Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thúy

KHOA HỌC (tiết 11)

DÙNG THUỐC AN TOÀN \

I.MỤC TIÊU

Giúp hs :- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn :

 + Xác định được khi nào nên dùng thuốc.

+Nêu những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

II.ĐỒ DÙNG : một số loại thuốc thông thường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG

1. Hoạt động 1: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên thuốc, trường hợp cần sử dụng thuốc.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

? Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào.

- HS lên bảng và vừa hỏi vừa trả lời.

- GV nx, chốt ý.

2. Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong sách giáo khoa.

- HS làm việc cá nhân làm bài tập trang 24.

- HSchữa bài, GV chỉ định 1 số HS nêu kết quả.

- GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động 3. Trò chơi:“Ai nhanh, ai đúng.’’

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách chơi.

- Cả lớp cử ra2, 3 h làm trọng tài. các bạn này có nhiệm vụ quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và giơ đúng đáp án.

- HS tiến hành chơi, GV nx, chốt ý.

*4. Củng cố, dặn dò. HS trả lời 4 câu hỏi trong mục thực hành.

- Dặn dò. về nhà xem lại bài. 1. Dùng thuốc khi nào?

- Khi thực sự cần thiết.

- Khi biết chắc cách dùng, liều lượng dùng.

- Khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc.

2. Chú ý khi dùng thuốc và mua thuốc.

- Tuân theo sự chỉ định của bác sỹ.

- Phải biết tất cả các rủi ro khi dùng thuốc đó.

- Phải ngừng dùng thuốc khi bệnh không giảm.

- Khi mua thuốc phải đọc kĩ thông tin ghi trên vỏ hộp.

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ đã học.
1 -> 2 lần
- Nhận xét ghi kết quả mức độ hoàn thành động tác cho HS
B- Phần cơ bản
25-27’
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 1- Ôn luyện kĩ thuật động tác: 
* Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng .(ngang, dọc),
 * Điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
* Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Toàn lớp tập luyện kĩ thuật động tác 
-Từng hàng tập động tác theo nhóm.
- Từng em tập cá nhân các kĩ thuật động tác. 
15-18’
 5-> 6 lần
3 -> 4 lần
1 -> 2 lần
- GV hô hiệu lệnh cho HS tập. Kết hợp quan sát và giúp HS sửa sai từng kĩ thuật động tác, khi các em tập chưa chuẩn động tác.
 €€€€€ 
 €€€€€
GV €€€€€
€ €€€€€
 vòng phải,vòng trái 
II- Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
7-9’
1 lần
- GV hướng dẫn cách thức và qui luật chơi để HS nắm và biết cách chơi 
C- Kết thúc:
3-5’
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
Củng cố: Hôm nay các em vừa được ôn nội dung gì? (Đội hình đội ngũ). 
Nhận xét và dặn dò
 Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần./.
6 -> 8 lần
1 -> 2 lần
-GV cho HS thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực. 
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện. 
-Nhận xét và giao bài cho HS về tập luyện ở nhà.
 €€€€€
 €€€€€
€€€€€
 €€€€€ 
 €GV
ĐỊA LÍ ( tiết 6)
ĐẤT VÀ RỪNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết được các loại đất chính ở nước ta:đất phù savà đất phe-ra-lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất của đất phù sa và đất phe-ra-lít.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới , rừng ngập mặn trên bản đồ ( lược đồ).
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ. 
II. ĐỒ DÙNG: Lược đồ, bản đồ phân bố đất và rừng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Bài cũ.(3p) Nêu vai trò của biển. GV nx, ghi điểm.
2. Bài mới. ( 32p) a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
* HĐ1:Tìm hiểu đất ở nước ta (15p)
 HS làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk và hoàn thành bài tập sau:
?Kể tên và chỉ vùng phân bố 2loại đất chính ở nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-HS làm bài tập trong vở bài tập.
-Đại diện 1 số HS trình bày kq làm việc trước lớp.
-Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vùng phân bố 2 loại đất chính ở nước ta.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
*GV nhận xét chốt ý:
? Nêu 1 số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
-HS đọc kết luận đặc điểm đất ở Việt Nam.
*HĐ2: Tìm hiểu rừng ở nước ta (17p)
( làm việc theo nhóm 6 )
-GV yc HS quan sát các hình 1,2,3.đọc sgk và hoàn thành bài tập 
? Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
-HS hoàn thành bài tập phần 2 VBT.
+Đại diện nhóm báo cáo k ết quả.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ phân bố rừng.
- HS nêu kết luận SGK.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
? Vai trò của rừng đối với đời sống con người.
- HS trình bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam.
?Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân phải làm gì.
Địa phương em đã làm gì đẻ bảo vệ rừng?
- GV nhận xét và chốt ý, liên hệ thực tế.
3. Củng cố, dặn dò: (2p)
- HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
1. Đất ở nước ta:
- Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đắt fe-ra-lit màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.
- Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp , rất màu mỡ ; phân bố ở đồng bằng .
- Đất phe-ra-lít : có màu đỏ hoặc đỏ vàng , thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi. 
2. Rừng ở nước ta.
- Nước ta có nhiều loại rừng, đáng chú ý là rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn. rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển.
- Chúng ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng.
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 11)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của bài tập 1, bài tập 2. 
- Biết đặt câu với một từ theo yêu cầu của bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng nhóm (THDC 2001)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ(3p) 
- HS nêu ví dụ về từ đồng âm, cho ví dụ minh hoạ.
2. Dạy bài mới. (35p)
a. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- HS làm bài, đại diện 2 -3 cặp thi làm bài.
- GVnhận xét, giải nghĩa 1 số từ khó.
Bài 2. Tiến hành tương tự.
Bài 3.HS đọc yêu cầu của bài.
GV : Với những từ ở bài tập 1, HS có thể đặt 1 trong các câu sau, mỗi em đặt ít nhất 2 câu, 1 câu với 1 từ ở bài tập 1, 1 câu với 1 từ ở bài tập 2.
-HS viết vào vở, đọc các câu mình vừa viết.
3. Củng cố, dặn dò.(2’) 
GV nhận xét giờ, tuyên dương nhóm làm tốt.
- Dặn dò. hs yếu làm lại bài tập 4.
Bài tập 1.Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành 2 nhóm.
a. Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b. Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài tập 2.
a. Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b. Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài 3. Đặt câu.
LỊCH SỬ (tiết 6)
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết ngày 5-6- 1911 tại bến nhà Rồng ( thành phố Hồ Chí Minh ), với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành(tên của Bác Hồ lúc đó ) ra đi tìm đường cứu nước. 
- HS khá giỏi : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .
II. ĐỒ DÙNG: Tranh bến Nhà Rồng, tàu La-tu- sơ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Giới thiệu bài ( 3p)
 Phổ biến mục tiêu, nhiệm vụ bài học.
- GV giới thiệu bài, dẫn dắt HS hiểu vì sao Bác Hồ quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- GV phổ biến nhiệm vụ cho HS .
2.Hoạt động 1. Tìm hiểu về gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành. (15p) `
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
? Nguyễn Tất Thành sinh ngày tháng năm nào, ở đâu?
? Gia đình ông có gì đặc biệt.
? Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã bộc lộ là người như thế nào.
? Trước tình hình đất nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định làm gì.
- HS nêu kết quả, GV nhận xét, chốt ý.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu mục đích của chuyến đi, con đường đi.(20p)
- HS thảo luận nhóm 4.
? Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì.
? Theo Nguyễn Tất Thành làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài.
- HS báo cáo kết quả thảo luận. GVnx, chốt ý.
4. Hoạt động 4. Làm việc cả lớp.
- GV cho HS xác định vị trí TP Hồ Chí Minh trên bản đồ. kết hợp với ảnh bến cảng Nhà R ồng đầu thế kỉ XX, GV trình bày sự kiện ngày 5 – 6- 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
? Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử.
5. Củng cố, dặn dò. – HS nêu lại nd bài.
? Thông qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
? Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào?.
- GVnx, chốt ý.
1. Gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành.
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890.
- Quê: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Tất Thành sớm hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, sớm có ý chí đánh đuổi thực dân.
2. Mục đích của chuyến đi, con đường đi của Nguyễn Tất Thành.
- Tìm con đường cứu nước mới.
- 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước .
ÂM NHẠC
Đ/C Hương dạy
TOÁN (tiết 27 )
HÉC- TA
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp hs biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc –ta. quan hệ giữa héc- ta và mét- vuông. 
-Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng giải các bài toán có liên quan
II. ĐỒ DÙNG 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- HS chữa bài 4. Nêu mối quan hệ giữa cm2 và m2. 
2. Bài mới: 
a. Hoạt động 1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta.(10p)
- GV giới thiệu : Thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng, người ta dùng đơn vị đo diện tích héc-ta.
- ? Nêu mối quan hệ giữa ha và m2.
- HS nhắc lại . 
b. Hoạt động 2. Thực hành(25p)
Bài 1. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: Cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Bài 2. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: Cách đổi đơn vị đo .
Bài 3. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: Cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Bài 4. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: Cách đổi đơn vị đo từ ha sang m2.
3. Củng cố, dặn dò: HS nêu mối quan hệ giữa ha và m2.
- Dặn dò : HS yếu làm lại bài tập 1, 3. 
1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta.
- 1 ha = 1 hm2.
1ha = 10 000 m2.
2. Thực hành.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2:
22 200 ha = 222 km2.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
Bài 4:
Đổi 12 ha = 120 000m2.
Diện tích mảnh đất để xây toà nhà đó là:
120000:40=30000(m2)
Đáp số :30 000 m2.
KỂ CHUYỆN (tiết 6)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh;
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG: Các câu chuyên theo chủ đề 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ : ( 4p) Kể lại một câu chuyện em đã nghe đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
 2. Bài mới. (35p)
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn HS tiếp tục kể chuyện.
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học.
- 1HS đọc đề bài, GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- GV nhắc nhở HS cách chọn chuyện.
- 1 số HS nêu câu chuyện mình sẽ kể.
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện 
+ HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể chuyện nhóm đôi, lưu ý trao đổi nội dung chuyện. 
- Các câu chuyện dài chỉ kể 1, 2 đoạn.
+ HS thi kể chuyện trước lớp.
- Cách tiến hành như các tiết trước.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: học bài, cbbs.
1. Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
2. Gợi ý.
- Nội dung: Những câu chuyện chống chiến tranh xâm lược, về ước vọng hoà bình, về cuộc sống yên vui, ước vọng trong hoà bình.
- Cách kể chuyện.
Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2016
TOÁN (tiết 28)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học . Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích .
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích .
II. ĐỒ DÙNG 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ. (3p)
- HS chữa bài 3, GV nx, ghi điểm.
2. Bài mới ( 35p)
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Nội dung bài.
Bài 1. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: Cách đổi đơn vị đo từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
- Rèn cách viết số đo diện tích có 1 hoặc 2 đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số.
Bài 2. HS đọc yêu cầu và làm bài.
- HStự kiểm tra chéo lẫn nhau.
 * Củng cố: cách đổi đơn vị đo .
Bài 3. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: cách tính diện tích.
Bài 4. HS đọc yêu cầu và làm bài.
* Củng cố: cách đổi đơn vị đo từ ha sang m2.
3. Củng cố, dặn dò: HS nêu mối quan hệ giữa ha và m2.
- Dặn dò : HS yếu làm lại bài tập 1, 3. 
Bài 1. (a,b )Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là mét vuông.
Bài 2. >, <, =.
Bài 3.
Bài 4.(dành cho hs khá giỏi)
Chiều rộng khu đất là.
200 x = 150 ( m )
Diện tích khu đất là.
200 x 150 =30 000(m2)
Đổi 30 000 m2= 3 ha.
Đáp số: 30 000 m2
 3 ha.
TẬP ĐỌC (tiết 12)
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU: 
- HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài.
- Biết đọc với giọng phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học sâu sắc.
II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ (THDC 2003) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
HS đọc thuộc lòng 2, 3 khổ thơ trong bài đã học. GV nx, ghi điểm.
2. Bài mới. a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc (11p)
. 1HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài lần 1. lưu ý cách ngắt câu.
-HS đọc nối đoạn toàn bài lần 2, kết hợp giải nghĩa các từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp, 1, 2 h đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm lần 1.
*HĐ2: Tìm hiểu bài(11p)
- HS đọc thầm đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi và trao đổi.
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
? Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ, tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
? Vì sao tên sĩ quan đức có thái độ bực tức với ông cụ người pháp.
? Nhà văn đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào.
- HS báo cáo, GV nx, chốt ý.
- ? Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì.
-HS phát biểu ý kiến. GV nx, chốt ý.
? Nội dung bài nói gì.
HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm(12p)
- HS đọc từng đoạn – Nêu cách đọc, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn3.
-HS luyện đọc – HS thi đọc diễn cảm trước lớp – Bình chọn HS đọc hay.
3.Củng cố, dặn dò: (1p)GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ghi nhớ các thông tin em biết được qua bài văn.
I. Luyện đọc.
- Từ khó:
Si-le, Pa-ri, Hít-le.
2. Nội dung bài.
a. Thái độ của tên phát xít.
- Bước vào toa tàu, giơ thẳng tay và hô to: Hít-le muôn năm.
b. Thái độ của ông cụ người Pháp.
- Ngẩng đầu, lạnh lùng, đáp lại bằng tiếng Pháp.
3.Ý nghĩa: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
TẬP LÀM VĂN (tiết 11)
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết , trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng . 
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ (THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ. (4p)
- GV kiểm tra vở của 1 số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà.
2. Bài mới. (35p)
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. HS đọc bài “ Thần chết.’’trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV giới thiệu : tranh ảnh về thảm hoạ mà chất độc màu da cam gây ra.
- HS trả lời, GVnx, chốt ý.
Bài 2. – HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và nêu những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
- HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và gv nx. đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng tạo không. ? Lý do nguyện vọng có rõ ràng không.
- GV chấm 1 số đơn, nx về khả năng viết đơn của HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nx tiết học. khen ngợi những hs viết đơn đúng thể thức.
- Dặn dò. về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kq quan sát để chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Bài 2. Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
KĨ THUẬT(Tiết 6)
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. 
 - Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản thông thường phù hợp với gia đình. Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh, ảnh 1 số loại thực phẩm thông thường. Rau xanh, củ cải, dao thái, dao gọt, phiếu đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (Ổn định tổ chức)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình?
- Khi sử dụng các dụng cụ đó ta phải làm gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Học sinh xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh đọc Sgk.
- Nêu 1 số công việc cần thực hiện khi nấu ăn?
- Gv nói: trước khi nấu ăn ta cần phải chọn một số thực phẩm tươi, ngon sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: H sinh biết tìm hiểu cách thực hiện 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn.
Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh đọc mục I Sgk để tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
- Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người.
- Dựa vào hình 1, kể tên loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính?
- Hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm mà em biết?
-Nêu ví dụ về cách sơ chế 1 loại rau mà em biết?
- Theo em khi làm cá cần bỏ những phần nào?
- Hãy nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
Gv chốt ý: Muốn có bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập vào phiếu trắc nghiệm.
- Gọi hs lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu.
- Gv nhận xét đánh giá.
4. Củng cố và dặn dò:
Về nhà giúp gia đình nấu ăn.Chuẩn bị: Nấu cơm.
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh nêu.Rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá  được gọi chung là thực phẩm.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Cá, rau, canh 
- Học sinh đại diện các nhóm nêu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Em đánh dấu X vào £ ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình.
- Rau tươi có nhiều lá sâu.
- Cá tươi (còn sống) X
- Tôm tươi X
- Thịt ươn 
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2016
TOÁN (tiết 29 )
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích .
II. ĐỒ DÙNG
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ.(3p)
- HS chữa bài 4.GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.(35p)
 a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1. Cho HS làm bài, rồi chữa bài.
- * Củng cố. cách tính diện tích căn phòng, đổi m2 ra cm2.
Bài 2. HS tự tìm hiểu bài toán rồi làm bài lần lượt theo các phần a, b.
- HSnêu cách làm, GVchốt ý.
Bài 3. HS tự đọc yêu cầu của bài và làm bài.
* Củng cố: Tỉ lệ bản đồ.chú ý: củng có thể tính diện tích mảnh đất theo đơn vị đo cm2 sau đó đổi ra m2.
Bài 4. HS tính diện tích miếng bìa. sau đó lựa chọn câu trả lời đúng. lưu ý: có các cách khác nhau để tính diện tích miếng bìa.
*3. Củng cố: (2p) HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Dặn dò: học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1.Diện tích căn phòng là.
9 x 6 = 54 ( m2 )
Diện tích 1 viên gạch là.
30 x 30 = 900 ( cm2 )
54 m2 = 540 000 cm2.
Số viên gạch cần để lát kín căn phòng là.
540 000 :900= 600(viên)
Đáp số: 600 viên gạch.
Bài 2.
Bài 3, 4- HS khá giỏi
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( tiết 12)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và câu đố (bt3,4 )
II. ĐỒ DÙNG:bảng nhóm (THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- GVkiểm tra 2, 3 hs đọc lại bài tập 1,2- nhận xét.
2. Bài mới (35p)
Bài 3.
HS đọc yêu cầu của đề bài-
HS thảo luận làm bài theo nhóm 4- 
 Đọc bài làm – nhận xét.
Bài 4. HS thi giải đố nhanh. GV nx.
3. Củng cố, dặn dò.(2p)
 - HSnêu hiểu biết về từ đồng âm.
- GV nx tiết học.
Bài 3. Đọc mẩu chuyện vui.
Bài 4. Đố vui.
TIN HỌC 
Đ/C Hạnh dạy
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. - TRÒ CHƠI: “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I- MỤC TIÊU:
	- TĐ: Cùng phối hợp tập luyện, tham gia trò chơi tích cực.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc), 
- Thực hiện đúng cách điểm số , dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II- ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
	- Địa điểm: Sân trường sạch và mát
	- Phương tiện: Còi, bóng đồ vật 
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A- Mở đầu: 
* Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em ôn luyện về Đội hình đội ngũ đã học. Chơi trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
5-7’
- Nghe HS báo cáo và phổ biến nhiệm vụ giáo án 
€€€€€
€€€€€
€€€€€
€€€€€ 
 €GV
* Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập
6 -> 8 lần
- Cho HS khởi động nhanh, gọn và trật tự
€€€€€
 €€€€€
€€€€€
 €€€€€ 
 €GV
* Kiểm tra bài cũ: 
Gọi vài HS tập lại kĩ thuật đội hình đội ngũ đã học.
1 -> 2 lần
- Nhận xét ghi kết quả mức độ hoàn thành động tác cho HS
B- Phần cơ bản
25-27’
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
 1- Ôn luyện kĩ thuật động tác: 
* Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng .(ngang, dọc),
 * Điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
* Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Toàn lớp tập luyện kĩ thuật động tác 
-Từng hàng tập động tác theo nhóm.
- Từng em tập cá nhân các kĩ thuật động tác. 
15-18’
 5-> 6 lần
3 -> 4 lần
1 -> 2 lần
- GV hô hiệu lệnh cho HS tập. Kết hợp quan sát và giúp HS sửa sai từng kĩ thuật động tác, khi các em tập chưa chuẩn động tác.
 €€€€€ 
 €€€€€
GV €€€€€
€ €€€€€
 vòng phải,vòng trái 
II- Trò chơi:“Nhảy đúng, nhảy nhanh”
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
7-9’
1 lần
- GV hướng dẫn cách thức và qui luật chơi để HS nắm và biết cách chơi 
C- Kết thúc:
3-5’
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
Củng cố: Hôm nay các em vừa được ôn nội dung gì? (Đội hình đội ngũ). 
-Nhận xét và dặn dò: Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần./.
6 -> 8 lần
1 -> 2 lần
-GV cho HS thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực. 
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa được ôn luyện. 
-Nhận xét 
 €€€€€
 €€€€€
€€€€€
 €€€€€ 
 €GV
CHÍNH TẢ ( tiết 6)
Nhớ viết : Ê-MI-LI,CON
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ tự do. .
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa,uơ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của bt2; tìm được tiếng chứa ưa,uơ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ , tục ngữ ở bt3.(HS khá giỏi làm đầy đủ bt3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.) 
II. ĐỒ DÙNG 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_6.doc