Kế hoạch tăng cường tiếng việt cho Học sinh dân tộc thiểu số Khối 4 Năm học 2016-2017 - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bảo đảm kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục lớp 4; tạo tiền đề để học sinh lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển xã hội của huyện nhà.

-Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng GD toàn diện và giúp cho học sinh lớp 4 học tập được tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với phương pháp và hình thức dạy học theo chương trình của lớp.

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tăng cường tiếng việt cho Học sinh dân tộc thiểu số Khối 4 Năm học 2016-2017 - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HSDTTS KHỐI 4
NĂM HỌC 2016-2017
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2016-2017, nhằm tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bảo đảm kỹ năng cơ bản trong sử dụng Tiếng Việt để hoàn thành chương trình học lớp 4.
 	Thực hiện nhiệm vụ năm học về việc xây dụng Kế hoạch tăng cường Tiếng Việt  cho học sinh dân tộc thiểu số của trường TH Nguyễn Văn Trỗi, Khối 4 xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bảo đảm kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục lớp 4; tạo tiền đề để học sinh lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển xã hội của huyện nhà.
-Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng GD toàn diện và giúp cho học sinh lớp 4 học tập được tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với phương pháp và hình thức dạy học theo chương trình của lớp.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM HỌC 2016 – 2017:
Tổng số HS: 113em, nữ: 61em, dt 54em. Chia đều thành 4 lớp:
Lớp 4A: TS 31em, nữ 15 em, DT 11em
Lớp 4B: TS 31 em, nữ 17 em, DT 12 em
Lớp 4C: TS 32em, nữ 17 em, DT 12 em
Lớp 4D: TS 19em , nữ 12em, DT 19em
III. KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP:
- Vùng dân tộc thiểu số có học sinh học ở trường rất nghèo nàn lạc hậu, nên phụ huynh không có điều kiện chăm lo mua sắm đồ dùng phương tiện cho con em học tập, các em thiếu đủ thứ như : bút, bảng con, thước kẻ, com pa, chì, và các đồ dùng khác. Phương tiện học tập của các em chỉ có những thứ mà nhà nước cấp và cho mượn như sách giáo khoa, vở.
- Việc học tập của các em ở nhà cũng không được gia đình ủng hộ: ánh sáng, góc học tập hầu như không có. Khi học sinh gặp khó khăn về kiến thức khi học bài và làm bài ở nhà, cha mẹ, ông bà không có trình độ khả năng giúp đỡ, nên các em hầu như bế tắc.
- Nhiều em nghỉ học theo mùa rẫy, việc này thường làm gián đoạn việc học tập của các em ở trường. 
- Học sinh dân tộc thiểu số còn hay bị mặc cảm về tiếng nói phổ thông không rành nên ít giao tiếp với bạn bè người kinh và các thầy cô giáo trong trường.
- Khả năng tiếp thu bài trên lớp hầu hết còn rất chậm so với các em học sinh kinh. 
- Một số học sinh ở xa trường phụ huynh không cho con em đi học đúng độ tuổi, thường học trễ, chờ cho các em lớn hơn, cứng cáp hơn mới cho đi học.
IV . NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HSDTTS:
1, Đối với GV:
Giáo viên khi dạy tăng cường Tiếng Việt cần có đồ dùng trực quan trong các buổi dạy chính và những buổi học T30 để giúp học sinh dễ hiểu bài, làm cho tiết học sinh động và dễ làm tăng vốn Tiếng Việt cho học sinh.
Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của điểm trường; tổ chức dạy học Tiếng Việt hiệu quả để học sinh nắm chắc kiến thức tiếng Việt của lớp, thực hiện tích hợp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, dạy học lồng ghép, tích hợp tăng cường tiếng Việt trong buổi chính, buổi học T30 cho học sinh; xây dựng môi trường, tổ chức các hoạt động như các điểm văn hóa đọc: đọc nhiều sách báo, truyện thiếu nhi mượn ở thư viện; giao lưu tiếng Việt của học sinh trong trường.
Về phong tục tập quán, cần tiếp cận với phụ huynh, gia đình các em, để thể tiếp xúc gần gũi, rút ngắn khoảng cách, xóa ranh giới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy tiếng Việt hiệu quả.
Thiết nghĩ, giảng dạy cho HSDTTS, chúng ta cần hiểu được những vấn đề về tâm lý của học sinh, về điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình các em để tìm ra những biện pháp giáo dục, dạy học hiệu quả hơn, đưa các em đến với ánh sáng của tri thức. Giáo viên cũng cần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học ngôn ngữ địa phương, thâm nhập đời sống văn hóa cộng đồng.
Một điều cuối cùng là, giáo viên cần giúp cho HSDTTS hiểu tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho các dân tộc.
2, Đối với HS:
- Học sinh Tiểu học người DTTS được tăng cường tiếng Việt trong các buổi học chính, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệc là học buổi học T30.
- Vận động phụ huynh học sinh, các ban ngành ở địa phương  nhắc nhở con em học sinh người dân tộc thiểu số đọc nhiều sách báo, truyện thiếu nhi,..
Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, các trò chơi dân gian để làm tăng vốn tiếng Việt cho học sinh.
3. Tăng cường rèn các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh:
a, Rèn kỹ năng phát âm:
Để việc rèn kỹ năng phát âm cho HSDTTS đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải chuẩn về phát âm tiếng Việt, nếu giáo viên phát âm không chuẩn thì sẽ làm các em phát âm sai.
Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Giáo viên đứng lớp phải tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến khích các em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình thức dạy học phong phú cho các em có nhiều cơ hội được nói. Trong giờ học, cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các em nói, khéo léo chỉnh sửa khi nghe các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng.
b, Kết hợp dạy nói và dạy nghe:
Quá trình luyện nói cho học sinh cần lưu ý kết hợp luyện nghe nhất là kỹ năng nghe hiểu: nghe hiểu câu mệnh lệnh để làm theo, nghe hiểu để trả lời câu hỏi, nghe hiểu hướng dẫn để tham gia trò chơi, tham gia tình huống giao tiếp
4. Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ môn Tiếng Việt cho lớp.
Thực hiện giải pháp tăng cường tiếng Việt của Bộ GD&ĐT, căn cứ vào tình tình thực tiễn của lớp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng hệ thống bài học bổ trợ phù hợp cho lớp mình cụ thể.
+ Phát huy tính tích cực hoạt động cho học sinh, làm sao cho học sinh đọc nhiều viết nhiều, chú ý cho học sinh đọc cá nhân nhiều chừng nào tốt chừng ấy.
+ Phải chịu khó quan tâm đến từng cá nhân học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém; Giáo viên phải uốn nắn từng tiếng đọc, cầm tay học sinh vẽ tững chữ.
* Phần thực hành trên lớp sau mỗi phần lý thuyết các em còn rất hạn chế.
Các em học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 4 học phân môn Luyện từ và câu và Tập làm văn thường đạt kết quả không cao, thậm chí còn yếu kém: không hiểu ý nghĩa của từ, của câu, không nắm chắc được các từ loại, vốn từ của các em rất nghèo nàn do vậy khi thực hành Tập làm văn tại lớp các em không biết viết gì hoặc viết thì chưa biết chọn từ để đặt câu và đặt câu chưa đúng ngữ pháp, và viết còn như liệt kê hoặc kể lể. Chưa biết dùng những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, chưa biết ví von, so sánh. Khi dạy các phân môn này giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài kỹ, tham khảo sách giáo viên và các tài liệu khác để xây dựng bài soạn chu đáo, tỷ mỉ, đặt câu hỏi gợi mở, liên hệ vơí thực tế để học sinh liên tưởng dễ hiểu bài. cung cấp cho các em các vốn từ cần thiết. Có thể làm mẫu cho các em các câu văn, bài văn “đọc” cho các em nghe để tham khảo và bắt chước được cách viết.
Cần cho các em làm văn miệng trên lớp tốt thì các em sẽ viết tốt./.
Tóm lại: Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc học tập ở lớp cũng như việc học tập ở nhà của học sinh để nắm bắt được chất lượng học tập của các em, đồng thời để chỉnh đổi phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với đối tượng.
 KHỐI TRƯỞNG
 Phan Vũ Thị Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docKe_hoach_tang_cuong_TV.doc