Trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Một yêu cầu đặt ra là tích cực hoá người học, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Luật giáo dục khoản 2 Điều 24 đã nêu rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Các nội dung Toán học thường mang đặc tính trừu tượng và khái quát cao, trong khi đặc điểm nhận thức của trẻ ở Tiểu học lại mang nặng tính cụ thể, trực giác và cảm tính. Vì vậy sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học. Việc sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực của người học rất cao. Nó vừa phù hợp với quy luật nhận thức: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”; vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học “ học mà chơi, chơi mà học”, làm cho giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn.
Do vậy, hoạt động sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học có một vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình học ở cấp Tiểu học. Hoạt động sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu- nội dung- phương pháp dạy học, là một trong các vấn đề đang được cải tiến, đổi mới, nhằm đổi mới đồng bộ, toàn diện giáo dục cấp Tiểu học.
Trong những năm gần đây, mỗi giáo viên Tiểu học đều tích cực hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh”. Kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng phương tiện dạy học là một điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công. Qua việc tiếp cận Sách giáo khoa, các phương tiện đồ dùng dạy học, học sinh có thể tự tìm tòi , phát hiện và ứng dụng kiến thức mới. Học sinh được hoạt động, được tiếp thu kiến thức mới trên nhiều kênh thông tin; tạo được sự hứng thú, tự tin và niềm vui trong học tập; cá thể hoá được quá trình dạy học để phát huy được khả năng của từng học sinh; học sinh được rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và có điều kiện phát huy, sáng tạo trong học tập.
Trong môn Toán, đồ dùng dạy học có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học làm cho việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, kỹ sảo của giáo viên tới học sinh được dễ dàng hơn. Bản thân tôi, với vai trò là người trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là hoạt động không thể thiếu của người giáo viên trong quá trình dạy học . Trong những năm gần đây, việc sử dụng DDDH đã được các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên quan tâm, thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong đợi.
PHÒNG GD –ĐT LỘC NINH TRƯỜNG TH LỘC THUẬN B Kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học Môn Toán - Lớp 4 Họ và tên : Bùi Thị Hằng Lộc Thuận, tháng 10- 2011 Kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học Môn Toán - Lớp 4 Phần thứ nhất Đặt vấn đề Trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Một yêu cầu đặt ra là tích cực hoá người học, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Luật giáo dục khoản 2 Điều 24 đã nêu rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Các nội dung Toán học thường mang đặc tính trừu tượng và khái quát cao, trong khi đặc điểm nhận thức của trẻ ở Tiểu học lại mang nặng tính cụ thể, trực giác và cảm tính. Vì vậy sử dụng đồ dùng dạy học là rất cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học. Việc sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực của người học rất cao. Nó vừa phù hợp với quy luật nhận thức: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”; vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học “ học mà chơi, chơi mà học”, làm cho giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn. Do vậy, hoạt động sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học có một vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình học ở cấp Tiểu học. Hoạt động sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu- nội dung- phương pháp dạy học, là một trong các vấn đề đang được cải tiến, đổi mới, nhằm đổi mới đồng bộ, toàn diện giáo dục cấp Tiểu học. Trong những năm gần đây, mỗi giáo viên Tiểu học đều tích cực hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh”. Kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng phương tiện dạy học là một điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công. Qua việc tiếp cận Sách giáo khoa, các phương tiện đồ dùng dạy học, học sinh có thể tự tìm tòi , phát hiện và ứng dụng kiến thức mới. Học sinh được hoạt động, được tiếp thu kiến thức mới trên nhiều kênh thông tin; tạo được sự hứng thú, tự tin và niềm vui trong học tập; cá thể hoá được quá trình dạy học để phát huy được khả năng của từng học sinh; học sinh được rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và có điều kiện phát huy, sáng tạo trong học tập. Trong môn Toán, đồ dùng dạy học có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học làm cho việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, kỹ sảo của giáo viên tới học sinh được dễ dàng hơn. Bản thân tôi, với vai trò là người trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là hoạt động không thể thiếu của người giáo viên trong quá trình dạy học . Trong những năm gần đây, việc sử dụng DDDH đã được các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên quan tâm, thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong đợi. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi xác định rõ trách nhiệm của mình đối với chất lượng giảng dạy trước học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường; tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để sử dụng đồ dùng trong từng tiết dạy đạt hiệu quả cao nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập cũng như nâng cao chất lượng giờ dạy. Trong quá trình thực hiện tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học đối với môn Toán - Lớp 4 nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng sử dụng đồ đùng, thiết bị trong dạy học môn toán cũng như không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân trong thời gian tới. Phần thứ 2 Nội dung I/. Nhận thức về việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, hình thành kỹ năng, kỹ sảo. Đối với học sinh Tiểu học thì đồ dùng dạy học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Theo tôi khi sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản là: Có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng đồ dùng tức là tạo ra chỗ dựa trực quan để phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trong quá trình học Toán. Vì thế phương tiện được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, cần thiết thì dùng, không cần thì thôi, tránh thủ tục, hình thức. Sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng cách và mang lại hiệu quả thực sự. Muốn vậy các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học phải chứa dụng ý sư phạm gợi mở được hướng tâm kiến thức và thao tác dứt khoát. Qua quá trình sử dụng đồ dùng dạy học bản thân tôi nhận thấy bên cạnh việc phải sử dụng tốt đồ dùng trong giảng dạy thì người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng thành thạo đồ dùng học tập của mình. Có như vậy mới thực sự nâng cao được chất lượng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học của học sinh. II/. Thực tế của việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học ở trường tiểu học 2.1 Giai đoạn chưa được cấp phát bộ đồ dùng dạy học . Trước đây, sự đầu tư của nhà nước cũng như chính quyền các cấp cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục Cấp Tiểu học chưa nhiều. Các trường Tiểu học đặc biệt là những trường ở vùng nông thôn đều có chung tình trạng là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nghèo nàn; phòng học, phòng chức năng còn thiếu; đồ dùng, phương tiện phục vụ dạy và học của giáo viên và học sinh chủ yếu là do giáo viên tự làm nên không có sự thống nhất, đồng bộ. Bên cạnh đó bản thân GV cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của đồ dùng trong dạy học , vì thế còn ngại sử dụng đồ dùng khi lên lớp. Tất cả đồ dùng mà giáo viên chúng tôi tự làm đều do nhận thức chủ quan của bản thân nên đôi khi chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy. Chính vì vậy trong các giờ học Toán chủ yếu học sinh phải tiếp thu bài giảng của giáo viên một cách thụ động mà ít khi có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động trong học tập. 2.2 Giai đoạn thực hiện chương trình thay sách giáo khoa. Năm học 2006 - 2007 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, trong những năm học này mỗi lớp đều đã được cấp phát một bộ đồ dùng cho cả giáo viên và học sinh. Điều này đã phần nào thúc đẩy mỗi giáo viên chúng tôi tích cực sử dụng đồ dùng trong các giờ dạy, song để áp dụng vào thực tế mỗi nhà trường, mỗi lớp và với từng đối tượng học sinh thì những gì mà chúng tôi tiếp thu được qua các đợt tập huấn mới chỉ mang tính định hướng chung; chất lượng của việc sử dụng đồ dùng cơ bản còn phụ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của mỗi giáo viên. Nhưng trong thực tế có những giáo viên mới chỉ thực hiện một cách máy móc, đối phó mà không có sự sáng tạo; đối với những bài chưa có đồ dùng cấp phát giáo viên còn ngại đầu tư về thời gian, trí tuệ và vật chất. Chính vì vậy chất lượng của việc sử dụng ĐDDH còn có nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ mang tính trình diễn mà chưa thực sự phát huy được khả năng tư duy, nhận thức của học sinh. Bản thân tôi sau 2 năm thực hiện nghiêm túc việc sử dụng đồ dùng trong dạy học, tôi nhận thấy : Để sử dụng ĐDDH trong môn Toán 4 thực sự có hiệu quả thì người giáo viên cần phải có những biện pháp sát thực phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp; phù hợp với năng lực của bản thân cũng như khả năng học tập của học sinh. Song về cơ bản cần có những biện pháp chính sau đây. IiI/. Biện pháp sử dụng có hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học trong môn Toán - Lớp 4 3.1 . Tìm hiểu nội dung, chương trình môn Toán 4. Sau khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 4 tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để tìm ra mối liên hệ giữa chương trình toán 4 với môn toán ở các lớp học trước, xác định kiến thức trọng tâm và mục tiêu cần đạt được của chương trình toán 4, phân loại các dạng bài từ đó lựa chọn đồ dùng, phương pháp dạy học cho phù hợp. 3.2 Tìm hiểu bộ đồ dùng môn Toán 4 được cấp phát. Ngay sau khi nhận bộ đồ dùng tôi đã nghiên cứu để phân loại và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vào các bài dạy đồng thời xem bài nào cần sử dụng ĐDDH mà ở bộ đồ dùng hiện tại chưa có từ đó suy nghĩ và có kế hoạch tự làm. Qua thực tế tìm hiểu bộ đồ dùng tôi thấy những đồ dùng hiện có mới đáp ứng được việc giảng dạy một số ít các bài ở chương trình Toán 4 ( Phân số, các phép tính với phân số, hình bình hành, diện tích hình bình hành, hình thoi, diện tích hình thoi ). Như vậy so với nội dung chương trình thì còn thiếu rất nhiều đồ dùng để phục vụ cho những bài khác ( VD : Cần có đồ dùng để so sánh 2 phân số, đồ dùng dạy các bài liên quan đến biểu đồ,... ) Bộ đồ dùng được cấp phát có ưu điểm : đẹp, đảm bảo tính khoa học, tính trực quan, đặc biệt là có đủ cho giáo viên và học sinh để có thể cùng thao tác và thực hiện. Hạn chế : các đồ dùng chưa gắn trực tiếp được lên bảng lớp vì thế giáo viên gặp khó khăn khi thao tác. 3.3 Sử dụng đồ dùng được cấp phát có hiệu quả. - Mỗi đồ dùng, thiết bị dạy học có nhiệm vụ và tác dụng nhất định để đưa nguồn thông tin cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh. Song không có nghĩa là tiết học nào cũng dùng thiết bị dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học tuỳ thuộc vào đặc điểm nội dung và phương pháp của tiết dạy. - Sau khi đã lựa chọn đồ dùng dạy học cho một tiết dạy thì cần kiểm tra sự vận hành của chúng. Nếu cần phải thử trước để chủ động khi trình bày trên lớp. - Cần phải xác định vị trí và thời điểm sử dụng từng phương tiện, đồ dùng dạy học cho phù hợp. Khi sử dụng song nên cất đi ngay, tránh sự phân tâm của học sinh. - Phương tiện, đồ dùng dạy học phải đảm bảo phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực quan sát chính xác của học sinh đảm bảo yêu cầu vệ sinh, thẩm mỹ và an toàn cho học sinh. - Khi sử dụng đồ dùng dạy học cần phối hợp việc giới thiệu các phương tiện đó với việc hướng dẫn học sinh quan sát, thao tác khi sử dụng. Để sử dụng bồ đồ dùng dạy Toán lớp 4 được cấp phát có hiệu quả bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài học, chuẩn bị trước đồ dùng dạy học cho cả thầy và trò; xem xét kỹ cách thức sử dụng phù hợp với từng nội dung kiến thức bài học. Ví dụ : Khi sử dụng ĐDDH để dạy bài " Diện tích hình bình hành ". Trong bộ đồ dùng của Giáo viên và học sinh đều có 2 hình bình hành chồng khít lên nhau ( có diện tích bằng nhau ). Khi tổ chức hoạt động cho học sinh để tìm ra cách tính diện tích hình bình hành tôi đã tiến hành như sau : 1. Yêu cầu học sinh lấy trong bộ đồ dùng 2 hình bình hành, quan sát, nhận xét và so sánh vè diện tích 2 hình đó ( có diện tích bằng nhau ). 2. Kẻ đường cao AH, cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép với phần hình còn lại để được một hình chữ nhật. 3. Dựa vào Hình bình hành còn nguyên và hình chữ nhật vừa ghép được so sánh diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật ( diện tích hình bình hành ABCD = diện tích hình chữ nhật ABIH ) 4. Thảo luận để tìm ra cách tính diện tích hình bình hành thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật ( diện tích hình chữ nhật ABIH là a´h từ đó suy ra diện tích hình bình hành ABCD là a´h ) Hiện nay nhà trường đã được trang bị bảng từ nên tôi đã cải tiến bằng cách gắn thêm nam châm vào sau các hình để tiện cho việc thao tác nhanh, chính xác và sinh động. - Khi nào cần sử dụng đồ dùng dạy học thì mới đưa ra chứ không để học sinh nhìn thấy trước, sử dụng trước và khi sử dụng xong chuyển sang kiến thức mới thì phải yêu cầu học sinh cất ngay đồ dùng vừa thực hiện để học sinh tập trung tiếp thu nội dung kiến thức mới. 3.4 Tự làm đồ dùng, phương tiện dạy học Toán 4. Trong quá trình tìm hiểu nội dung chương trình Toán 4 cũng như tìm hiểu bộ đồ dùng được cấp phát tôi thâý còn nhiều bài cần phải sử dụng ĐDDH để minh hoạ nhưng chưa có trong bộ đồ dùng . Vì vậy tôi đã suy nghĩ để làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học. a. Bảng lưới ô vuông Trong chương trình Toán 4 có nhiều bài dạy cần cho học sinh quan sát biểu, bảng để tiếp thu bài mới hoặc làm bài tập. Nếu học sinh chỉ quan sát trong sách giáo khoa rồi làm thì hiệu quả sẽ không cao vì vậy tôi đã suy nghĩ và làm bảng lưới ô vuông để dạy các bài Hàng, Lớp, tính chất giao hoán của phép cộng, các bài toán về hình học có liên quan đến lưới ô vuông và làm thêm các tấm mê ca mầu hình cột có gắn nam châm đằng sau kết hợp với bảng lưới ô vuông để sử dụng trong khi thể hiện các bài toán liên quan đến biểu đồ, ... 5 0 10 4A 4B b. Băng giấy dạy về phân số : Để giảng dạy tốt các bài toán về phân số ( so sánh hai phân số khác mẫu số, cộng, trừ phân số ) tôi đã tự làm thêm một số băng giấy để minh hoạ cho học sinh vì nếu không làm thêm đồ dùng này thì khi dạy giáo viên chỉ sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để thuyết trình, mô tả, như vậy giáo viên sẽ mất nhiều thời gian giảng giải và học sinh nắm kiến thức không sâu. Ví dụ : Khi dạy bài " So sánh hai phân số khác mẫu số " tôi đã làm như sau : Giáo viên và học sinh đều chuẩn bị 2 băng giấy trắng bằng nhau. Các thao tác thực hiện : + Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau + Tô màu 2 phần băng giấy. + Viết phân số biểu thị số phần đã tô màu của băng giấy.() + Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau. + Tô màu 3 phần băng giấy. + Viết phân số biểu thị số phần đã tô màu của băng giấy.() + So sánh phần tô màu của băng giấy thứ nhất với phần tô màu của băng giấy thứ 2 để so sánh 2 phân số tương ứng là và ( phần tô màu của băng giấy thứ nhất ngắn hơn phần tô màu của băng giấy thứ 2 nên phân số tương ứng là < ) ( Các thao tác trên giáo viên lệnh để tất cả học sinh làm sau đó giáo viên kiểm tra và thao tác lại ) Qua việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thao tác để tìm tòi, khai thác kiến thức như trên, tôi thấy học sinh rất hứng thú và tích cực hoạt động đồng thời các em phát hiện, năm bắt kiến thức một cách dễ dàng, hiểu và ghi nhớ bài ngay tại lớp. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao . c. Bảng cá nhân, bảng nhóm: Khi dạy Toán 4 có nhiều phần, nhiều bài làm của học sinh cần cho học sinh cả lớp quan sát để nhận xét hoặc cần tổ chức hoạt động theo nhóm. Để phục vụ cho những hoạt động này tôi đã tự làm bảng gồm 2 phần được gắn với nhau bởi 1 lớp vải nhám để có thể tháo ra, gắn vào được tuỳ thuộc vào nội dung bài làm của học sinh hoặc hình thức cá nhân hay làm việc theo nhóm. Bảng dùng làm việc cá nhân Bảng dùng làm việc theo nhóm d. Đồ dùng phục vụ " Trò chơi Toán học " : - Đối với những bài tập có thể tổ chức được trò chơi Toán học bản thân tôi đã làm sẵn các bông hoa, con vật ... để đặt tên cho các đội chơi và làm các thẻ thể hiện kết qủa đúng sai để học sinh giơ thẻ hoặc gắn thẻ khi chơi trò chơi. e. ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán 4 Trong quá trình giảng dạy ngoài việc sử dụng triệt để, có hiệu quả ĐDDH hiện có cũng như ĐDDH tự làm tôi còn suy nghĩ ứng dung công nghệ thông tin vào việc soạn và dạy một số tiết học Toán 4. IV/ Kết quả đạt được Trong quá trình sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học vào trong các tiết dạy tôi nhận thấy : thiết bị, đồ dùng dạy học là chỗ dựa cho quá trình hoàn thành kết quả để hình thành cácc kiến thức : Khái niệm, quy tắc, công tghức toán học ... Thông qua việc sử dụng ĐDDH tôi thấy : Huy động được sự tham gia ở nhiều giác quan của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, giảm độ mệt nhọc. Phát triển được ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, gây được sự chú ý tính tò mò khoa học. Tạo điều kiện cho các em liên hệ giữa học tập và thực tiễn. Ví dụ : Khi dạy bài " So sánh hai phân số khác mẫu số ", tôi đã tiến hành thử nghiệm ở 2 lớp có trình độ nhận thức của học sinh tương đương nhau ( Lớp 4A - không sử dụng đồ dùng, lớp 4B - có sử dụng đồ dùng ). Kết quả thu được như sau : ở lớp 4A : Trong quá trình hình thành cách so sánh 2 phân số khác mẫu số, học sinh thụ động trong quá trình giảng bài của giáo viên, các em vân dụng một cách máy móc trong khi luyện tập, thực hành; chính vì vậy các em chỉ làm được những bài tương tự như mẫu, những bài cần có bước trung gian thì còn nhiều học sinh gặp khó khăn. ở lớp 4B : Sau khi được giáo viên định hướng, các em thao tác trên đồ dùng kết hợp với quan sát giáo viên thao tác, phần lớn học sinh trong lớp có thể rút ra được nhận xét và kết luận về mối quan hệ của 2 phân số, từ đó các em hiểu và làm tốt các bài tập thực hành . Kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng 2 giờ dạy ở 2 lớp như sau: Lớp Kết quả bài khảo sát Giỏi Khá T Bình Yếu 4A(37hs) 13,5% 29,7 % 51,4% 5,4 % 4B (36 hs) 52,8% 33,3% 13,9% 0% V/ Bài học kinh nghiệm Qua thực tế 2 năm sử dụng ĐDDH trong môn Toán 4 tôi thấy để thực hiện có hiệu quả thiết bị, đồ dùng khi dạy Toán, mỗi giáo viên cần phải : 1. Có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học; thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học trong nhà trường Tiểu học. Từ đó cần thực hiện nghiêm túc các quy định của trường về sử dụng ĐDDH đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách. 2. Bố trí thời gian hợp lý để nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn bị đồ dùng dạy học và làm bổ xung cho các tiết dạy. 3. Báo cáo kế hoạch làm thêm đồ dùng dạy học với lãnh đạo nhà trường để được hỗ trợ tạo điều kiện về kinh phí và thời gian. 4. Khi sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, thao tác chính xác, hợp lý với hệ thống câu hỏi trong khi truyền tải các nội dung kiến thức tới học sinh. 5. Những đồ dùng tự làm phải chuẩn mực về nhiều mặt thuận tiện cho thao tác, hình thức phải đẹp đảm bảo tính sư phạm và tính khoa học. Phần thứ ba Kết luận - đề nghị Đồ dùng dạy học là yếu tố quan trọng trong dạy học ở Tiểu học nó không chỉ thực hiện chức năng minh hoạ mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập và phục vụ việc đổi mới phương pháp. Việc sử dụng các đồ dùng dạy học, tự làm tuỳ thuộc vào nội dung, phương pháp đồng thời cần đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, tính thẩm mỹ. Để hoạt động sử dụng ĐDDH đạt hiệu quả ngày càng cao chúng tôi đề nghị : Các cấp quản lý (Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo) tăng cường hỗ trợ các tài liệu có liên quan đến việc sự dụng đồ dùng dạy học. Tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn cho giáo viên về kỹ năng cũng như cách sử dụng phương tiện dạy học. Ghi hình những tiết học đạt chuẩn về việc sự dụng thiết bị dạy học để giáo viên có thể tham khảo. Bổ xung những đồ dùng dạy học còn thiếu để việc sử dụng đồ dùng được thống nhất, đồng bộ. Ví dụ : - Bổ xung e ke cho bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh. - Bổ xung các tấm nhựa hình cột phục vụ cho việc dạy các bài về biểu đồ. - Bảng lưới ô vuông - Băng giấy dạy về phân số : - Bảng cá nhân, bảng nhóm: - Đồ dùng phục vụ " Trò chơi Toán học " - Bổ xung nam châm cho các nhà trường để cải tiến bộ đồ dùng hiện có cho thuận tiện cho việc giảng dạy thay cho bảng giắt. - Cấp cho các trường máy in, máy vi tính cho các trường tiểu học. - Đầu tư kinh phí cho các nhà trường để làm thêm thiết bị tự làm. Lộc Thuận , ngày 03 tháng 10 năm 2011 Người viết Bùi Thị Hằng
Tài liệu đính kèm: