từng nhóm, nhóm nào học tiến bộ thì khen ngợi, nhóm nào chưa tiến bộ thì động viên các em tuần sau tiến bộ hơn và giao nhiệm vụ tuần tới cho các em .
5. Giáo dục học sinh cá biệt.
 Dựa vào điều tra khảo sát, phân loại từng mặt của học sinh đầu năm, cùng với quá trình theo dõi những hành vi của học sinh trong và ngoài lớp tôi đã kết hợp các biện pháp giáo dục, mang lại kết quả tốt, rút ra được những kinh nghiệm sau:
 a. Đối với các em đạo đức và học tập chưa tốt .
 Trước hết phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến em đó vi phạm về đạo đức, ý thức tự giác và kết quả học tập chưa cao.
 Ví dụ : + Nói dối ông bà, cha mẹ, cô giáo.
 + Ham chơi, quên học.
 + Cha mẹ không quan tâm đến việc học ở nhà của các em.
b. Biện pháp giáo dục: 
 Tác động vào tư tưởng, tình cảm và danh dự của từng em, mềm dẻo nhưng cương quyết và luôn nhận xét công bằng “ Tế nhị “ về sai lầm của em đó trước lớp. Theo tôi nghĩ đối với những em này do suy nghĩ còn hạn chế nên hành động bột phát, hiếu thắng chứ bản chất không phải là xấu có thể hướng thiện được. Vì vậy bản thân tôi luôn coi trọng các em từ cách xưng hô, lời ăn, tiếng nói, nhận xét khen chê, tạo điều kiện cho các em thấy được lỗi lầm, thầy cô quý trọng mình và ý thức về sự đền ơn trỗi dậy.
 Luôn theo dõi mọi hoạt động của học sinh này, nếu thấy tiến bộ dù nhỏ cũng khen hoặc tuyên dương kịp thời để gây hứng thú phấn đấu cho các em, tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
 Gặp gỡ trực tiếp với phụ huynh hoặc thông qua các buổi họp phụ huynh để trao đổi riêng, kết hợp với nhà trường với gia đình giáo dục các em. Nhờ các biện pháp trên các em học tập rất chăm chỉ, ngoan ngoãn, giáo viên không phải nhắc nhở nhiều như đầu năm học.
6. Giáo dục thông qua công tác thi đua – Khen thưởng, kỷ luật.
 Việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp có tác dụng rất lớn trong việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em, nó là cái đích trong khoảng thời gian ngắn để các em vươn tới.
 Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo viên sau khi đã phát động phong trào thi đua phải luôn theo dõi, kiểm tra và mỗi đợt phát động phải tổng kết, khen chê rõ ràng, có phần thưởng cho những em thực hiện có hiểu quả tốt.
 Ví dụ : Phát động phong trào thi đua học tập tốt đạt điểm 10 chào mừng ngày 20/11; 22/12; 8/3; 26/3;19/5.Hoạt động theo chủ điểm là con đường giáo. dục quan trọng, chính nó biến quá trình giáo dục trẻ em trở nên hiện thực hơn, sinh động hơn
 * Thi đua vở sạch chữ đẹp.
 Tuần học thứ nhất giáo viên quy định sách và vở ghi của học sinh. Tuần thứ hai giáo viên tiến hành kiểm tra sách vở đã mua đủ chưa, kiểm tra bọc bìa, dán nhãn cho đúng quy định, kết hợp kiểm tra đồ dùng học tập. Em nào chưa có đầy đủ thì giáo viên nhắc nhở để học sinh mua cho đủ.
 Giữa kỳ I: Tổ chức cho các tổ kiểm tra chéo vở và chữ, phân loại vở, chữ thi đua giữa các tổ.
 Cuối kỳ I: Giáo viên cùng cán bộ lớp kiểm tra từng tổ viên, em nào viết chữ xấu, vở để quăn mép, sờn bìa, vở ghi chưa đúng quy định, giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn cách gìn giữ, luyện viết nhiều hơn nữa để học kỳ II các em gìn giữ và viết chữ đẹp hơn.
 Tiếp đó giáo viên chọn một vài bộ vở sạch chữ đẹp của lớp, cho cả lớp xem và học tập bạn. Giữa kỳ I và cuối kỳ I cũng tiến hành làm như trên. 
 Kết quả sau một kỳ của năm học cho đến nay lớp tôi phụ trách viết chữ đẹp hơn, vở giữ sạch sẽ hơn hẳn. Trong phong trào thi vở sạch chữ đẹp vừa qua lớp tôi cũng đã tham gia và có kết quả khả quan, mặc dù trước đây tôi nghĩ các em khó có thể đạt như vậy.
 III- KẾT QUẢ
 Bằng những kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm mà bản thân tôi đã thực hiện qua nhiều năm, cùng với sự nhiệt tình, áp dụng một số kinh nghiệm như đã nêu trên và cách làm công tác chủ nhiệm mới đã làm thay đổi một cách có hiệu quả.
 Nội dung được nêu ra cụ thể như sau:
 - Ý thức tự quản lớp tốt, đội ngũ cán bộ năng động.
 - Phong trào thi đua và rèn luyện đạo đức tốt, sôi nổi giữa các tổ và cá nhân.
 - Tham gia tích cực các phong trào thi đua do nhà trường phát động như : Múa hát tập thể, quyên góp ủng hộ bạn nghèo, hội người mù
 - Đã thu được 2 mặt học lực, hạnh kiểm như sau:
TSHS: 30
Học lực
Hạnh kiểm
G
K
TB
Y
Đ
CĐ
Đầu năm
1
3
10
16
25
5
Giữa kỳ 1
2
5
11
12
27
3
Cuối kỳ 1
3
7
11
9
29
1
C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
 a) Hoạt động của học sinh được thể hiện theo nội dung các môn học nên nội dung chỉ đạo nề nếp, phải lấy điều này làm trọng tâm.
 b) Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với giáo viên chủ nhiệm, phải năng động cụ thể, chính xác với từng học sinh .
 c) Hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên với gia đình, với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong nhà trường. 
d) Nội dung giáo dục có tính toàn diện do vậy giáo viên phải coi đó là quy định bắt buộc tối thiểu. 
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
 Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì công tác chủ nhiệm là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặt ngang với công tác chuyên môn. Vì vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học hiện nay nhằm đáp ứng với những yêu cầu của ngành và xã hội, tôi xin có một số ý kiến như sau:
 a) Bản thân mỗi giáo viên luôn trau dồi kiến thức văn hoá nghiệp vụ sư phạm qua các đợt học bồi dưỡng do phòng giáo dục tổ chức, qua bạn bè đồng nghiệp, qua sách báo.
 b) Phòng giáo dục nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, hoặc nêu gương những người làm công tác chủ nhiệm ở các trường, phổ biến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi.
 Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ mang tính chất giới thiệu biện pháp giáo dục học sinh mà bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm đã vận dụng vào thực tiễn và đạt được một số hiệu quả tốt, cải tiến được so với cách làm công tác chủ nhiệm cũ.
 Rất mong được các đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Đắc Drông ngày 10 tháng1 năm 2012.
 Người viết 
 Nguyễn Thị Thùy
 NHẬN XÉT CỦA
HỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docS K K NGHIEM Thuy Vu a Dinh Cu Jut.doc