Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018

Thứ, ngy

 Buổi Môn Tiết Tên bài dạy

Hai

Sáng Chào cờ 8 Sinh hoạt đầu tuần

 Đạo đức 8 Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)

 Âm nhạc 8 Chuyên

 Tập đọc 15 Nếu chúng mình có phép lạ

 Tóan 36 Luyện tập

Ba

 Sáng Chính tả 8 ( Nghe – viết ) Trung thu độc lập

 Anh văn 15 Chuyên

 Luyện từ - câu 15 Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài

 Tốn 37 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

 Khoa học 15 Bạn cảm thấy thế no khi bị bệnh Ơn tập

 Sáng Tập đọc 16 Đôi giày ba ta màu xanh

 Mĩ thuật 8 Chuyên

 Kể chuyện 8 Kể chuyện đã nghe đã đọc

 Tóan 38 Luyện tập

 Anh văn 16

Năm

Sáng Tóan 39 Luyện tập chung

 Tập làm văn 15 Luyện tập phát triển câu chuyện

 Luyện từ - câu 16 Dấu ngoặc kép

 Khoa học 16 Ăn uống khi bị bệnh

 Kĩ thuật 8 Khâu đột thưa ( Tiết 1)

Sáu

 Sáng Toán 40 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

 Tập lm văn 16 Luyện tập phát triển câu chuyện

 Lịch sử 8 Chuyên

 Địa lí 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

 Sinh hoạt lớp 8 Sinh họat cuối tuần

 

doc 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu khơng bình thường của cơ thể .
 + Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi cĩ những dấu hiệu bị bệnh .
 - PP + Quan sát tranh . +Kể chuyện . +Trị chơi
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 32, 33 SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
+ Hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải làm gì?
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gọi 1 hs trả lời : Em đã lần nào bị bệnh chưa? Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 
 - Y/c hs quan sát tranh /32 và trả lời: Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám bệnh?
- Các em hãy quan sát các hình minh họa/32 SGK sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh - Dãy 1 câu chuyện gồm các tranh 1,4,8, dãy 2 gồm các tranh 6,7,9, dãy 3 gồm các tranh 2,3,5
- Gọi đại diện nhóm lên kể câu chuyện của nhóm mình
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
- Lúc khỏe bạn thấy thế nào? (CHT)
- Kể những bệnh mà em đã bị mắc?
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?(HTT)
Kết luận: Đoạn đầu của mục bạn cần biết/33SGK
* Hoạt động 3: Trò chơi: "Mẹ ơi, con bị ốm!"
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 đưa ra tình huống và tập ứng xử khi bản thân bị bệnh 
+ VD: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần khi ở trường, nếu là Lan, em sẽ làm gì?
+ Đi học về, Mai cảm thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác xa. Ở nhà chỉ có bà nhưng bà đã già, mắt yếu. Mai sẽ làm gì?
....
- Gọi các nhóm lên trình diễn.
- Tuyên dương nhóm có cách xử lí hay và trình diễn tốt.
Kết luận: Đoạn sau mục bạn cần biết/33
- Nội dung của bài được tóm tắt trong phần Bạn cần biết/33.
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hãy nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: Ăn uống khi bị bệnh.
Nhận xét tiết học .
- hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn. Nguyên nhân là do vệ sinh ăn uống kém, VS cá nhân kém, VS môi trường kém.
+ Cần thực hiện ăn uống sạch, hợp VS, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ VS môi trường xung quanh.
+ Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế .
- 1 hs trả lời
- Hình 2,4,9 thể hiện Hùng khỏe, hình 3,7,8 lúc bị bệnh, 1,5,6 lúc khám bệnh. (CHT)
- Hình 1,4,8 thành câu chuyện, hình 6,7,9 thành 1 câu chuyện, hình 2,3,5 tạo 1 câu chuyện.
+ câu chuyện gồm các tranh: 1,4,8: Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên không ăn được. Hùng nói với mẹ và mẹ đưa Hùng đến nha sĩ để chữa bệnh
+ Câu chuyện gồm các tranh: 6,7,9: Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất sét thì gì Hồng đi chợ về ngang cho Hùng mấy quả ổi, Hùng bèn để tay dính đất cầm ổi ăn ngay. Tối đến Hùng thấy đau bụng dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền nói với mẹ. Mẹ Hùng liền mua thuốc cho Hùng uống.
+ Câu chuyện gồm các tranh 2,3,5: Chiều mùa hè oi bức Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu đo nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Rồi mẹ đưa Hùng đến bác sĩ để tiêm thuốc.
- Nhận xét
- Thoải mái, dễ chịu, ăn ngon
- Tiêu chảy, đau răng, nhức đầu...
- Đau bụng dữ dội, đầu đau dữ dội,...
- Báo ngay với bố mẹ, thầy cô giáo, người lớn. Vì người lớn biết cách giải quyết cho em
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận, tập đóng vai trong nhóm 
- Về nhà Lan nói với mẹ: mẹ ơi con bị đau bụng. Người mẹ nói: Con bị tiêu chảy rồi, phải đi bác sĩ thôi.
- Mai sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc dùm.
.
- Hs trình diễn
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc to trước lớp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Tập đọc
Tiết 16 : Đôi giày ba ta màu xanh
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng ).
- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên ( trả lời câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Nếu chúng mình có phép lạ
- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa và hỏi bức tranh vẽ gì?
- Bài đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết chi phụ trách đội trong truyện bằng tình yêu thương và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui, sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
-Cho 1 HS đọc cả bài
-GV cho HS đọc nối tiếp. 
-Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giày, sát, khuy, run run, ngọ nguậyĐọc chú giải từ khó.
-Hs luyện đọc theo cặp.
-Cho HS đọc cả bài .
- GV đọc mẫu bài văn.
- Tìm hiểu đoạn 1.
+ Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Nhân vật "tôi" là ai?
+ Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì? (CHT)
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?(HTT)
+ Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
+ Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
 - Chị phụ trách đội được giao việc gì? (CHT)
 - Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì?
 - Vì sao chị biết điều đó?
- Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?(HTT)
 - Tại sao chị lại chọn cách làm đó?
 - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
-Nội dung bài này nêu lên điều gì (HTT)
d/ Đọc diễn cảm:
-GV đọc diễn cảm bài văn: chú ý giọng đọc + nhấn giọng như đã hướng dẫn.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại nội dung .
- Về nhà đọc lại bài.
- Bài sau: Thưa chuyện với mẹ .
Nhận xét tiết học .
- 2 hs lần lượt lên bảng đọc và nêu nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Quan sát tranh và trả lời: Có một câu bé đeo trên cổ 2 chiếc giày với vẻ mặt rất vui sướng.
- Lắng nghe
HS đọc nối tiếp. Mỗi em đọc 1 đoạn (2 lượt)
 HS luyện đọc theo cặp
- 1 hs thi.
 HS đọc thầm và TL: Nhân vật tôi là một chị phụ trách Đội TNTP
+ Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
+ Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang
+ Mơ ước của chị không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học
+ Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi
+ Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố
+ Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp
+ Vì chị muốn mang lại niềm vui cho Lái
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân... ra khỏi lớp, Lái cội hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
- Chị phụ trách Đội có tấm lòng nhân hậu, hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học, làm cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên
HS lắng nghe
-2, 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
Kể chuyện
Tiết 8: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
I/Muc tiêu
 - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.
 - Hiểu câu chuyện và nêu nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng để kiểm tra bài cũ.
- Truyện đọc lớp 4.
- Viết sẵn đề bài trên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Gọi 2 hs kể 2 đoạn của chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh 
- Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
- Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào?
- Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên
Nhận xét.
B/ Day-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Mỗi em chắc điều biết một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viển vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về ước mơ
- Gọi hs giới thiệu nhanh những truyện mình mang đến lớp.
2. HD hs kể chuyện:
a. Tìm hiểu y/c của đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- Dùng phấn màu gạch chân: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông phi lí.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/80
- Y/c hs đọc thầm gợi ý 1.
+ Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? lấy ví dụ
+ Khi KC cần lưu ý những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ gì?
- Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 2,3
- Khi kể các em phải kể có đầu, có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
- Y/c hs kể chuyện theo cặp theo gợi ý 2,3.
- Tổ chức cho hs thi kể.
- Y/c hs hỏi với nhau về nội dung câu chuyện.
c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
+ Đọc bảng tiêu chí đánh giá.
- HS xung phong kể và nói ý nghĩa câu chuyện.
- Ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể kể lên bảng.
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất
 Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- Tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khuyến khích hs về nhà tìm truyện đọc.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Nhận xét tiết học .
- 2 hs lần lượt lân bảng kể 2 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi.
+ Cô cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh
+ Cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác
- HS kể.
- Lắng nghe
- HS giới thiệu
- 1 hs đọc đề bài.
- HS theo dõi.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- HS đọc thầm gợi ý 1.
- Có hai loại: Ước mơ đẹp và ước mơ viễn vông, phí lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh, Cô bé bán diêm. Truyện thể hiện ước mơ viển vông phi lí: Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ba điều ước.
- Cần lưu ý tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện
+ Em kể câu chuyện Cô bé bán diêm. Truyện kể về ước mơ có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi tội nghiệp
+ Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện: Vua Mi-đát thích vàng.
- HS đọc thầm
- Lắng nghe
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Lần lượt cặp hs thi kể và chất vấn với các bạn về nội dung câu chuyện.
* HS kể hỏi: 
+ Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất.
* HS nghe hỏi:
+ Qua câu chuyện bạn nói với mọi người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? 
- 1 hs đọc:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ 3đ
+ Nêu đúng ý nghĩa truyện: 1đ
+ TL được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. (1đ)
- HS lần lượt thi kể.
- HS nhận xét bạn kể.
Toán
Tiết 38 : Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của của hai số đó.
 - Bài tập cần làm: Bài 1( a,b), bài 2, bài 4 
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng con, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm sao?
Nhận xét.
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
b) HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm vào Bảng con, gọi 1 hs lên bảng thực hiện.
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm sao?(HTT)
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tóm tắt và giải bài toán trong nhóm đôi 
- Gọi nhóm lên thực hiện trên bảng và nhận dạng bài toán.
- Gọi hs nhận xét phần tóm tắt và giải của nhóm bạn
Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân vào vở.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm sao?(HTT)
- Xem trước bài sau: Luyện tập chung
Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng trả lời
- SB = (tổng - hiệu) : 2
- SL = SB + hiệu
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Cả lớp thực hiện Bảng, 1 hs lên bảng thực hiện
a) SL = (24+6):2 = 15 (CHT)
 SB = 15 – 6 (HTT)
b) SL = (60 + 12) : 2 = 36 (CHT)
 SB = 36 - 12 = 24 (HTT)
- HS trả lời
- 1 hs đọc đề bài
- HS thực hiện trong nhóm đôi
- 2 hs lên bảng thực hiện
 Tuổi của chị là:
 (36 + 8 ) : 2 = 22 (tuổi)
 Tuổi của em là: 
 22 - 8 = 14 (tuổi)
 Đáp số: chị 22 tuổi ; em 14 tuổi
- HS nhận xét
- Học sinh thực hiện.
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017
Toán 
Tiết 39: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-Bài tập cần làm: Bài 1(a),bài 2 (dịng 1), bài 3,bài 4.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: Gọi hs lên bảng giải bài 5/48
Nhận xét.
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng, tính giá trị biểu thức số và củng cố về giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
b) HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào?
- Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai chúng ta làm thế nào?
- Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào Bảng.
- Gọi hs nhận xét bài của bạn.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
Gọi hs nêu cách tính giá trị của biểu thức.(HTT)
- Y/c hs thực hiện trong nhóm đôi. (2 nhóm thực hiện trên phiếu)
- Gọi 2 nhóm giải trên phiếu lên dán bài lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, đối chiếu với bài của nhóm mình.
Bài 4: Gọi hs đọc đề toán.
- Y/c hs tự làm bài vào vở ôi li.
- Gọi 1 hs lên bảng giải.
- GV nhận xét, hs đổi vở nhau để kiểm tra.
- Nhận xét chung.
3/ Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
- Bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Nhận xét tiết học .
- 1 hs lên bảng giải
 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
 Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ I là:
 (52 + 8 ) : 2 = 30 (tạ)
 30 tạ = 3000 kg
 Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ II là:
 30 - 8 = 22 (tạ)
 22 tạ = 2200 kg
 Đáp số: 3000 kg thóc 2200 kg thóc
- HS nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c.
- Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng kia thì phép cộng làm đúng.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là SBT thì phép tính làm đúng 
- HS thực hiện 
a) 35269 + 27458 = 62727
 80326 - 45719 = 34607
- Hs nhận xét.
- 1 hs đọc y/c.
+ Trong 1 biểu thức chỉ có cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái sang phải.
+ Có cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân chia trước, cộng, trừ sau.
+ Trong biểu thức nếu có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
- HS thực hiện trong nhóm đôi .
- HS dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS nhận xét bài của bạn
- 1 hs đọc đề toán.
- HS làm bài.
- 1 hs lên bảng giải.
- Đổi vở nhau để kiểm tra.
Tập làm văn
Tiết 15: Luyện tập phát triển câu chuyện
I/ Mục tiêu: 
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 ( ở tiết TLV tuần 7) – (BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn ( BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian ( BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề .
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: 
Gọi 2 hs lên bảng đọc bài viết phát triển câu chuyện đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước...
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã hiểu cách thức chung để phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian. Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
2/ HD hs làm bài tập:
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Nêu y/c: Khi kể các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
- Em chọn câu chuyện nào đã học để kể?
- Yêu cầu viết ra nháp trình tự các sự việc.
- Tổ chức cho hs thi KC .
- Cùng hs nhận xét xem câu chuyện ấy có kể theo đúng trình tự thời gian không.
C. Củng cố, dặn dò:
- Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?(HTT)
 - Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện
Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe .
- Em chọn câu chuyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Lời ước dưới trăng, Ba lưỡi rìu, Sự tích hồ Ba Bể,...
- HS viết ra nháp.
- 6 hs thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
- Lắng nghe, thực hiện.
Luyện từ và câu
Tiết 16: Dấu ngoặc kép
I/ Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép ( Nội dung Ghi nhớ )
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục 
III )
- ĐĐ HCM :BT1 Lời Bác Hồ đã nĩi lên tấm lịng vì dân vì nước của Bác.( liên hệ)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Viết sẵn bảng phụ BT 1 (phần nhận xét).
- 3 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT 3 (phần luyện tập).
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ trong tiết LTVC /79 SGK và nêu ví dụ
- Gọi 1 hs lên bảng đọc cho bạn viết bảng lớp: Lu-i Pa-xtơ, Iu-ri Ga-ga-rin, Quy -dăng-xơ, Xanh Pê-téc-bua.
Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài học cần đạt .
2. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ để TLCH sau:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?(CHT)
- Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu trong dấu ngoặc kép.
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(HTT)
Kết luận: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_8.doc