Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền

*TIẾT2: KỂ CHUYỆN

BÀ CHÁU

I.Mục đích yêu cầu:

- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đọan câu chuyện Bà cháu.

- HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT2).

- HS KT lắng nghe bạn kể.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK - HĐ1

III.Các HĐ dạy học:

A. Bài cũ: 1 - 2 HS kể chuyện: Sáng kiến của bé Hà.

B.Bài mới:

HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng

 HĐ2: Kể từng đoạn theo tranh

- HS đọc yêu cầu 1, quan sát tranh sgk.

- HD HS kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1.

- 1 HS kể mẫu đoạn 1 trước lớp.

- HS kể chuyện trong nhóm 4

- Các nhóm kể trước lớp.

- HS và GV nhận xét.

 HĐ3: Kể toàn bộ câu chuyện

- HS đọc yêu cầu 2.

- 4 HS Khá- giỏi tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh.

- Một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS và GV nhận xét sau mỗi HS kể, chọn HS kể hay nhất.

HĐ5: Củng cố - dặn dò:

- Tóm tắt nội dung chính. - Nhận xét giờ học.

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2016-2017 - Thăng Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để rút ra kết luận.
“Lấy tổng trừ đi 1 số hạng được số hạng kia” 
- Cột 2-3-4: Hs tự làm - Vài em nêu kết quả - lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2. Vài em lên bảng làm
 - Hs tự làm bài vào VBT - 3 em lên bảng làm. Lớp nhận xét chữa bài .
 *GV củng cố về cách đặt tính và tính kết quả dạng phép trừ 12 trừ đi 1 số.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- GV tóm tắt và hướng dẫn xác định đề.
- HS thực hiện vào VBT. - 1em lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét, GV chốt bài làm đúng.
 * Gv củng cố dạng toán giải tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
HĐ4: Hoạt động nối tiếp
- Củng cố bảng 12 trừ đi một số.
 _______________________________________
*Tiết 4 :Đạo đức( tiết 11) Thực hành kỹ năng giữa kỳ 1
I/ Mục đích yêu cầu:
- Củng cố lại các kiến thức đã học.
- HS biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy hoc:
 - Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- HS nêu tên các bài đạo đức đã học từ đầu năm.
B. Bài mới:
1. Thực hành: Đóng vai
- GV chia nhóm 6 em. Phát phiếu học tập và giao việc cho các nhóm mỗi nhóm 1 tình huống - Các nhóm thảo luận đóng vai và xử lí theo tình huống của nhóm mình.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét cách xử lí tình huống của nhóm bạn và nêu ý kiến của mình.
- Sau mỗi tình huống GV chốt nội dung của tình huống đó.
2. Liên hệ thực tế.
- Gv nêu câu hỏi thảo luận cả lớp.
- HS nêu những việc mình đã làm để học tập và sinh hoạt đúng giờ, giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, làm việc giúp gia đình, và chăm chỉ học tập để có kết quả tốt.
- Lớp nhận xét tuyên dương những bạn có tinh thần tự giác và chủ động tham gia các hoạt động trên.
*Gv nhận xét chung tiết học.
 ______________________________________________________
 Buổi 2 
*Tiết 1:Luyện toán : Luyện tập tiết 51
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố bảng trừ 11 trừ đi 1 số(trừ có nhớ)vận dụng khi tính nhẩm, tính viết và giải toán có lời văn bằng phép trừ có nhớ.
- Tiếp tục củng cố tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ.
II/ Cách tiến hành:
1. Hướng dẫn HS làm BT (SGK trang 51)
BT1: HS đọc yêu cầu 
- Tổ chức trò chơi " Đố bạn"
 * GV củng cố bảng trừ 11 trừ đi một số. 
BT2: HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện bảng con.
- HS nêu cáh đặt tính và tính.
 * Củng cố cách đặt tính và cách tính trừ có nhớ.
BT3: HS nêu yêu cầu:
- Tổ chức trò chơi " Ai nhanh hơn"
 * Củng cố cách tìm số hạng chưa biết.
BT4: HS đọc đề toán.
- HS tự giải vào vở - 1em lên bảng chữa bài.
 * GV : Củng cố cách giải toán bớt đi một số.
* GV nhận xét giờ học.
 ___________________________________________
*Tiết 2: Luyện Tiếng Việt: Ôn luyện bài : Bà cháu
I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng , lưu loát và diễn cảm toàn bài.
- Hiểu rõ TN : Từ ngữ : Đầm ấm, màu nhiệm.
- Ndung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc 
II/ Cách tiến hành:
1 . GV đọc mẫu toàn bài.
- HS luyện đọc theo đoạn .
- Lớp GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
2. Luyện đọc theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm - HS trong nhóm thi đọc cá nhân với nhau.
- Nhận xét bình chọn người đọc hay nhất- Nhóm đọc tốt nhất.
3. Thi đọc theo phân vai.
- HS tìm các nhân vật có trong truyện.
- GV cùng 3HS và một nhóm HS đọc mẫu theo kiểu phân vai - cả lớp theo dõi.
- Các nhóm tự phân các vai đọc truyện trong nhóm.
- Các nhóm HS thi đọc toàn chuyện theo kiểu phân vai. Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS đọc tốt.
4. GV yêu cầu một số em nêu nội dung bài đọc:
- HS liên hệ những tấm gương HS biết kính trọng ông bà cha mẹ.
- Cho HS liên hệ đến bản thân.
 * GV nhận xét chung tiết học. 
 __________________________________________________________
*tiết3: Luyện Đạo đức: Giáo dục ATGT
 Bài 4 :Đi bộ và an toàn qua đường
I/ Mục đích yêu cầu:
1- Kiến thức .
- Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.
- HS biết cách đi bộ biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản , không có vỉa hè , đường ngõ)
2- Kĩ năng.
- HS biết quan sát phía trước khi đi đường.
- HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
3- Thái độ .
- ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường.
- HS có thói quen quan sátt trên đường đi , chú y khi qua đường.
II/ Nội dung an toàn giao thông.
- Đi bộ và qua đường an toàn :
+ Trẻ em dưới 7 tuổi phải có người dắt tay khi đi đường.
+ Qua đường ở những nơi có vạch đi bộ qua đường và khi có tín hiệu vạch giao thông .
- Những nơi qua đường an toàn:
+ Nơi có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường.
Những nơi nguy hiểm :
+ Có xe ô tô đỗ , nơi đường cong có nhà che khuất , nơi đường dốc .
+ Nơi có đường giao nhau. 
III/ Chuẩn bị : GV: 5 tranh vẽ như trong SGK ; phiếu học tập ghi các tình huống ở hoạt động 3.
IV/ Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: GTB
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
a- Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được hành vi đúng , saiđể đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường phố.
b- Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 5 nhóm
- HS thảo luận ,quan sát tranh nêu các hành vi đúng / sai
- Đại diện nhóm lên trình bày kq thảo luận
- Các em khác nhận xét/ bổ sung 
c- Kết luận: 
- Khi đi bộ trên đường ,các em cần phải đi trên vỉa hè , nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường .
- Đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ ( vạch đi bộ qua đường ).ở ngã tư, ngã năm, muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hay chỉ dẫn của cảnh sát giao thông 
Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm.
A, Mục tiêu:
 Giúp HS thực hành những hành vi đúng khi đi bộ trên đường.
B,Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 8 nhóm .
- GV phát mỗi nhóm 1 câu hỏi TH.
- Các nhóm thảo luân tìm ra cách giải quyết 
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác quan sát nhận xét / bổ sung.
- GV hỏi thêm một số câu hỏi .
C, Kết lụân:
- Khi đi bộ trên đường các em cần quan sát đường đi , không mãi nhìn quầy hàng hoặc vật lạ hai bên đường , chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn( có vạch đi bộ qua đường).
- Cần quan sát kĩ xe đi lại qua đường . Nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
V/ Củng cố :
 Luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường
 _________________________________________________________
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2015
*tiết1: 	 Toán: 	32 - 8
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 32 - 8
- Biết tìm một số hạng của một tổng.
- Bài tập cần làm: bài tập 1, 2(2phép đầu), 3, 4a. - VBT
II. Đồ dùng dạy học: GV: Que tính, bảng gài
	HS: Que tính.
III.HĐ dạy học:
HĐ1: Củng cố bảng 12 trừ đi một số
- 2 HS đọc thuộc bảng 12 trừ đi một số
- HS nhận xét, GV đánh giá.
HĐ2: Thực hiện phép trừ 32 - 8 .
- GV HD HS lấy 3 thẻ biểu thị 1 chục que tính và 2 que tính rời. GV hỏi để HS nêu được có tất cả 32 que tính.
- GV nêu vấn đề để giới thiệu phép trừ 32 - 8
- HD học sinh cùng thao tác trên que tính để tự tìm ra kết quả của phép trừ:
32 - 8 = 24. HS nêu cách làm để tìm ra 24 que tính, GV giới thiệu cách cách làm thể hiện như sgk.
- HD học sinh đặt tính rồi tính từ trái sang phải.
- HS nhắc lại cách trừ.
	HĐ3: Luyện tập -Thực hành.
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2(2phép đầu), 3, 4a. - VBT
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập.
- Chữa bài.
Tổ chức cho hs làm bt 1(dòng 1), bài 2(2 phép tính đầu) bài 3,4a trong VBT
Bài 1: Gv cho Hs tự làm bài.
- Tổ chức trò chơi "Đố bạn" để chữa bài.
*Củng cố cho HS các phép cộng có tổng bằng 12 và phép trừ 12 trừ đi một số
Bài 2 : Gv H/d Hs đặt tính rồi tính.
- HS làm bảng con.
- HS nêu cách thực hiện để chữa bài. 
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- 1 em nêu bài toán, 1 em lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét chữa bài.
- Củng cố cách giải toán dạng tìm một số hạng chưa biết
Bài 4a: 
- HS lên bảng chữa bài.
- Củng cố về tìm số hạng trong một tổng
HĐ4: Hoạt động nối tiếp
- Củng cố cách trừ dạng 32 - 8.
___________________________________________________________
*Tiết 2: H.N.G.L.L: An toàn giao thông 
 Bài 5: Ngồi an toàn trên xe đạp , xe máy.
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : - HS biết quy định đối với người ngồi trên xe đạp , xe máy.
- Mô tả dược các động tác khi lên xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.
2. Kĩ năng: - Thể hiện được thành thạo các động tác lên xuốn xe đạp xe máy.
- Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm xe máy. 
3. Thái độ : - Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
II/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Nhận biết các hành vi đúng sai khi ngồi sau xe đạp xe máy.
Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được những hành vi đúng /sai khi ngồi trên xe.
CTH: - Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm quan sát hình vẽ SGK và thảo luận nhận xét các hành vi đúng sai ở mỗi bức tranh. 
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến và giải thích tại sao đúng tại sao sai.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
KL: Khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em cần chú ý:
 + Lên xuống xe ở phía bên trái, quan sát phía sau trước khi xuống xe.
 + Ngồi phía sau người điều khiển xe.
 + Bám vào eo người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe.
 + Không bỏ hai tay, không đung đưa chân.
 + Khhi xe dừng hản mới xuống xe.
Hoạt động 2: Thực hành và trò chơi.
Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng thực hiện đúng động tác, cử chỉ hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp xe máy.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho 2 nhóm cùng 1 nội dung.
- Các nhóm thảo luận tìm ra các giải quyết tình huống đó.
- Gọi đại dịên các nhóm trình bày ý kiến - nhóm có cùng tình huống có ý kiến bổ sung.
KL: Các em cần thực hiện những động tác đúng quy định khi ngồi trên xe đạp xe máy để đảm bảo an toàn cho bản thân. (ôm chặt người ngồi đằng trước, không vung tay, vung chân)
III/ Củng cố dặn dò :
Luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi ngồi trên xe đạp xe máy.
 _________________________________________________________
 Thứ 5 ngày 5 tháng 11 năm 2015 
*Tiết1:	 	luyện từ và câu	
Tuần 11
I. Mục đích yêu cầu:	
- Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1)
- Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT2)
ii. đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập 1 - sgk
iii. hđ dạy học:
A. Bài cũ:	HS nêu một số từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh, phát hiện đủ các đồ vật trong tranh, gọi tên chúng, nói rõ mỗi đồ vật được dùng để làm gì.
- Từng nhóm 2 HS thi tìm nhanh ghi vào VBT.
- Các nhóm trình bày kết quả. HS và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
* Củng cố từ ngữ về đồ dùng trong nhà.
Bài2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm bài thơ: Thỏ thẻ.
- HS tự làm vào VBT.
- HS phát biểu, nêu các từ chỉ công việc có trong bài.
* Củng cố từ ngữ về công việc trong nhà.
	HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------
*Tiết2:	tập viết: tuần 11
Chữ hoa: I
I. Mục đích yêu cầu:	
- Viết đúng chữ hoa I theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết chữ và câu ứng dụng: Ich ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); ích nước lợi nhà ( 3 lần)
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu- HĐ2; Bảng phụ- HĐ3
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: HS viết bảng chữ hoa H
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
- HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa I về: độ cao, từng nét viết
- GV chỉ theo khung chữ mẫu và giảng qui trình viết.
- GV viết mẫu chữ hoa I kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết chữ hoa I vào không trung.
- HS viết bảng con chữ hoa I
	HĐ3: HD viết câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng, HS đọc lại.
- Giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng.
- HD HS quan sát và nhận xét câu ứng dụng về: độ cao từng chữ cái, cách đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.
- GV viết mẫu chữ “ ích ”
- HD HS viết chữ “ ích ” vào bảng con.
	HĐ4: Viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết, HS viết bài vào vở
- GV uốn nắn, chỉnh sửa lỗi.
- Thu và chấm một số bài, nhận xét.
	HĐ5: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài viết thêm ở nhà.
______________________________________________________________
*Tiết3:	toán:	52 - 28	
I. Mục tiêu:	
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, Bài 2(2phép đầu), Bài 3 - VBT.
ii. Đồ dùng dạy học: GV: Que tính, bảng gài 
	 HS: Que tính.
iii. hđdạy học:
	HĐ1: Củng cố bảng 12 trừ đi một số và phép trừ dạng 32 - 8
- 2 HS làm bài2(a,b)- sgk(trang 53)
- 2 HS đọc thuộc bảng 12 trừ đi một số.
	HĐ2: Giới thiệu phép trừ 52 - 28
- GV HD HS lấy 5 thẻ biểu thị 1 chục que tính và 2 que tính rời. GV hỏi để HS nêu được có tất cả 52 que tính.
- GV nêu vấn đề để giới thiệu phép trừ 52 - 28
- HD học sinh cùng thao tác trên que tính để tự tìm ra kết quả của phép trừ:
52- 28= 24. HS nêu cách làm để tìm ra 24 que tính, GV giới thiệu cách làm thể hiện như sgk.
- HD học sinh đặt tính rồi tính từ trái sang phải.
- HS nhắc lại cách trừ.
	HĐ3: Luyện tập -Thực hành.
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, Bài2(2phép đầu), Bài 3 - VBT.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng để các em tự hoàn thành bài tập.
- Chữa bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu
 Hs thực hiện theo nhóm vào bảng con: 
 * Lưu ý: Đặt tính thẳng cột.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
 2 em lên bảng làm, lớp và GV nhận xét.
 *Củng cố cách đặt tính và tính hiệu biết số bị trừ và số trừ.
Bài 3: Gv Y/c Hs đọc kỹ bài toán rồi tự làm bài 
- Một em lên bảng làm để chữa bài. 
 * Củng cố giải toán về ít hơn 
HĐ4: Hoạt động nối tiếp
- Củng cố cách trừ dạng 52 - 28.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
______________________________________________________________
*Tiết4:	 chính tả
 tuần 11 - tiết 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Bà cháu ”.
- Làm được BT2,3,4a.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ- HĐ2 và HĐ4.
III. hđ dạy học:
a. bài cũ: HS viết bảng: con kiến, cây cầu.
B. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài - ghi bảng
	HĐ2: HD tập chép
- GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS hiểu nội dung bài viết.
- HS tìm lời nói của hai anh em, lời nói đó được viết với dấu câu nào?
- HD viết chữ khó: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày.
- HS chép bài vào vở.
	HĐ3: Chữa bài, nhận xét
- HS tự soát lỗi
- GV thu một số bài và nhận xét
	HĐ4: HD làm bài tập
- HD HS làm bài 1,2 và 3a trong VBT
- HD HS nhận xét bài và sửa chữa.
- Cho HS đọc lại kết quả đúng.
- Bài1: Củng cố viết s/x.
- Bài2: Cho HS nhắc lại quy tắc viết g/gh.
	HĐ5: Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung chính
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
 ________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2015
*Tiết1:	tập làm văn
Tuần 11(GDKNS)
I. Mục đích yêu cầu:	
- Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể ( BT1,2).
- Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão ( BT3).
- GD KNS: + Thể hiện sự cảm thông: thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu ông bà qua lời nói chia buồn, an ủi.
	+ Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. + Tự nhận thức về bản thân: bản thân cần nói lời chia buồn, an ủi khi cần thiết đối với ông bà.
ii. đồ dùng dạy học: Mỗi HS một tấm bưu thiếp.
iii. hđ dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc đoạn văn kể về ông, bà đã làm ở tiết trước.
B. Bài mới:
	HĐ1: Giới thiệu bài
	HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS cần nói lời thăm hỏi sức khỏe ông ( bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu đối với ông bà. - Nhiều HS phát biểu ý kiến. HS và GV nhận xét. Từ đó GD KN thể hiện sự cảm thông.
Bài2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS phát biểu ý kiến - HS khác lắng nghe ý kiến của bạn
- HS và GV nhận xét. Từ đó GD KN giao tiếp cho HS
* Củng cố về cách nói lời chia buồn, an ủi và nhắc HS cần có nói lời chia buồn, an ủi ông bà khi ông bà có chuyện buồn.Từ đó GD KN tự nhận thức bản thân.
Bài3: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại bài tập đọc “ Bưu thiếp”
- GV lưu ý và nhấn mạnh yêu cầu bài.
- HS lựa chọn đối tượng chọn viết bưu thiếp rồi viết bài.
- Nhiều HS đọc bài viết. GV nhận xét một số bài.
* Củng cố về cách viết bưu thiếp thăm hỏi.
	HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài ở nhà.
 __________________________________________________
*Tiết 2:Chính tả : Tuần 11 -Tiết 2
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kỹnăng viết chính tả: Nghe viết chính xác - trình bày đúng đoạn đầu của bài “ Cây xoài của ông em”.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh; s/x; ươn/ ương.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng viết sẵn nội dung bài tập 2.
 -VBT.
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Lớp viết bảng con: 2 tiếng có phụ âm đầu g/gh; 2 tiếng có phụ âm đầu s/x.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích -Yc tiết học để giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Gv đọc mẫu bài chính tả 1 lượt - 2 em đọc lại.
- Hs tập viết bảng các chữ khó: Cây xoài cát , trồng, lẫm chẫm,.
 b.Đọc cho học sinh chép bài vào vở.
 c. Chấm- chữa bài ;	
 - Hs tự chữa lỗi bằng bút chì theo cách đã hướng dẫn.
 - Giáo viên thu 5-6 bài, nhận xét từng bài về các mặt: Sự chính xác của nội dung, chữ viết, cách trình bày.
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: GV đưa bảng phụ, hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài vào vở bài tập. 4 em lên bảng làm , Sau đó nhận xét chữa bài.
 - 2 ,3 Hs nhắc lại quy tắc viết g/gh : 
 +Viết gh trước e, ê, i ; Viết g với các âm còn lại.
Bài tập 3: a. Hs làm vào vở - 2 em lên bảng làm thực hiện trò chơi" Ai nhanh hơn " để chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- Gv khen ngợi những Hs chép bài chính tả sạch đẹp.
- Nhận xét chung tiết học 
_____________________________________________________________
*Tiết3:	 toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	
- Thuộc bảng 12 trừ đi một số. 
- Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28
- Biết tìm số hạng của một tổng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2(4 phép tính đầu), bài 3(a,b), bài 4 trong VBT
ii. hđ dạy học:
*GV nêu các BT cần làm : Bài 1, bài 2(4 phép tính đầu), bài 3(a,b), bài 4 trong VBT.
- HS tự làm bài vào VBT, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài :
	HĐ1: Củng cố bảng 12 trừ đi một số
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 - VBT
- Chữa bài: HS nêu kết quả, GV ghi bảng - Nhận xét.
- Cho một số HS đọc thuộc bảng 12 trừ đi một số.
	HĐ2:	 Củng cố phép trừ dạng 52 - 28
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2( 4phép tính đầu) - VBT
- Chữa bài: 2 HS lên bảng làm, nhận xét.
- Củng cố.
	HĐ3: Củng cố cách tìm một số hạng của một tổng
- GV yêu cầu HS làm bài 3(a,b) - VBT
- Chữa bài: 2 HS lên bảng làm, nhận xét.
- HS nhắc lại cách tìm một số hạng của một tổng.
	HĐ4: Củng cố giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28
- GV yêu cầu HS làm bài tập 4 - VBT
- Chữa bài: 1 HS lên bảng làm, nhận xét
- Củng cố.
HĐ5: Hoạt động nối tiếp
- GV tóm tắt nội dung bài. Nhận xét.
 _____________________________________________
*Tiết 4:SHTT : Sinh hoạt lớp
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS nhận thấy được những hành vi của mình đã làm trong 1 tuần
- Biết cách khắc phục và sửa chữa những lỗi do mình đã làm và học tập những việc làm đúng của các bạn trong lớp.
II / Cách tiến hành:
1- Nhận xét các hoạt động trong tuần
- GV tổ chức cho hs nhận xét các hoạt động trong tuần như: 
- Nền nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, múa hát thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp.
Về học tập: nêu những bạn học tốt, những bạn chưa chịu khó học tập.
Tồn tại: Nêu một số khuyết điểm mà lớp còn mắc phải 
- Biện pháp khắc phục.
2- Bình xét xếp loại hs trong tuần
- HS bình xét theo nhóm
 + Các nhóm báo kết quả bình xét.
 + GV tổng kết 
3- Thông qua kế hoạch tuần 12
- Khắc phục tồn tại của tuần qua.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp theo quy định của trường , của lớp.
 _________________________________________________________
Buổi 2
Luyện tự nhiên xã hội : Luyện tập: Gia đình
I- Mục đích yêu cầu: 
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹlàm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II - Cách tiến hành:
1. Thảo luận : Kể về công việc của mỗi người trong gia đình bạn cho các bạn trong tổ nghe.
- GV giao câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- GV liên hệ đến bản thân các em.Nêu những việc em đã làm để giúp gia đình em.
2. Tổ chức trò chơi " Đóng tiểu phẩm vui"
- GV phát phiếu cho các tổ thảo luận và tự phân công đóng vai thể hiện vai trò của mỗi người trong gia đình.
- Các tổ thảo luận và lên trình diễn trước lớp.
- Các tổ khác theo dõi nhận xét.
* GV nhân xét chung tiết học
____________________________________________________
Luyện Tiếng Việt : Ôn luyện từ và câu (tuần 11)
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ có liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà.
II/ Cách tiến hành:
1. Thảo luận nhóm 4: Kể tên các đồ dùng và công việc của mỗi người trong gia đình em.
- Các nhóm tự thảo luận.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét tuyên dương .
GV KL: Từ chỉ công việc của mỗi người trong gia đình em đó chính là từ chỉ hoạt động của người.
2. Đặt câu3 có từ chỉ hoạt động của người vật.
- HS tự đặt vào vở.
- Gọi HS lần lượt đọc bài làm của mình và chỉ ra đâu là từ chỉ hoạt động của người hay vật.
- Lớp , GV nhận xét tuyên dương các em đặt câu hay.
3 Tổ chức trò chơi " Xem ai thắng cuộc"
- Thi tìm từ chỉ hoạt động của sự vật. ( Đội nào tìm được nhiều từ hơn đội đó thắng cuộc.)
- Cho hai đội chơi ( mỗi đội 4 em).
- Những em khác làm trọng tài. ( Lưu ý không được lập lại từ đã đưa ra).
- Lớp nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.
____________________________________________________________
Luyện Tiếng Việt: ôn tập làm văn : 
I.Mục đích yêu cầu: 
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông, bà hoặc người thân 
III.HĐ dạy học:
HĐ1: Giới thiệu - Ghi bảng.
HĐ2: K

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach tuan 11.doc