Một số biện pháp đặt câu hỏi trong giờ học môn Tiếng Việt lớp 1

1: Lý do chọn đề tài :

 * Lý do khách quan :

-Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay , một nền giáo dục tiến bộ được sự quan tâm của Đảng và nhà nước , coi nền giáo dục là hàng đầu :

Sinh thời HỒ CHỦ TỊCH đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc nam châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công lao học tập của các cháu .”

Tất cả những điều đó bắt đầu từ giáo dục mà nên , mà khởi nguồn tư nền giáo dục tiểu học.

 * Lý do chủ quan :

- Trong thời gian công tác giảng dạy ở đơn vị Trường tiểu học Thuận Lợi A công việc chính của tôi là giáo viên đứng lớp , đã từng chủ nhiệm các lớp 1,2,3,4,Từ năm 2003 đến năm 2008 tôi chủ nhiệm lớp 1 ,qua 3 năm tôi đã chủ nhiệm lớp 1 tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt chất lượng ở môn học này chiếm tỉ lệ chính trong số học sinh yếu đi sâu vào thực tế tôi đã tìm hiểu được một số nguyên nhân.

-Tâm sinh lí của trẻ lớp 1 chưa có ý thức cao trong việc tự giác học tập .

-Một số phụ huynh cho rằng các em còn nhỏ không nên ép nếu học không được thì cho học lại .

-Nguyên nhân nữa là do chất lượng giảng dạycủa một số giáo viên chưa thật sự đổi mới về phương pháp dạy học ,còn hạn chế chưa sáng tạo linh hoạt trong chuyên môn .

- Do nghệ thuật lên lớp chưa thật sự cuốn hút được học sinh trong giờ học môn Tiếng việt – Nên dẫn đến chất lượng học môn Tiếng việt lớp 1 còn nhiều hạn chế

 

doc 10 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp đặt câu hỏi trong giờ học môn Tiếng Việt lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 & & 
 SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHÒNG GD HUYỆN ĐỒNG PHÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN LỢI A
 * * * * * * * * * * $ * * * * * * * * * *
 ĐỀ TÀI :
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIỜ 
 HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
 Người thực hiện :PHAN THỊ THANH VÂN 
 Giáo viên : Trường tiểu học Thuận Lợi A
 Năm Học : 2008 2009 
 & &
---------------------------------------©-----------------------------------------------
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài :
 * Lý do khách quan : 
-Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay , một nền giáo dục tiến bộ được sự quan tâm của Đảng và nhà nước , coi nền giáo dục là hàng đầu : 
Sinh thời HỒ CHỦ TỊCH đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc nam châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công lao học tập của các cháu .” 
Tất cả những điều đó bắt đầu từ giáo dục mà nên , mà khởi nguồn tư nền ø giáo dục tiểu học. 
 * Lý do chủ quan : 
- Trong thời gian công tác giảng dạy ở đơn vị Trường tiểu học Thuận Lợi A công việc chính của tôi là giáo viên đứng lớp , đã từng chủ nhiệm các lớp 1,2,3,4,Từ năm 2003 đến năm 2008 tôi chủ nhiệm lớp 1 ,qua 3 năm tôi đã chủ nhiệm lớp 1 tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt chất lượng ở môn học này chiếm tỉ lệ chính trong số học sinh yếu đi sâu vào thực tế tôi đã tìm hiểu được một số nguyên nhân.
-Tâm sinh lí của trẻ lớp 1 chưa có ý thức cao trong việc tự giác học tập .
-Một số phụ huynh cho rằng các em còn nhỏ không nên ép nếu học không được thì cho học lại .
-Nguyên nhân nữa là do chất lượng giảng dạycủa một số giáo viên chưa thật sự đổi mới về phương pháp dạy học ,còn hạn chế chưa sáng tạo linh hoạt trong chuyên môn .
- Do nghệ thuật lên lớp chưa thật sự cuốn hút được học sinh trong giờ học môn Tiếng việt – Nên dẫn đến chất lượng học môn Tiếng việt lớp 1 còn nhiều hạn chế 
-Tôi xin nêu đặc điểm tình hình của trường , khối, lớp mà hiện tôi đang công tác.
+Trường có nhiều điểm lẻ, điểm lẻ cách trường khoảng 12 đến 14 km
Cơ sở vật chất tương đối ổn định đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của học sinh .
-----------------------------------------©----------------------------------------------
2 : Mục đích nghiên cứu 
- Trong thực tế môn Tiếng việt ở lớp 1, là môn học đầu tiên các em được mới bước vào lớp học còn đang bở ngỡ và mới làm quen .
- Đề tài hướng tới việc giúp học sinh khắc phục được tình trạng yếu kém trong môn Tiếng việt , tránh đọc sự học vẹt , đọc sai từ âm , vần ,  nhầm lẫn trong khi viết , đọc . Khhuyến khích học sinh tự phát huy năng lực chiếm lĩnh kiến thức mới dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên , trang bị cho học sinh thói quen suy nghĩ chú ý , sự tập trung , sự say mê trong môn Tiếng việt .
3 . Nhiệm vụ nghiên cứu : 
 - Xây dựng cơ sở lý thuyết 
 - Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 - Các giải pháp và kết quả đạt được 
4 . phương pháp nghiên cứu : 
 +Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
 - Nghiên cứu các văn bản , sách báo , các tạp chí giáo dục , tài liệu mô đun có liên quan .. 
 +Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Quan sát 
 - Điều tra viết 
 - Phỏng vấn 
 - Thực nghiệm giáo dục 
 - Trắc nghiệm khách quan 
 - Phân tích nội dung 
 +Nhóm các phương pháp hỗ trợ 
 - Thống kê tính toán 
 - Phân tích sản phẩm hoạt động 
PHẦN II : NỘI DUNG
1 .Xây dựng cơ sở lý thuyết : 
Trường tiểu học Thuận Lợi A ,đóng trên địa bàn còn khó khăn nhận thức của học sinh còn hạn chế ,có 50% học sinh dân tộc ( Tày , Nùng , Stiêng ) và là con nông dân . Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho cácù em ở nhà vẫn còn những khó khăn nhất định , không ít học sinh còn biểu hiện tự do ham chơi có hành vi không tốt làm phiền lòng nhiều người Những 
----------------------------------------©-----------------------------------------------
hiện tượng đó ảnh hưởng không tốt đến môi trường ở nhà trường làm hạn chế kết quả giáo dục . Lớp tôi dạy là lớp 1 trong đó 100% học sinh dân 
tộc kinh vốn hiểu biết của các em cũng còn quá ít . Các em cũng còn nói chuyện nhiều vì các em vừa bước qua mẫu giáo ,nhưng bên cạnh đó cũng còn những em chưa qua lớp mẫu giáo, vì vậy sự nhận thức của các em chưa cân đối .
- Lớp 1 là một giai đoạn đầu của tuổi đến trường , khởi đầu của việc học ,khác với lớp mẫu giáo , ở lớp 1 hoạt động học tập là chủ đạo, học sinh phải học đủ các môn học .Đối với môn Tiếng Việt , học sinh lớp 1 phải đạt được những yêu cầu sau :
+Bước đầu nhận biết sự tương ứng giữa âm và chữ cái , thanh điệu và dấu thanh , một số quy tắc chính tả, cách dùng dấu chấm câu .
+ Ghi nhớ các nghi thức , lời nói ; biết nghe trong hội thoại , nghe hiểu văn bản ngắn ; biết nói trong hội thoại ( nói to , rõ ràng , thành câu biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về một nội dung , biết chào hỏi nói lời chia tay ..)
+ Biết kể lại một câu chuyện đơn giản đã được học 
+ Biết đọc đúng tư thế , đọc đúng đọc trơn tiếng ,liền từ , đọc được cụm từ và câu, tập ngắt nghỉ đúng chỗ, hiểu nghĩa của các từ câu đã đọc 
+ Biết viết đúng tư thế , viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí , làm quen với cácchữ hoa cỡ lớn theo mẫu quy định 
-Với nhiệm vụ học tập mới mẻ , kiến thức mở rộng đã tạo nên sự căng thẳng về tâm ly ùcho học sinh lớp 1dễ rơi vào những khũng hoảng tâm lý , bất lợi cho quá trình học tập sau này .
 Đứng trước tình hình đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải suy nghĩ trăn trở tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục . Chính vì muốn giải quyết những khó khăn của mình .Tôi đã chọn làm đề tài này.
2 . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
 -Tôi chủ nhiệm lớp 12 ở tại điểm chính 
 - Gồm có 22 học sinh có 11 nữ :
 - Trong đó có 5 học sinh yếu : chiếm 22.72%
 - Đa số các em ý thức học tập chưa cao , còn ham chơi , ít chú ý vào bài học .
+ Thuận lợi :
------------------------------------------©---------------------------------------------
 -Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH và nhà trường , các cấp nên cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu học tập của họctập của lớp .
+ Khó khăn:
 -Ý thức học tập của các em chưa cao .
 - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm .
 - Tỉ lệ môn Tiếng việt giữa đầu năm còn rất thấp :
 - 5 em học sinh yếu chiếm ( 22.72% )
3.Các giải pháp và kết quả đạt được : 
 & Vị trí nhiệm vụ của môn Tiếng việt :
 @Vị trí : Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh .Coi trọng đồng thời 4 kĩû năng :
Nghe , nói , đọc , víet . Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ , là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa có âm thanh (ứng với đọc thầm ).Đọc không chỉ là sự (đánh vần ) lên thành tiếng theo đúng như các kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đã đọc được .
*Ý nghĩa : Những kinh nghiệm của đời sống ,những thành tựu văn hoá , khoa học ,tư tưởng tình cảm của thế hệ đi trước và cả của những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết : VD : Những tác phẩm văn học ,những câu chuyện , những bài thơ.được lưu giữ lại từ xưa đến nay đượcghi lại bằng chữ viết . Nếu con người mà không biết đọc không hiểu được ngôn ngữ Tiếng Việt , con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ , không thể hình thành được một cách toàn diện.
 -Hoạt động dạy –học Tiếng Việt trong nhà trường được xem như một hoạt động giao tiếp đặc biệt giữa giáo viên và học sinh nhằm đem lại những hiểu biết về Tiếng Việt đặc biệt nghe ,nói ,đọc ,viết cho các em .
Hệ thống câu hỏi ,bài tập Tiếng Việt có tác dụng gợi mở, phát huy tính tích cực trong học tập , sáng tạo cho học sinh kiểm tra kiến thức,vốn sống kiểm tra kết quả học tập của các em Câu hỏi và bài tập Tiếng Việt được đưa vào quá trình dạy học trên lớp đòi hỏi phải phù hợp với phong cách khẩu ngữ – sinh động , giúp học sinh hứng thú hơn với môn học .
& Giáo viên cần phải tìm hiểu khi dạy Tiếng Việt lớp 1. 
------------------------------------------©---------------------------------------------
*Để học sinh lớp 1, không có cảm giác căng thẳng khi học tập , GV cần tạo sự gần gũi , bằng cách giao cho trẻ những nhiệm vụ học tập mới bằng sự ân cần , dịu dàng khích lệ : cụ thể : 
- Trước khi vào lớp 1 ,đa số trẻ đã qua trường mẫu giáo . Ở đó , trẻ được vui chơi là chính ; qua vui chơi rèn luyện , trẻ có những hiểu biết nhất định về cuộc sống. Quan hệ giữa cô giáovới trẻ như quan hệ ; Mẹ – Con
Cô luôn luôn nói với trẻbằng những lời ngọt ngào âu yếm.Trẻ luôn nhận được sự cổ vũ, động viên từ cô giáo và bạn bè ,đặc biệt là từ cô giáo .
- Chất lượng giờ học Tiếng Việt sẽ được nâng cao nếu giáo viên hiểu sâu sắc những đặc điểm lứa tuổi của học sinh – đối tượng đang cùng giao tiếp,có sự đóng góp tích cực vào quá trình dạy –học .Lớp 1 là sự nối tiếp tự nhiên của lớp mẫu giáo.Vì vậy khi vào học lớp 1, học sinh không dễ gì quen được ngay với cáccâu hỏi và mệnh lệnh bắt buộc , lạnh lùng .Hiểu được đặc điểm này của trẻ nên Giáo Viên cần có ( PPDH) nói chung (PPDH) Tiếng Việt nói riêng .
- Giáo Viên cần tìm các PPDH làm dịu đi những căng thẳng trong học tập, tạo cho các em không khí học mà vui . Học trong sự hứng thú yêu thích môn học . Một trong những cách hữu hiệu góp phần tạo hứng thú học tập môn Tiếng Việt lớp 1. Là đổi mới biện pháp dùng câu hỏi trong , làm bài tập trong mỗi giờ lên lớp .
&Cách tiến hành :
 1,Sử dụng câu hỏi mang yếu tố khích lệ .
 -Nhờ lời động viên học sinh hào hứng , tự tin hơn khi trả lời câu hỏi , bài tập Tiếng Việt . Có thể so sánh tác dụng của 2 cách đưa câu hỏi sau đây ;
*Cách 1:Đề nghị các con trả lời câu hỏi sau ( Vì sao bạn học sinh coi trường học là ngôi nhà thứ hai của mình )/
*Cách 2 :Câu hỏi này theo cô hơi khó . Nhưng cô tin là các con trả lời được .Nào , các con , chúng ta cùng trả lời câu hỏi này nhé ( Vì sao bạn nhỏ coi trường học là ngôi nhà thứ hai của mình ? )
- Chắc chắn , ở cách thứ 2 , sự động viên chân thành cùng từ ngữ ( nào ), (nhé ),. Tạo sự gần gũi thân mật của cô giáo sẽ giúp học sinh có thêm động lực, tích cực suy nghĩ để giải đáp câu hỏi .
----------------------------------------------©----------------------------------------
---------------------------------------------©-----------------------------------------
- Trong giờ học Giáo Viên có thể ra lệnh cho học sinh  Nhưng Giáo Viên lớp 1 không nên sử dụng quyền ra lệnh , lập tứcsẽ tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò một sốhọc sinh, vì thế mà mất bình tĩnh trong học tập. Mặt khác ,học sinh lớp 1 không thích nhận lệnh nhiều ,bởi các em cảm thấy bị bắt học nhiều , bị đòi hỏi quá mức . Để tránh điều đó Giáo Viên nên sử dụng yếu tố làm nhẹ mức độ lệnh .
Ví dụ : ( Con giúp cô tìm tiếng trong bài có vần ai / ay ) 
 ( Cô nhờ con tìm giúp các tiếng .)
 ( Con tìm cho cô các tiếng )	
Các từ : giúp , nhờ , cho  có tác dụng xoá đi sự ép buộc của sự ra lệnh .Học sinh nào cũng mong được trả lời câu hỏi , giải bài tập cho nhanh , cho đúng để đáp lại sự cậy nhờ của cô giáo . Giờ học cũng vì thế diễn ra thật sôi nổi , thoải mái . Các em không cảm thấy căng thẳng khi phải trả lời câu hỏi và làm bài tập Tiếng Việt .
2, Chuyển đổi các lệnh thành các hoạt động hấp dẫn .
Câu hỏi , bài tập Tiếng Việt ở dạng câu hỏi khô cứng khó hấp dẫn với học sinh lớp 1 nhưng sẽ lôi cuốn được các em khi chúng ta khéo léo ẩn các câu hỏi trong nhiều hình thức ( thi ),( đố ) , ( trò chơi ..) ..
Ví dụ : ( Trò chơi thi tìm nhanh các tiếng có vần cho trước )
*Chuẩn bị : Một số tấm bìa ghi vần đã học (kích thước khoảng 10cm x 15cm đính vào bảng lớp – mặt bìa có ghi vần úp vào phía trong khi học sinh chơi mới lấy ra để đọc vần .
*Cách tiến hành : Khi giáo viên đổi lệnh thành câu : (bắt đầu ) Học sinh lên bảng 2 nhóm khoảng 4 em lật ngượcmảnh bìa xem vần rồi viết nhanhchữ ghi tiếng mang vần đó vào mặt bìa còn lại , Học sinh nào ghi đúng nhất , nhanh nhất sẽ thắng cuộc .
Việc chuyển đổi ( câu hỏi ) sang hình thức thi đua tạo cảm giác hào hứng cho Học sinh . Các em tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng , không có cảm giác căng thẳng , mệt mỏi . Giờ học nhẹ nhàng , sôi nổi , học sinh lại nhanh hiểu bài .
3, Tạo tình huống khi đặt câu hỏi : 
Ví dụ : Để làm bài tập ( tìm các tiếng ngoài bài có vần ai / ay ) Giáo Viên có thể tạo tình huống như sau : Mời 2 em sắm vai đối thoại .
- Nai nhỏ nói :
------------------------------------------©--------------------------------------------
-Chào Thỏ Trắng , hôm nay cậu học bài gì thế ?
- Thỏ Trắng : Tớ học bài vần ( ai vần ay ) .
-Nai nhỏ : Vậy cậu tìm cho tớ các tiếng có ( vần ai ,ay ) xem nào !
Các em hãy cùng tìm với Thỏ Trắng nhé !
Việc chuyển đổi cách đặt câu hỏi bắt buộc sang hình thức thi , đố tạo cảm giác hào hứng cho học sinh . Các em tham gia cuộc thi trò chơi sẽ thực hiện yêu cầu , nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng , giờ học trở lên nhẹ nhàng , sôi nổi học sinh nhanh hiểu bài hơn , nhớ lâu và rất ham thích học Tiếng Việt . 
4,Biện pháp : 
- Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là một công việc đòi hỏi sự công phu và nghiêm túc ( Làm thế nào để học sinh Tiểu học hứng thú học môn Tiếng Việt luôn là vấn đề được quan tâm . Ngay từ lớp một trẻ đã phải yêu thích môn học này thì các em mới có khả năng học tốt ở các lớp tiếp theo .Nhận thức được điều đó – Giáo viên phải tìm ra PPDH có hiệu quả, phải chú ý đến những khâu tưởng chừng đơn giản , sử dụng linh hoạt , hợp lí hệ thống câu hỏi bài tập trong giờ lên lớp . Chuyển các lệnh , bài tập SGK là một nghệ thuật sư phạm rất cần thiết để giờ học Tiếng Việt thêm sinh động , giúp Học Sinh lớp 1 luôn tìm thấy niềm vui sau giờ học tiếng Việt .
*Giáo viên :
+Để có được kết quả tốt trong giờ dạy Tiếng Việt là quá trình công phu Giáo Viên luôn phải tìm ra các PPDH phù hợp với lớp học , câu hỏi bài tập SGK.
-Đòi hỏi Giáo Viên phải có nghệ thuật sư phạm khéo léo( Bọc đường cho những viên thuốc đắng )
Nghĩa là , biết biến đổi cái vị khô cứng câu hỏi bắt buộc của lệnh thành (vị ) mới phù hợp cho sở thích của trẻ. 
*Học sinh :
Chuẩn bị bài học trước- luyện đọc và tìm hiểu trước câu hỏi .
 5: Kết quả sau thực hiện : 
-Giờ học Tiếng Việt trở lên nhẹ nhàng , phát huy được tính tích cực của học sinh mau hiểu bài , nhớ lâu , yêu thích môn học Tiếng Việt – giáo
------------------------------------------©-------------------------------------------
 viên không phải giảng giải nhiều thầy chỉ là người dẫn dắt , trò là chủ động .
-Do áp dụng biện pháp này ở năm học 2008 -2009 lớp 1 đã đạt được kết quả tốt trong giờ dạy Tiếng Việt .
-Trước khi chưa sử dụng biện pháp này , giờ học thường kéo dài quá thời gian quy định . Học Sinh có cảm giác căng thẳng nhàm chán khi học môn Tiếng Việt .
-Sau khi áp dụng biện pháp trên quá trình giảng dạy chất lượng học môn Tiếng Việt được nâng cao : Các em đọc , viết tốt , biết nói thành câu thực hiện làm bài tập Tiếng Việt nhanh hơn .
-Cụ thể là : Cuối năm học môn Tiếng Việt đạt 100% Học Sinh có điểm trên Trung Bình.
PHẦN KẾT LUẬN
 1: Bài học kinh nghiệm :
-Muốn đạt được kết quả cao trong giờ học Tiếng Việt thì cả Cô và trò đều phải chuẩn bị bài chu đáo .
+ Hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với nội dung bài 
+Khai thác nội dung nên sử dụng đồ dùng trực quan 
+Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với 3 đối tượng học sinh, có thể trẻ câu hỏi nhỏ hoặc dùng câu hỏi phụ để kích thích tính tích cực của học sinh .
+Liên hệ thực tế phải cụ thể,sát với thực tế .
+Kết hợp nhiều phương pháp và nghệ thuật lên lớp .
+Phải động viên khích lệ Học Sinh có sự tiến bộ .
 Kết luận :
Biện pháp chuyển đổi cách đặt câu hỏi thành các hoạt động vui chơi giúp các em thực hiện được nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng hơn –Giờ học nhẹ nhàngsôi nổi học sinh nhanh hiểu bài , nhớ lâu và các em rất yêu thích môn Tiếng Việt .
Biện pháp này có thể thực hiện được ở mọi nơi . Nhưng khó thực hiện nếu Giáo Viên không khéo léo còn hạn chế về chuyên môn thiếu lòng say mê nhiệt tình , thiếu sự đầu tư cho giảng dạy .
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập , chờ đón các em có nhiều nỗ lực to lớn , các em là tương lai thúc đẩy sự phát triển của đất nước để sánh vai với các cường quốc trên thế giới .
-------------------------------------------------©-------------------------------------
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ , tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy . Tuy nhiên bài học tâm đắt nhất mà tôi rút ra được sau những năm giảng dạy trong chương trình thay sách giáo khoa mới : “Sựnhiệt tình và năng nổ của giáo viên”
Trong hoạt động dạy , Giáo Viên không nhiệt tình giảng dạy , không hết lòng vì học sinh thì sẽ không đạt kết quả cao , có nhiệt tình mới mới chú tâm đến từng bài lựa chọn kết hợp phương pháp sao ch học sinh hiểu và có hứng thú trong học tập để đạt kết quả cao. 
Do đó việc tổ chức dạy học và lấy Học Sinh là trung tâm sẽ tạo sự hứng thú về học môn Tiếng Việt cho các em , đó là nhiệm vụ quan trọng của tất cả Giáo Viên chúng ta .
Trong phần trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót , vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của nhà trường và đồng nghiệp, của ban lãnh đạo để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Ý kiến nhận xét của HĐKH Trường TH Thuận Lợi A.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TIENG VIET LOP 1.doc