Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học với mục tiêu hoàn thiện chương trình đổi mới và thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Để nâng cao chất lượng dạy-học và nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN, việc bồi dưỡng giáo viên phải thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy luôn luôn được chú trọng, quan tâm được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thực hiện được hay không là nhờ vào kết quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Vì vậy đòi hỏi chất lượng của người thầy là yếu tố hàng đầu, do đó nhiệm vụ của mỗi giáo viên nói riêng và chỉ đạo công tác chuyên môn nói chung có vai trò hết sức quan trọng và có tính thiết thực trong công tác dạy và học của nhà trường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015 và là tiền đề mục tiêu phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xuất phát từ mục tiêu đó tôi đã chọn cho mình đề tài:

“Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa”

Với mong muốn nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và trong những năm học tiếp theo.

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy học với mục tiêu hoàn thiện chương trình đổi mới và thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam. Để nâng cao chất lượng dạy-học và nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN, việc bồi dưỡng giáo viên phải thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm giảng dạy luôn luôn được chú trọng, quan tâm được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thực hiện được hay không là nhờ vào kết quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Vì vậy đòi hỏi chất lượng của người thầy là yếu tố hàng đầu, do đó nhiệm vụ của mỗi giáo viên nói riêng và chỉ đạo công tác chuyên môn nói chung có vai trò hết sức quan trọng và có tính thiết thực trong công tác dạy và học của nhà trường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015 và là tiền đề mục tiêu phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xuất phát từ mục tiêu đó tôi đã chọn cho mình đề tài: 
“Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa”
Với mong muốn nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và trong những năm học tiếp theo.
II. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận 
Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học thì sinh hoạt chuyên môn là một trong những hoạt động thường xuyên của nhà trường. Đây là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 
* Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kỳ đã quy định của kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua dự giờ và phân tích bài học.
* Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: 
 + Học sinh học như thế nào?
 + Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập?
 + Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp không?, có gây hứng thú cho học sinh không?
 + Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không?
 + Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
* Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, của trường mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2014-2015 trường có 15 lớp với 334 học sinh; Nữ: 156, Nam: 178 
 Trong đó Dân tộc Thái: 297; Dân tộc Hmông: 35; Dân tộc Kinh: 2
 	Trường có 3 điểm trường: 1 điểm trường chính: 10 lớp với 245 học sinh.
 2 điểm trường lẻ: Điểm Na Luông: 04 lớp với 79 h.s,
 Điểm Tát Hẹ: 01 lớp với 10 h.s
 Công tác chuyên môn được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học để đảm bảo cho các hoạt động dạy và học của nhà trường như: máy ảnh: 02 cái, máy quay: 01 cái, máy chiếu: 08 cái.
2.1. Tình hình chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. 
(Bảng thống kê trình độ chuyên môn của CBQL, GV tính đến tháng 4 năm 2015)
Biên chế
Tổng số cán bộ, giáo viên
Trình độ đào tạo
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Số lượng
Tỷ lệ %
Số 
lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Ban giám hiệu
2
1
50
1
50
GV văn hóa
16
10
62
5
31,2
1
6,8
T.dục - Tin học
2
2
100
Nhạc - M.thuật
2
2
100
Tổng số
22
13
8
1
2.2. Những vấn đề chính trong sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm.
SHCM TRUYỀN THỐNG
SHCM LẤY HS LÀM TRUNG TÂM
Mục đích
- Đánh giá, xếp loại giờ dạy
- Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên
- Thống nhất cách dạy để tất cả giáo viên cùng thực hiện
- Giáo viên tìm ra các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
- Tập trung quan sát hoạt động học của học sinh.
- Mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng.
Thiết kế bài học
- Một giáo viên thiết kế và dạy minh hoạ 
- Thực hiện theo nội dung, quy trình các bước thiết kế được quy định.
- Một nhóm giáo viên thiết kế, một giáo viên dạy minh hoạ. 
- Dựa vào trình độ của HS để lựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình cho phù hợp
Dạy minh hoạ-Dự giờ
Người dạy minh hoạ 
- Dạy theo nội dung, kiến thức có trong SGK 
- Thực hiện tiến trình giờ học theo quy định chung.
Người dự 
- Ngồi cuối lớp học, quan sát ghi chép cử chỉ, việc làm của GV
- Tập trung xem xét giáo viên dạy có đúng các quy định không.
- Đối chiếu các tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ học.
Người dạy minh hoạ 
- Điều chỉnh các nội dung dạy học phù hợp với nhu cầu học của học sinh.
- Thực hiện tiến trình giờ học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh.
Người dự
- Đứng 2 bên, phía trước, phía sau lớp học quan sát vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.
- Tập trung quan sát học sinh học thế nào.
- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh đưa ra các biện pháp khắc phục.
Thảo luận về giờ dạy
- Dựa trên tiêu chí có sẵn, đánh giá giờ dạy.
- Tập trung nhận xét, phân tích hoạt động của giáo viên.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ xẻ, chủ quan.
- Người chủ trì xếp loại giờ dạy cho tất cả giáo viên.
- Dựa trên kết quả học tập của học sinh, rút kinh nghiệm.
- Tập trung phân tích việc học của học sinh, đưa ra minh chứng cụ thể.
- Mọi người cùng phát hiện vấn đề học của học sinh, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
- Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm nguyên nhân và giải pháp. Mỗi giáo viên tự rút ra bài học.
 2.3. Cơ cấu các tổ chuyên môn và kết quả khảo sát CMNV đội ngũ GV đầu năm học 2014-2015.
Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường rất dân chủ, bàn bạc và công khai trong việc biên chế các tổ chuyên môn, sắp xếp đội ngũ phân công giao nhiệm vụ đúng theo khả năng và năng lực làm việc của mỗi thầy cô. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học; căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cấp Tiểu học; căn cứ vào chất lượng đội ngũ của từng tổ CM. BGH xây dựng kế hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn trường với các chuyên đề thiết thực cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm học. Định hướng cho các tổ chuyên môn đề xuất những nội dung cần bồi dưỡng: Trọng tâm là đổi mới sinh hoạt các tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục học sinh và chất lượng đội ngũ. 
STT
Tổ CM
Số lượng
Nam
Nữ
Trình độ đào tạo
KQ khảo sát CM tuần 2 tháng 9 năm học 2014-2015
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 1
Khối 1
5
5
2 
3
 2
2
1
 2
K2+3+4
10
 3
 7
3
 7
 5
 3
2
 3
Khối 5
 5
 2
 3
 1
 2
 2
 3
1
1 
Cộng
20
5
15
1
7
12
10
6
4
 	2.4. Những hạn chế chủ yếu.
- Đội ngũ giáo viên của trường 80% là nữ, môt số giáo viên ở độ tuổi sinh đẻ, đang nuôi con nhỏ nên thời gian tham gia các công tác xã hội, các phong trào bề nổi đôi khi còn hạn chế. Một số giáo viên mới ra trường chất lượng đào tạo không đồng đều, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy còn lúng túng, chưa tiếp cận được phương pháp và hình thức dạy học mới VNEN.
- Đặc biệt việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ còn đan xen sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục có phần bị hạn chế chưa đạt hiệu quả như mong muốn... 
[
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Mục đích nghiên cứu:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, phát hiện ra những cái thiếu mà học sinh đang cần giáo viên quan tâm, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong học tập.
 	- Tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, thông qua việc dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
 	- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
 	- Góp phần làm thay đổi văn hoá ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa BGH với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, cán bộ quản lý - giáo viên - học sinh với các nhân viên trong nhà trường. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
- Nghiên cứu một số đề xuất một số biện pháp thích hợp và có tính khả thi về công tác nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học.	Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu
“Biện pháp trong việc chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa”
2. Phạm vi nghiên cứu 
03 tổ chuyên môn gồm: 20 giáo viên và 334 em HS trường Tiểu học Ẳng Nưa
3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2014 đến nay.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 1. Nghiên cứu tài liệu
- Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
- Thông tư 59/2012/TT- BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh gía, công nhận trường Tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia.
- Thông tư số 41/2012/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định Điều lệ trường Tiểu học.
- Quyết định số: 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học.
- Nghiên cứu tài liệu BDTX cho giáo viên Tiểu học chu kỳ 2003-2008, 2009-2013 và các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Tiểu học trong các đợt bồi dưỡng hè hàng năm.
2. Nghiên cứu thực trạng
 - Phân tích cơ sở lí luận, vai trò chức năng, tầm quan trọng công tác nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ và đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng ở các tổ chuyên môn trường Tiểu học Ẳng Nưa.
	- Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp thích hợp về công tác nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN và bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên cho nhà trường.
	- Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
	- Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình. Thông qua việc dạy và dự giờ minh hoạ mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận để tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của đề tài.
 	- Phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Trọng tâm là phân tích, tổng hợp, xử lý kết quả thực trạng, rút kinh nghiệm: lấy lý luận soi sáng thực tế, dùng thực tế để chứng minh, bổ sung cho cơ sở lý luận.
V. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam tại trường Tiểu học Ẳng Nưa.
* Một số nguyên tắc cần lưu ý: Để hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm thực sự có hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc: 
 - Chỉ bàn về nội dung chuyên môn, không kết hợp với họp định kỳ; không kiểm điểm tình hình hoạt động và thực hiện kế hoạch của nhà trường trong cuộc họp SHCM.
 - Khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả giáo viên khi chuẩn bị bài dạy minh hoạ và áp dụng vào việc dạy học hàng ngày. Điều quan trọng là xem xét sự sáng tạo đó có phù hợp với việc học của HS không và đem lại hiệu quả như thế nào?
 - Quan sát, suy ngẫm, đăt câu hỏi về việc học và các vấn để liên quan đến việc học của học sinh và tự rút ra kết luận cho mình để giúp học sinh học tốt hơn. 
 - Khi thực hiện trao đổi bài dạy, khuyến khích giáo viên ai cũng có ý kiến, ý kiến càng cụ thể càng tốt. Nguyên tắc là mọi người lắng nghe tôn trọng ý kiến của nhau.
 * Một số biện pháp trọng tâm trong việc chỉ đạo có hiệu quả đối với các tổ chuyên môn:
 Một là: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập
Phải hình thành trong trường học, tổ chuyên môn thành văn hóa học tập suốt đời. Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường.
	Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Tổ chức học tập, sử dụng công nghệ truyền thông, thông tin để mọi GV được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe.
	Phải xây dựng văn hoá của tổ, của nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới. Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng. Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với GV để họ hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.
	Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục.
 Hai là: Tạo động lực làm việc cho giáo viên trong các tổ chuyên môn
	Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường. Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ GV, để tổ trưởng lựa chọn và thực hiện:
	Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.
Tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề. Khẳng định thành tích của mỗi GV/ nhóm GV trong việc thực hiện chuyên đề.
 Ba là: Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn
	Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn chỉ có được khi các thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.
	Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm. Ngoài ra, tổ/nhóm chuyên môn cần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đề và xác định các nguyên tắc làm việc của tổ.
	Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bổi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn. Để tạo sự đồng thuận mọi GV của tổ cần thống nhất về việc phải nhằm tới các mục tiêu nào và bàn định các biện pháp thực hiện.
	Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ:  Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn.
	Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, nhóm  trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là người phát ngôn thay mặt cho đồng nghiệp của mình trong tổ/ nhóm chuyên môn.
	Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung.
	Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng nhóm làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực.
 Bốn là: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong các tổ chuyên môn
	Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Yêu cầu mỗi GV lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung:
+ Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo. 
	+ Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ. Nhằm tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Đối với học sinh
	- Kết quả học tập của học sinh được cải thiện. Học sinh thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học, được giáo viên quan tâm, hỗ trợ.
	- HS tự tin hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học, vì tất cả học sinh được tạo điều kiện để phát triển năng lực học tập, không có học sinh bị “bỏ quên”. học sinh tự tin, mạnh dạn đề xuất ý kiến, yêu cầu giáo viên giải đáp thắc mắc khi không hiểu bài. 
	- Quan hệ giữa học sinh với học sinh trở lên thân thiện không có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém, HS có ý thức giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 * Đối với giáo viên :
	- GV tự tin chủ động, sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. giáo viên dám tự chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của lớp mình.
	- GV có cơ hội nhìn lại quá trình dạy, tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời, quan tâm nhiều hơn đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh trong các giờ học.
	- Quan hệ giữa giáo viên với học sinh gần gũi thân thiện, giáo viên quan tâm đến những khó khăn trong học tập của học sinh. Khi học sinh không làm được bài hay mắc lỗi giáo viên sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp giúp đỡ.
	- Quan hệ giữa các đồng nghiệp trở lên gần gũi, có sự cảm thông gắn bó, chia sẻ khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe, công nhận sự khác biệt của nhau và khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.
 * Đối với cán bộ quản lý:
	- Đặt hiệu quả của bài học lên hàng đầu. Đánh giá cao sự linh hoạt sáng tạo của từng giáo viên. Không áp đặt giáo viên theo những quy định chung. Biết lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn trong giảng dạy của từng giáo viên để đạt được mục tiêu bài học. Cùng chia sẻ, thảo luận hỗ trợ các biện pháp cụ thể để cải thiện chất lượng học của học sinh. Quan tâm đến từng giáo viên, khuyến khích khả năng sáng tạo thông qua dự giờ dạy thực hành, thông qua các buổi dự sinh hoạt chuyên môn tổ.
	- Có cơ hội đi sâu, đi sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
	- Quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên gần gũi, gắn bó, chia sẻ và thông cảm. Cán bộ quản lý là người giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển năng lực cho từng giáo viên chứ không phải là người chỉ biết đánh gía giáo viên. Từ đó giáo viên tôn trọng, nhiệt tình ủng hộ, tích cực, tự giác tham gia vào quá trình đổi mới của nhà trường, không ngại chia sẻ những khó khăn với bạn bè đồng nghiệp, dám chịu trách nhiệm về kết quả học tập của HS lớp mình phụ trách.
Tóm lại: Chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm có sự cải thiện rõ nét về kết quả học tập của HS và chuyên môn giảng dạy của GV.
Sinh hoạt chuyên môn
truyền thống
Sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm
Tập trung vào hoạt động
dạy của giáo viên 
Tập trung vào hoạt động học của từng học sinh 
Quan sát hoạt động của giáo viên để bắt lỗi.
Góp ý mang tính phê bình, đánh giá giáo viên .
Thống nhất cách làm chung cho tất cả giáo viên .
Quan sát HS để tìm hiểu khó khăn trong quá trình học của học sinh.
Cùng nhau tìm nguyên nhân và giải pháp để cải thiện chất lượng học của học sinh .
giáo viên tự rút ra bài học cho mình để áp dụng cho phù hợp với lớp.
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN SKKN
	 Qua thực trạng công tác nâng cao hiệu quả sinh hoạt các tổ chuyên môn nhà trường theo mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Ẳng Nưa tôi nhận thấy: Công tác bồi dưỡng nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn trường học theo mô hình VNEN đã đem lại hiệu quả thiết thực, đội ngũ giáo viên được nâng cao về trình độ phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức năng lực chuyên môn nghề nghiệp điều đó đã đem lại hiệu quả chất lượng cuối năm của đội ngũ giáo viên như sau :
* Kết quả chất lượng đội ngũ
STT
Tổ CM
Số lượng
Nam
Nữ
KQ khảo sát CMNV tuần 2 tháng 9 năm học 
2014-2015
KQ khảo sát CMNV
cuối năm học 2014-2015
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 1
Khối 1
5
5
 2
2
1
2
3
 2
K2+3+4
10
 3
 7
 5
 3
2
7
2
1
 3
Khối 5
 5
 2
 3
 3
1
1 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc