Kinh nghiệm rèn chữ viết để việc luyện chữ đẹp đạt hiệu quả cao

- Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, đối với giáo viên, học sinh thì việc viết chữ vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng bởi lẽ: "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình". (Phạm Văn Đồng) Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào.

- Năm 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học trong đó có 4 kiểu chữ:

+ Kiểu chữ đứng nét đều.

+ Kiểu chữ nghiêng nét đều.

+ Kiểu chữ đứng nét thanh nét đậm.

+ Kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm.

Trong đó 2 kiểu chữ nét thanh nét đậm được đặc biệt chú ý bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật đỉnh cao. Như vậy, để viết được kiểu chữ này ta nên làm thế nào:

- Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ nhất là đối với học sinh. Để có được cây bút phù hợp và sử dụng hiệu quả thì việc hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng là cần thiết.

- Ta có thể sử dụng một số phương pháp sau trong quá trinh dạy học luyện chữ:

 

doc 3 trang Người đăng hong87 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm rèn chữ viết để việc luyện chữ đẹp đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT 
ĐỂ VIỆC LUYỆN CHỮ ĐẸP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
- Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, đối với giáo viên, học sinh thì việc viết chữ vẫn chiếm một vai trò rất quan trọng bởi lẽ: "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình". (Phạm Văn Đồng) Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào.
- Năm 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học trong đó có 4 kiểu chữ:
+ Kiểu chữ đứng nét đều.
+ Kiểu chữ nghiêng nét đều.
+ Kiểu chữ đứng nét thanh nét đậm.
+ Kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm.
Trong đó 2 kiểu chữ nét thanh nét đậm được đặc biệt chú ý bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật đỉnh cao. Như vậy, để viết được kiểu chữ này ta nên làm thế nào:
- Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù hợp để viết đẹp là việc làm không dễ nhất là đối với học sinh. Để có được cây bút phù hợp và sử dụng hiệu quả thì việc hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng là cần thiết.
- Ta có thể sử dụng một số phương pháp sau trong quá trinh dạy học luyện chữ:
PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT
a. Phương pháp kể chuyện nêu gương
Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về rèn chữ như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Cần nêu ngay những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Giáo viên có thể phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho các em,đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây được hứng thú chi học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Cô giáo lúc này sẽ cung cấp các bài tập để rèn kĩ năng viết.
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Giáo viên đặt câu hỏi và định hướng cho học sinh trả lời.
a. Phương pháp trực quan
Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em.
Phương tiện trực quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài... Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
Khi dạy chữ viết, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kĩ năng viết. Nếu trực quan cho học sinh quan sát chữ của cô giáo viết mẫu còn có giá trị hơn. Giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ. Việc viết mẫu của giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.
d. Phương pháp luyện tập thực hành
Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh.
Đây là một phương pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
Hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh.
Các hình thức luyện tập:
Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên cần chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của giáo viên. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận dụng hai mặt bảng.
Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là một trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
e. Phương pháp chia nhóm
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái. Chúng ta có thể chia nhóm chữ như sau:
* Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s
Nhóm 2: l, b, h, k
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản.
* Chữ hoa.
Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các nhóm như sau:
+ Nhóm 1: A Ă Â N M
+ Nhóm 2: P B R D D
+ Nhóm 3: C G S L E Ê T
+ Nhóm 4: I K V H K V H
+ Nhóm 5: O Ô Ơ Q
+ Nhóm 6: U Ư Y X
Tương tự khi dạy chữ viết hoa, chúng ta cũng cần chú ý cho học sinh phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, tập viết thật kĩ chữ đầu tiên của nhóm cho thật đẹp, từ đó học sinh có thể phân tích và tự rèn các chữ còn lại.
Thủ thật trong dạy và học viết chữ 
- Tư thế ngồi viết: 
Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. 
Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. 
Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái. 
Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. 
Tránh việc ngồi cúi thấp sát bàn, gây cong vẹo cột sống 
* Thủ thật trong dạy và học viết chữ 
- Cách cầm bút: . Cầm bút tay phải bằng ba dầu ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ba dầu ngón tay tiếp xúc với nhau, không đè lên nhau. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay 
 Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. Khi cầm bút mực lưu ý: Phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa gà hướng xuống dưới mặt bàn không nên xoay theo các hướng khác nhau.Khi viết dùng ngón cái nhấn bút theo các nét đưa xuống và dùng ngón trỏ đẩy bút theo các nét đưa lên để tạo cho chữ viết có nét thanh nét đậm rõ ràng.  

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM VIET CHU DEP.doc