Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần) ở khối 1, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2010 - 2011

- Môn Tiếng Việt là môn có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học,

 có đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin, giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Nghĩa là, học tốt môn Tiếng Việt thì mới có thể học tốt môn học khác.

- Yêu cầu các em khi học xong lớp Một là phải đọc thông, viết thạo được hết các âm, vần, tiếng, từ, câu mà các em đã học (ở môn Tiếng Việt). Do đó, giai đoạn học âm và vần là nền tảng quan trọng trong việc học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản về sau. Nếu giai đoạn học vần các em chưa nắm vững thì sẽ dẫn đến sự tiếp thu khó khăn ở giai đoạn tập đọc.

- Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một không thể nào không chú trọng đến giai đoạn vần, có nắm được hết vần thì các em mới đọc được tiếng nếu mất căn bản từ giai đoạn này các em sẽ không ghép vần được, không đọc được tiếng hoặc ghép rất chậm, dẫn đến khó khăn cho việc học tập môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung . Chính vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần)” ở khối 1, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2010 - 2011.

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1399Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần) ở khối 1, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 - Môn Tiếng Việt là môn có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học,
 có đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin, giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Nghĩa là, học tốt môn Tiếng Việt thì mới có thể học tốt môn học khác.
- Yêu cầu các em khi học xong lớp Một là phải đọc thông, viết thạo được hết các âm, vần, tiếng, từ, câu mà các em đã học (ở môn Tiếng Việt). Do đó, giai đoạn học âm và vần là nền tảng quan trọng trong việc học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản về sau. Nếu giai đoạn học vần các em chưa nắm vững thì sẽ dẫn đến sự tiếp thu khó khăn ở giai đoạn tập đọc. 
- Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một không thể nào không chú trọng đến giai đoạn vần, có nắm được hết vần thì các em mới đọc được tiếng nếu mất căn bản từ giai đoạn này các em sẽ không ghép vần được, không đọc được tiếng hoặc ghép rất chậm, dẫn đến khó khăn cho việc học tập môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung . Chính vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần)” ở khối 1, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2010 - 2011.
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
- Ý thức học tập của học sinh khối 1 đối với môn Tiếng Việt.
- Ý thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn Tiếng Việt.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc học của con em mình.
- Sự giúp đỡ của ban giám hiệu đối với môn Tiếng Việt.
- Cơ sở vật chất:
 + Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
 + Đồ dùng học tập của học sinh.
- Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần).
III- PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 	
Về không gian:
Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần) ở khối 1, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
2. Về thời gian:
- Trong năm học 2010 – 2011, chúng tôi chia quá trình nghiên cứu ra làm 3 giai đoạn.
 + Từ đầu năm - giữa học kì I: điều tra, khảo sát thực trạng của học sinh.
 + Từ giữa học kì I - cuối học kì I: lập đề cương, đưa ra giải pháp, vận dụng thực tế, chỉnh sửa bản nháp.
 + Từ cuối học kì I – giữa học kì II: thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, hoàn chỉnh đề tài.
 + Từ giữa học kì II - cuối học kì II: tiếp tục vận dụng đề tài.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Khi đi sâu vào nghiên cứu chúng tôi lựa chọn, vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 1-Phương pháp đọc tài liệu:
- Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (PTS Lê Phương Nga- Đỗ Xuân Thảo- Lê Hữu Tĩnh).
- Để có một giờ dạy học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn (Nguyễn Hữu Du- Sở GD&ĐT Vũng Tàu).
- Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới (TS Nguyễn Trí).
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp Một chương trình Tiểu học mới (Đặng Huỳnh Mai).
- Đọc tài liệu có liên quan (chuyên đề học vần), tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp Một chương trình Tiểu học mới.
- Các tài liệu bồi dưỡng của dự án PEDC, hướng dẫn giáo viên về tăng cường Tiếng Việt. 
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học phổ thông giai đoạn 2008- 2013.
- Thông tư 32/TT- BGD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 1.
- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Tài liệu dạy học hòa nhập lấy HS làm trung tâm.
- Tài liệu một số kĩ năng dạy học đặc thù trong lớp học hòa nhập.
- Chuyên đề GDTH tập 42, 43, 44.
- Tạp chí giáo dục Tiểu học của Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu về trò chơi học tập môn Tiếng Việt.
- Tài liệu hướng dẫn tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt.
* Qua các tài liệu trên chúng tôi tham khảo và vận dụng vào việc làm đề tài.
 2-Phương pháp điều tra
2.1-Phương pháp đàm thoại:
+ Với phụ huynh học sinh mỗi giai đoạn 1 lần: 5 lần/ năm (đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II.)
+ Họp tổ chuyên môn: 2lần/ tháng.
+ Ban giám hiệu 1 tháng/ 1 lần.
+ Với học sinh trong các tiết dạy và trong các tiết hoạt động tập thể.
2.2-Phương pháp dự giờ, thăm lớp :
+ Dự giờ minh họa chuyên đề.
+ Dự giờ đồng nghiệp: 2 tiết / 1 tháng.
+ Thao giảng: 1 tiết/ tháng.
+ Giáo án điện tử 1 tiết / HK.
+ Khối trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên trong tổ để có sự điều chỉnh kịp thời.
2.3- So sánh, đối chiếu kết quả: 
+ Giáo viên điều tra kết quả đầu năm, phân loại học sinh để có biện pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ So sánh kết quả qua từng giai đoạn: đầu năm, giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II (5 lần/ 1 năm).
3- Các phương pháp khác:
- Những phương pháp đặc biệt chú ý khi giảng dạy Tiếng Việt Một: miêu tả, hỏi đáp, quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan, rèn luyện theo mẫu thực hành giao tiếp, trò chơi, nêu vấn đề.
Tất cả các phương pháp trên sẽ giúp chúng tôi có một giải pháp mới, có một cái nhìn mới trong việc giảng dạy môn Tiếng Việt (giai đoạn vần) ở lớp Một.
B-NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
- Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” là những kĩ năng quan trọng hàng đầu. Như chúng ta đã biết: Đọc, viết là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó.
- Đọc, viết trở thành một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Trước tiên, trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. 
- Đọc, viết là công cụ để học các môn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học, nó là kĩ năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Nếu đọc yếu (đọc sai chữ, tốc độ chậm) sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
- Dạy tiếng Việt tức là dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh mà tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người, đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Lớp Một là lớp đầu cấp, mà giai đoạn học âm và vần lại là giai đoạn đầu tiên học sinh được làm quen ở môn Tiếng Việt, ở giai đoạn học vần học sinh được tiếp xúc một cách tỉ mỉ với từng con chữ để biết đọc, biết viết tiếng mẹ đẻ giúp các em học tốt môn Tiếng 
Việt. Vì thế, trẻ học tiếng Việt chính là học kĩ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng mẹ đẻ, từ những lý luận nêu trên có thể khẳng định rằng giai đoạn học vần là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình học tiếng Việt của học sinh sau này.
II- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Học sinh nắm được cấu tạo vần dẫn đến các em học tốt ở giai đoạn tập đọc.
- Ở lớp Một rất quan trọng trong việc hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong từng tiết học.
- Năm học 2010 – 2011 chúng tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 1 (2 buổi/ngày) với tổng số học sinh là: 203/ 101 nữ, trong đó:
Mẫu giáo chính quy: 154/79
Chưa qua mẫu giáo: 42/ 20
Lưu ban: 7/ 2 
Hầu hết các em là con em gia đình làm nông, làm thuê nên phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Thông qua việc giảng dạy và kiểm tra thường xuyên với từng học sinh từ đầu năm (sau 2 tuần thực dạy) chúng tôi đã nắm được thực trạng chung về chất lượng của các em như sau: 
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
203
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
40
19,7
58
28,6
65
32,0
40
19,7
	Kết quả trên cho thấy là lớp 2 buổi/ngày mà tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều. Nếu thực trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng không những cho môn Tiếng Việt mà còn ảnh hưởng đến các môn học khác. Kết quả đó là một sự khó khăn và trăn trở cho chúng tôi. Vì thế, chúng tôi đã tìm ra một số nguyên nhân của thực trạng đó là:
1.Về học sinh:
- Do các em đã quen với môi trường ở lớp mẫu giáo chơi nhiều hơn học và hôm nay đã sang với môi trường mới (lớp Một) học nhiều hơn chơi cho nên các em còn quá bỡ ngỡ khi đến lớp, đến trường. 
- Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc.
- Sự tập trung chú ý chưa cao, tư duy chưa phát triển.
- Đa số học sinh còn thụ động, nhút nhát, khó nhớ, mau quên.
- Chưa nắm được quy tắc đánh vần, một số em đánh vần chưa đúng quy tắc do phụ huynh dạy trước ở nhà. 
- Nhận thức học tập của các em còn nhiều hạn chế.
 - Phần đông gia đình học sinh là dân ở nhiều nơi tập trung về sinh sống, do đó, cách phát âm ở các em có nhiều sai sót, lẫn lộn như: phát âm chưa rõ, thói quen nói theo tiếng địa phương.
- Học sinh thường phát âm sai các vần dễ lẫn lộn.
Ví dụ: ưi/ ươi, ai/ ay, ao/ au, ăc/ ăt, ui/ iu, ăn/ ăng, an/ anh, ơi/ ưi 
- Bên cạnh đó, một số em chưa có ý thức học tập, không tập trung trong giờ học dẫn đến không nắm chắc hết các vần sau khi kết thúc giai đoạn vần.
2. Về giáo viên:
- Chưa có trách nhiệm đối với việc rèn nền nếp học cho học sinh.
- Chưa đi sâu vào cách tổ chức lớp học như thế nào cho sinh động để gây hứng thú và tính tích cực trong học tập của học sinh.
- Chưa phát hiện kịp thời học sinh yếu để kèm cặp.
- Dạy theo lối áp đặt và chạy theo thời gian, không dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
3. Về phụ huynh:
- Do địa bàn ở đây là biên giới, dân cư số đông là Việt kiều Campuchia về, mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn giao phó cho giáo viên vì cho rằng “việc học ở trường là đủ” không cần phải bận tâm kể cả những buổi nghỉ thứ bảy, chủ nhật, hoặc có quan tâm thì dạy con chưa đúng quy tắc đánh vần. Từ những ý thức sai lầm ấy đã dẫn đến chất lượng học tập của con em mình chưa cao.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
- Thư viện thiếu đồ dùng để phục vụ cho việc dạy Tiếng Việt (tranh ảnh minh họa các tiết dạy giai đoạn vần ở HKI).
	III- NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
	* Phân công thành viên trong tổ:
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về hiệu quả môn Tiếng Việt của lớp.
- Phân công triển khai minh họa chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học:
+ Chuyên đề học âm: Đ/c Lê Thị Bích Phượng.
+ Chuyên đề học vần: Đ/c Lê Thị Bích Phượng.
+ Chuyên đề Tập viết: Đ/c Trần Thị Mỹ Hạnh.
+ Chuyên đề về Kỹ thuật chia nhóm: Đ/c Đỗ Thị Thu.
+ Chuyên đề trò chơi học tập: Đ/c Hoàng Thị Thu Thảo.
+ Chuyên đề về giáo án điện tử: Đ/c Võ Lệ Truyền.
+ Chuyên đề Tập đọc: Đ/c Lê Thị Hiền.
- Phân công tự làm đồ dùng dạy học: mỗi GV tự làm một bộ cây hoa lá phục vụ cho việc củng cố âm vần.
* Các giải pháp:
- Phân loại đối tượng HS từ đó có phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS.
- Vận dụng các phương pháp / kĩ thuật dạy học vào tiết học một cách hiệu quả.
- Xây dựng nề nếp học tập, sử dụng hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ.
+ Kẻ bảng con, kẻ bảng lớp, khăn ẩm.
+ Sắp xếp ngăn nắp đồ dùng học tập.
+ Thực hiện các kí hiệu lấy đồ dùng dạy học.
+ Xây dựng góc ngôn ngữ.
+ Xây dựng đôi bạn cùng tiến; sắp xếp chỗ ngồi hợp lí.
- Mỗi tháng hợp 2 lần gv đưa ra các giải pháp mới để rút kinh nghiệm triển khai toàn khối thực hiện các giải pháp, phương pháp rút kinh nghiệm kịp thời.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học.
- Tham mưu với BGH để có sự chỉ đạo kịp thời.
1. Với giáo viên:	
- Khi dạy lớp Một người giáo viên cần chú ý coi trọng quan điểm dạy học, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, làm cho học sinh được đọc nhiều, viết nhiều.
	- Nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Mặt khác giáo viên cần tăng cường những lời khen để động viên, khuyến khích các em nhằm tạo hứng thú học tập tốt cho các em.
	- Giáo viên phải chịu khó quan tâm đến từng cá nhân học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém, đọc mẫu, viết mẫu đúng hướng dẫn.
	- Khi lên lớp giáo viên phải cố gắng khắc phục khó khăn để có đồ dùng trực quan, tranh ảnh, vật thật phục vụ cho bài dạy.
	Ví dụ: Những đồ dùng trực quan đơn giản: 
+ Cái chổi dạy vần ôi.
+ Ngôi sao dạy vần ao.
+ Quả cam dạy vần am.
+ Cái bàn dạy vần an.
+ Cuộn len dạy vần en.
+ Cái bảng dạy vần ang.
+ Quả chanh dạy vần anh.
+ Cuốn sách dạy vần ach.
+ Thước kẻ dạy vần ươc.
+ Hộp sữa dạy vần ôp. 
+ Tờ lịch dạy vần ich.
- Trong giờ học, giáo viên phải đặc biệt chú ý cho học sinh sử dụng thật nhiều bộ chữ cái ghép tiếng Việt, giáo viên cần nghiên cứu, suy nghĩ để có thể phát huy tác dụng của bộ chữ ghép. Cần hướng dẫn tốt cho học sinh thực hành, luyện tập cá nhân ghép vần, ghép tiếng, hoặc tổ chức trò chơi, để học sinh được “học mà chơi, chơi mà học”.
 Ví dụ: Cho học sinh tìm vật có tên chứa vần vừa học trong số những vật mà giáo viên đã chuẩn bị để trên bàn, điều này góp phần không nhỏ trong việc gây hứng thú cho học sinh.
- Ở mỗi tiết dạy Tiếng Việt (học vần) giáo viên cần nắm được những vần mà học sinh chưa nhớ, giáo viên ghi những vần đó vào bảng phụ để rèn học sinh vào 15 phút đầu giờ và các tiết buổi chiều để thuận lợi cho giáo viên kiểm tra học sinh yếu hằng ngày.
	- Việc tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập, củng cố có thể thực hiện linh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau, cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, cả lớp
- Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là: miêu tả, giảng giải, hỏi đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, rèn luyện theo mẫu, trò chơi.
- Trong tiết dạy, khi giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên phải là người phát âm chuẩn xác.
	Ví dụ: ở bài học vần ong
+ Giáo viên phải đọc mẫu thật chuẩn.
	+ Khi dạy, giáo viên cho học sinh ghép vần mới ở bộ chữ o ghép với n và g được vần ong.
	+ Cho học sinh phân tích: o-ng-ong, đánh vần o ngờ ong.
	+ Khi ghép tiếng mới học sinh chỉ thay phụ âm đầu để ghép, vần giữ nguyên, lúc này giáo viên đến giúp đỡ học sinh yếu, có thể gợi ý cho học sinh lấy âm đầu đã học để ghép với vần mới và nhẩm đánh vần thành tiếng mới.
	+ Gọi học sinh đọc cá nhân.
	- Như vậy, giáo viên phải rèn cho học sinh yếu nắm được tất cả các âm, vần, trong lúc học giáo viên có thể ôn cho học sinh nhớ lại các âm, vần đã học.
	- Khi dạy vần mới, dạy theo nội dung sách giáo khoa, dạy đánh vần vần mới, hướng dẫn ghép âm, vần thành tiếng mới.
	- Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ, câu ứng dụng làm quen với cách đọc từ, cụm từ,câu ngắn, hướng dẫn học sinh viết vần mới vào bảng con. Cho học sinh luyện tập bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
	- Ở giai đoạn âm giáo viên dạy cho học sinh nắm chắc tất cả các âm đã học (đọc được, viết được, ghép được tiếng).
	- Ở giai đoạn vần, đặc biệt là trong tiết học mới, giáo viên cần dạy cho học sinh cơ chế đánh vần đúng và chuẩn xác. Nếu học sinh chưa phát âm chuẩn ta so sánh để học sinh đọc đúng hơn.
 Vì vậy, giáo viên cần tìm tòi suy nghĩ dạy cho học sinh cách phát âm chuẩn để các em phát âm đúng và viết đúng chính tả ở môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Trao đổi kĩ với phụ huynh cơ chế đánh vần, tiếng.
Ví dụ: đánh vần “ôi”: ô-i-ôi.
Đánh vần tiếng “chổi”: chờ-ôi-chôi-hỏi-chổi.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra trong từng tiết dạy và truy bài 15 phút đầu giờ, học sinh đọc nhiều, viết nhiều, giáo viên đặt ra những câu văn ngắn có các vần dễ lẫn lộn để học sinh luyện đọc nhiều.
- Giai đoạn vần giáo viên dạy cho học sinh nắm chắc tất cả các vần đã học (đọc được, viết được, ghép được tiếng).
 	2. Với học sinh: Phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể:
Đối với học sinh khá giỏi:
- Nâng cao hơn khi học sinh đã có được khả năng căn bản về nghe, nói, đọc, viết, tìm nhiều tiếng, từ có chứa vần vừa học.
Ví dụ: bài vần im
Tím, kim, mỉm, nhím, thím, phim
Màu tím, kim chỉ, con nhím, mỉm cười, chú thím, bộ phim
- Đối với phát triển lời nói tự nhiên thì giáo viên có thể hỏi để học sinh trả lời câu dài hơn và đảm bảo tròn câu, đủ ý, nói lưu loát hoặc khi viết không chỉ viết đúng mà phải đẹp sắc sảo từng nét viết, động viên khuyến khích học sinh có ý thức tự giác học ở mọi lúc, mọi nơi.
Đối với học sinh khá:
- Theo dõi sự chú ý của học sinh, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài phân tích sai lầm và hướng dẫn sửa chữa.
- Tìm cách nâng dần những kĩ năng, kiến thức đã đạt được, hoàn thiện hơn vốn tiếng Việt cho học sinh.
Đối với học sinh trung bình-yếu: 
- Học sinh yếu phải được sắp xếp ngồi ở đầu bàn hai dãy để giáo viên lên xuống, tiện việc quan tâm và uốn nắn các em. Đồng thời, mỗi học sinh yếu sẽ ngồi với một học sinh khá giỏi, bởi vì có câu: “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp các em thực hiện tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến”.
- Ngoài ra trong giờ học, mỗi học sinh có một tấm bìa cứng màu trắng kích thước 15 x 20cm dùng để kê tay trong khi viết và cũng là phương tiện học vần rất tốt: Giáo viên dạy bài nào thì khi phân tích vần xong học sinh sẽ tự tay mình viết vần đó vào tấm bìa theo thứ tự.
Ví dụ: 
Hôm nay học vần “ui, ưi” thì tấm bìa của các em đã ghi: ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, học sinh sẽ ghi tiếp vần ui, ưi vào sau vần “ơi” để các em khắc sâu, nhớ lâu hơn và một lần nữa tự khẳng định lại kiến thức mình vừa học. 
- Mỗi học sinh có một bộ chữ cái tiếng Việt để học sinh ghép tiếng sau khi giáo viên giới thiệu từ khóa.
- Mặt khác, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thói quen tự học vần, tiếng, từ qua hình ảnh các con vật, truyện, sách, báo được trưng bày ở “Góc ngôn ngữ” vào các giờ chơi, các tiết hoạt động ngoài giờ để các em khắc sâu và ghi nhớ các vần đã học.
- Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi như: hái quả tìm vần, bốc thăm tên các con vật có chứa vần đã học, chọn đồ vật được chuẩn bị sẵn ở “Góc ngôn ngữ” đọc tên và nói tên vần; tổ chức cho học sinh đọc truyện theo nhóm đôi để các em được tiếp xúc với mặt chữ nhiều và gây sự hứng thú trong học tập.
3. Với phụ huynh: 
- Tăng cường các cuộc họp phụ huynh sau các giai đoạn (giữa học kì I- cuối học kì I- giữa học kì II- cuối học kì II) để báo cáo kết quả học tập của các em đồng thời vận động cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ hơn trong việc giáo 
dục học sinh làm cho mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường ngày càng tốt đẹp.
- Bên cạnh đó giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về cơ chế đánh vần, tiếng, để phụ huynh có thể kèm thêm con em mình ở nhà.
Ví dụ: đánh vần “ôi”: ô-i-ôi.
Đánh vần tiếng: “chổi” chờ-ôi-chôi-hỏi-chổi.
Đồng thời tự chọn những biện pháp mới giúp dạy và học có hiệu quả hơn. 
IV- KẾT QUẢ:
Qua từng bước thực hiện những biện pháp mới vào thực tiễn khối 1, kết quả môn Tiếng Việt đạt được ở các giai đoạn như sau:
Các giai
đoạn
Lớp
Tổng số
học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
GHKI
1A
70
34,5
60
29,6
53
26,1
20
9,8
1B
74
34,5
58
28,6
54
26,6
17
8,3
1C
1D
1E
1G
TC
203
CHKI
1A
1B
1C
1D
1E
1G
TC
203
GHKII
1A
1B
1C
1D
1E
1G
TC
203
Bên cạnh những ưu điểm, đề tài vẫn còn những mặt hạn chế: một số học sinh còn thụ động, chưa hăng say trong học tập, vẫn còn học sinh yếu. Vì vậy, từ đây đến cuối năm chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm và bổ sung những biện pháp mới để tạo sự hứng thú học tập nhằm hạn chế số học sinh yếu.
C- KẾT LUẬN:
I-BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Khi vận dụng đề tài vào thực tiễn, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn vần) cho học sinh cần phải:
+ Vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là những ưu điểm lớn nhất của phương pháp dạy học Tiếng Việt Một (giai đoạn vần) do đó, giáo viên cần thực hiện tốt việc rèn học sinh yếu trong từng tiết dạy. 
+ Sắp xếp một cách khoa học về chỗ ngồi của từng đối tượng học sinh, đồng thời có tính thực tế trong việc sử dụng phương pháp dạy học, vận dụng triệt để bộ chữ cái mà học sinh ghép vần và tiếng trong mỗi tiết dạy để học sinh nắm vững về vần hơn.
+ Tổ chức lớp học sinh động với vai trò: “thầy chủ đạo, trò chủ động” nhằm phát huy tính tích cực khả năng độc lập của học sinh.
+ Áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học nâng cao năng lực của học sinh mà vẫn đảm bảo tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, để học sinh“học mà chơi, chơi mà học”.
+ Giáo viên cần phải có sự chuẩn mực trong cách đọc: đọc đúng, phát âm chính xác, to, rõ ràng.
+ Giáo viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại và dịu dàng khi rèn đọc, viết cho học sinh.
+ Phải có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để hướng dẫn các em rèn luyện thêm khi ở nhà.
III- HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP:
Từ kết quả đã đạt được khi vận dụng những biện pháp nâng cao chất lượng giai đoạn vần, hướng nghiên cứu tiếp của chúng tôi là: “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt (giai đoạn tập đọc)” vào năm học tới 2010 - 2011.
------ ****** ------

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP 1 NH 20102011.doc