1. Tìm trung bình cộng
Bài 1. Biểu đồ dưới đây cho biết số bao xi măng đã bán được của cửa hàng trong 1 tuần lễ:
Số bao xi măng đã bán (mỗi bao 50kg)
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
13 bao 14 bao 15 bao 16 bao 17 bao 18 bao 19 bao
a. Cả tuần bán được bao nhiêu bao xi măng?
b. Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu bao xi măng?
c. Cả tuần bán được bao nhiêu tạ xi măng?
d. Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu tạ xi măng?
Bài 2. Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây, đội 3 trồng được bằng 1/3 tổng số cây của đội 1 và đội 2. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây?
Bài 3. Một xí nghiệp may ngày đầu may được 147 bộ quần áo. Ngày thứ hai may được nhiều hơn ngày đầu 63 bộ quần áo, nhưng lại ít hơn ngày thứ ba 24 bộ quần áo. Hỏi trung bình mỗi ngày xí nghiệp đó may được bao nhiêu bộ quần áo?
Bài tập Hè Tìm trung bình cộng Bài 1. Biểu đồ dưới đây cho biết số bao xi măng đã bán được của cửa hàng trong 1 tuần lễ: Số bao xi măng đã bán (mỗi bao 50kg) Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật 13 bao 14 bao 15 bao 16 bao 17 bao 18 bao 19 bao Cả tuần bán được bao nhiêu bao xi măng? Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu bao xi măng? Cả tuần bán được bao nhiêu tạ xi măng? Trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu tạ xi măng? Bài 2. Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây, đội 3 trồng được bằng 1/3 tổng số cây của đội 1 và đội 2. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? Bài 3. Một xí nghiệp may ngày đầu may được 147 bộ quần áo. Ngày thứ hai may được nhiều hơn ngày đầu 63 bộ quần áo, nhưng lại ít hơn ngày thứ ba 24 bộ quần áo. Hỏi trung bình mỗi ngày xí nghiệp đó may được bao nhiêu bộ quần áo? Bài 4. Tuổi trung bình của 6 cầu thủ đội bóng chuyền là 18. Nếu không kể đội trưởng thì trung bình của 5 cầu thủ còn lại là 17. Tính tuổi của đội trưởng? Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên. Bài 5. Đặt tính rồi tính a. 34567 + 52809 b. 48650 - 7813 c. 14672 + 5839 + 647 d. 102123 x 2 đ. 210412 x 3 e. 42 x 23 g. 35 x 49 h. 1396 x 234 i. 3058 x 312 k. 220591 : 7 l. 3978 : 17 Bài 6. Tính giá trị của biểu thức sau a. 15728 + 3062 x 8 b. 5704 : 46 x 128 Bài 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất 67 x 126 - 67 x 84 - 41 x 67 – 67 e. (54 x 15) : 9 36 x 2 x 7 +7 x 28 f. (56 x 23 x 4) : 7 24 x 18 + 12 x 64 g. 12 x 11 + 21 x 11 + 11 x 33 56 : ( 7 x 4) h. 132 x 11 - 11 x 32 - 54 x 11 Bài 8. Tính theo 2 cách a. (36 + 48) : 6 b. (45 + 20) : 5 c. 16 : 4 + 28 : 4 d. 56 : 7 + 42 : 7 e. 127 x (4 + 2) f. 125 x 3 + 134 x 3 h. (425 - 157) x 3 i. 354 x 2 - 107 x 2 Bài 9. Một đội có 5 xe tải, mỗi xe chở 12 thùng hàng, mỗi thùng hàng có 2 máy bơm. Hỏi đội xe đó chở được bao nhiêu máy bơm (giải theo 2 cách) Bài 10. Một cửa hàng có 125 hộp mì, mỗi hộp có 20 gói mì. Người ta đã bán 75 hộp mì. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu gói mì? (Giải theo 2 cách) Bài 11. Người bán hàng đổ dầu vào các can để bán, mỗi can có 5l dầu. Buổi sáng người đó bán đc 75l dầu, buổi chiều người đó bán được 55l dầu. Hỏi cả ngày người đó bán được bao nhiêu can dâu? (giải theo 2 cách) Bài 12. Một cánh đồng hình chữ nhật có chiều dài là 2km, chiều rộng bằng nửa chiều dài. Tính S cánh đồng. Trên cánh đồng đó người ta trồng lúa, cứ 10000 m2 thì thu được 5 tấn thóc 1 vụ, hỏi cánh đồng đó thu được bao nhiêu tấn thóc trong 1 vụ? Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu. Bài 13. Hiện nay anh hơn em 5 tuổi. Sau 5 năm nữa, tuổi anh và tuổi em cộng lại được 25 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay? Bài 14. Một khu đất hình chữ nhật có chu vi 68m, chiều dài hơn chiều rộng 16m. Tính diện tính khu đất hình chữ nhật đó? Bài 15. Hai thửa ruộng thu hoạch được 3 tấn 55kg thóc. Biết thửa ruộng thứ nhất thu được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai 3 tạ 27kg thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc? Phân số Bài 16. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 45dm, chiều dài bằng chiều rộng. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật? Bài 17. Tuổi con được bao nhiêu ngày tuổi thì tuổi mẹ được bấy nhiêu tuần. Biết tổng số tuổi của 2 mẹ con là 32. Tính tuổi mỗi người. Bài 18. Tổng của 2 số là số bé nhất có 3 chữ số chia hết cho 2, 3, 5. Tỷ số của 2 số đó là 2/3. Tìm 2 số đó. Bài 19. Hiệu của 2 số là 1324. Nếu số trừ tăng thêm 149 thì được số mới bằng 1/6 số bị trừ. Tìm số bị trừ. Bài 20. Hiệu của 2 số là 975. Nếu số bị trừ tăng thêm 33 thì được số mới gấp 5 lần số trừ. Tìm số trừ. Bài tập Tiếng Việt Chính tả Bài 1. Điền vào chỗ trống tiếng chứa “s” hoặc “x” Người hái củi van vỉ cây cho một nhánh nhỏ. Cây tốt bụng cho ngay. Người đó liền lấy luôn nhành cây ấy làm cán rìu và đốn luôn cây. Chỉ đến lúc bị ngã , cây mới thật hối hận. Nói thốt lên: Tại mình lại ngu đến thế, cấp cho người ta chính cái để hại mình. Bài 2. Điền vào chỗ trống “r” , “d” hay “gi” để hoàn chỉnh chuyện sau: Hai chú bé đang ủ ỉ trò chuyện: _ Mẹ cậu là cô áo mà cậu chẳng biết viết một òng chữ nào! _ Thế sao cha cậu là bác sĩ ăng mà em cậu lại không có cái nào? Bài 3. Điền vào chỗ trống tiếng chứa âm đầu “l” hoặc “n” để hoàn chỉnh chuỗi sau: Có một người tính phép. Ngặp gì cũng chắp tay , ăn thì rất dịu dàng. Một hôm, anh mua được một mớ tép tươi. Anh nhóm rồi cho tép vào rang . Gặp tép nhảy xạ. Chắp tay tép anh ngọt ngào : _Chịu khó một chút đi! Đợi đỏ rộm một tý thì sẽ bớt đau thôi mà. Bài 4. Gạch dưới tiếng không có trong từ ngữ tiếng Việt ở từng cặp chứa âm đầu n - l sau đây Lả - nả lích – ních Luộc – nuộc lại – nại lỉnh – nỉnh lạc – nạc lợt – nợt luật – nuật lông – nông long – nong 2. Tập làm văn Bài 5. Hãy sắp xếp các câu sau đây theo một trình tự thích hợp để tạo thành một câu chuyện có ý nghĩa. là một con chuột tham lam nên nó ăn quá nhiều, nhiều đến mức bụng phình to ra. Chuột ta gặm vách nhà và tạo một khe hở . Đến sáng, chuột tìm đường trở về tổ, nhưng bụng phình to quá không sao lọt qua khe hở được nữa. Chuột chui qua khe hở đó vào nhà tìm được rất nhiều thức ăn Bài 6. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nói về hoạt động của cô giáo và các em trong giờ học. Bài 7. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu kể về một loài hoa. Trong đó có sử dụng câu kể Ai thế nào? Bài 8. Một bạn mới chuyển về lớp. Hãy viết 1 đoạn văn từ 6 – 7 câu tự giới thiệu về mình (ở trường, ở nhà) với bạn. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? Bài 9. Đọc đoạn thơ sau: Mười quả trứng tròn Thành mỏ thành chân Mẹ gà ấp ủ Cái mỏ tý hon Mười chú gà con Cái chân bé tý Hôm nay ra đủ Lông vàng mát dịu Lòng trắng lòng đỏ Mắt đen sáng ngời Dựa vào những câu thơ trên, em hãy tả đàn gà con mới nở dưới mắt nhìn của gà mẹ. Bài 10. Hãy tả một cây bóng mát (cây ăn quả hoặc cây hoa) mà em thích. Bài 11. Hãy tả tấm bản đồ treo ở lớp hoặc trong SGK của em Luyện từ và câu. Bài 12. Dựa vào mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu để tự hỏi mình: Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. Một dụng cụ học tập cần tìm mà chưa they Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm Bài 13. Hãy đặt câu khiến, tương ứng với các tình huống sau: Khi em mượn bạn 1 đồ dùng học tập Khi em xin bố mẹ cho đi chơi công viên nhân dịp nghỉ hè. Bài 14. Chuyển câu kể “Nam đến” thành câu khiến rồi viết vào chỗ trống. Thêm đừng hoặc chớ , nên vào trước động từ: Thêm đi hoặc thôi, nhé vào cuối câu: . Thêm đề nghị hoặc xin, mong vào đầu câu: ... Bài 15. Đặt câu cảm cho các tình huống sau: Em gặp lại người bạn thân sau ba tháng hè xa nhau .. Bạn em thi viết chữ đẹp được giải nhất .. Bác em cho nhà em một con mèo tam thể rất xinh và đáng yêu. .. Do em quên không cho ăn, mấy con cá cảnh bị chết trong bể cá .. Bài 16. Lần lượt thêm trạng ngữ cho câu Em học bơi để câu có trạng ngữ (có thể thêm trạng ngữ) Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: .. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian .. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích .. Bài 17. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ chỉ mục đích: Để phát hiện con mồi nhanh, ... Để làm việc trên cột điện cao, . Vì tương lai của các em, .. Bài 18. Đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện Bài 19. Viết đoạn văn nói về cuộc trao đổi giữa em và bạn về một buổi học nào đó mà em thích. Trong đọan văn có dùng dấu “_” và dấu “:” Lưu ý: Đọc lại trôi chảy các bài tập đọc và viết lại các bài chính tả trong sách tiếng Việt 4
Tài liệu đính kèm: