I – MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết Xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết Xăng – ti – mét viết tắt là cm.
- Biết dùng thước có chia vạch Xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1.
2. Học sinh:
- SGK, bảng con.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Phòng Giáo dục huyện Châu Phú Trường Tiểu học “A” Ô Long Vĩ Lớp: 1D Giáo viên: Nguyễn Hùng Phong Ngày dạy: Thứ sáu, 22/01/2010 GIÁO ÁN BÀI DẠY LỚP 1 Tuần 22 Môn: Toán Tiết: 131 Bài: Xăng – ti – mét. Đo độ dài (SCKTKN/55, SGK/119) I – MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết Xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, biết Xăng – ti – mét viết tắt là cm. - Biết dùng thước có chia vạch Xăng – ti – mét để đo độ dài đoạn thẳng. II – CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1. 2. Học sinh: - SGK, bảng con. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN (GV) HỌC SINH (HS) 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hát - Yêu cầu HS làm lại BT3 trang 118 (HS giỏi). - Thực hiện yêu cầu của GV. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp. 3.2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài: - Hướng dẫn HS quan sát cái thước và giới thiệu: “Đây là cái thước có vạch chia thành xăngtimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăngtimet” - Chú ý. - Cho HS dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến 1 trên mép thước, khi đầu bút chì đến vạch 1 thì nói “một xăngtimet”. Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng một xăngtimet. Làm tương tự như vạch 2 đến vạch 3 - Xăngtimet viết tắt là cm. Viết lên bảng: cm. Chỉ vào cm rồi gọi HS lên đọc xăngtimet. Lưu ý HS thước đo độ dài thường có thêm một đoạn nhỏ trước vạch 0. Vì vậy nên để phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu của thước. - Thực hiện yêu cầu của GV. 3.3. Giới thiệu các thao tác đo độ dài: - Chú ý. - Hướng dẫn qua 3 bước: + Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng. + Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị (xăngtimet). + Viết số đo độ dài đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp). - Chú ý - Gọi một vài HS nhắc lại cách ghi bài giải. - Nhắc lại. 3.4. Thực hành: * Bài tập 1: - Yêu cầu HS viết cm vào vở. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nhắc các em viết cẩn thận. - Nghe - Sửa chữa, nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - Đánh giá giờ học. - Lưu ý. - Dặn HS về nhà làm lại bài 1. Duyệt: , ngàythángnăm 2010 , ngàythángnăm 2010 TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG ? Đóng góp ý kiến: ? Đóng góp ý kiến:
Tài liệu đính kèm: