Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học Toán 4

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Hứng thú có vai trò đặc biệt đối với hoạt động cá nhân. Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có những hứng thú. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người trở nên tích cực.

.- Đặc biệt đối với hoạt động của học sinh nói riêng thì hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức

- Đối với học sinh tiểu học giai đoạn đầu của tuổi học sinh thì sự hình thành hứng thú học tập với các môn học nói chung và đối với môn toán nói riêng là một vấn đề rất quan trọng trong giảng dạy. Do vậy sự nghiên cứu hứng thú học toán của học sinh tiểu học có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn.

- Đầu năm học 2007-2008, tôi được phân công dạy lớp 4A1 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Bên cạnh những học sinh học giỏi môn toán còn không ít học sinh học yếu môn toán. Đó là vấn đề nhức nhối cho chất lượng của nhà trường và những giáo viên đứng lớp giai đoạn cuối của bậc tiểu học. Vì vậy để nâng cao chất lượng môn toán đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để gây sự hứng thú học tập của học sinh. Đó là lí do chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học môn toán lớp 4”.

II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:

 

doc 13 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học Toán 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tốt nhất để giúp học sinh có hứng thú tự học, tự tìm hiểu, tự giải quyết những vấn đề toán học được đặt ra trong chương trình toán lớp 4 để tự lĩnh hội những kiến thức, biết cách học và giải quyết những vấn đề toán học trong phạm vi chương trình toán 4. Trên cơ sở đó sẽ nhớ lâu và sử dụng thành thạo những kiến thức ấy vào quá trình học tập của các em sau này.
NỘI DUNG CHÍNH
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Quá trình dạy học toán trong chương trình tiểu học được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
+ Giai đoạn ở các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản, đặc biệt ở giai đoạn này học sinh được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập các kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn toán ở mức sâu hơn, tổng kết, hệ thống hóa , khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính và một số tính chất của nó, trên cơ sở cấu trúc lại việc dạy nội dung số học để điều chỉnh dạy các mạch kiến thức về đại lượng, đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán,... tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các mạch kiến thức.
- Trong sự nghiệp giáo dục nói chung và việc dạy học toán 4 nói riêng. Trong thời gian qua mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đã tiến bộ và phát triển nhiều. Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển trên toàn quốc và thế giới. Chính vì các bậc học, lớp học, ngành học... phải áp dụng những biện pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là hướng tìm hiểu thực trạng hứng thú học toán của học sinh lớp 4A1.
- Trong lớp tôi chủ nhiệm phần lớn học sinh học tốt môn toán, thường giải quyết vấn đề một cách khoa học linh hoạt và hợp lí hơn bởi lẽ môn toán là nền tảng và cơ sở của nhiều môn học khác. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít học sinh yếu môn toán vì vậy trong trường tiểu học ngoài việc cung cấp những kiến thức của toán học, giáo viên cần chú trọng về các phương pháp để làm cho học sinh hứng thú khi học toán.
- Để học sinh hứng thú học môn toán, người giáo viên phải xác định nguyên nhân dẫn đến các em học yếu và không thích học để có biện pháp thích hợp
+ Học sinh không thích học dạng toán nào?
+ Vì sao học sinh lại không thích học học toán? Thực hiện các phép tính cộng , trừ, nhân, chia, hay giải toán có lời văn...?
+ Do hổng kiến thức từ lớp dưới?
+ Do thầy giáo giảng bài cứng nhắc, khô khan?
- Từ đó xác định được nội dung, phương pháp để tổ chức lớp học cho phù hợp.
II. THỰC TRẠNG LỚP TÔI PHỤ TRÁCH:
- Năm học 2007 – 2008 này, lớp tôi chủ nhiệm gồm 34 em, trong đó nữ chiếm 17 em, nam 17 em. Với số lượng học sinh như vậy thì nề nếp lớp học tương đối tốt. Chất lượng kiểm tra đầu năm môn toán cho thấy:
Xếp loại
Tổng số
Tỷ lệ %
Giỏi
5 em
14.7 %
Khá
10 em
29.4 %
Trung bình
15 em
44.1 %
Yếu
4 em
11.8 %
- Đối với những yêu cầu toán lớp 4 và các thực trạng mà tôi đã trình bày ở trên. Tôi nhận thấy các em trong lớp còn hạn chế nhiều về mặt kiến thức do nhiều nguyên nhân dẫn đến các em học yếu và không thích học.
- Mong muốn của tôi là làm thế nào để đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh húng thú học để tự chiếm lĩnh kiến thức và đạt chất lượng cao hơn so với chất lượng đầu năm về môn toán.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1/ Đối với những học sinh yếu toán
Tôi sử dụng biện pháp linh hoạt, vui nhộn để động viên tinh thần học toán của học sinh yếu toán thường mặc cảm, rụt rè, sợ sệt mỗi khi tôi hỏi bài: “Ví dụ: Trong lớp tôi chủ nhiệm có em: Hòa, Quang Huy, Ân... học yếu toán nên khi tôi gọi đứng lên mất bình tĩnh nên trả lới ấp a ấp úng. Tôi đã nhẹ nhàng động viên, chỉ bảo để các em lấy lại được bình tĩnh, tự tin và kiên nhẫn thực hiện nhựng yêu cầu mà tôi đề ra”.
Ví dụ: Khi dạy bài “Triệu và lớp triệu”
Bài 2/15: Đọc các số sau
7 312 836 ; 57 602 511 ; 351 600 307 ; 900 370 200 ; 400 070 192
+ Tôi hướng dẫn các em tách các số trên thành từng lớp, tứ lớp đơn vị đến lớp nghìn, rồi đến lớp triệu, mỗi lớp có 3 hàng. Sau đó dựa vào cách đọc số có 3 chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
+ Tôi gọi học sinh yếu đọc trước, nếu lúng túng chỗ nào thì gọi học sinh khá giúp đỡ, cuối cùng tôi mời học sinh giỏi hoàn thành bài đọc, thế là tôi thu hoạch được điều mà tôi yêu cầu.
+ Tôi luôn động viên để các em không mặc cảm với bạn bè, lấy lại tinh thần, an tâm học tập.
Để học sinh có hứng thú học môn toán trên lớp tôi quan tâm nhiều đến những em học yếu, ham chơi, lơ đãng và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Trong tiết dạy, tôi sử dụng đồ dùng dạy học để gây sự hấp dẫn và hứng thú cho học sinh. Tôi thường xuyên chấm, chữa bài ở lớp, ở nhà. Từ đó nắm được lực học thực chất của từng em, có biện pháp bồi dưỡng cho những em học sinh giỏi và phụ đạo cho những em học sinh yếu.
2/ Đối với những học sinh hổng kiến thức
- Đối với những em hổng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia; thường những em này khi đặt tính và thực hiện phép tính hay sai, dễ chán học, không thích làm bài tập. Vì vậy tôi dành nhiều thời gian để hướng dẫn.
Ví dụ: Trong phép tính cộng có nhớ
832457 + 125836 = ?
- Tôi viết lên bảng phép tính 832457 + 125836. Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính.
- Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
Gọi học sinh yếu nêu trước, chỗ nào lúng túng cho học sinh khá, giỏi hỗ trợ
+
* Đặt tính: Viết 832457 rồi viết 125836 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thẳng hàng trăm nghìn.
* Thực hiện tính cộng theo thứ tự từ phải sang trái
7 cộng 6 bằng 13 viết 3 nhớ 1
5 cộng 3 bằng 8 thêm 1 bằng 9 viết 9
4 cộng 8 bằng 12 viết 2 nhớ 1
2 cộng 5 bằng 7 thêm 1 bằng 8 viết 8
3 cộng 2 bằng 5 viết 5
8 cộng 1 bằng 9 viết 9
* Vậy 832457 + 125836 = 958293
Ví dụ: Trong phép trừ có nhớ: 647 -285749 = ?
Tôi viết lên bảng phép tính 647253 – 285749. Tổ chức học nhóm, nêu kĩ thuật đặt tính và thực hiện phép tính đó
Sau đó tôi gọi từ 2 – 3 học sinh yếu nhắc lại, nếu sai đã có các bạn hỗ trợ.
_
* Đặt tính: Viết 647253 rồi viết 285749 xuống dước sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thẳng hàng trăm nghìn.
* Thực hiện tính trừ theo thứ tự thừ trái sang phải
13 trừ 9 bằng 4 viết 4 nhớ 1.
4 thêm 1 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0 viết 0.
12 trừ 7 bằng 5 viết 5 nhớ 1
5 thêm 1 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1 viết 1
14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1
2 thêm 1 bằng 3, 6 trừ 3 bằng 3 viết 3
* Vậy 647253 – 285749 = 361504
- Khi học về phép nhân, chia. Tôi yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng nhân, chia trong bảng. Vì ở lớp tôi một số em lên lớp 4 rồi mà bảng nhân chia còn lơ mơ. Tôi đã tổ chức vào 15 phút truy bài đầu giờ, thường xuyên cho lớp tự hỏi bài nhau (ngoài việc rèn chữ viết trong 15 phút đó) học sinh phải học thuộc bảng nhân, chia; đọc xuôi, đọc ngược và trả lời nhanh khi tôi hỏi bất chợt, rồi mới tiến hành học kĩ thuật tính toán. Cách làm này tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất thích 15 phút truy bài đầu giờ, hầu hết các em đi học sớm để được truy bài về bảng nhân chia. Về kĩ thuật tính toán tôi tiến hành như sau:
Ví dụ: Trong phép nhân với số có hai chữ số
Tôi viết lên bảng 86 Í 53 = ?. Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính.
Sau đó gọi học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.
 86
Í
 258 
 430
3 nhân 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1
3 nhân 8 bằng 24, thêm 1 bằng 25 viết 25
5 nhân 6 bằng 30, viết 0 (dưới 5) nhớ 3
5 nhân 8 bằng 40, thêm 3 bằng 43 viết 43
Hạ 8
5 cộng 0 bằng 5, viết 5
2 cộng 3 bằng 5 viết 5
Hạ 4
Vậy 86 Í 53 = 4558
* Hay trong phép chia cho số có ba chữ số: 38685 : 195= ?
 39586 195 
 00585 203
 000
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
395 chia cho 194 được 2 viết 2
2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, nhớ 1
2 nhân 9 bằng 18 thêm 1 bằng 19, 19 trừ 19 bằng 0
2 nhân 1 bằng 2 thêm 1 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 8, 58 chia cho 195 được 0 viết 0
Hạ 5, 585 chia cho 195 được 3 viết 3
3 nhân 5 bẳng 15, 15 trừ 15 bằng 0, nhớ 1
3 nhân 9 bằng 27 thêm 1 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0, nhớ 2
3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, 5 trừ 5 bằng 0
Thử lại : 203 x 195 = 39585
Đối với học sinh làm sai, khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi giảng từ từ cặn kẽ để các em hiểu bài chứ không quát nạt hoặc nói những lời để các em mặc cảm, đồng thời giúp các em thực hiện và nêu cách làm.
Đối với dạng toán tính biểu thức
Ví dụ: 
Hãy tính giá trị biểu thức bằng hai cách
(33164 + 28528) : 4
Cách 1
 (33164 + 28528) : 4 =
= 61692 : 4
= 15423
Cách 2
 (33164 + 28528) : 4 =
= 33164 : 4 + 28528 : 4
= 8291 + 7132 
= 15423 
Trong quá trình đặt tính và thực hiện phép tính bằng các câu hỏi dẫn dắt. Tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện cho các em tính chủ động, sáng tạo trong học toán và các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức, trở thành kĩ năng tính toán, chính xác, từ đó các em trở nên hứng thú khi học môn toán.
* Ví dụ về giải toán có lời văn:
Bài tập 2 trang 47 (sách toán 4)
“Một lớp có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?”
Tôi yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, tự tìm hiểu bài toán, dùng bút chì gạch chân những từ trọng tâm. Sau đó tôi hỏi bài toán thuộc dạng gì? (Bài toán thuộc bạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó)
Tôi yêu cầu 2 học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán. Mỗi học sinh giải một cách khác nhau. Cả lớp hoạt động theo nhóm 4 học sinh (nhóm theo trình độ). Tôi sẽ quan tâm giúp đỡ cho nhóm có trình độ yếu, phân tích và giải bài toán
Tóm tắt
 ?em
Trai: 
28 em
 4 em
 ? em
Gái: 
Bài giải
Cách1
Số học sinh gái là
(28 – 4) : 2 = 12 (học sinh)
Số học sinh trai là
12 + 4 = 16 ( học sinh )
Đáp số : 16 học sinh trai
12 học sinh gái
Cách 2
Số học sinh trai là
(28 + 4) : 2 = 16 (học sinh)
Số học sinh gái là
16 – 4 = 12 (học sinh)
Đáp số : 16 học sinh trai
12 học sinh gái.
- Sau đó yêu cầu học sinh từng nhóm trình bày bài giải và giải thích cách làm của nhóm mình. Cuối cùng tôi chốt bài giải trình bày gọn rõ ràng và rõ ràng nhất.
* Đối với dạng toán về hình học.
Ví dụ: bài tập 1 – ( Sgk / 55)
Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình sau.
 A 	B
D
C
-Yêu cầu một học sinh lên bảng làm bài và cả lớp hoạt đông theo nhóm trình độ. Để tránh mặc cảm tôi đặt tên mỗi nhóm một loài chim như nhóm sơn ca, nhóm họa mi
Sau đó trình bày bài làm của mình. Gọi nhóm yếu trình bày trước, nếu chưa nêu đủ gọi nhóm giỏi hoàn thành bài làm đúng:
Bài làm :
- Có 3 góc vuông là :
+ Góc đỉnh A cạnh AB, AD
+ Góc đỉnh B cạnh BC, BD 
+ Góc đỉnh D cạnh DC, DA
- Có 4 góc nhọn là :
+ Góc đỉnhB cạnh BA, BD
+ Góc đỉnh C cạnh CB, CD
+Góc đỉnh D cạnh DB, DC
+ Góc đỉnh D cạnh DA, DB
- Có 1 góc tù là :
+ Góc đỉnh B cạnh BA, BC 
* Ví dụ: Bài tập 3 ( sgk / 65 )
Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? 
- Tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán để tìm lời giải.
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài và yêu cầu hai học sinh ngồi cùng bàn trao đổi và làm bài.
- Đối với học sinh yếu, tôi giúp các em nhớ lại kiến thức tính diện tích hình vuông, từ đó các em tính diện tích một viên gạch, 200 viên gạch vuông, đổi từ cm2 ra m2 theo yêu cầu đề bài.
- Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng giải thích cách làm của mình
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Tôi chốt lại bài giải đúng.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền, vậy diện tích căn phòng là:
900 x 200 = 180000 (cm2)
Đáp số: 18 cm2
- Qua phương pháp này tôi tạo ra sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm đã tạo cho từng học sinh sự tự tin vào khả năng của mình, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân. Thông qua việc tổ chức học nhóm, học sinh nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học. Khi nắm được kiến thức bài học, chắc chắn các em sẽ hứng thú thực hiện những bài toán khác tương tự.
3/ Đối với những học sinh chưa chú ý học
- Đối với những em ham chơi, lơ đãng trong giờ học. Tôi áp dụng nhiều phương pháp dạy trong một tiết học và liên tục nêu ra những tình huống mới để lôi cuốn các em.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Nhân với 10, 100, 1000, ... chia cho 10, 100, 1000, ...” cuối tiết học tôi áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi
Tên trò chơi “Tiếp sức”
Tính nhẩm:
18 x 10
75 x 100
86 x 1000
270 : 10
9000 : 100
202000 : 1000
25 x 10
42 x 100
302 x 1000
4600 : 10
2000 : 100
503000 : 1000
- Hai đội, mỗi đội 6 em xếp thành hàng dọc
- Khi có hiệu lệnh hô bắt đầu cuộc chơi. Lần lượt mỗi đội 1 em lên tính nhẩm và ghi kết quả cho đội mình, quay về trao phấn cho người tiếp theo. Đội nào tính xong trước, đội đó thắng cuộc.
- Cả lớp tuyên dương và tặng danh hiệu “Thắng cuộc”
+ Hay khi dạy bài nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, cuối tiết học, tôi cũng tổ chức trò chơi sau
Tính nhẩm:
15 x 11
26 x 11
13 x 11
25 x 11
43 x 11
12 x 11
24 x 11
34 x 11
54 x 11
81 x 11
- Yêu cầu hai dãy, mỗi dãy cử 5 em lên thực hiện phép tính. Nếu đội nào làm xong trước thì đội đó thắng.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương và tặng danh hiệu thắng cuộc.
* Phương pháp tổ chức trò chơi không những giúp các em hứng thú học tập mà còn giúp các em nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức mới. Qua tổ chức trò chơi tôi thấy những em ham chơi, lơ đãng đó cũng vì danh dự và chiến thắng cho nhóm mình mà các em đã tập trung suy nghĩ để tìm ra kết quả nhanh nhất, đúng nhất để điền vào cho bài của đội mình. Do đó mà các em nắm được kiến thức mới. Từng bước, tứng bước một như thế để đạt được kết quả như mong muốn.
4/ Đối với những học sinh khá giỏi
- Đối với những em khá, giỏi. Trong tiết dạy, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống, bài tập nâng cao để các em suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo tìm ra cái mới, đồng thời thường xuyên khích lệ tinh thần học tập của các em.
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Tìm số trung bình cộng”
Tôi hướng dẫn luyện tập thêm.
Bài toán: Trung bình cộng của ba số là 145, biết một trong ba số là 96, trong hai số còn lại, số lớn hơn số bé 17 đơn vị, tìm hai số chưa biết.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh giỏi, khá giải thích cách làm của mình
Bài giải:
Tổng của ba số là:
145 x 3 = 435
Một trong 3 số là 96, vậy tổng của hai số còn lại là:
435 – 96 = 339
Số bé là:
(339 – 17) : 2 = 161
Số lớn là:
161 + 17 = 178
Đáp số:	- Số thứ nhất: 96
	- Số thứ hai: 161
	- Số thứ ba: 178
* Ví dụ: Trong bài tính giá trị biểu thức:	 (147 + 235 x 3 + 108) : 3
Tôi nâng cao thêm: 3748 – (147 + 235 x 3 + 108) : x 2
Bài giải:
3748 – (147 + 235 x 3 + 108) : 3 x 2 =
= 3748 – (147 + 705 + 108) : 3 x 2
= 3748 – 	960	 : 3 x 2
= 3748 – 320 x 2
= 3748 – 640
= 3108
* Ví dụ: Tìm x	x : 2 = 406
Tôi nâng cao lên (x + 346) : 2 = 406
Bài giải:
(x + 346) : 2 = 406
 	x + 356	= 406 x 2
	x + 346	= 812
	x	= 812 – 346
	x	= 466
* Ví dụ: Tính nhanh
a/	 5 + 8 + 11 + 14 17 + 20 + 25 + 28 + 31 + 34 37 + 40 =
 	=	 (5 + 40) + (8 + 37) + (11 + 34) + (14 + 31) + (17 + 28) + (20 + 25)
	=	45	+	45	+	45	+	45	+	45	+	45
	=	45 x 6
	=	270
b/ 	2 + 4 + 6 + ... + 96 + 98
	= (2 + 98) + (4 + 96) + ... + (48 + 52) + 50
	= 100 x 24 + 50
	= 2400 + 50
	= 2450
Các dạng toán trên tôi yêu cầu học sinh tự thực hiện theo từng tiết học. Để từ đó nâng cao dần đối tượng khá, giỏi bằng nhiều hình thức như hướng dẫn các em độc lập suy nghĩ, thảo luận nhóm trình độ khá giỏi v.v...
Với phương pháp trên tôi thấy các em luôn suy nghĩ , tìm tòi, sáng tạo để phát hiện ra cách giải, cách làm mới. Qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
5/ Sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh
Để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, ngoài các giải pháp đã nêu trên tôi còn sử dụng Đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho học sinh:
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Trong quá trình dạy học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, các khái niệm, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài. Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh.
Ví dụ: Bài “Hình bình hành: (Sách Toán 4 trang 102)
Để kích thích hứng thú học sinh tự tìm hiểu và rút ra được các đặc điểm của hình bình hành, tôi đưa ra cho học sinh xem một số hình sau: hình vuông, hình chữ nhật, hành tứ giác (học sinh đã biết các hình này) và hình bình hành (học sinh chưa biết).
Sau đó tôi hỏi: “Các em đã biết tên gọi những hình nào rồi?”, để từ đó gới thiệu, đưa học sinh tới một vấn đề “Hình còn lại có những đặc điểm gì? Và tên gọi là gì?”.
Tiếp theo tôi cho học sinh tìm ở bộ đồ dùng học toán của các em hình màu xanh, giống như hình tôi gắn trên bảng.
Cho học sinh dùng ê-ke để đo chiều dài các cạnh của hình. Sau khi đo, học sinh tự phát hiện được hình đó có hai cặp đối diện bằng nhau.
Tôi hướng dẫn học sinh nhận biết tiếp hình đó còn có hai cặp cạnh đối diện song song với nhau.
Từ hai ý trên, tôi giới thiệu vời học sinh: Tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau có tên gọi là hình bình hành
Ví dụ 2: Bài “Diện tích hình bình hành” (Sách toán 4 trang 103)
Tôi dán mô hình hình bình hành lên bảng (mặt có kẻ đường cao ra ngoài)
- Cho học sinh chọn những chi tiết màu xanh ở bộ đồ dùng học toán của các em để lên bàn.
- Cho học sinh thao tác ghép hình tứ giác và hình tam giác để được hình chữ nhật.
- Khi học sinh đã ghép được hình chữ nhật thì các em tự tìm ra công tính diện tích hình bình hành dựa vào mối liên hệ của hình chữ nhật với hình bình hành.
Ví dụ 3: Bài “Phân số” (Sách toán 4 trang 106)
- Cho học sinh lấy hình tròn ở bộ đồ dùng học toán của các em và đếm xem hình tròn được mấy phần bằng nhau? Mấy phần bằng nhau được tô màu?
- Giáo viên giới thiệu đã tô màu “năm phần sáu hình tròn”
Vậy gọi là phân số.
- Yêu cầu học sinh lấy hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau mà đã tô màu 1 phần để nêu phân số chỉ phần tô màu.
- Yêu cầu học sinh lấy hình vuông đã được chia thành 4 phần bằng nhau mà đã tô màu 3 phần để nêu phân số chỉ phần tô màu.
* Như vậy đồ dùng dạy học là yếu tố quan trọng góp phần phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập của học sinh.
Ngoài ra, sau mỗi buổi dạy, trở về nhà, tôi thường có thói quen nhớ lại hình ảnh các em học sinh lớp mình trong các tiết học của buổi hôm đó, để qua đó tự điều chỉnh các giải pháp, cách tổ chức cho hợp lý đối với các tiết học sau.
Nhờ kiên trì tìm tòi các phương pháp, biện pháp khắc phục những hạn chế c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai phap giup hoc sinh hung thu hoc toan.doc