Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền

*TIẾT 1: TẬP ĐỌC:

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG.

I/Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

II/ Đồ dùng dạy học:

 GV :Tranh SGK. Tranh ảnh về cây đa. Bảng phụ

 HS : SGK.

III/ HĐ dạy học: Giới thiệu tranh cây đa.

A, Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 - 4 HS đọc bài “Những quả đào”

 - GV nêu câu hỏi HS trả lời củng cố nội dung bài.

B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.

HĐ1: Luyện đọc .

- Đọc mẫu lần 1.

- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng trước lớp.

- HD đọc đúng tiếng,từ: nặng nề, không xuể, rễ cây.

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn trước lớp.

- HD đọc đúng câu, từ.

- Từ chú giải SGK: 2- 3 HS đọc.

- HS tiếp nối nhau đoạn trong nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.

HĐ2: Tìm hiểu bài.

- HS đọc từng đoạn kết hợp trả lời các câu hỏi.

- HS - GV nhận xét bổ xung.

* Tóm tắt nội dung của bài và liên hệ: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

HĐ3: Luyện đọc lại.

- HS luyện đọc theo nhóm cùng trình độ.

- HS - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương 1 số HS đọc bài tốt.

Củng cố - dặn dò:

- Tóm tắt nội dung chính, nhận xét giờ học.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố - dặn dò: 
Tóm tắt nội dung chính, nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------------
*Tiết 2: Kể chuyện 
Những quả đào.
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu ( BT1)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt ( BT 2)
- Biết kể chuyện theo vai. Phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể với điệu bộ cử chỉ giọng điệu thích hợp. 
II/Đồ dùng dạy học: GV :Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ 
 HS : SGK
III/ HĐ dạy học :
A, Kiểm tra bài cũ: 2 - 3 HS kể chuyện: “Kho báu”
 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Kể chuyện từng đoạn theo gợi ý.
- HS nêu tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện.
- Hướng dẫn HS luyện kể từng đoạn dựa vào lời tóm tắt theo nhóm.
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau kể từng đoạn trước lớp.
- GV - HS nhận xét, sửa chữa.Khen những nhóm kể tốt.
HĐ2: Kể phân vai.
- HS phân vai tập kể chuyện theo nhóm.
- HD học sinh cách thể hiện điệu bộ, giọng nói của từng vai.
- Thi kể phân vai theo nhóm cùng trình độ trước lớp.
- HS - GV nhận xét, bổ xung.
- GV theo dõi giúp đỡ các em yếu để các em kể được chuyện.
- HS - GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất. 
Củng cố dặn dò: 
- Rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
- Tóm tắt nội dunh chính, nhận xét giờ học.
Tập kể chuyện cho người thân nghe.
 _________________________________________________
*Tiết 3: 	Toán: 
Các số có ba chữ số.
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học: GV : các tấm bìa
III/ HĐ dạy học: 
*HĐ 1:Củng cố đọc , viết các số từ 101 đến 200. 
- GV đọc cho HS viết các số: một trăm linh một, một trăm linh năm, một trăm linh tám
HĐ2: Các số có 3 chữ số.
- GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày bảng như SGK.
- Viết và đọc số: 234; 235; 
- GV đọc số yêu cầu HS lấy đồ dùng để được hình ảnh trực quan của số đã cho: 213; 312; 132; 407;
HĐ3: Thực hành.
GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,3 trong VBT.
GV theo dõi HS làm bài, giúp các em tự hoàn thành bài tập.
Chữa bài:
Bài 1. HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm miệng.
* Củng cố cách đọc số.
Bài 2: 1 em nêu y/c- GV HD bài mẫu
- HS tự làm bài , 3 HS kết hợp làm trên bảng lớp..
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố cách đọc số.
Bài 3: Hoạt động nhóm. Trò chơi tiếp sức.
- 2 nhóm mỗi nhóm 4 HS tham gia làm trên bảng.
- HD - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố cách đọc, viết các số có ba chữ số.
*HĐ nối tiếp:Củng cố dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung chính, nhận xét.
 _______________________________________________
*tiết 4:	 Đạo đức: 
Giúp đỡ người khuyết tật. (tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu : 
-HS nêu được một số việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân. Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
- GD kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II/ Đồ dùng DH: Tranh SGK. GV phiếu thảo luận nhóm HĐ1, 2. 
III/ HĐ dạy học :
A, Kiểm tra bài cũ: HS nêu các việc đã làm để giúp đỡ người khuyết tật.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Xử lý tình huống.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh thảo luận về những việc làm của các bạn trong tranh
- HS thảo luận nhóm 
- Một số HS đại diện trình bày trước lớp.
- GV- HS nhận xét và bổ xung.
HĐ2 : Làm việc theo nhóm đôi.
- HS nêu những việc làm có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. - GD kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
- Từng nhóm lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận. 
- HS - GV nhận xét, đánh giá và bổ sung.
Củng cố dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung chính, nhận xét, giao bài.
_____________________________________________________________
 BUổi 2
*Tiết 1:Luyện toán : Các số từ 111 đến 200
I. Mục tiêu: 
 - Biết các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, chục , các đơn vị.
 - Đọc viết thành thạo các số từ 111 đến 200.
 - So sánh được các số từ 111 đến 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 đến 200.
 II. Cách tiến hành: 
 1. Tổ chức cho hs đọc các số từ 111 đến 200 theo thứ tự tăng và giảm dần.
 - HS đọc đồng thanh , cá nhân.
 2. Hướng dẫn hs làm bài tập trong SGK trang 145 
 BT1: 
Hs tự làm vào vở .
GV gọi 1 số em nêu kết quả bài làm.
 - Lớp và gv nhận xét.
 BT2: - GV hướng dẫn xác định đề.
 - Tổ chức trò chơi " Tiếp sức "
 - Lớp nhận xét - GV chốt kết quả. 
 BT 3: - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh , ai đúng”
 - Gv nêu cách chơi luật chơi - HS thực hiện trò chơi
 - Lớp và gv nhận xét sửa sai - Tuyên dương bạn làm nhanh làm đúng .
* GV nhận xét chung tiết học. 
________________________________________________
*Tiết 2:Luyện đọc: Những quả đào
 I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, giữa các cụm từ. 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nội ý nghĩa truyện muốn nói: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu , đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
 II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài trong sách giáo khoa.
 III. Cách tiến hành: 
1. Luyện đọc:
 - Đọc từng đoạn trứơc lớp: HS đọc nối tiếp.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
 - Đọc phân vai: gv chia nhóm 5 - Các nhóm tự đọc phân vai 
 Gọi một số nhóm lên trình diễn. lớp gv nhận xét tuyên dương những bạn đọc hay, đọc tốt.
 2. Tìm hiểu bài.
 - HS trả lời các câu hỏi SGK.
 - HS nêu lại nội dung bài học.
 3. GV nhận xét giờ học.
 _______________________________________________ 
*Tiết 3:Luyện đạo đức: Giúp đỡ người khuyết tật.
I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cho HS hiểu:
 - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
 - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
 - HS có việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
 - HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II, Cách tiến hành:
 1. Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành :
 - HS thảo luận theo nhóm 4 nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung tranh luận.
 * GVKL: Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhău: đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, vui chơi cùng các bạn bị khuyết tật.
 2. Bày tỏ ý kiến:
 * Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
 * Cách tiến hành: 
GV lần lượt nêu từng ý kiến và y/c HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
Cả lớp thảo luận.
 * GVKL: ý kiến a, c, d là đúng: ý kiến b là sai.
 3. GV nhận xét chung giờ học.
__________________________________________________________
 Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
*Tiết 1: 	 Toán 
So sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu : Giúp học sinh : 
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận viết thứ tự các số (không quá 1000)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : các hình vuông to, các hình vuông nhỏ 
- Học sinh : VBT.
III.HĐ dạy học : 
*HĐ 1: Củng cố về đọc, viết các số có 3 chữ số - 3 hs lên bảng , giáo viên đọc cho các viết các số có 3 chữ số
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
HĐ2: Ôn lại cách đọc và viết số có 3 chữ số
- Giáo viên treo lên bảng các dãy số viết sẵn và cho học sinh đọc các số đó
- Học sinh các số đó vào bảng con theo lời đọc của giáo viên .
- Giáo viên kiểm tra và nhận xét
HĐ3 : So sánh các số
 - Giáo viên viết bảng 2 số yêu cầu học sinh so sánh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách so sánh
- Cho học sinh nhận xét các số và so sánh các số đó
HĐ4: Thực hành: - GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,3 trong VBT.
GV theo dõi HS làm bài, giúp các em tự hoàn thành bài tập.
Chữa bài:
Bài 1: - Học sinh làm bài vào VBT , 1 số học sinh lên bảng chữa bài.
- GVvà HS nhận xét.
- So sánh số có 3 chữ số với số có 3 chữ số
Bài 2: Giáo viên viết dãy số lên bảng cho hs lên bảng khoanh vào số lớn nhất.,bé nhất
GV và HS nhận xét .
Bài 3: - Cả lớp làm bài vào VBT, 4 học sinh lên bảng điền
- GV và HS nhận xét
 Củng cố thứ tự các số có ba chữ số
*HĐ nối tiếp: Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học .
 ________________________________________________
Tiết 2:Hoạt động N. G. L. L : Tìm hiểu môi trường trong khu vực trường
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
 - Tìm hiểu môi trường xung quanh khu vực trường.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh trường.
 - Biết chăm sóc cây xanh trong trường để bảo vệ môi trường.
 - Thêm yêu mái trường.
 II. Cách tiến hành: 
 - GV tổ chức cho HS tham quan khu vực xung quanh trường.
 - Gv tập hợp lớp nêu yêu cầu giờ học.
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát và thảo luận về : vệ sinh xung quanh khu vực trường, cây cối trồng xung quanh trường, vườn cây, vườn thuốc nam, các bồn hoa xung quanh trường...
 - GV dẫn các em đi tham quan khu vực xung quanh trường.
 - Sau khi tham quan GV đưa HS về lớp và tổ chức cho HS thảo luận về nội dung GV đã giao.
 - Các nhóm thảo luận và trình bày. 
 * GVKL: Muốn có môi trường trong khu vực trường xanh sạch đẹp các em cần phải có ý thức giữ vệ sinh chung, biết chăm sóc cây cối, vườn hoa .... xung quanh trường, không bẻ cành hái lá.
* GVnhận xét ý thức học tập của các em khi đi tham quan trong khu vực trường 
______________________________________________________________
 Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016
*Tiết 1 : Luyện từ và câu
Tuần 29
I/Mục đích yêu cầu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối ( BT 1, 2)
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? ( BT 3)
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ .
III/ HĐ dạy học: 
A, Kiểm tra bài cũ: 1 HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước.
 HS - GV nhận xét sửa chữa. Đánh giá.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Từ ngữ về cây cối.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo tranh 1 cây ăn quả.
- Yc học sinh nhận xét và nêu các bộ phận của cây đó.
- HĐ nhóm: Tìm từ tả các bộ phận của cây 
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau nêu kết quả.
 - HS - GV nhận xét, sửa chữa.
 - Củng cố các từ ngữ về cây cối
 - 3 HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh.
Bài 2: HS nêu YC bài tập . 
- HD học sinh hiểu bài mẫu.
- HS làm bài theo nhóm đôi hỏi đáp theo yêu cầu của bài tập.
- Từng cặp HS tiếp nối nhau thực hành trước lớp.
- HS - GV nhận xét, bổ sung.
* Củng cố nhóm từ ngữ về cây cối -3 HS đọc bài tập đã hoàn chỉnh.
HĐ2: Đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì?
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS Làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp.
- HS - GV nhận xét, bổ sung.
- Vài HS đọc bài tập đã hoàn chỉnh.
* Căn cứ vào nội dung câu hỏi- câu trả lời của HS để giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên .
* Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
Củng cố dặn dò: 
- Tóm tắt nội dung chính, nhận xét.
_______________________________________________________
*Tiết 2: Tập viết : tuần 29 
Chữ hoa A (Kiểu 2).
I. Mục đích yêu cầu:	Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa A ( kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết câu ứng dụng “ Ao sâu bóng cả ” cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu- HĐ2; Bảng phụ- HĐ3
III. hđ dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con chữ hoa Y và chữ Yêu
B, Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
- HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa A (kiểu 2) về: độ cao, nét viết
- GV chỉ theo khung chữ mẫu và giảng qui trình viết.
- GV viết mẫu chữ hoa A (kiểu 2) kết hợp nhắc lại cách viết.
- HD HS viết bảng con chữ hoa A ( kiểu 2)
	HĐ3: HD viết câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng, HS đọc lại.
- Giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng.
- HD HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng về: độ cao từng chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV viết mẫu chữ “ Ao ”
- HD HS viết chữ “ Ao ” vào bảng con.
	HĐ4: Viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở
- GV uốn nắn, chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm một số bài, nhận xét.
	HĐ5: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài viết thêm ở nhà.
__________________________________________________________
*Tiết 3: Toán 
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết so sánh các số có ba chữ số
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
II/Đồ dùng dạy hoc: Bảng phụ
III/ HĐ dạy học:
HĐ1: HD HS làm bài tập - VBT 
GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,3 Trong VBT.
GV theo dõi HS làm bài, giúp các em tự hoàn thành bài tập.
Chữa bài: 
Bài 1: 1HS đọc y/c-HS làm VBT -3 HS lên bảng làm 
HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố cách nêu cấu tạo số cách viết số, cách đọc số có ba chữ số. 
Bài 2: HS tự làm trong VBT,4 HS kết hợp làm trên bảng.
HS - GV nhận xét, sửa chữa.
Củng cố cách viết thứ tự số.
Bài 3: Trò chơi tiếp sức.
- Đại diện 2 nhóm làm trên bảng. Mỗi nhóm 4 HS tham gia.
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố 
*HĐ nối tiếp:Củng cố dặn dò: 
Tóm tắt nội dung chính, nhận xét.
 ______________________________________________
*Tiết 4: 	 Chính tả
Tiết 1 - tuần 29
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác một đoạn bài Những quả đào.
- Viết và làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn s/x. in/inh. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ 
 HS: VBT
III/ HĐ dạy học : 
A, Kiểm tra bài cũ: Đọc cho HS viết 1 số lỗi các em đã viết sai nhiều trong bài chính tả trước.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Tập chép chính tả. 
- GV treo bảng phụ và đọc bài viết 1 lần . 1 HS đọc lại.
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung bài viết.
- HD viết đúng xem SGK và hướng dẫn cách trình bày bài.
- HS chép bài vào vở. 
- HS Soát lỗi.
- Chấm 5 - 7 bài, nhận xét.
HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: 
- Treo bảng phụ nêu yêu cầu bài tập.
- HDHS tự làm bài, 1 HS làm trên bảng. 
- HS - GV nhận xét, sửa chữa, củng cố qui tắc chính tả.
Bài 3:
- HĐ nhóm, đại diện nhóm làm trên bảng.
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- C 2 qui tắt chính tả.
Củng cố dặn dò : 
Tóm tắt nội dung chính, nhận xét.
 ______________________________________________
 Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tiết 1: Tập làm văn: 
 tuần 29 (DGKNS)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”.
- GD kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa và KN lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ HĐ dạy học:.
A, Kiểm tra bài cũ: 1 cặp HS thực hành hỏi và đáp lời chia vui.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Đáp lời chia vui. 
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hoạt động nhóm 4.
- HS1, 2, 3 nói lời chúc mừng. HS 4 nói lời đáp lại.
- Nhiều nhóm tiếp nối nhau thực hành trước lớp trước lớp. Qua đó GD KN giao tiếp và KN lắng nghe tích cực.
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
* Củng cố cách nói lời chúc và đáp lời chia vui theo nhiều cách khác nhau.
HĐ2: Nghe trả lời câu hỏi.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh và đọc kỹ 4 câu hỏi.
- GV kể chuyện 1 lần.
- GV kể lần 2 tóm tắt nội dung kết hợp minh hoạ tranh.
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi trước lớp theo từng cặp. Qua đó GD KN lắng nghe tích cực.
- HS - GV nhận xét sửa chữa.
- Vài HS trả lời toàn bộ các câu hỏi.
* HS nêu nội dung câu chuyện: Chuyện ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.
Củng cố dặn dò : 
Tóm tắt nội dung chính. Nhận xét .
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2:Chính tả : Tuần 29 -Tiết 2
 I. Mục đích yêu cầu : 
 - Nghe viết, trình bày đúng bài chính tả " Hoa phượng”. 
 - Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn s/x, in/ inh
 II. Đồ dùng : - Bảng phụ chép sẵn đoạn viết
 - VBT, bảng phụ ghi BT.
 III. Các hoạt động dạy học :
 A/ Bài cũ : 
 - Hs viết bảng con : xâu kim, chim sâu.
 B/ Bài mới: GTB: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết
 1. HD học sinh chuẩn bị 
 - Gv đọc bài chính tả- hs đọc lại.
 - Giúp hs nắm nội dung đoạn thơ: Bài thơ là lời của 1 bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
 - HS viết vào bảng con : lấm tấm, lửa thẫm, rừng rực.....
 2. GV đọc HS chép bài vào vở.
 - GV lưu ý HS cách trình bày .
 3. Chấm chữa bài: GV chấm một số bài, nhận xét.
 * Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập 
 BT2: HS nêu yêu cầu bài tập ( lựa chọn bài 2a ) 
 - HS làm vào vở bài tập .
 - GV gọi 2 HS lên bảng thi viết đúng, phát âm đúng các tiếng đó.
 - GV cùng HS nhận xét.
 BT3: Lựa chọn bài 3a.
 - GV dán giấy lên bảng cho hs lên thi tiếp sức. 
 - Lớp và GV nhận xé, chốt lời giải đúng. 
 * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò :
 - GV nhận xét giá
 - Về nhà tìm thêm các tiếng khác bắt đầu bằngs/x,/inh
_______________________________________________________________
*Tiết 3: Toán: Mét
I/ Mục tiêu: 
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản
II/ Đồ dùng dạy học : thước mét có chia vạch cm, dm.
III/ HĐ dạy học : 
A,Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS chuẩn bị cho bài học.
B, Bài mới: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ1: Giới thiệu đợn vị đo độ dài mét và thước mét.
- HD học sinh quan sát cái thước mét và giới thiệu độ dài từ vạch 0 đến 100 là 1m.
- GV vẽ lên bảng đoạn thẳng có độ dài 1m và giới thiệu độ dài đoạn thẳng này là 1m.
Mét là đơn vị đo độ dài.
Mét viết tắt là: m.Yêu cầu HS đọc, viết.
Yêu cầu HS dùng thước 1m để đo đoạn thẳng trên. HS vừa đo vừa đếm.
 Đoạn thẳng có độ dài 10 dm.
KL: 1m = 10 dm. 10dm = 1m; Nhiều HS nhắc lại.
Yêu cầu HS quan sát trên thước mét để nhận ra 1m = 100cm. 
Độ dài 1m được tính từ vạch 0 đến 100 yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.
HĐ2: Thực hành.
GV nêu các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
GV theo dõi HS làm bài, giúp các em tự hoàn thành bài tập.
Chữa bài:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS tiếp nối nhau làm miệng..
- HS - GV nhận xét, sữa chữa.
- Củng cố quan hệ giữa đơn vị đo dm và cm với m.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.-HS làm VBT.
- 6 HS đại diện làm trên bảng lớp.
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố cách thực hiện các phép tính + trừ các số đo độ dài theo đơn vị m. 
Bài 4: Yêu cầu HS ước lượng và dự đoán độ dài của đối tượng hoặc đồ vật trong thực tế rồi làm bài.
Nhắc HS cần nắm vững các đơn vị đo thường dùng đối với các loại đối tượng, sự vật để tránh sai lầm.
HS thực hành đo sợi dây trên bảng. HD học sinh cách đo độ dài bằng thước m.
Bài 3: HS tóm tắt rồi giải. 1 HS làm trên bảng.
- HS - GV nhận xét, sửa chữa.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải.
*HĐ nối tiếp:Củng cố dặn dò : Tóm tắt nội dung, nhận xét.
Tiết 4:SHTT : Sinh hoạt lớp
 I- Mục đích yêu cầu: 
HS nhận xét đánh giá được kết quả học tập rèn luyện của mình, các bạn trong lớp .
 Nắm được kế hoạch tuần tới.
 II - Cách tiến hành:
1- Nhận xét các hoạt động trong tuần
 - GV tổ chức cho HS nhận xét các hoạt động trong tuần 28 
 + Nền nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, múa hát thể dục giữa giờ
 + Về học tập: nêu những bạn học tốt, những bạn chưa chịu khó học tập.
 * Tồn tại: Nêu một số khuyết điểm mà lớp còn mắc phải 
 - Biện pháp khắc phục.
2- Bình xét xếp loại hs trong tuần
 - HS bình xét theo nhóm
 + Các nhóm báo kết quả bình xét.
 + GV tổng kết 
3- Thông qua kế hoạch tuần sau.
 - Khắc phục tồn tại của tuần qua.
 - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của trường, của lớp.
____________________________________________________________
Luyện Tập làm văn : Đáp lời chia vui - Nghe và trả lời câu hỏi 
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Rèn kỹ năng đáp lời chia vui.
 - Rèn kỹ năng nghe truyện và TLCH về nội dung truyện.
II. Các HĐ dạyhọc:
Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi tình huống sau:
 - Lan đạt giải nhất trong cuộc thi HS giỏi cấp huyện môn toán.
 - Gọi các nhóm trình bày.
 - HS - GV nhận xét.
 2. Tổ chức cho HS làm VBT.(BT2/ trang 51)
 - HS tự làm bài. GV gọi HS trình bày bài làm của mình.
 - GV , HS nhận xét.
 * GV củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét giờ học.
 ________________________________________
Luyện Tiếng việt: Luyện viết chữ A ( kiểu 2)
 I, Mục đích yêu cầu: Giúp hs :
- Biết viết chữ A theo cỡ vừa và nhỏ.( kiểu 2)
Viết đúng cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ , viết chữ đều nét và nối chữ đúng quy định .
II, Cách tiến hành:
1. GV cho HS quan sát mẫu chữ A
 - HS nhận xét độ cao, rộng, số lượng nét của con chữ.
 - GV viết mẫu kết hợp nêu quy trình viết .
 - HS viết bảng con chữ A : 2 lần.
 - GV theo dõi uốn nắn cho HS.
 - HS đọc cụm từ ứng dụng : Ao liền ruộng cả. 
 - HS viết bảng con chữ : Ao.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm cho các em viết chưa đúng mẫu.
2. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết phần B.
 - GV quan sát uốn nắn cho các em viết còn xấu.
3. Thu bài chấm - nhận xét.
 - Dặn các em về nhà luyện thêm.
 *GV nhận xét giờ học 
 _______________________________________________ 
Buổi 2 (thứ 2)
Thủ công : ( Tiết 29 ) Làm vòng đeo tay (T1)
 I. Mục đích yêu cầu : 
 - Biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy.
 - Làm được vòng đeo tay.
 - Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy
 - Quy trình làm vòng đeo tay có hình vẽ minh hoạ.
 HS : giấy màu, kéo, bút màu, bút chì.
 III. Các HĐ dạy học : 
 A. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng hs chuẩn bị.
 B. Bài mới :
 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận x

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach tuan 29.doc