Kế hoạch giảng dạy khối lớp 1 - Tuần 19 năm 2010

I- Mục tiêu:

- Đọc đúng các vần và từ: ăc âc, mắc áo, quả gấc.;từ và câu ứng dụng

-Viết được ăc, âc,mắc áo ,quả gấc.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II- Đồ dùng dạy học

- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.

 

doc 21 trang Người đăng hong87 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 1 - Tuần 19 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, thước kẻ học sinh.
- Nhận biết rằng: gang tay, bước chân của hai người khác nhau thì nhất thiết không giống nhau. Từ đó biết được sự sai lệch, tính xấp xỉ hay sự ước lượng trong 
quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”.
 - Bước đầu thấy được sự cần thiết phải có 1 đơn vị đo “chuẩn” để đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Ôn các kiến thức đã học ở buổi sáng:
 - Kiểm tra một số cá nhân.
 - Nhận xét, đánh giá.
 2. Làm bài tập:
 Cho HS thực hàng đo độ dài theo yêu cầu của giáo viên.
 - Hướng dẫn HS đo độ dài lớp học bằng bước chân của mình
 - Đo quyển sách bằng gang tay của HS.
 3. Trò chơi:
 - Tổ chức trò chơi “Tiếp sức viết số thích hợp vào ô trống”
 - Nhận xét, tính điểm thi đua.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
	_____________________________________________
Phụ đạo Tiếng việt
Luyện viết ăc - âc .
I- Mục tiêu:
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Luyện viết.
 a. Hướng dẫn viết bảng con.
 - Cho HS lấy bảng con ra GV đọc cho HS viết: màu sắc, giấc ngủ.
 - Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới ăc, âc.
 b. Hướng dẫn viết vào vở
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
 - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
 - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
 - HS viết vào vở: ăc, âc, màu sắc, giấc ngủ. GV theo dõi, nhắc nhở.
c. Luyện viết vào vở thực hành luyện viết đúng
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	_______________________________________
Phụ đạo Toán
Một chục – Tia số
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS nắm chắc về một chục , tia số
 - Rèn cho HS có kĩ năng vẽ chính xác các vạch và điền các số trên tia số.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ một chục chấm tròn: mỗi ô một chục chấm tròn.
.
..
...
...
....
..
...
...
..
..
.
....
Bài 2: Vẽ bao quanh một chục chấm tròn
 Hướng dẫn HS đếm đủ một chục con vật rồi dùng bút vẽ bao quanh lại
Nhận xét sửa sai
Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
 0 ............3....................... 8................
 Hướng dẫn HS điền mỗi số tương ứng với mỗi vạch theo thứ tự từ bé đến lớn
Baì 4: Điền số thích hợp vào ô trống
. . . . . . .
. . . . . . 
. . . . . .
. . . . .
. . . . .
 9
 Hướng dẫn HS đọc các chấm tròn có bao nhiêu chấm tềon thì điền số tương ứng
 2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	_______________________________________________
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
UC, ƯC 
I- Mục tiêu: 
- Đọc đúng các vần và từ: uc ưc, cần trục, lực sĩ.từ và câu ứng dụng 
- Viết được uc , ưc ,cần trục ,lực sĩ .
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Ai thức dậy sớm nhất? 
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
1. Bài cũ: 
- Đọc, viết: màu sắc, tắc kè, giấc ngủ, nhấc chân.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
2. Bài mới:
a) Vần uc:
- GV ghi bảng, đọc mẫu: uc. HS đọc.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, đồng thanh . HS phân tích: u + c. HS so sánh uc với ăc. HS viết bảng con: uc
- HS viết thêm tr và dấu nặng. HS đánh vần, đọc trơn tiếng: cá nhân, đồng thanh . HS phân tích tiếng: tr + uc + dấu nặng. GV ghi bảng: trục.(HS nhắc) 
- HS quan sát tranh và nêu: cần trục. GV ghi bảng. HS đọc.
- Đọc xuôi, ngược: uc - trục - cần trục.
b) Vần ưc: Tiến hành tương tự. So sánh ưc với ưt.
? Vần mới thứ 2 có gì khác với vần mới thứ nhất?
c) Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng. HS đọc nhẩm: máy xúc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực.
- HS tìm tiếng mới. Luyện đọc tiếng.
- HS đọc từ. GV giải thích từ.
- HS quan sát và tìm xem vần uc, ưc đi theo những dấu nào? (sắc, nặng)
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
 Tiết 2
3. Luyện tập
a) Đọc SGK:
- HS quan sát và nhận xét tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng mới: thức.
+ HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
+ Luyện đọc toàn bài trong SGK.
b) Hướng dẫn viết: uc ưc, cần trục, lực sĩ.
- GV viết mẫu ở bảng. HS quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
- HS quan sát kĩ ở vở tập viết rồi viết vào vở theo từng hàng. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất?
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Chỉ và giới thiệu người và vật trong tranh?
? Mọi người đang làm gì?
? Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?
? Bức tranh vẽ cảnh ở nông thôn hay thành phố?
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng mới có vần uc, ưc.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 - Về nhà học bài, viết bài. Xem bài 79.
________________________________________________
 Đạo đức
LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY, CÔ GIÁO (T1).
I- Mục tiêu: 
- HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục HS kính trọng thầy, cô giáo.
II- Đồ dùng dạy học
- Bút chì màu. 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Bài mới
Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1).
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS đóng vai theo 1 tình huống của bài tập.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Lớp thảo luận, nhận xét.
? Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? Nhóm nào chưa?
? Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
? Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
- Kết luận:
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
+ Khi đưa hoặc nhận vật gìtừ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng 2 tay.
Lời nói khi đưa: Thưa cô (thưa thầy) đây ạ !
Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn thầy (cô) !
Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
- HS nêu yêu cầu: Tô màu tranh.
- HS tô màu.
- HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó? 
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- Kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó khăn chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
2. Củng cố, dặn dò:
HS chuẩn bị kể về 1 bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
_______________________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết uc - ưc. Làm bài tập
Tiếng việt bài 78.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: uc, ưc.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: uc, ưc. Làm tốt vở bài tập. 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài uc, ưc (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
 Bài 2: Điền: uc hay ưc.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
 Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập theo mẫu.
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
______________________________________
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiếp theo )
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:
- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng sống hợp tác trong công việc.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh bài 19
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận về hoạt động sinh sống của người dân.
Mục tiêu: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của người dân địa phương.
Tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- HS nói với nhau về những gì các em đã được quan sát như đã hướng dẫn.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày.
- HS liên hệ đến những công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hằng ngày để nuôi sống gia đình.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm với SGK.
Mục tiêu: HS biết phân tích 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
Tiến hành: 
Bước 1:
- GV yêu cầu HS mở SGK đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài.
- Từng HS lần lượt chỉ vào các hình trong 2 bức tranh và nói về những gì các em nhìn thấy.
Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi:
? Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
? Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
Kết luận:
Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố.
2. Củng cố, dặn dò:
- HS so sánh sự khác nhau của 2 bức tranh. Liên hệ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem trước bài sau.
__________________________________________________
Toán (TT)
Mười một, mười hai
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo số 11 , 12
 - Rèn cho HS đọc , viết các số trên thành thạo
 - Giáo dục HS tính cẩn thận
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Vẽ thêm vòng tròn ( theo mẫu)
1 chục
1 đơn vị
1 chục
2 đơn vị
1 chục
1 đơn vị
 Bài 2: Tô màu 11 ngôi sao và 12 quả táo
Hướng dẫn HS đếm số ngơi sao và số quả táo rồi tô màu
cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 3: Điền số theo thứ tự vào ô trống
6
1
11
 Từ 1 đến 11 
 Từ 1 đến 12
 2. Củng cố-Dặn dò:
______________________________________________
Thủ công
GẤP MŨ CA LÔ (T1)
I- Mục tiêu: 
- HS biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
- Giáo dục HS yêu quý những gì mình làm được.
II- Đồ dùng dạy học
- GV: 1 mũ ca lô cỡ lớn (HS đội được), 1 tờ giấy hình vuông to.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài.
a. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS xem chiếc mũ ca lô mẫu. Cho 1 HS đội để cả lớp quan sát.
? Mũ ca lô giống hình gì? Mũ ca lô dùng để làm gì? Khi nào?
b. GV hướng dẫn mẫu:
- GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô. HS quan sát từng bước gấp.
- GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông:
+ Gấp chéo tờ gấy hình chữ nhật. (1a)
+ Gấp tiếp phần thừa. (1b)
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó xé bỏ phần giấy thừa ta được tờ giấy hình vuông. (h2)
- GV cho HS gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp và tờ giấy màu để gấp mũ.
GV đặt tờ giấy hình vuông trước mặt (mặt màu úp xuống)
- Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3.
- Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa. (h4)
Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5.
- Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8.
- Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
GV hướng dẫn chậm từng thao tác gấp để HS quan sát được quy trình gấp mũ ca lô.
- HS thực hành gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông vừa được tạo ra cho thuần thục để tiết 2 gấp giấy màu.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của HS.
 - Về nhà tập gấp ở giấy nháp nhiều lần để tiết sau gấp đẹp.
 3. Củng cố, dặn dò:
_________________________________________________
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
ÔC – UÔC 
I- Mục tiêu: 
- Đọc đúng các vần và từ: ôc ,uôc, thợ mộc, ngọn đuốc ;từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết đươc ôc,uôc,thợ mộc, ngọn đuốc .
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Tiêm chủng , uống thuốc. 
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
1. Bài cũ: 
- Đọc, viết: tự túc, hoa cúc, trực nhật, mực tím.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
2. Bài mới:
a) Vần ôc:
- GV ghi bảng, đọc mẫu: ôc. HS đọc.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, đồng thanh . HS phân tích: ô + c. HS so sánh ôc với oc, ôc với ôt. HS viết bảng con: ôc. 
- HS viết thêm tr và dấu nặng. HS đánh vần, đọc trơn tiếng: cá nhân, đồng thanh . HS phân tích tiếng: m + ôc + dấu nặng. GV ghi bảng: mộc.(HS nhắc) 
- HS quan sát tranh và nêu: thợ mộc. GV ghi bảng. HS đọc.
- Đọc xuôi, ngược: ôc - mộc - thợ mộc.
b) Vần uôc: Tiến hành tương tự. So sánh uôc với uôt.
? Vần mới thứ 2 có gì khác với vần mới thứ nhất?
c) Đọc từ ứng dụng: 
- GV gb. HS đọc nhẩm: con ốc, gốc cây, đôi guốc, thuộc bài.
- HS tìm tiếng mới. Luyện đọc tiếng.
- HS đọc từ. GV giải thích từ.
- HS quan sát và tìm xem vần ôc, uôc đi theo những dấu nào? (sắc, nặng)
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
Tiết 2
3. Luyện tập
a) Đọc SGK:
- HS quan sát và nhận xét tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng mới: ốc.
+ HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
+ Luyện đọc toàn bài trong SGK.
b) Hướng dẫn viết: ôc uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- GV viết mẫu ở bảng. HS quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
- HS quan sát kĩ ở vở tập viết rồi viết vào vở theo từng hàng. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói: Tiêm chủng uống thuốc.
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Bạn trai trong tranh đang làm gì? Em thấy thái độ của bạn ntn?
? Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
? Hãy kể cho các bạn nghe mình đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi ntn?
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng mới có vần ôc, uôc.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Về nhà học bài, viết bài. Xem bài 80.
_________________________________________________
Toán
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Nhận biết được: số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị; số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị;số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- Biết đọc và viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số.
- Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.
II- Đồ dùng dạy học
- GV và HS: Que tính: bó 1 chục và 5 que tính rời.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 
- Viết các số từ 10 đến 12.
- HS phân tích các số đó.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu số 13:
- GV hướng dẫn HS lấy bó 1 chục que tính và 3 que tính rời, hỏi: Có bao nhiêu que tính? (Có 10 que tính thêm 3 que tính là 13 que tính)
- GV ghi bảng: 13
 Đọc là: mười ba. (GV viết chữ mười ba lên bảng)
? Số 13 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
? Một số có 1 chục và 3 đơn vị thì gọi số đó là mấy? (13)
? Số 13 có mấy chữ số? (Số 13có 2 chữ số là 1 và 3 viết liền nhau, từ trái sang phải).
b. Giới thiệu số 14 và 15: Tiến hành tương tự.
- HS đọc bảng: 13, 14, 15.. So sánh số 13, 14, 15 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
? Số đứng liền sau? Số đứng liền trước?
c. Thực hành:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Viết các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- HS làm bài, đọc lại bài.
Bài 2:- HS nêu yêu cầu: Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS đọc lại bài.
Bài 3:- HS nêu yêu cầu: Nối theo mẫu.
- GV hướng dẫn mẫu cho HS.
- HS làm bài. GV kiểm tra và cho HS đổi vở dò bài nhau.
Bài 4:- HS nêu yêu cầu: Điền số vào mỗi vạch của tia số.
- HS làm bài. GV kẻ bảng mời 1 HS lên làm rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương.
 - Về nhà học bài, làm bài và xem bài sau.
_________________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết ôc - uôc. Làm bài tập
Tiếng việt bài 79
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: ôc, uôc.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: ôc, uôc. Làm tốt vở bài tập. 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài ôc, uôc (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
 Bài 2: Điền: ôc hay uôc.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
 Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập theo mẫu.
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
_____________________________________
Toán (TT)
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I- Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố:
 - Nhận biết: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị
 Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị
 Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị
 - Biết đọc, viết các số dó. Nhận biết số có hai chữ số.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HS: làm bài tập:
 Bài 1: Viết số theo thứ tự vào ô trống: 10, 11, 12, 13, 14, 15
 a. Theo thứ tự từ lớn đến bé
 b. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
 Bài 3: Viết theo mẫu
Mẫu: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
 Số 12 gồm  chục và  đơn vị
 Số 13 gồm ... chục và  đơn vị
 Số 14 gồm  chục và  đơn vị
 Số 15 gồm  chục và  đơn vị 
 Số 10 gồm  chục và  đơn vị 
2. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
________________________________________________________
Tự nhiên xã hội (TT)
Cuộc sống xung quanh
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS biết tô và viết các từ miêu tả cảnh ở thành thị một cách chính xác.
- Giáo dục HS yêu mến quê hương mình.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Bài mới
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu: Tô màu vào các hình vẽ.
- HS chọn màu vào hình cho đều và đẹp. GV theo dõi, nhắc nhở.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu: Viết các từ: Cảnh ở nông thôn; Cảnh ở thành thị vào dưới từng hình vẽ cho phù hợp.
- Chữa: HS đọc từ mình điền.
2. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học tuyên dương những học sinh có ý thức cao trong học tập
 - Muốn xung quanh ta có bầu trời , khí hậu trong lanh thì mỗi một chúng ta phải làm gì? 
Thủ công (TT)
Gấp mũ ca lô (T1)
I- Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết cách gấp và gấp được mũ ca lô theo ý của mình đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: Mẫu gấp mũ ca lô có kích thước lớn.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Gọi HS nhắc lại các bước gấp mũ ca lô
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu Giáo viên dặn trong tiết trước.
 - Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
 2. Hướng dẫn HS gấp mũ ca lô:
 * GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
 - Cho học sinh quan sát vật mẫu mũ ca lô nhận xét nhắc lại cách gấp.
 - Muốn gấp được chiếc mũ ca lô đẹp ta phải gấp như thế nào?
 - Định hướng sự chú ý giúp học sinh gấp hoàn thành sản phẩm của mình.
 3. Học sinh thực hành:
 - Cho học sinh nhắc lại cách gấp theo từng giai đoạn.
 4. Nhận xét, dặn dò:
 - Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
 - Chuẩn bị tiết sau.
	______________________________________________
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
IÊC – ƯƠC 
I- Mục tiêu: 
- Đọc đúng các vần và từ: iêc ,ươc, xem xiếc, rước đèn. từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được iêc, ươc,xem xiếc,rước đèn
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : xiếc ,múa rối ,ca nhạc.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
 1. Bài cũ: 
- Đọc, viết: gốc cây, gỗ mốc, cuốc đất, lem luốc.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
2. Bài mới:
a) Vần iêc:
- GV ghi bảng, đọc mẫu: iêc. HS đọc.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, đồng thanh . HS phân tích: iê + c. HS so sánh iêc với iêt. HS viết bảng con: iêc. 
- HS viết thêm x và dấu sắc. HS đánh vần, đọc trơn tiếng: cá nhân, đồng thanh. HS phân tích tiếng: x + iêc + dấu sắc. GV ghi bảng: xiếc.(HS nhắc) 
- HS quan sát tranh và nêu: xem xiếc. GV ghi bảng HS đọc.
- Đọc xuôi, ngược: iêc - xiếc - xem xiếc.
b) Vần ươc: Tiến hành tương tự. So sánh ươc với ươt.
? Vần mới thứ 2 có gì khác với vần mới thứ nhất?
c) Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng. HS đọc nhẩm: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
- HS tìm tiếng mới. Luyện đọc tiếng.
- HS đọc từ. GV giải thích từ.
- HS quan sát và tìm xem vần iêc, ươc đi theo những dấu nào? (sắc, nặng)
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
 Tiết 2
3. Luyện tập
a) Đọc SGK:
- HS quan sát và nhận xét tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng mới: biếc, nước.
+ HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
+ Luyện đọc toàn bài trong SGK.
b) Hướng dẫn viết: iêc ươc, xem xiếc, rước đèn.
- GV viết mẫu ở bảng. HS quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
- HS quan sát kĩ ở vở tập viết rồi viết vào vở theo từng hàng. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc.
- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Em đã được xem xiếc (múa rối, ca nhạc) ở đâu chưa? (ti vi,...)
? Em thích nhất tiết mục nào?
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài. Tìm tiếng mới có vần iêc, ươc.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 - Về nhà học bài, viết bài. Xem bài 81.
	_____________________________________________________
Toán
Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Nhận biết được mỗi số (16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9).
- Biết đọc và viết các số đó. Điền được các số 11,12,13,14,15,16,18,19 trên tia số 
- Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.
II- Đồ dùng dạy học
- GV và HS: Que tính: bó 1 chục và 9 que tính rời.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 
- Viết và đếm các số từ 10 đến 15.
- HS phân tích các số đó.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu số 16:
- GV hướng dẫn HS lấy bó 1 chục que tính và 6 que tính rời, hỏi: Có bao nhiêu que tính? (Có 10 que tính và 6 que tính là 16 que tính)
- HS ghi bảng: 16 (viết 1 rồi viết 6 bên phải 1) HS nhắc- GV ghi bảng.
 Đọc là: mười sáu. ( HS đọc- GV viết chữ mười sáu lên bảng)
? Số 16 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?
? Số 16 có mấy chữ số? (Số 16 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 19 SOAN NGANG 2 BUOI.doc