Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 12

PPCT: 12 ĐẠO ĐỨC

NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.

- Nêu được: khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.

- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.

- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

*HSKG: Biết nghiêm trang khi cho cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam.

II. Phương tiện:

 GV, HS: vở bài tập đạo đức

III. Các hoạt động chủ yếu

 

doc 16 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
*HSKG: Biết nghiêm trang khi cho cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
II. Phương tiện:
 GV, HS: vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Là anh chị cần phải như thế nào?
 - Là em phải như thế nào?
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Quan sát tranh 
Mt : Học sinh nắm tên bài học . Làm Bài tập 1: 
Cho học sinh quan sát tranh BT1 , Giáo viên hỏi : 
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ?
* Giáo viên kết luận : 
- Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu làm quen với nhau . Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng : VN , Lào , Trung Quốc , Nhật . Trẻ em có quyền có quốc tịch . Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam .
Hoạt động 2 : Đàm thoại 
Mt : Học sinh hiểu quốc kỳ tượng trưng cho đất nước . Quốc kỳ VN là cờ đỏ có ngôi sao vàng .
- Giáo viên hỏi : Những người trong tranh đang làm gì ?
- Tư thế đứng chào cờ của họ như thế nào ? 
Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ ( tranh 1,2 )
Vì sao họ sung sướng cùng nhau nâng lá cờ tổ quốc (tranh 3)
* Giáo viên kết luận : 
- Quốc kỳ tượng trưng cho một nước. Quốc kỳ VN màu đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh (GV giới thiệu lá cờ VN)
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước , dùng khi chào cờ . Khi chào cờ cần phải : bỏ mũ nón , sửa sang lại đầu tóc , quần áo cho chỉnh tề . Đứng nghiêm , mắt hướng nhìn quốc kỳ .
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính lá quốc kỳ , thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc .
Hoạt động 3 : HS làm bài tập 3
Mt : Học sinh thực hành làm BT3 .
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm
HS trình bày
* Kết luận : 
- Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa , nói chuyện riêng .
 4. Củng cố dặn dò:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học. 
.Về nhà xem lại bài và tập hát bài “Lá cờ Việt Nam” 
. Chuẩn bị bài sau 
Biết thương yêu và nhường nhịn
Lễ phép với anh, chị
- Học sinh quan sát tranh trả lời .
- Đang giới thiệu , làm quen với nhau 
- Các bạn là người nước TQ , Nhật , VN , Lào. Em biết qua lời giới thiệu của các bạn .
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .
Học sinh quan sát tranh trả lời theo cặp
+ Những người trong tranh đang chào cờ .
+ Tư thế đứng chào cờ nghiêm trang , mắt hướng nhìn lá cờ để tỏ lòng kính trọng Tổ quốc mình .
+ Thể hiện lòng kính trọng , yêu quý quốc kỳ , linh hồn của Tổ quốc VN .
- Học sinh lắng nghe , ghi nhớ .
- Học sinh nhận ra những bạn chưa nghiêm túc trong giờ chào cờ . ( trong tranh )
HS nêu
HS lắng nghe
 PPCT: 45 TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS làm bài 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1, 2), 4
- HS khuyết tật làm bài 1
II. Phương tiện:
 HS: sách giáo khoa, bảng con, vở. 
III. Các hoạt động chủ yếu DH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - YC HS làm bảng 
 3 + 1 =  4 + 0 =  
 1 + 3 =  0 + 4 = 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động DH bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa 
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,
Mục tiêu: HS biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4, 5, cộng (trừ) một số với (cho) số 0.
-Cho HS chơi trò chơi Đố bạn
GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán
Hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng, bảng trừ các số đã học để làm bài.
Nhận xét, tuyên dương.
 * Hoạt động 2: HS làm bà tập 2 (cột 1)
Mục tiêu: HS biết làm tính dạng 2 lần tính.
-Cho hs làm bảng con
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm
Nhận xét, sửa bài
 Chơi giữa tiết
 * Hoạt động 3: HS làm bài tập 3 (cột 1, 2)
Mục tiêu: HS điền được số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng, trừ các số đã học để làm bài
- Hướng dẫn HS làm bài theo nhóm 
- Nhận xét, tuyên dương
 * Hoạt động 4: HS làm bài tập 4
Mục tiêu: Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
-Cho HS làm vở.
- a) GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính tương ứng
Chấm 1 số bài, nhận xét, sửa bài
- b) Hướng dẫn tương tự
 4. Củng cố, dặn dò:
 Vừa học xong bài gì ?
 Về xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
 Nhận xét tiết học
HS làm bảng lớp, bảng con
 3 + 1 = 4 4 + 0 = 4 
 1 + 3 = 4 0 + 4 = 4
1 HS nhắc lại
Tính 
Thực hiện trò chơi
 4 + 1 = 5 5 – 2 = 3 2 + 0 = 2 
 2 + 3 = 5 5 – 3 = 2 4 – 2 = 2
Tính. Nêu cách tính
1 HS làm ở bl, lớp làm bảng con
 3 + 1 + 1 = 5 
 5 – 2 – 2 = 1
HS nêu yêu cầu bài: điền số
HS thảo luận, điền kết quả
 3 + 2 = 5 4 – 3 = 1
 5 – 1 = 4 2 + 0 = 2
HS quan sát tranh + Nêu bài toán
a) HS làm vào vở: 2 + 2 = 4
b) HS thi đua theo 3 dãy: 4 – 1 = 3
HS nhắc lại
HS lắng nghe
**************************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2011
 PPCT : 46 TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng và biết làm tính cộng trong phạm vi 6
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS làm bài tập: 1, 2 (cột 1-2-3), 3 (cột 1-2), 4
- HS khuyết tật làm bài 1,2
II. Phương tiện:
 GV: một vài hình mẫu để biểu thị tình huống .
 HS: sách giáo khoa, bảng con, vở. 
III. Các hoạt động chủ yếu DH 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ :
 - 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con (bài 3)
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa
 Hoạt động 1 Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 6.
+Mục tiêu: Củng cố khái niệm về phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng.
a, Giới thiệu lần lượt các phép cộng 5 + 1 = 6; 
 1 + 5 = 6 ; 4 + 2 = 6 ; 2 + 4 = 6; 3 + 3 = 6. 
-Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác trên bảng:
 Khuyến khích HS tự nêu bài toán, tự nêu phép tính
Gọi HS trả lời:
 -GV vừa chỉ vào hình vừa nêu: 5 thêm 1 là mấy?.
-Ta viết năm thêm một là sáu như sau: 5 + 1 = 6. 
* Hướng đẫn HS học phép cộng 1 + 5= 6 theo 3 bước tương tự như đối với 5 + 1 = 6.
*Với 6 hình vuông HD HS học phép cộng 4 + 2 = 6
2 + 4 = 6 theo 3 bước tương tự 5 + 1 = 6 ; 1 + 5 = 6
*Với 6 hình tròn HD HS học phép cộng 3 + 3 = 6,
(Tương tự như trên).
b, Sau mục a trên bảng nên giữ lại các công thức:
5 + 1 = 6; 1 + 5 = 6 ; 4 + 2 = 6; 2 + 4 = 6; 3 + 3 = 6
Để HS ghi nhớ bảng cộng, GV có thể che hoặc xoá từng phần rồi toàn bộ công thức, tổ chức cho HS học thuộc.
 * Hoạt động 2: HS làm bài tập 1, 2 (cột 1-2-3)
Mục tiêu: Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 6
+ Bài 1: cho HS làm vào bảng con.
Hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng trong phạm vi 6 để làm bài. 
Lưu ý HS đặt các số thẳng cột khi làm tính
Nhận xét, sửa bài 
+ Bài 2 (cột 1, 2, 3): 
-Cho HS làm vào PHT
Chấm 1 số phiếu, nhận xét – sửa bài.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 3 (cột 1, 2)
Mục tiêu: HS biết làm tính dạng 2 lần tính.
-Cho hs làm nhóm .
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm
Nhận xét, sửa bài
* Hoạt động 4: HS làm bài tập 4 
Mục tiêu: tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
a) Hướng dẫn HS nhìn tranh vẽ nêu bài toán: 
Và nêu câu trả lời:
Yêu cầu HS viết phép tính tương ứng
Chấm một số vở, nhận xét
b) Hướng dẫn tương tự: cho HS thi đua theo 3 tổ.
 4. Củng cố, dặn dò:
Chúng ta vừa học xong bài gì ?
Yêu cầu HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 6
Về xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
HS hát
 3 +  = 5 4 - = 1
 5 -  = 4 2 + = 2
1 HS nhắc lại
Quan sát hình tam giác để tự nêu bài toán:” Có 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?” 
HS tự nêu câu trả lời:”Có 5 hình tam giác thêm 1 giác là 6 hình tam giác”.
Trả lời:” Năm thêm một là sáu “. 
Nhiều HS đọc:” 5 cộng 1 bằng 6”.
HS đọc thuộc các phép cộng trên bảng.(CN-ĐT)
- HS nêu yêu cầu: tính
HS nêu yêu cầu: tính
 4 + 2 = 6 5 + 1 = 6 5 + 0 = 6
 2 + 4 = 6 1 + 5 = 5 0 + 5 = 6
Nêu yêu cầu: tính.
Thảo luận, viết kết quả
4 + 1 + 1 = 6 5 + 1 + 0 = 6
3 + 2 + 1 = 6 4 + 0 + 2 = 6
Quan sát tranh + Nêu bài toán 
Viết phép tính vào vở: 
a) 4 + 2 = 6 
b) 3 + 3 = 6
HS nêu lại tựa
2, 3 HS đọc
 PPCT: 12 ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON
 (GV chuyên dạy)
***********************************************
Thứ tư ngày 14 tháng11 năm 2012
 PPCT: 47 TOÁN
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 6; Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS làm bài tập: 1, 2, 3 (cột 1-2), 4
- HS khuyết tật làm bài 1,2.
II. Phương tiện:
 GV: mẫu các con vật, bộng hoa (hình tam giác, hình vuông, hình tròn) có số lượng là 6.
 HS: sách giáo khoa, bảng con, vở. 
III. Các hoạt động DH
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 1. Ổn định: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - YC HS làm bảng:
 4 + 1 + 1 = 5 + 1 + 0 =
 3 + 2 + 1 = 4 + 0 = 2 =
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động DH bài mới:
Giới thiệu bài trực tiếp 
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 6.
+Mục tiêu: Củngcố khái niệm phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
a, Hướng đẫn HS học phép trừ : 6 - 1 = 5.
-Hướng dẫn HS quan sát và tự nêu bài toán
Gọi HS trả lời:
GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 6 bớt 1 còn mấy?
Vậy 6 trừ 1 bằng mấy?
-Ta viết 6 trừ 1 bằng 5 như sau: 6- 1 = 5 
b, Giới thiệu phép trừ : 6 - 5 = 1 theo 3 bước tương tự như đối với 6 - 1 =5.
c,Với 6 hình vuông, GV giới thiệu phép trừ 
6 – 2 = 4 ; 6 – 4 = 2. (Tương tự như phép trừ 
6 – 1 = 5 ; 6 – 5 = 1).
d, Với 6 hình tròn, GV giới thiệu phép trừ: 6 – 3 = 3
đ, Sau mục a, b, c, d trên bảng nên giữ lại các công thức 6 -1 = 5; 6 - 5 = 1; 6 - 2 = 4; 6 - 4 = 2, 6 - 3 = 3 GV hướng dẫn HS học thuộc lòng các công thức trên
* Chơi giữa tiết
Hoạt Động 2: làm bài tập 1, 2
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 6, biết mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
*Bài 1: Cả lớp làm vào bảng con
 Hướng dẫn HS đọc yêu cầu bài 1:
Lưu ý cho HS đặt các số thẳng cột
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: 
Hướng dẫn cách làm, cho HS làm phiếu học tập.
Khi chữa bài, GV có thể cho HS quan sát các phép tính ở môt cột để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
Hoạt Động 3: Hs làm bài tập 3 (cột 1,2)
Mục tiêu: HS biết làm tính dạng 2 lần tính.
Cho hs làm theo nhóm.
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm
GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
 Hoạt Động 4: HS làm bài tập 4.
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu được nhiều phép tính ứng với bài toán vừa nêu
Hướng dẫn HS làm vào bảng con
Thi đua theo 3 dãy
GV nhận xét kết quả thi đua của 3 đội.
4. Củng cố, dặn dò: 
 -Vừa học bài gì?
 -Xem lại các bài tập đã làm.
 -Chuẩn bị:S.Toán 1, vở Toán để học :“Luyện tập”.
-Nhận xét tuyên dương.
2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con
4 + 1 + 1 = 6 5 + 1 + 0 = 6
3 + 2 + 1 = 6 4 + 0 = 2 = 6
- Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có 6 hình tam giác bớt 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”
- Có 6 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn lại 5 hình tam giác.
-6 bớt 1 còn 5.
-HS đọc :“Sáu trừ một bằng năm” .
HS đọc (cn- đt). 
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): 
- Tính
1HS làm bài trên bảng cả lớp làm vào bảng con: 
 - - - - - -
 3 2 5 1 4 6
HS đọc yêu cầu bài 2: ” Tính”.
HS làm phiếu học tập,
 5 + 1 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 
 6 – 5 = 1 6 – 2 = 4 6 - 3 = 3 
 6 – 1 = 5 6 – 4 = 2 6 - 6 = 0 
Nêu yêu cầu: tính.
Thảo luận, viết kết quả
 6 – 4 – 2 = 0 6 – 2 – 1 = 3
 6 – 2 – 4 = 0 6 – 1 – 2 = 3
1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”.
HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, viết phép tính
a, 6 - 1 =5 
b, Đại diện 3 HS của 3 đội lên thi đua 
 6 - 2 = 4 
- Phép trừ trong phạm vi6
Lắng nghe.
 PPCT: 12	 THỦ CÔNG 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ XÉ, DÁN GIẤY
I.Mục Tiêu: 
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy. Xé, dán được ít nhất một hình trong các hình đã học. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
* HS khéo tay: Xé, dán được ít nhất hai hình trong các hình đã học. Hình dán cân đối phẳng. Trình bày đẹp. Khuyến khích xé, dán thêm những sản phẩm mới, có tính sáng tạo.
* GDTKNL:Tiết kiệm các loại giấy khi xé.Sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ, giấy nháp để làm các sản phẩm khi học thủ công
II.Chuẩn bị:
	GV:
	HS: giấy màu ,hồ ,bút chì ,.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
Nhận xét
3.Bài mới :
a.GV chép đề lên bảng:
 Em hãy chọn màu giấy xé, dán một trong các nội dung của chương
_ Xé, dán hình ngôi nhà
_ Xé, dán hình một con vật mà em thích
_ Xé, dán hình quả cam
_ Xé, dán hình cây đơn giản
Yêu cầu: Xé xong em hãy sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
b.Một số lưu ý:
_ Trước khi HS làm bài, GV cho HS xem lại hình mẫu các bài và nhắc cho HS chọn màu cho phù hợp với nội dung.
_ Nhắc HS
c. Đánh giá sản phẩm:
a) Hoàn thành:
_ Chọn màu phù hợp với nội dung bài
_ Đường xé đều, hình xé cân đối
_ Cách ghép, dán và trình bày cân đối
_ Bài làm sạch sẽ, màu sắc đẹp
b) Chưa hoàn thành:
_ Đường xé không đều, hình xé không cân dối
_ Ghép, dán hình không cân đối
Củng cố, dặn dò:
GD HS phải biết sử dụng giấy tiết kiệm
HS về xem lại các bài xé, dán. Chuẩn bị giấy màu, hồ dán đầy đủ để học bài tiếp theo
HS hát
 HS chọn và thực hiện:
_ Xé, dán hình ngôi nhà
_ Xé, dán hình một con vật mà em thích
_ Xé, dán hình quả cam
_ Xé, dán hình cây đơn giản
Xé xong sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày cho cân đối, đẹp
_ HS đọc lại đề bài trên bảng và chọn nội dung thích hợp với mình.
_ Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo
_ Thu dọn giấy thừa và rửa tay sạch khi hoàn thành bài
HS lắng nghe
*****************************************************
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
	PPCT: 48 TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
- Biết viết phép tính phù hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS làm bài tập: 1 (dòng 1), 2 (dòng 1), 3 (dòng 1), 4 (dòng 1), 5
- HS khuyết tật làm bài 1 (dòng 1), 2 (dòng 1).
II. Phương Tiện:
HS: sách giáo khoa, bảng con, vở. 
III. Các hoạt động DH
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - YC HS làm bảng
 5 + 1 = 4 + 2 =
 6 – 5 = 6 – 2 =
 6 – 1 = 6 – 4 =
 - GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài trực tiếp 
 Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1 (dòng 1)
+Mục tiêu: HS thực hiện được các phép tình công, trừ trong phạm vi 6. 
Hướng dẫn HS làm vào bảng con
Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc .
GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 2: HS làm bài 2 (dòng 1)
Mục tiêu: HS biết làm tính dạng 2 lần tính.
- Gọi HS nêu yêu cầu
Hướng dẫn HS nêu cách làm (chẳng hạn:
 1 + 3 + 2 =, ta lấy 1 + 3 = 4, lấy 4 + 2 = 6, viết 6 sau dấu =, ta có:1 + 3 + 2 = 6) 
GV chấm điểm, nhận xét bài của HS.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 3 (dòng 1)
Mục tiêu: HS điền được dấu thích hợp vào chỗ trống.
Cho HS nhắc lại cách so sánh 
Chia nhóm, hướng dẫn làm theo nhóm
GV nhận xét bài làm của HS, tuyên dương.
* Hoạt động 4: HS làm bài tập 4 (dòng 1)
Mục tiêu: HS điền được số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng, trừ các số đã học để làm bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Chấm một số bài, nhận xét, sửa bài
 * Hoạt động 5: HS làm bài tập 5
Mục tiêu: Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
-Cho hs thi đua theo dãy.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nêu bài toán – Chia lớp ra 3 đội, Yc đại diện mỗi đội 1 bạn lên thi đua
- GV nhận xét, tuyên dương đội có bạn làm đúng nhiều nhất
4. Củng cố, dặn dò: 
 -Vừa học bài gì?
 -Xem lại các bài tập đã làm.
 -Chuẩn bị bi “ phép cộng trong phạm vi 7”.
-Nhận xét tuyên dương.
- HS làm bảng lớp, bảng con: 
 5 + 1 = 6 4 + 2 = 
 6 – 5 = 1 6 – 2 =
 6 – 1 = 5 6 – 4 =
1 HS nhắc lại tựa
Đọc yêu cầu bài1:” Tính”.
1 HS làm bài vào bảng lớp:
+ - + - + -
 6 3 6 1 6 0
-1 HS đọc yêu cầu: Tính
3 HS làm bài ở bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu học tập.
 1 + 3 + 2 = 6
 6 – 3 – 1 = 2
 6 – 1 – 2 = 3
1HS đọc yêu cầu: Điền dấu >, <, =
HS làm theo nhóm 5.
2 + 3 5
Nêu yêu cầu: điền số thích hợp
1 HS làm vào bảng lớp
Cả lớp làm vào vở
 3 + 2 = 5 3 + 3 = 6 
 0 + 5 = 5
HS nêu yêu cầu bài
Quan sát, nhận xét tranh 
Nêu bài toán 
3 HS của 3 đội thi đua viết phép tính 
 6 – 2 = 4
Trả lời (Luyện tập ).
Lắng nghe.
	PPCT: 12	 MĨ THUẬT
 VẼ TỰ DO
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh biết tìm và chọn nội dung đề tài 
- Tập vẽ bức tranh theo đề tài tự chọn
- HS khá, giỏi: Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn, hình vẽ sắp xếp cân đối, màu sắc phù hợp.
* GD BVMT: HS biết yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1
 - Bút chì, gôm và màu.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra đồ dùng của HS
Nhận xét – tuyên dương
Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Vẽ tranh tự do (vẽ theo ý thích): Mỗi em chọn và vẽ một đề tài mình thích như: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật...
b. Hướng dẫn HS cách vẽ tranh: 
- Cho HS xem một số tranh để HS nhận biết về nội dung, cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây cảm hứng cho các em trước khi vẽ.
- GV đặt câu hỏi: 
+Tranh này vẽ những gì?
+Màu sắc trong tranh như thế nào?
+Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh?
GDMT: GD HS biết yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan
c.Thực hành:
- GV gợi ý để HS chọn đề tài
- GV giúp HS:
+ Nhớ lại các hình ảnh gần với nộng dung của tranh. như: người, con vật, nhà, cây, sông, núi, đường sá, 
+ Nhắc HS: Vẽ hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ to hay nhỏ quá so với khổ giấy.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Giúp HS yếu vẽ hình và vẽ màu.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS nhận xét một số bài về hình vẽ và màu sắc thể hiện được nội dung đề tài
+Hình vẽ:
-Có hình chính, phụ
-Tỉ lệ hình cân đối
+Màu sắc:
-Tươi vui, trong sáng
-Màu thay đổi, phong phú
+Nội dung phù hợp với đề tài
5.Dặn dò: 
Về nhà quan sát con cá để tiết sau chúng ta tập vẽ
HS hát
+ HS chú ý lắng nghe.
+ HS theo dõi 
+ Trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
+ HS chọn đề tài để vẽ tranh theo ý thích của mình.
+ HS nhận xét bài của bạn theo gợi ý của GV.
HS chú ý lắng nghe
************************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
 PPCT: 12	 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
 NHÀ Ở
I. Mục tiêu:
- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
*HSKG nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vng nơng thơn thnh thị, miền ni.
* GD BVMT: Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người. Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở.Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp trang trí góc học tập,
II. Phương tiện:
GV: tranh các loại nhà (nếu thư viện có), sách tự nhiên và xã hội.
 HS: sách tự nhiên và xã hội. 
III. Các hoạt động DH 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 -Tiết trước các con học bài gì? 
 -Trong gia đình em có quyền gì? 
 -Em có bổn phận gì? 
 - GV Nhận xét, đánh giá. Nhận xét KTBC: 
 3. Các hoạt động DH bài mới:
Giới thiệu: Nhà ở
Hoạt động1: Quan sát hình
Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà ở khác nhau.
Quan sát tranh 12 SGK thảo luận cặp trong 3 phút.
Nhà này ở đâu
Bạn thích ngôi nhà nào ? vì sao
Giáo viên cho xem nhà miền núi, đồng bằng, thành phố
Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình
Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm nhỏ
Mục tiêu: Kể được tên những đồ dùng phổ biến trong nhà
Quan sát tranh 27 sách giáo khoa và nói tên các đồ dùng, được vẽ trong hình.
Giáo viên cho trình bày.
à Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt 
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Vẽ ngôi nhà của mình .
Cho học sinh vẽ ngôi nhà của mình
Hai em ngồi cạnh nhau giới thiệu nhà của mình 
à Kết luận: Các em cần yêu quý ngôi nhà của mình. GD HS biết giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh 
4. Củng cố, dặn dò:
- Vừa rồi các con học bài gì?
- Ở nhà các con đã làm gì cho ngôi nhà của mình thêm đẹp ? - Nhận xét tiết học
- Gia đình
- Quyền được sống với ba mẹ
- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình
-2 em ngồi cùng bàn trao đổi
- Các cặp trình bày
- HS lắng nghe
- Nhóm 4 em thảo luận 
 - Học sinh trình bày
- HS vẽ tranh về ngôi nhà của mình
Học sinh giới thiệu về nhà ở, địa chỉ, đồ dùng trong nhà .
Nhà ở
Hs nêu 
PPCT: 12	THỂ DỤC
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN . TRÒ CHƠI.
I .MỤC TIÊU.
- Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước , và đưa hai tay dang ngang , đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
- Biết cách thực hiện tư thế đứng kiễng gót bằng 2 chân, hai tay chống hông 
- Bước đầu thực hiện được động tác đứng đưa một chân ra sau (mũi chân chạm mặt đất). hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Làm quen với trò chơi Chuyển bóng tiếp sức (động tác chuyển bóng có thể chưa đúng cách).
II .ĐỊA ĐIỂM _ PHƯƠNG TIỆN .
Sân tập sạch sẽ đảm bảo cho tập luyện.
Giáo án , còi , dụng cụ tập luyện
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp :ổn định lớp kiểm tra sĩ số trang phục 
kiến tập.
- Phổ biến nội dung và yêu cầu.
_ Giáo viên phổ biến ngắn gọn nội dung yêu cầu.
6–10 phút
- HS lắng nghe
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
+ Ôn phối hợp
 Nhịp 1: từ TTĐCB đưa hai tay ra trước.
 Nhịp 2: Về TTĐCB.
 Nhịp 3: Đưa hai tay dang ngang.
 Nhịp 4: Về TTĐCB.
+ Ôn phối hợp.
 Nhịp 1: từ TTĐCB đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
 Nhịp 2: Về TTĐCB.
 Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao thẳng hướng.
 Nhịp 4: Về TTĐCB.
- Đứng kiễng gót, hai tay chống hông.
- Đứng đưa một chân ra sau, hai tay lên cao thẳng hướng.
+ GV làm mẫu, phân tích kỹ thuật, tập c

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 Myha.doc