Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 12 - Trường: PTCS Thuận

A/ Mục tiêu * Học thuộc bài hát , tập biểu diễn . Biết tên gọi và hình dáng một số nhạc cụ gõ dân tộc .

B/ Chuẩn bị : - Nhạc cụ quen dùng . Máy nghe nhạc , băng nhạc , tranh ảnh các nhạc cụ dân tộc

C/ Lên lớp :

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

3'

1'

30'

1' 1. Kiểm tra bài cũ:

2.Bài mới:

 a) Giới thiệu bài:

b) Khai thác:

*Hoạt động 1 : Ôn bài hát “ Cộc cách tùng cheng “

- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát một lượt sau đó GV chia học sinh thành từng nhóm ôn tập .

- Yêu cầu lớp phân thành từng dãy bàn yêu cầu hát và kết hợp trò chơi .

*Hoạt động 2 : Giới thiệu nhạc cụ dân tộc .

-Cho xem nhạc cụ hoặc xem qua hình ảnh .

- Yêu cầu biểu diễn bài hát cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ đệm theo .

 3. Củng cố - Dặn dò:

- Gọi hai em hát lại bài hát .

-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

-Dặn dò học sinh về nhà học bài

- Cả lớp cùng hát lại bài hát một lần

-Lớp chia thành từng nhóm để ôn tập .

-Lớp chia thành 2 dãy bàn thực hành hát và kết hợp trò chơi theo bài hát .

- Lần lượt quan sát từng nhạc cụ dân tộc như mõ , thanh la , song loan , trống cái , trống con , thanh phách , sênh tiền ,vv . .

- Thực hành biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm theo các nhạc cụ dân tộc .

- Hai em lên hát lại bài hát trước lớp

-Về nhà tự ôn tập thuộc các bài hát xem trước bài hát tiết sau .

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 12 - Trường: PTCS Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại mà nêu nhận xét khác nhau .
- Đa số các lá cờ có hình dạng gióng nhau nhau màu sắc đa dạng .
-Quan sát và nhận xét ở từng vị trí của mình ngồi 
-Em khác nhận xét ý kiến của bạn mình 
-Phải vẽ cân đối và nhìn thấy các phần của lá cờ -Cả lớp theo dõi hướng dẫn để chốc nữa làm bài luyện tập .
-Vẽ phác khung hình 
-Vẽ phác các nét chính sau đó hoàn chỉnh -Học sinh tiến hành vẽ vào giấy .
-Phác khung hình chung ước lượng tỉ lệ các phần của lácờ .
-Vẽ phác các nét chính mờ , sau đó nhìn mẫu để sửa cho gần giống với mẫu vẽ màu chì cần vẽ mờ không nên vẽ đen quá .
-Hai em lên vẽ lá cờ trên bảng .
- Cả lớp vẽ theo ý thích
- HS trưng bày sản phẩm
- HS nhận xét bài của mình và bài của bạn
Tiết 5: Thể dục : trò chơi : “ nhóm ba nhóm bảy “ - đi đều 
A/ Mục đích yêu cầu : ªHọc trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi . Tiếp tục ôn đi đều .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và đúng nhịp , đều , đẹp. 
B/ Địa điểm phương tiện :- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , khăn.
C/ Lên lớp : 
 Nội dung và phương pháp dạy học 
ĐL
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới a/Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Ôn bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp . 
 b/ Phần cơ bản :
* Trò chơi : “ Nhóm ba nhóm bảy “
- GV cho lớp dồn nhỏ từ đội hình vòng tròn có sẵn nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi . Lúc đầu cho HS đứng tại chỗ chưa đọc vần điệu , GV hô : “ Nhóm ba !” để HS làm quen hình thành nhóm 3 người sau đó hô : “Nhóm bảy “ để HS hình thành nhóm 7 ngưòi. Sau một số lần cho HS đọc vần điệu .
 - Ôn đi đều - Yêu cầu cả lớp ôn lại động tác đi đều do cán sự điều khiển. Sau đó từng tổ trình diễn báo cáo kết quả luyện tập . 
 c / Phần kết thúc:
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
4'
25'
3'
 § § § § 
 § § § § 
 § § § § 
 § § § § 
THỨ 4:
Ngày soạn: .................................
Ngày dạy: ................................... 
Tiếùt 1: Tập đọc : Mẹ. 	 
A/ Mục đích yêu cầu- Đọc trơn cả bài đọc đúng các từ : con ve , cũng mệt , kẽo cà , tiếng võng , chẳng bằng , thức , ngủ ... 
- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ lục bát .
* Hiểu các từ mới : nắng oi , giấc tròn. Hiểu : Hình ảnh so sánh :Chẳng bằng ..., mẹ là ngọn gió của con suốt đời . Hiểu nội dung bài : - Bài thơ nói lên sự vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con .
 B/Chuẩn bị -Bảng phụ viết các từ , các câu thơ cần luyện đọc . 
C/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
30'
1'
1. Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu lần 1 : chú ý đọc to rõ ràng , thong thả và ngắt nhịp đúng đối với từng câu thơ .
2/ Hướng dẫn phát âm từ khó : 
- Giới thiệu các từ khó phát âm yêu cầu đọc .
-Mời nối tiếp nhau đọc từng câu . 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh 
3/ Hướng dẫn ngắt giọng : 
- Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt giọng theo dấu phân cách , hướng dẫn cách đọc ở câu 7 và câu 8 .
* Giảng nghĩa cho học sinh từ “ nắng oi “
- Thống nhất cách đọc và cho luyện đọc .
4/ Đọc từng đoạn và cả bài . 
-Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .
 -Theo dõi nhận xét cho điểm .
- Yêu cầu luyện đọc theo nhóm 
-Theo dõi đọc theo nhóm .
5/ Thi đọc 
6/ Đọc đồng thanh 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu một em đọc bài 
 - Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức ?
-Mẹ đã làm gì cho con ngủ ngon giấc ?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào ?
- Em hiểu hai câu thơ : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con .như thế nào ?
- Em hiểu câu : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời như thế nào ? 
d/ Thi đọc thuộc lòng :
- Yêu cầu đọc lại bài.Xóa dần bảng cho học sinh đọc thuộc lòng .
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
1. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
-Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo 
- Một em khá đọc mẫu lần 2 .
- Đọc bài cá nhân sau đó lớp đọc đồng thanh các từ khó : con ve , cũng mệt , kẽo cà , tiếng võng , chẳng bằng , thức , ngủ .
 -Mỗi em đọc một câu cho đến hết bài 
- Thực hành ngắt nhịp từng câu thơ theo hình thức nối tiếp 
- Những ngôi sao / thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con .
- Gạch chân : lặng , mệt , nắng oi , ạ ời , kẽo cà , ngồi , ru , đưa , thức , ngọt , gió, suốt đời .
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp 
- Lần lượt đọc trong nhóm .
-Thi đọc cá nhân .
-Cả lớp đọc đồng thanh .
-Một em đọc bài lớp đọc thầm theo .
- Lặng rồi cả tiếng ve . Con ve cũng mệt vì hè nắng oi .
- Mẹ ngồi đưa võng , mẹ quạt mát cho con .
- Mẹ được so sánh với các ngôi sao , với ngọn gió mát lành .
-Mẹ đã phải thức rất nhiều , nhiều hơn cả các ngôi sao vẫn thức hàng đêm .
- Mẹ mãi mãi thương yêu con , chăm lo cho con , mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát .
- Đọc thuộc lòng từng đoạn thơ .
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp .
Tiết 2: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ về tình cảm - Dấu phẩy . 
A/ Mục đích yêu cầu - Mở rộng vốn từ chỉ tình cảm . Biết cách đặt câu theo mẫu : Ai ( cái gì , con gì ) làm gì ? Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu . Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.
B/ Chuẩn bị :- Tranh minh họa bài tập 3 . Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 , 4 .
C/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
30'
1'
1/ Kiểm tra bài cũ : 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b)Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 1 : 
- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc .
- Yêu cầu một em đọc mẫu .
- Yêu cầu suy nghĩ và đọc to các từ vừa tìm được .
- Ghi các từ học sinh nêu lên bảng .
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các từ vừa ghép .
*Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 
- Tổ chức cho lớp làm lần lượt từng câu cho nhiều em phát biểu .
- Nhận xét , chỉnh sửa cho học sinh nếu học sinh dùng từ chưa hay , hoặc sai .
- Yêu cầu lớp ghi vào vở .
* Bài tập 3: 
- Treo tranh minh họa và yêu cầu đọc đề bài .
- Hướng dẫn quan sát tranh xem mẹ đang làm gì ?Em bé đang làm gì ? Bé gái làm gì và cho biết hoạt động của mỗi người ?
- Mời lần lượt từng em đọc câu theo quan sát tranh .
- Yêu cầu cả lớp đọc lại .
* Bài tập 4: - Treo bảng phụ và yêu cầu đọc .
- Yêu cầu một em đọc bài ở mục a .
- Yêu cầu suy nghĩ và đọc to các câu văn sau khi điền dấu phẩy .
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
 3. Củng cố - Dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc lại tựa bài 
- Ghép các từ sau thành từ có 2 tiếng : yêu, mến , thương , quý , kính .
- Yêu mến , quí mến .
- Nối tiếp nhau đọc các từ vừa ghép được .
-Đọc :yêu thương , thương yêu , yêu mến , mến yêu , kính yêu , kính mến , yêu quý , quý yêu , thương mến , mến thương , quý mến .
- Đọc đề bài .
- Một em đọc lại bài thơ .
- Lần lượt mỗi em nêu cách dùng từ : - Cháu kính yêu , yêu quý, quý mến ,... ông bà .
- Con yêu quý , yêu thương , ...cha mẹ .
- Em yêu mến , thương yêu , ... anh chị .
- Ghi vào vở.
- Quan sát tranh , một em đọc đề bài .
- Mẹ đang bế em bé . Em bé đang ngủ trong lòng mẹ . Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của chị .Chị Lan khoe với mẹ về điểm 10 của bài kiểm tra .....
- Nhiều em đọc theo cách quan sát của mình.
-Đọc yêu cầu đề bài 
- Một em nêu miệng bài làm câu a .
- Chăn màn , quần áo được xếp gọn gàng .
- Giường tủ , bàn ghế được kê ngay ngắn .
-Giày dép , mũ nón được để đúng chỗ .
 -Hai em nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại .
Tiết 3: Toán : 33 - 5. 
A/ Mục đích yêu cầu :- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ 33 - 5. Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 33 - 5 để giải các bài toán liên quan . Củng cố biểu tượng hai đoạn thẳng cắt nhau , về điểm .
B/ Chuẩn bị :- Bảng gài - que tính .
 C/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
15'
15'
1'
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-HS1 : Đọc thuộc lòng bảng trừ 13 trừ đi một số 
-HS2: Thực hiện một số phép tính dạng 13 trừ đi một số . 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép trừ dạng
33 - 5. 
*) Giới thiệu phép trừ 33 - 5 
- Nêu bài toán : - Có 33 que tính bớt đi 5 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 33 -5 
*)Tìm kết quả :
* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
- Lấy 33 que tính , suy nghĩ tìm cách bớt 5 que tính , yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính .
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình .
* Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất .
- Có bao nhiêu que tính tất cả ?
-Đầu tiên ta bớt 3 que rời trước . Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? Vì sao ?
- Để bớt được 2 que tính nữa ta tháo 1 bó thành 10 que tính rời . Bớt đi 2 que còn lại 8 que .
-Vậy 33 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ?
- Vậy 33 trừ 5 bằng mấy ?
-Viết lên bảng 33 - 5 = 28 
* Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ .
thực hiện tính viết .
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính 
- Mời một em khác nhận xét .
 c/ Luyện tập :
-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu đọc chữa bài .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
-Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý .
- Yêu cầu 3 em lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính .
- Nhận xét ghi điểm .
Bài 3 – Mời một học sinh đọc đề bài .
- x là gì trong phép tính cộng ?
-Nêu cách tìm thành phần đó ?
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời 2 em lên bảng , mỗi em làm một bài .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp thảo luận tìm cách vẽ .
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Mời 2 em lên bảng thực hành vẽ .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em làm một yêu cầu .
- HS1 nêu ghi nhớ bảng 13 trừ đi một số .
- HS2 . Lên bảng thực hiện . 
-Học sinh khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 33 - 5
- Thao tác trên que tính và nêu còn 28 que tính 
- Trả lời về cách làm .
- Có 33 que tính ( gồm 3 bó và 3 que rời )
- Bớt 2 que nữa .
- Vì 3 + 2 = 5 
- Còn 28 que tính .
- 33 trừ 5 bằng 28 
 33 * Viết 33 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột 
 - 5 với 3 ( đơn vị ) . Viết dấu trừ và vạch 
 28 kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 3 không trừ được 5 lấy 13 trừ 5 bằng 8 . Viết 8 , nhớ 1 . 3 trừ 1 bằng 2 , viết 2. 
- Một em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm vào vở .
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
- Lớp thực hiện vào vở .
-Ba em lên bảng thực hiện .
 43 93 33
- 5 - 9 - 6
 38 84 27
-Đọc đề .
- x là số hạng trong phép cộng .
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết .
 a/ x + 6 = 33 b/ 8 + x = 43 
 x = 33 - 6 x = 43 - 8
 x = 27 x = 35
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Đọc đề .
- Thảo luận theo cặp .
- Hai em lên bảng vẽ .
 * *
 * *
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Tiết 4: Tự nhiên xã hội : ĐỒ DÙNG TRONG gia đình .
A/ Mục đích yêu cầu :ª Biết kể tên , nhận dạng và nêu được công dụng của các đồ dùng thông thường trong nhà.Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng . Biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng . Có ý thức cẩn thận , ngăn nắp , gọn gàng .
B/ Chuẩn bị Tranh vẽ SGK trang 26 , 27 . Phiếu bài tập 2 .
C/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
7'
7'
10'
10'
1'
1. Bài cũ : 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:. 
Hoạt động 1 :-Thảo luận nhóm 
*Bước 1 -Yêu cầu lớp quan sát các hình 1 , 2, 3 trong sách kết hợp thảo luận theo câu hỏi gợi ý .
- Kể tên các đồ dùng có trong hình và nêu ích lợi của chúng ?
*Bước 2 :- Mời đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Nhận xét bình chọn đội thắng cuộc .
- Ngoài những đồ vật vừa quan sát trong sách thì nhà em còn có vật nào nữa ?
* Giáo viên rút kết luận .
-Hoạt động 2 : - Phân loại các đồ dùng .
* Bước 1 : - Phát phiếu thảo luận đến các nhóm .
- Yêu cầu thảo luận để sắp xếp phân loại các đồ dùng dựa vào vật liệu làm ra chúng .
* Bước 2 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả .
* Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh .
-Hoạt động 3 : - Trò chơi đoán tên đồ vật .
- Phổ biến luật chơi . 
* Nhận xét , làm trọng tài phân xử cho học sinh .
Hoạt động 4: Bảo quản giữ gìn đồ dùng trong nhà .
- Yêu cầu 2 em ngồi gần trao đổi trả lời các câu hỏi sau 
-Các bạn trong tranh làm gì ?
- Việc làm của các bạn có tác dụng gì ?
- Đối với đồ vật thủy tinh , sứ khi sử dụng chú ý điều gì ?
-Khi sử dụng chén , bát , lọ hoa , phích ta chú ý điều gì ?
- Với các đồ vật bằng điện cần lưu ý điều gì khi sử dụng?
- Đối với giường , ghế , tủ ta giữ gìn như thế nào ? 
 3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới 
- 
- Lớp thực hành phân nhóm thảo luận .
- Các nhóm thực hành ghi tên các đồ dùng và công dụng của từng đồ vật trong hình vào phiếu học tập .
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo 
- Các em khác nhận xét bổ sung nhóm bạn nếu có .
- Cá nhân bổ sung .
- Các nhóm quan sát các đồ vật và trao đổi thảo luận trong nhóm .
- Cử đại diện lên chỉ và phân loại từng đồ dùng . 
- Các nhóm thực hiện : 
- Hai em ngồi quay mặt vào nhau thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi .
- Nêu việc làm của bạn trong 4 bức tranh .
- Giữ gìn bảo quản tốt các đồ dùng .
- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi .
- Phải cẩn thận để không bị vỡ .
- Phải cẩn thận để không bị vỡ .
- Cần chú ý để tránh bị điện giật .
- Thường xuyên lau chùi , không viết vẽ bậy lên bàn ghế . 
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
Tiết 5: An toàn giao thông : ngồi an toàn trên xe đạp xe máy
 I / Mục tiêu Học sinh biết : - Những quy định đối với người ngồi trên xe đạp và trên xe máy . Môtả được những động tác khi lên , xuống và ngồi trên xe đạp , xe máy .-Biết thể hiện thành thạo các động tác khi lên xuống xe đạp , xe máy . Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm .
II / Nội dung an toàn giao thông : 
- Đội mũ bảo hiểm , cài khoá dâu mũ và kiểm tra lại xem đội mũ đúng chưa .Khi lên xuống xe quan sát xung quanh . Ngồi đằng sau người lái. Hai tay bám chắc vào người lái xe . Không đung đưa chân , không cầm ô , không vẫy gọi người khác khi ngồi trên xe . Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn .
III/ Chuẩn bị : - 2 Tranh 1, 2 và trong SGK . Mũ bảo hiểm - Phiếu học tập ghi rõ các tình huống cho hoạt động 3 .
IV/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
25'
1'
1. Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b)Hoạt động 2 : - Nhận biết hành vi đúng / sai khi ngồi trên xe đạp , xe máy.
a/ Mục tiêu : HS biết được những hành vi đúng sai khi ngồi trên xe đạp , xe máy . 
b / Tiến hành : 
- Chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm một hình vẽ . Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ nhận xét những hành động đúng / sai của người trong hình vẽ .
- Khi lên , xuống xe đạp , xe máy em thường lên xuống bên nào ? 
- Khi ngồi trên xe máy em thường ngồi trước hay ngồi sau người lái ? Vì sao ?
- Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe đạp xe máy ta cần chú ý điều gì ?
- Khi đi xe máy tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm
- Đội mũ bảo hiểm như thếnào là đúng ?
- GV hướng dẫn HS cách đội và cài chặt khoá .
- Khi đi xe máy quần áo giày dép phải như thế nào ? 
* Kết luận : -Khi ngồi trên xe máy xe đạp cần chú ý : - Lên xe bên trái quan sát phía trước , phía sau , bên trái trước khi lên xe . Ngồi phía sau người điều khiển xe . Bám chặt vào eo người lá hoặc vào yên xe . Không bỏ hai tay không đung đưa chân . Khi xe dừng hẳn mới được xuống .
3.Củng cố –Dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên .
- Quan sát tranh trả lời về mỗi hành vi trong tranh như thế là đúng hay sai .
- Lên bên trái vì thuận chiều với người đi xe 
- Ta phải ngồi phía sau vì ngồi trước sẽ làm khuất tầm nhìn của người lái xe .
- Bám chặt vào người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe . Không bỏ hai tay ra , không đung đưa hai chân , khi xe dừng hẳn mới xuống xe .
- Khi bị TNGT mũ sẽ bảo vệ đầu là nơi cơ quan quan trọng nhất của con người .
- Mặc áo quần gọn gàng mang giày dép phải có quai hậu để không bị rơi .
- Hai em nhắc lại .
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 
THỨ 5:
Ngày soạn: .................................
Ngày dạy: ................................... 
Tiết 1: Tập viết Chữ hoa K
A/ Mục đích yêu cầu : - Nắm về cách viết chữ K hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ .Biết viết cụm từ ứng 
dụng Kề vai sát cánh cỡ chữ nhỏ đúng kiểu chữ , cỡ chữ đều nét , đúng khoảng cách các chữ .
B/ Chuẩn bị : * Mẫu chữ hoa K đặt trong khung chữ , cụm từ ứng dụng . Vở tập viết
C/ Lên lớp :	
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3'
1'
15'
15'
5'
1'
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ I và từ Ích nước lợi nhà .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập viết chữ hoa Kvà một số từ ứng dụng có chữ hoa K.
 b)Hướng dẫn viết chữ hoa :
*Quan sát số nét quy trình viết chữ K:
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
- Chữ hoa Kgồm mấy nét ? 
-Chỉ nét 1 và hỏi học sinh : -Nét 1 và 2 là sự kết hợp giữa nét nào với nét nào?Giống chữ nào đã học ?
- Nét thứ 3 gồm những nét cơ bản nào nối với nhau?
-Chữ Kcao mấy đơn vị chữ ?
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ Kcho học sinh 
- Nét 1 và 2 viết giống chữ I.
- Nét 3 đặt bút ở dưới đường kẻ ngang số 5 và đường kẻ dọc số 5 .viết nét xuôi trái , đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo thành nét xoắn nhỏ nằm giữa đường kẻ 3 . Sau đó viết tiếp nét móc ngược phải , điểm dừng bút ở điểm giao của đường ngang 2 và đường dọc 6 .
- Viết lại qui trình viết lần 2 .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa Kvào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
* / Quan sát , nhận xét :
- Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ ?
- Những chữ nào có độ cao bằng chữ K?
-Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu ? 
- Nêu cách viết nét nối từ K sang c ?
*/ Viết bảng : - Yêu cầu viết chữ Ivào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
*) Hướng dẫn viết vào vở :
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
 d/ Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5 - 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 
 1' Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu .
- 2 em viết chữ I.
- Hai em viết từ “Ích “
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
-Lớp theo dõi giới thiệu 
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Học sinh quan sát .
- Chữ Kgồm 3 nét, nét 1 gồm nét cong trái và nét lượn ngang , nét 2 là nét móc ngược phải như viết chữ I. 
-Cao 5 ô li rộng 5 ô li .
- Quan

Tài liệu đính kèm:

  • docTHÖÙ 2.doc