Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền

*TIẾT1: KỂ CHUYỆN

NGƯỜI MẸ HIỀN

I. Mục đích yêu cầu:

- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện Người mẹ hiền.

- HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện ( BT2)

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện sgk - HĐ2.

III. HĐ dạy học:

A. Bài cũ: 3 HS kể nối tiếp câu chuyện: Người thầy cũ.

B. Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng

 HĐ2: Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện Người mẹ hiền

- HS đọc yêu cầu 1.

- HS quan sát tranh, đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ nội dung từng đoạn câu chuỵên.

- GV HD HS kể mẫu trước lớp đoạn 1 dựa vào tranh 1.

- 2 HS kể lại đoạn 1.

- HS tập kể đoạn 2, 3, 4 dựa theo từng tranh.

 HĐ3: Dựng lại câu chuyện theo vai.

- HS đọc y/c 2.

- HD HS kể theo vai.

- Nhóm 5 HS khá- giỏi phân vai, tập dựng lại câu chuyện.

- Các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp, Cả lớp và GV nhận xét, chọn nhóm và cá nhân kể tốt.

 HĐ4: Củng cố, dặn dò:

- Tóm tắt nội dung chính.

- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

 

doc 28 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học:	Tranh minh họa sgk-HĐ1; Bảng phụ viết câu văn HD HS đọc- HĐ2.
III. hđ dạy học:
a. bài cũ:	HS đọc bài “ Bím tóc đuôi sam”
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1 , 1HS khá đọc bài.
- GV HD phát âm các từ, tiếng khó đọc: trở lại lớp, nặng trĩu nỗi buồn
- HS đọc tiếp nối từng câu
- HD HS luyện đọc câu dài
- HS đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu phần chú giải.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: GV chia làm 3 đoạn(Đoạn 1: từ đầu đến vuốt ve. Đoạn 2: Từ nhớ bà đến chưa làm bài tập. Đoạn 3: Còn lại)
- Các nhóm thi đọc. Nhận xét, chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
	HĐ3: Tìm hiểu bài
- GV HD HS đọc từng đoạn rồi trả lời câu hỏi sgk
- Nêu nội dung bài: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.
	HĐ3: Luyện đọc lại
- HD HS luỵên đọc phân vai.
- HS thi đọc lại truyện theo phân vai
	HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
 _________________________________________________
*Tiết3:	 toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 6,7,8,9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận dạng hình tam giác.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,4,5(a) trong VBT
ii. hđ dạy học:
A. Củng cố về thực hiện phép cộng trong phạm vi 100: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 46 + 26; 36 + 18
B. Luyện tập:
	HĐ1: Giới thiệu bài
- GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,4,5(a) trong VBT.
- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài:
	HĐ2:Củng cố các bảng cộng đã học
Bài1: HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào VBT.
- Một số HS đọc kết quả và nêu cách tính.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- Một số HS đọc thuộc các bảng 6,7,8,9 cộng với một số.
	HĐ3: Củng cố kĩ năng cộng có nhớ trong phạm vi 100
Bài2: HS đọc yêu cầu bài, GV HD HS nêu cách làm.
- HS dựa vào tính viết để ghi kết quả tính tổng vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm.
* Củng cố về tính tổng hai số hạng đã biết trong phạm vi 100 ( có nhớ)
	HĐ4: Củng cố giải bài toán về nhiều hơn
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhìn tóm tắt tự đặt đề toán.
- HS tự giải vào VBT, 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Củng cố giải bài toán về nhiều hơn.
	HĐ5: Củng cố về nhận dạng hình tam giác
Bài 5a: HS nêu yêu cầu của bài trong sgk.
- GV gợi ý: nên đánh số thứ tự vào hình vẽ rồi đếm số hình tam giác.
- GV vẽ hình lên bảng, 1 HS lên bảng chỉ các hình đếm được.
	HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
 _____________________________________________
 *Tiết4:	 chính tả
 tuần 8 - Tiết 1 
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.
- Làm được bài tập 2, 3a.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ- HĐ2 và HĐ4.
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: HS viết: nguy hiểm, lũy tre.
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: Tập chép: Người mẹ hiền
- GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS hiểu nội dung bài viết.
- HD viết chữ khó: xoa đầu, nghiêm giọng.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
	HĐ3: Chấm, chữa bài
- HS tự soát lỗi
- GV chấm một số bài và nhận xét
	HĐ4: HD làm bài tập
- HD HS làm bài 1 và 2a trong VBT
- HD HS nhận xét bài và sửa chữa.
- Cho HS đọc lại kết quả đúng.
* Củng cố viết r/d/gi
	HĐ5: Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà luyện viết lại bài chính tả.
 ________________________________________________________________ 
 Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
*Tiết1:	luyện từ và câu	
Tuần 8
I. Mục đích yêu cầu:	
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu ( BT1, 2)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3)
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ - HĐ2.
iii. hđ dạy học:
A. Bài cũ: HS điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống: 
	- Tổ trực nhật.....lớp
	- Bạn Hạnh...... truyện.
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Từ chỉ hoạt động, trạng thái
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc câu a, nói tên con vật trong câu rồi tìm từ chỉ hoạt động của con vật đó.
- HS tự làm câu b, c rồi nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- Một số HS đọc lại lời giải đúng.
Bài2: HS nêu yêu cầu của bài, GV treo bảng phụ.
- HS điền từ chỉ hoạt động vào chỗ chấm. Nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao.
* Củng cố từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật.
	HĐ3: Dấu phẩy
Bài3: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc câu mẫu.
- HS tự làm vào VBT, 2 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
- Cả lớp và GV nhận xét
* Củng cố cách đặt dấu phẩy thích hợp.
	HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
Tiết2:	 chính tả
 tuần 8 - tiết 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm đựơc các BT2, 3a.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ- HĐ4.
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: Cho HS làm lại bài 3a tiết trước.
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: HD nghe - viết
- GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS hiểu nội dung bài viết.
- HD HS nhận xét: Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
Khi viết xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?
- HD viết chữ khó: trìu mến, buồn bã.
- GV đọc chính tả, HS nghe- viết bài vào vở.
	HĐ3: Chấm, chữa bài
- HS tự soát lỗi
- GV chấm một số bài và nhận xét
	HĐ4: HD làm bài tập
 Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm VBT
- Chia 3 tổ cho HS thi tiếp sức.
Bài 2: HS đọc yêu cầu
- HS tự làm vào VBT, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV HD HS chữa bài trên bảng.
- HS đọc bài sau khi đã chữa đúng; lưu ý HS phát âm tiếng có uôn/uông
	HĐ5: Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS viết lại bài ở nhà.
__________________________________________________________________
*Tiết 3:	toán
Bảng cộng
I. Mục tiêu:	
- Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2(3 phép tính đầu), bài 3 trong VBT
ii. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - HĐ3
iii. hđ dạy học:
A. Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 100: HS làm bài 2 sgk (trang 37).
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Lập bảng cộng
- HS nêu lần lượt kết quả các phép tính.
- GV ghi bảng lập thành bảng cộng như sgk.
- HD HS học thuộc bảng cộng.
	HĐ3: Thực hành
- GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2(3 phép tính đầu), bài 3 trong VBT.
- HS tự làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự ghi kết quả, dựa vào bảng cộng.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
- GV gợi ý để HS nhận xét được: 9 + 2 = 2 + 9.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm vào VBT, 3 HS lên bảng làm.
* Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu đề, tóm tắt lên bảng.
- HS tự giải vào VBT, 1 HS lên bảng trình bày.
- HD HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Củng cố giải bài toán về nhiều hơn.
 HĐ nối tiếp: 
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà 
 _________________________________________________
*Tiết 4: Luyện toán: 36+15
I/ Mục tiêu : 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 ( Cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng 6 + 5; 26 + 5.
- Rèn kỹ năng công qua 10 .
II/ Cách tiến hành: GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,3 trong SGK
1. BT1 ( trang 36 SGK) Tổ chức trò chơi "Đố bạn" 
- Củng cố về bảng cộng 6 cộng với 1 số.
2. BT2 : (trang 36) HS tự làm vào vở .
- Gọi HS lên chữa bài - HS nêu cách làm.
- Củng cố cho HS cách cộng có nhớ.
3. HS giải vào vở bt3.
- Củng cố cách giải toán về nhiều hơn.
III/ Nhận xét tiết học , dặn HS chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________________ 
 Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2016
*Tiết1:	tập làm văn
Tuần 8 (GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu:	
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1)
- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo) lớp 1 của em ( BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo (cô giáo) lớp 1 ( BT3). 
- GD kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực.
ii. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - HĐ2
iii. hđ dạy học:
A. Bài cũ:	Một HS đọc thời khóa biểu ngày mai rồi trả lời: Ngày mai có mấy tiết? Em cần mang những quyển sách gì?
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS đọc tình huống a.
- Y/c HS suy nghĩ và một số HS nói lời mời phù hợp với tình huống a
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hành theo các tình huống b và c. Qua đó GD kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.
- Các nhóm HS thi nói theo từng tình huống b và c. Qua đó GD kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người nói đúng, thể hiện lịch sự.
*Củng cố nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
	HĐ3: Trả lời câu hỏi về thầy ( cô giáo) lớp 1
Bài2: HS nêu yêu cầu của bài.
- 1HS đọc 4 câu hỏi sgk.
- GV hỏi từng câu, HS trả lời. Cả lớp và GVnhận xét.
- HS trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét. Khuyến khích HS nói nhiều, chân thực về cô giáo. 
Bài3: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc nhở HS viết các câu trả lời bài 2 vào vở, chú ý viết liền mạch.
- HS viết bài vào VBT
- Một số HS đọc bài viết trước lớp. GV nhận xét . 
	HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phải chân thành và lịch sự.
--------------------------------------------------
*Tiết 2:Luyện Tiếng Việt : Ôn luyện từ và câu 
I/ Mục đích yêu cầu: 
1. HS xác định được từ chỉ hoạt động của người, vật , cây cối.
- Biết đặt câu có từ chỉ hoạt động.
2. Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm 1 chức vụ trong câu.
II/ Cách tiến hành:
1. HS xác định từ chỉ hoạt động ở các câu sau.
a) Em đang nhảy dây.
b) Đàn bò thung thăng gặm cỏ.
c) Tán lá cây rung lên trước gió.
d) Chúng em đang làm bài tập toán.
- HS thảo luận nhóm đôi .
- Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét .
KL: các từ : nhảy, gặm , rung, làm ở các câu trên là chỉ hoạt động của người ,vật, cây cối.
2. Tổ chức thi đặt câu có từ chỉ hoạt động
- Mỗi em đặt câu và cho biết từ chỉ hoạt động trong câu em vừa đặt.
3. HS làm BT 3 ( trang 37) vào vở ô li.
- Tổ chức trò chơi " Ai nhanh- Ai đúng" để chữa bài
- 2em lên thực hiệ trò chơi.
Lớp , GV nhận xét tuyên dương người thắng cuộc.
KL: Dấu phẩy dùng để ngăn cách các từ cùng làm 1 chức vụ trong câu.
GVnhận xét chung tiết học- Tuyên dương các em có tinh thần học tập tốt.
 ________________________________________________
*Tiết3:	 toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có một phép tính cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1,3,4 trong VBT
ii. hđ dạy học:
A. Củng cố bảng cộng: Một số HS đọc thuộc lòng bảng cộng.
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Luyện tập
- GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,3,4 trong VBT.
- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự tính rồi ghi kết quả vào VBT.
- HD HS chữa bài trong từng cột: 
* Củng cố cách tính nhẩm.
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài, khi chữa bài cho HS nêu cách thực hiện một số phép tính.
* Củng cố cộng có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu đề, tóm tắt lên bảng.
- HS tự giải vào VBT, 1 HS lên bảng trình bày.
- HD HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Củng cố giải bài toán có một phép tính cộng.
	HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4:SHTT : Sinh hoạt lớp
I- Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS nhận thấy được những hành vi của mình đã làm trong 1 tuần
- Biết cách khắc phục và sửa chữa những lỗi do mình đã làm và học tập những việc làm đúng của các bạn trong lớp.
II - Cách tiến hành:
1- Nhận xét các hoạt động trong tuần
- GV tổ chức cho hs nhận xét(theo tổ) các hoạt động trong tuần như: 
- Nền nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, múa hát thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp.
Về học tập: nêu những bạn học tốt, những bạn chưa chịu khó học tập.
- Về thực hiện các hoạt động khác như: Tham gia an toàn giao thông .
Tồn tại: Nêu một số khuyết điểm mà lớp còn mắc phải 
2- Bình xét xếp loại hs trong tuần
- HS bình xét theo nhóm
 + Các nhóm báo kết quả bình xét.
 + GV tổng kết : Nêu những mặt tốt hs đã làm được cần phát huy. Những tồn tại cần khắc phục trong tuần tới.
Biện pháp khắc phục.
3- Thông qua kế hoạch tuần sau.
- Khắc phục tồn tại của tuần qua.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của trường , của lớp.
________________________________________________________________
Buổi 2
*tiết1:	toán 
Phép cộng có tổng bằng 100
I. Mục tiêu:	
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết giải bài toán với một phép tính cộng có tổng bằng 100.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2,4 trong VBT
ii. hđ dạy học:
A. Củng cố phép cộng trong phạm vi 100:	2HS lên bảng đặt tính rồi tính: 
 36 + 24; 53 + 7
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Phép cộng có tổng bằng 100
- GV nêu bài toán để dẫn đến phép tính: 83 + 17 
- HS nêu cách đặt tính và cách tính, GV lưu ý HS cách viết kết quả.
	HĐ3: Thực hành
- GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,4 trong VBT
- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng.
- Chữa bài:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm vào VBT, 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét
- Một số HS nêu cách thực hiện.
* Củng cố phép cộng có tổng bằng 100.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD HS cách tính nhẩm: 80 + 20
- HS tự nhẩm rồi làm vào VBT.
- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
* Củng cố cộng nhẩm các số tròn chục
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- HD HS tìm hiểu đề, tóm tắt lên bảng.
- HS tự giải vào VBT, 1 HS lên bảng trình bày.
- HD HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Củng cố giải bài toán với một phép tính cộng có tổng bằng 100.
 	HĐ nối tiếp: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
 ____________________________________________________
*Tiết 2:Luyện toán : Luyện tiết 40 (Thứ 6)
I/Mục tiêu : 
- Tự thực hiện được phép cộng( Cộng nhẩm hoặc viết ) có nhớ tổng là 100
- Vận dụng phép cộng có tổng là 100 trong phép tính và giải 
II/Cách tiến hành:
1. HS làm bảng con.
 99 + 1 73 + 27 54 + 46 39 + 61
- HS đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính và tính
- GV: củng cố cho HS cách đặt tính và tính phép cộng có tổng bằng 100.
3. HS làm vở ô li:
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
a) Lan : 46 điểm mười b) Mai : 62 que tính
 Hạnh : 54 điểm mười Hoa : 38 que tính
 Cả hai bạn có : ... điểm mười? Hoa và Mai có : ... que tính?
- HS tự làm vào vở - 2 em lên chữa bài.
KL: Củng cố giải toán cho HS dạng phép cộng có tổng bằng 100.
* GV nhận xét chung tiết học.
 ___________________________________________________
*Tiết 3:Luyện tự nhiên xã hội : Luyện tập tiết 8
I/ Mục đích yêu cầu: 
HS hiểu được như thế nào là ăn uống sạch sẽ và chưa sạch sẽ. 
Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
II/ Cách tiến hành :
1. Tổ chức cho HS thảo luận về ăn uống sạch sẽ và chưa sạch sẽ.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp, GV nhận xét.
GV chốt : - Cần phải rửa sạch trước khi nấu, thức ăn phải được nấu chín, thức ăn nấu xong chưa ăn phải đậy cẩn thận , các loại rau sống cần phải rửa sạch và ngâm nước muối. Nước uống phải được đun sôi và lọc cẩn thận.
 - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. HS làm việc cá nhân:
- Nêu được ăn uống sạch sẽ có lợi cho sức khoẻ như thế nào và tác hại của việc ăn uống không sạch sẽ.
- HS thảo luận cả lớp.
- KL: ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
- GV nhận xét chung tiết học và dặn HS nhớ thực hiện việc ăn uống sạch sẽ.
 _______________________________________________ 
*Tiết 4:Đạo đức (tiết 8) Chăm làm việc nhà
I/Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh : 
- Hs tự giác tham gia việc ở nhà cho phù hợp.
- Hs có thái độ không đồng tình với hành vi làm việc ở nhà.
II/ Tài liệu và phương tiện: Vở Đạo đức - Bảng ghi nội dung TL cho HĐ 3
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : HS nêu những việc cần phải làm để giúp đỡ bố mẹ 
B. Dạy - học bài mới :
1. Giới thiệu bài: trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Tự liên hệ.
a) MT: Giúp Hs nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc của bản thân 
b) CTH: - HS thảo luận nhóm 6. Kể cho nhau nghe về những việc bản thân đã làm để giúp gia đình.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp GV nhận xét.
3. Hoạt động 2 - đóng vai 
MT : Hs biết cách ứng sử trong các tình huống. 
CTH: Chia lớp làm 6 nhóm , 3 nhóm chuẩn bị 1 tình huống) 
Tình huống1: Hoà đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi . Hoà sẽ....
Tình huống2: Anh ( chị) của Hoà nhờ Hoà cuốc đất, gánh nước. Hoà sẽ...
+ Các nhóm Thảo luận chuẩn bị đóng vai , 2- 4 nhóm lên đóng vai trước lớp 
+ Thảo luận cả lớp. 
*Gv kết luận: - Th1: Hoà quét xong nhà rồi mới đi chơi.
 - Th2: Hoà cần chối và giải thích rõ: Em còn nhỏ chưa thể làm được việc đó 
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: nếu - thì
a. MT: Hs phải biết làm gì trong các tình huống để thực hiện trách nhiệm của mình với công việc.
b. CTH: Gv chia lớp làm 4 nhóm “chăm” ; 4 nhóm “ ngoan”.
2 nhóm 1 cặp đọc và trả lời các câu hỏi và tình huống. 
 Nếu mẹ đi làm về, tay xách túi nặng, thì ..
 Nếu em bé muốn uống nước, thì .
 Nếu nhà cửa bề bộn sau khi liên hoan,thì 
 Nếu anh ( chị ) của em quên không làm việc nhà đã giao, thì .
 Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm, thì 
 Nếu quần áo phơi ngoài sân đã khô, thì .
 Nếu bạn được phân công làm một việc gì quá sức của bạn, thì .
 Nếu bạn muốn tham gia làm một việc gì, ngoài việc bố mẹ đã phân công, thì Nhóm nào trả lời nhanh, đúng nhiều câu hỏi nhóm đó thắng - Gv nhận xét.
KL: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
C. Củng cố - dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học.
 _________________________________________________________
*Tiết 2:H.Đ ngoài giờ lên lớp: Kĩ năng sống:
 Chủ đề 1: Kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích(tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: - Dự đoán trước được những nguy hiểm có thể xảy ra trong các tình hướng cụ thể.
- Có kĩ năng phòng tránh được tai nạn, thương tích trong những tình huống cụ thể.
II.Đồ dùng dạy học: BT thực hành KNS.
III. HĐ dạy học:
*HĐ 1: HDHS quan sát tranh và làm BT:
Bài tập 1: a. HS nêu yêu cầu BT.
- GV HD cho HS quan sát tranh và nêu những điều có thể xảy ra trong từng tình huống.
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung. GV chốt ý kiến.
+ Tình huống 1: Bạn có thể bị ngã gãy tay, chân hoặc vỡ đầu...
+ Tình huống 2: Bạn có thể bị điện giật
+ Tình huống 3: Các bạn có thể bị chết đuối.
+ Tình huống 4: Các bạn có thể bị tai nạn giao thông.
HS nêu YC: một số em nêu lời khuyên trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung.
 Bài tập 2,3: Cách tiến hành tương tự như BT 1
*HĐ 2: Củng cố, dặn dò:
- Vì sao chúng ta cần phòng tránh tai nạn thương tích?
- Phòng tránh được tai nạn thương tích có ích lợi gì?
 ______________________________________________________
*Tiết 3:Luyện đạo đức: (tiết 8) Chăm làm việc nhà
I/Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh : 
- Hs tự giác tham gia việc ở nhà cho phù hợp.
- Hs có thái độ không đồng tình với hành vi làm việc ở nhà.
II/ Tài liệu và phương tiện: Vở Đạo đức - Bảng ghi nội dung TL cho HĐ 2
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : HS nêu những việc cần phải làm để giúp đỡ bố mẹ 
B. Luyện tập :
1. Hoạt động 1: Tự liên hệ.
a) MT: Giúp Hs nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc của bản thân 
b) CTH: - HS thảo luận nhóm 2. Kể cho nhau nghe về những việc bản thân đã làm để giúp gia đình.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi: nếu - thì
a. MT: Hs phải biết làm gì trong các tình huống để thực hiện trách nhiệm của mình với công việc.
b. CTH: Gv chia lớp làm 3 nhóm “chăm” ; 3 nhóm “ ngoan”.
2 nhóm 1 cặp đọc và trả lời các câu hỏi và tình huống. 
 Nếu mẹ đi làm về, nhễ nhại mồ hôi, thì ..
 Nếu em bé khóc, thì .
 Nếu nhà cửa bẩn,thì 
 Nếu anh ( chị ) của em quên không làm việc nhà mẹ đã dặn, thì .
 Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm, thì 
 Nếu trời mưa, có quần áo đang phơi ngoài sân, thì
 Nhóm nào trả lời nhanh, đúng nhiều câu hỏi nhóm đó thắng - Gv nhận xét.
KL: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
C. Củng cố - dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học.
 __________________________________________________________
Giáo dục ATGT
 Bài 4 : Đi bộ và an toàn qua đường
I/ Mục đích yêu cầu:
1- Kiến thức .
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.
- HS biết cách đi bộ biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản , không có vỉa hè , đường ngõ)
2- Kĩ năng.
- HS biết quan sát phía trước khi đi đường.
- HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
3- Thái độ .
- ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường.
- HS có thói quen quan sátt trên đường đi , chú y khi qua đường.
II/ Nội dung an toàn giao thông.
- Đi bộ và qua đường an toàn :
+ Trẻ em dưới 7 tuổi phải có người dắt tay khi đi đường.
+ Qua đường ở những nơi có vạch đi bộ qua đường và khi có tín hiệu vạch giao thông .
- Những nơi qua đường an toàn:
+ Nơi có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường.
Những nơi nguy hiểm :
+ Có xe ô tô đỗ , nơi đường cong có nhà che khuất , nơi đường dốc .
+ Nơi có đường giao nhau. 
III/ Chuẩn bị : GV: 5 tranh vẽ như trong SGK ; phiếu học tập ghi các tình huống ở hoạt động 3.
IV/ Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: GTB
Hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach tuan 8.doc