Kế hoạch tổ chức Hoạt động Ngoài giờ lên lớp - Chương trình cả năm - Trần Thị Cẩm Nhung

Hoạt động 4

Trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ”

4.1. Mục tiêu:

 - Thông qua trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ” và một số hình ảnh giao thông trên đường phố, HS hiểu được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông.

 - HS bước đầu biết tuyên truyền về ý thức tôn trọng Luật giao thông cho người thân trong gia đình.

4.2. Hình thức tổ chức:

 Tổ chức theo lớp

4.3. Tài liệu và phương tiện:

 - Tranh ảnh về tình trạng ùn tắc giao thông

 - Hình ảnh minh họa tìm hiểu những điều cần tránh khi tham gia giao thông.

 - Mô hình đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.

4.4. Các bước tiến hành:

 GV-HS Nội dung thực hiện

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

 GV

 GV

 GV

 HS

 GV

 GV

  Chuẩn bị

 - Giới thiệu: Hàng ngày, trên đường tới trường, các em đã thấy trên các tuyến đường giao thông, tình trạng kẹt xe và tai nạn thường xảy ra gây nên những hậu quả đáng tiếc. Để giúp các em hiểu được một số điều cần tránh khi tham gia giao thông, chúng ta cần chơi trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ” và quan sát tìm hiểu nội dung một số bức ảnh về người tham gia giao thông.

 - Hướng dẫn HS cách chơi:

 + GV giơ tín hiệu đèn xanh, HS phải nắm bàn tay, hai tay đánh vòng tròn trước ngực, quay tay thật nhanh.

 + GV giơ tín hiệu đèn vàng, HS phải quay tay chầm chậm.

 + GV giơ tín hiệu đèn đỏ, HS phải dừng 2 tay trước ngực.

 + Nếu HS không thực hiện đúng thao tác quy định của tín hiệu phải bước ra khỏi chỗ, nhảy lò cò 1 vòng để trở về vị trí của mình.

  Tiến hành trò chơi “ Đèn xanh – Đèn đỏ”

- Tổ chức cho HS chơi thử 2- 3 lần.

- Tổ chức cho HS chơi thật

  Chơi trò “ Nhìn ảnh, đoán sự việc”

- Treo một số hình ảnh của người tham gia giao thông yêu cầu HS : Quan sát các bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia giao thông?

- Lần lượt thảo luận nhận xét từng bức tranh

- Kết luận về sự nguy hiểm của các hành động vi phạm Luật giao thông cho bản thân và cho những người khác.

  Nhận xét – Đánh giá

 - Khen ngợi HS hoạt động tốt.

 - Nhắc nhở HS: Qua buổi sinh hoạt hôm nay, các em đã thực hành cách di chuyển trên đường khi gặp tín hiệu “ đèn xanh, đèn đỏ”. Sau khi đã hiểu được một số nguy hiểm của người tham gia giao thông, các em hãy là những “ tuyên truyền viên nhỏ tuổi” nhắc nhở những người thân tránh được các hành động gây nguy hiểm trên để đảm bảo tính mạng cho mình , cho mọi người.

 

doc 33 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch tổ chức Hoạt động Ngoài giờ lên lớp - Chương trình cả năm - Trần Thị Cẩm Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thảo luận
 - Tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Nội dung trò chơi nhắc ta điều gì?
 + Vứt rác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì?
 + Chúng ta cần làm gì để góp phần hạn chế, loại trứ tình trạng vứt rác bừa bãi ở sân trường, lớp, nơi công cộng?
Phát biểu, trả lời câu hỏi.
Kết luận: Bỏ rác đúng nơi quy định góp phần giữ gìn vệ sinh chung, giữ cho môi trường thêm sạch, đẹp, giữ sức khỏe cho mọi người.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 12
 Chủ đề : Uống nước nhớ nguồn
 Hoạt động 1
Nghe kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi
1.1. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước.
 - Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
 - Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Các tư liệu về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước HS về nội dung, hình thức hoạt động.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước.
- Nội dung câu hỏi để hướng dẫn thảo luận.
- Phân chia nhóm thảo luận.
- Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Tìm hiểu gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt trẻ tuổi như Kim Đồng.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
 v Giới thiệu
Cả lớp đọc bài thơ Kim Đồng
Nêu câu hỏi hướng vào nội dung chuyện sẽ kể:
+ Bài thơ vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào?
+ Em biết gì về nhân vật anh hùng đó?
 - Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe về cuộc đời và chiến công của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng.
 v Kể chuyện
Kể cho HS nghe chuyện Kim Đồng
Cả lớp lắng nghe
Đưa ra một số câu hỏi:
 + Câu chuyện kể về ai?
 + Anh được cách mạng giao cho công tác gì?
 + Anh hi sinh trong hoàn cảnh như thế nào?
 + Anh hi sinh lúc mấy tuổi?
 + Em học được đức tính gì ở anh?
Thảo luận
Một số em trình bày ý kiến.
Kết luận, giáo dục.
Anh Kim Đồng rất mưu trí và dũng cảm. Các em phải tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi.
 - Cả lớp lắng nghe
v Nhận xét- Đánh giá
Nhận xét chung thái độ học tập của HS
Tuyên dương những em hoạt động tích cực.
Nhắc nhở HS học tập tốt để thể hiện sự biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho lần hoạt động sau.
Hoạt động 2
Hát về anh bộ độ
2.1. Mục tiêu:
 - HS biết sưu tầm và hát được một số bài hát ca ngợi anh bộ đội.
 - Kính trọng, tự hào và biết ơn các anh bộ đội.
2.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, truyện kể về anh bộ đội.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 HS
 GV
 HS
 GV
 GV
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.
 - Hướng dẫn sưu tầm bài hát, bài thơ, truyện kể về anh bộ đội.
- Chuẩn bị phần thưởng( vở) cho những tiết mục tiêu biểu.
 - Sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của GV và luyện tập các tiết mục văn nghệ.
 - Cử BGK: 3 HS đại diện tổ.
 v Khởi động
 - Cả lớp ổn định: hát bài “ Chú bộ đội”
 - Tuyên bố lí do, mục đích của buổi biểu diễn văn nghệ.
 - Thông qua nội dung, chương trình.
 v Biểu diễn văn nghệ
 - Cá nhân, nhóm giới thiệu
 - Biểu diễn văn nghệ, hát múa, đọc thơ, kể chuyện.
 - BGK nhận xét, đánh giá
v Nhận xét- Đánh giá
- Nhận xét – đánh giá sự chuẩn bị của lớp, cá nhân.
 - Trao phần thưởng cho cá nhân, nhóm biểu diễn xuất sắc.
 - Dặn dò cần chuẩn bị cho hoạt động sau.
Hoạt động 3
Kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân
3.1. Mục tiêu:
 - HS hiểu được truyền thống hào hùng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, sự hi sinh kiên cường, bất khuất, gan dạ, tính kỉ luật, tác phong quân đội của các anh bộ đội.
 - HS biết thực hiện một cách nhanh nhẹn, chính xác những nhiệm vụ được giao, biết cách tự quản, đi học đúng giờ
 - Biết ơn, thể hiện sự quan tâm đối với những người có công với cách mạng, có tinh thần kỉ luật.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Tài liệu “ Thành lập QĐNDVN và QPTD ngày 22/ 12/ 1944”
 - Các bài hát mừng ngày QPTD.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước HS về nội dung, hình thức hoạt động.
 - Các bài hát mừng ngày QPTD
 - Luyện tập các bài hát.
 v Lễ kỉ niệm
 - Đọc tài liệu “ thành lập QĐNDVN và QPTD 
 ( 22/12/ 1944)
 - Lắng nghe để hiểu lịch sử ngày 22/12
 v Phát động thi đua
 - Phát động thi đua rèn luyện kĩ năng làm việc nhanh nhẹn, chính xác, giữ kỉ luật nề nếp, đi học đúng giờ giữa các tổ trong lớp.
 - Các tổ thi đua thực hiện tốt.
 v Hướng dẫn HS các bài hát
- Tập HS hát các bài:
 + Đi ta đi lên
 + Chú bộ đội
 + Cháu thương chú bộ đội
 + Chú bộ đội đi xa
Cả lớp cùng hát
Dặn dò nội dung chuẩn bị cho hoạt động sau.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 1 VÀ 2
 Chủ đề : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
 Hoạt động 1
 Nghe kể chuyện về truyền thống quê hương
1.1. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết được truyền thống tốt đẹp của quê hương như: truyền thống yêu nước chống ngoại xăm, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, 
 - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
 - Trân trọng, tự hào giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Các tư liệu về phong tục, tập quán quê hương: Lễ hội cúng đình, lễ hội Kỳ Yên, lễ Tảo mộ tổ tiên.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
GV
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước HS về nội dung, hình thức hoạt động.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương.
 - Sưu tầm và tìm hiểu về truyền thống của quê hương làng xóm nơi em sinh sống theo hướng dẫn của GV
 v Khởi động
Cả lớp hát bài “ Quê hương tươi đẹp”
 - Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về truyền thống văn hóa ở quê hương mình.
 v Tìm hiểu truyền thống văn hóa
Kể cho HS về truyền thống văn hóa ở quê hương
 Hàng năm vào ngày 14 tháng chạp huyện ta có lễ hội Kỳ Yên là phong tục tốt đẹp của dân tộc, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.Sau phần lễ cúng xong có tổ chức phần hội như: múa lân, hát văn nghệ và thi các trò chơi dân gian.
Cả lớp lắng nghe
Đưa ra một số câu hỏi:
 + Truyền thống nào được nhắc đến ở câu chuyện trên?
 + Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó, em sẽ làm gì?
Thảo luận nhóm 2 
 Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận, bổ sung
Kết luận về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
v Nhận xét- Đánh giá
Nhận xét chung
Tuyên dương những em hoạt động tích cực.
Nhắc nhở HS luôn có ý thức bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho lần hoạt động sau.
Hoạt động 2
Hát về mùa xuân
2.1. Mục tiêu:
 - HS biết sưu tầm và hát được một số bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa, về chủ đề mùa xuân.
 - Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ họa.
 - Yêu thích các hoạt động tập thể, tự hào về truyền thống của quê hương, của Đảng quang vinh.
2.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, điệu múa về chủ đề mùa xuân, Đảng, Bác Hồ
 - Tranh ảnh về mùa xuân.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.
 - Hướng dẫn sưu tầm bài hát, bài thơ, tranh ảnh về mùa xuân, về Đảng, Bác kính yêu.
 - Chuẩn bị phần thưởng, tặng phẩm nhỏ cho những tiết mục tiêu biểu, tranh ảnh sưu tầm đẹp.
 - Sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của GV và luyện tập các tiết mục văn nghệ.
 - Phân công trang trí, kê bàn ghế.
 - Trưng bày tranh ảnh sưu tầm được.
 v Triển lãm tranh ảnh về mùa xuân
 - Cả lớp ổn định: hát bài “ Sắp đến Tết rồi”
 - Tuyên bố lí do, mục đích của buổi biểu diễn văn nghệ.
 - Cho HS tham quan triển lãm tranh ảnh về mùa xuân, về Đảng và Bác Hồ kính yêu.
 v Biểu diễn văn nghệ
 - Thông qua nội dung, chương trình.
 - Biểu diễn văn nghệ, hát múa, đọc thơ,  ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, ca ngợi công ơn của Đảng, Bác kính yêu.
 v Tổng kết- Đánh giá
- Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất.
- Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của lớp, nhóm, cá nhân.
 - Trao phần thưởng cho cá nhân, nhóm biểu diễn xuất sắc.
 - Dặn dò cần chuẩn bị cho hoạt động sau.
Hoạt động 3
Nói lời chúc mừng năm mới
3.1. Mục tiêu:
 - HS hiểu: Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.
 - HS biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Hình ảnh về Tết Nguyên đán.
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 2- 3 ngày, phổ biến cho HS: Hàng năm khi Tết đến, mọi người thường chúc nhau những lời tốt đẹp nhất. Em hãy suy nghĩ những lời chúc của mình dành tặng cho người thân, bạn bè. Tiết sinh hoạt tới, em hãy cùng các bạn sắm vai, nói lời chúc Tết.
 v Tìm hiểu về Tết Nguyên đán
 - Giới thiệu một số hoạt động của Tết Nguyên đán qua hình ảnh:
 + Tết Nguyên đán còn gọi là Tết Âm lịch, là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.
 + Những ngày giáp Tết, khắp mọi miền, nhà nhà đều tấp nập đi sắm Tết ( cho HS xem ảnh)
 + Hoa đào, hoa mai vàng ( cho HS xem ảnh) là loài hoa truyền thống, tượng trưng cho ngày Tết. Hoa đào có ở miền Bắc, hoa mai vàng trồng ở miền Nam. Ngày nay, cả hai miền đều trồng được hoa đào, hoa mai vàng.
 + Trong ngày Tết, hoa xuân muôn sắc tưng bừng, rực rỡ (cho HS xem ảnh)
 + Không khí Tết còn tưng bừng, náo nhiệt trong các ngày Lễ hội ( cho HS xem ảnh)
 - Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
 v Nói lời chúc mừng năm mới
 - Trong không khí rộn ràng của ngày Tết, mọi người trong gia đình dù ở xa đến đâu vẫn cố gắng thu xếp trở về đoàn tụ với gia đình, họ mong muốn được gặp mặt và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
 - Hướng dẫn cả lớp hoạt động nhóm đôi, sắm vai chúc Tết người thân, bạn bè, thầy cô giáo.
 - Các nhóm HS lên sắm vai chúc Tết trước lớp. Các nhóm sắm vai theo nhiều đối tượng khác nhau như: cháu chúc Tết ông bà, con chúc Tết cha mẹ, học sinh chúc Tết thầy cô giáo, bạn bè chúc Tết nhau.
 - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
 - Khuyến khích HS có nhiều cách diễn đạt lời chúc khác nhau.
 v Nhận xét- Đánh giá
 - Khen ngợi HS đã có những lời chúc thể hiện sự lễ phép, quan tâm đến người thân, bạn bè qua hoạt động sắm vai.
 - Nhắc nhở HS: Các em hãy dành những lời chúc tốt đẹp này tới người thân, bạn bè của mình nhân dịp năm mới.
Hoạt động 4
Tiểu phẩm “ Cây lộc”
4.1. Mục tiêu:
 - HS hiểu: Hái lộc vào đêm giao thừa là một phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Họ hái chồi non, cành non để cầu may mắn cho một năm.
 - HS biết: Ngày nay, để bảo vệ môi trường, bảo vệ cây cối, nhiều người không hái lộc cây, họ mua cây đem về làm lộc.
4.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Kịch bản “ Cây lộc”
4.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 GV
 HS
 GV- HS
 GV
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần, giới thiệu với HS:
 Đêm 30 Tết, hái lộc là một phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Mọi người thường hái chồi non, cành non để cầu may mắn cho một năm. Sau đêm 30, nhiều cây cối đang đẹp, bị bẻ xơ xác. Nhiều người đã sáng kiến, thay vì bẻ cành lộc của cây, họ đã chọn cái gì để thay thế, các em hãy lắng nghe cô đọc tiểu phẩm: “ Cây lộc”
Cả lớp lắng nghe
Chọn 3 HS để tập đóng tiểu phẩm.
Hướng dẫn một số HS tập làm người điều khiển
chương trình để tạo cho các em có thói quen mạnh dạn, tự tin.
 v Trình diễn tiểu phẩm
MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
Mời nhóm kịch lên trình diễn.
MC mời GV lên hướng dẫn thảo luận nội dung tiểu phẩm.
Cảm ơn những em trong nhóm kịch vừa trình diễn thành công tiểu phẩm, sau đó đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
 + Cây lộc là loại cây dùng để làm gì?
Làm cảnh
Làm thức ăn
Làm lộc cầu may mắn cho năm mới.
 + Bạn Thảo nói với ông “ Cây cũng biết đau” vì bạn đã nghĩ như thế nào?
Cây cũng biết nói
Cây cũng biết cười, biết khóc,...
Cây cũng biết đi.
 + Bà bạn Thảo đã chọn cây gì làm “cây lộc”?
Cây rau
 Cây mía
Cây ăn quả.
 + Chúng ta có đồng tình với bà bạn Thảo, mua cây mía thay cho bẻ cành lộc không?
 - Cả lớp thảo luận rồi trả lời.
 - Khen ngợi cả lớp
 v Trò chơi “ Trồng cây”
 - Để giúp các em hiểu quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vất vả như thế nào, chúng ta cùng chơi trò chơi vận động trên lớp. Trò chơi mang tên “Trồng cây”
 - Hướng dẫn HS làm động tác theo thứ tự:
 + HS đứng theo hàng, khoảng cách dãn rộng, vừa đủ để thao tác các hoạt động.
 + GV hô: “ cuốc đất” à HS: nắm 2 bàn tay, vung lên, bổ xuống như thao tác cuốc đất.
 + GV hô: “ gieo hạt” à HS: 1 bàn tay nắm lại, giả bộ như rắc hạt ra phía trước.
 + GV hô: “ Tưới cây” à HS: 2 bàn tay nắm lại, nghiêng tay như đang cầm bình tưới.
 + GV hô: “ Xới đất” à HS: nắm 2 bàn tay, hướng tay ra phía trước xới xới nhẹ.
 + GV hô: “ Nhổ cỏ” à HS: hơi cúi người, tay nhổ nhổ.
 + GV hô: “ Cây ra 1 lá” à HS: giơ 1 tay cao quá đầu, bàn tay vẫy vẫy.
 + GV hô: “ Cây ra 2 lá” à HS: giơ 2 tay cao quá đầu, bàn tay vẫy vẫy.
 + GV hô: “ Cây đâm nụ” à HS: 2 bàn tay khum khum úp vào nhau, giơ cao quá đầu.
 + GV hô: “ Cây nở hoa” à HS: 2 cổ tay chạm vào nhau, bàn tay xòe rộng ra.
 + GV hô: “ Gió lay” à HS: 2 bàn tay úp vào nhau, giơ cao quá đầu, nghiêng nhẹ người sang phài, sang trái
 + GV hô: “ Bão tố” à HS: 2 bàn tay giơ cao quá đầu khua mạnh, nghiêng người theo tay khua
 - Cùng tập lần hai.
 - HS chơi thật.
 v Nhận xét- Đánh giá
 - Hỏi: Qua trò chơi “ Trồng cây”, các em có suy nghĩ gì? Trồng được 1 cây từ lúc gieo hạt đến khi trưởng thành có phải dễ dàng không?
 - Vài HS trả lời
 - Kết luận: Để có 1 cây sống xanh tốt, phải trải qua một quá trình vất vả. Chúng ta đồng tình với cách nghĩ, cách làm của bạn Thảo và bà của bạn trong tiểu phẩm. Các em hãy chăm sóc, bảo vệ cây, đừng phá hại cây và nhắc mọi người xung quanh cùng thực hiện.
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 3
 Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
 Hoạt động 1
Trò chơi “ Bàn tay kì diệu”
1.1. Mục tiêu:
 HS hiểu được tấm lòng yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ đã dành cho em.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
Khoảng sân đủ rộng để chơi trò chơi.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
 GV
 HS
 GV- HS
GV- HS
 GV
 HS
 GV
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 Phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
 - Tên trò chơi: “ Bàn tay kì diệu”
 - Cách chơi:
 Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn, GV đứng giữa vòng tròn.
 + GV hô: “ Bàn tay mẹ” à Tất cả phải xòe 2 bàn tay giơ ra phía trước.
 + GV hô: “ Bồng con hát ru” à Tất cả phải vòng 2 cánh tay ra phía trước và đung đưa như đang bế ru con.
 + GV hô: “ Bàn tay mẹ” à Tất cả phải xòe 2 bàn tay.
 + GV hô: “ Chăm chút con từng ngày” à Tất cả phải úp 2 lòng bàn tay vào nhau, áp lên má bên trái và nghiêng đầu sang trái.
 + GV hô: “ Bàn tay mẹ” à Tất cả phải xòe 2 bàn tay.
 + GV hô: “ Sưởi ấm con ngày đông” à Tất cả phải đặt chéo 2 tay lên ngực và khẽ lắc lư người.
 + GV hô: “ Bàn tay mẹ” à Tất cả phải xòe 2 bàn tay.
 + GV hô: “ Là gió mát đêm hè” à Tất cà phải làm động tác như đang cầm quạt nan phe phẩy.
 + GV hô: “ Bàn tay mẹ” à Tất cả phải xòe 2 bàn tay.
 + GV hô: “ Là bàn tay kì diệu” à Tất cả phải đưa 2 cánh tay lên trên đầu, xoay xoay cổ tay và hô to “ Bàn tay kì diệu!”.
 v Tiến hành trò chơi
Tổ chức cho HS chơi thử
Tổ chức cho HS chơi thật
 v Thảo luận lớp
 - Sau khi chơi xong, tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ “Bàn tay kì diệu” trong trò chơi là bàn tay của ai?
+ Vì sao bàn tay mẹ lại là “ bàn tay kì diệu”
+ Trò chơi muốn nhắc nhở em điều gì?
 - Vài em trả lời
 - Kết luận ý nghĩa của trò chơi:
 Bàn tay kì diệu chính là bàn tay của người mẹ vì bàn tay mẹ đã nâng niu, chăm sóc em hàng ngày, chẳng kể ngày hè hay đêm đông. Vì vậy em hãy yêu thương và học giỏi, ngoan ngoãn để mẹ được vui lòng.
 v Nhận xét- Đánh giá
- Khen ngợi những em hoạt động tốt.
- Cả lớp hát bài “ Bàn tay mẹ”
 Hoạt động 2
Quà 8/ 3 tặng mẹ
2.1. Mục tiêu:
 - Giáo dục HS lòng yêu thương và biết ơn đối với mẹ.
 - HS biết thể hiện cảm tình yêu thương và biết ơn đối với mẹ qua lời ca, tiếng hát, 
2.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về công ơn của mẹ, về tình cảm mẹ- con
 - Mỗi HS chuẩn bị 1 bông hoa.
 - Giấy mời các bà mẹ của HS trong lớp đến dự ngày Hội.
2.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
 GV
 HS
 GV
 GV- HS 
 HS
 GV
 HS
 PH
 GV
 HS
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
 - Trước 1 tuần, phổ biến kế hoạch hoạt động và HS chuẩn bị hoa và các tiết mục văn nghệ để chào mừng ngày Hội của mẹ.
 - Luyện tập các tiết mục văn nghệ với sự giúp đỡ của GV.
 - Hướng dẫn HS viết và gửi giấy mời các bà mẹ đến dự buổi lễ.
 v Ngày Hội “ Quà 8/ 3 tặng mẹ”
 - Đón và đưa các bà mẹ vào chỗ ngồi.
 - Cả lớp hát bài “ Ba ngọn nến lung linh” để chào mừng các mẹ.
 - Tuyên bố lí do và giới thiệu các bà mẹ đến dự.
 - 1 em thay mặt cả lớp lên chúc mừng các mẹ nhân dịp 8/ 3 và hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng công lao nuôi dưỡng của các mẹ.
 - Cả lớp lên tặng hoa các bà mẹ.
 - Vài bà mẹ phát biểu cảm ơn tình cảm của các con và dặn dò các con.
 - Cảm ơn công lao của các mẹ, chúc các mẹ mạnh khỏe, hạnh phúc thành đạt trong công việc; đồng thời nhắc nhở HS hãy học tập tốt, rèn luyện tốt, chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công ơn của mẹ.
 - Cả lớp hát bài “ Chỉ có một trên đời”.
 - Tuyên bố Ngày Hội kết thúc.
 - Dặn dò cần chuẩn bị cho hoạt động sau.
Hoạt động 3
Tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất”
3.1. Mục tiêu:
 Giáo dục HS tình cảm yêu thương và biết quan tâm, chăm sóc mẹ bằng những vệc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
3.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
3.3. Tài liệu và phương tiện:
 - Kịch bản tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất”
3.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 HS
 GV
 v Chuẩn bị
- Trước 2- 3 tuần, lựa chọn một số HS có khả năng và tổ chức cho các em tập tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất”.
- Tập tiểu phẩm.
 v Diễn tiểu phẩm
 - Giới thiệu: Chúng ta ai cũng yêu mẹ mình.Hôm nay cô mời cả lớp cùng xem tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất” do một số bạn trong lớp đóng. Các em hãy chú ý quan sát và trả lời xem trong 3 bạn thỏ con, bạn nào yêu mẹ nhất nhé.
 - Xem tiểu phẩm.
 v Thảo luận lớp
 - Sau khi xem xong, tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: 
 + Theo em, bạn Thỏ con nào yêu mẹ nhất? Vì sao?
 + Em đã biết yêu mẹ như Thỏ con chưa? Hãy kể một vài việc em đã làm.
 - Kết luận: Trong 3 bạn Thỏ, Thỏ Nâu là yêu mẹ nhất vì Thỏ Nâu biết quan tâm, chăm sóc mẹ. Các em hãy học tập Thỏ Nâu, thể hiện tình yêu với mẹ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
 - Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
 v Nhận xét- Đánh giá
 - Khen ngợi HS hoạt động tốt.
 - Dặn dò HS cần chuẩn bị cho hoạt động sau.
Hoạt động 4
Trò chơi “ Ai tặng quà cho ai”
4.1. Mục tiêu:
 Giáo dục tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, gắn bó, chan hòa giữa các HS nam và nữ trong lớp học.
4.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
4.3. Tài liệu và phương tiện:
 Các món quà nhỏ do HS nam chuẩn bị để tặng các bạn gái trong lớp.
4.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 HS
 GV- HS 
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, ghi tên mỗi bạn gái vào 1 phiếu kín và yêu cầu các HS nam bốc thăm. Bốc được thăm có đề tên bạn gái nào thì HS nam sẽ có nhiệm vụ tặng quà cho bạn gái đó. Quà phải được gói cẩn thận và có đề tên bạn gái ở bên ngoài.
- Hướng dẫn HS nam chuẩn bị những món quà nhỏ để tặng cho các bạn nữ như:
 + mấy cái kẹo, bánh.
 + 1 bông hoa làm bằng giấy màu.
 + dây buộc tóc, kẹp tóc.
 + nhãn vở tự làm.
 + tranh tự vẽ.
- HS nam chuẩn bị quà cho các bạn nữ theo hướng dẫn của GV.
 v Tặng quà
 - Trước khi chơi, GV yêu cầu HS nữ ra ngoài sân chờ. Trong khi đó, các bạn nam sẽ đặt món quà đã chuẩn bị trên bàn của mỗi HS nữ.
 - Sau khi các món quà đã đặt vào vị trí xong xuôi, các HS nam đứng thành một hàng phía trên bảng.
 GV mời các HS nữ nhận quà, giở ra xem và đoán xem ai là người đã tặng quà cho mình. Nếu đoán đúng, bạn nam đó sẽ bước đến chúc mừng và bắt tay bạn gái, bạn gái cảm ơn và cả lớp vỗ tay hoan hô.
 v Tổng kết- Đánh giá
 - Mời vài HS nữ phát biểu cảm xúc của em khi nhận được quà của các bạn nam nhân ngày 8/3.
 - Nhận xét, khen các HS nam và nữ trong lớp đã biết quan tâm, đoàn kết, gắn bó với nhau.
 - Cả lớp cùng hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
 THÁNG 4
 Chủ đề : Hòa bình và hữu nghị
 Hoạt động 1
 Trò chơi “ Lửa thiêng”
1.1. Mục tiêu:
 Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
1.2. Hình thức tổ chức:
 Tổ chức theo lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
 Khoảng sân đủ rộng để chơi trò chơi.
1.4. Các bước tiến hành:
GV-HS
Nội dung thực hiện
Bước 1
Bước 2
Bước 3
 GV
 GV- HS
GV- HS
 GV
 HS
 v Chuẩn bị
 Phổ biến tên trò chơi và cách chơi:
 - Tên trò chơi: “ Lửa thiêng”
 - Cách chơi:
 Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn, GV đứng giữa vòng tròn.
 + GV hô: “ Lửa thiêng! Lửa thiêng!” à HS: Chúng ta nhóm lửa.( tay phải chụm 5 đầu ngón tay và giơ cao, tay trái đưa sang đụng vào những ngón tay phải như nhóm lửa)
 + GV hô: “ Lửa chiến tranh căm thù” à HS: Chúng ta dập tắt ( Tay trái xòe ra, chụp lên 5 đầu ngón tay phải).
 + GV hô: “ Lử

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDNGLL.doc