Kế hoạch bài học lớp 1 - Trường tiểu học số 2 phú bài - Tuần 28

Chào cờ: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

 ----------------------------------------------------------------------------

TẬP ĐỌC: NGÔI NHÀ (Tiết 1)

A. MỤC TIÊU:

+ Học sinh đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

- Trả lời được câu hỏi 1-sgk.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Bài soạn trên máy vi tính

-Tranh minh họa bài đọc ở SGK.

 

doc 20 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Trường tiểu học số 2 phú bài - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................................................................................
............................................................................................................................................. ........ 
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA H, I, K
A/ MỤC TIÊU : 
 - Học sinh tô được các chữ hoa H, I, K 
 - Viết đúng các vần: iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV 1. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
	* Viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở TV1.
	- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập viết . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 3’
Giới thiệu bài : Giới thiệu 
Dạy học bài mới: 30 phút
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa 
- GV chỉ vào bảng và giới thiệu chữ viết hoa 
- Nêu số lượng nét kiểu chữ . 
- Giáo viên tô chữ mẫu trên bảng .
Hoạt động 2 : HD viết vần , từ ngữ 
- GV chỉ vào bảng phụ các vần , từ ngữ . 
- GV lưu ý học sinh nét nối , khoảng cách . 
Hoạt động 3 : Viết vào vở 
- Giáo viên nhắc nhở tư thế  
- Giáo viên chấm 1 số bài 
Hoạt động nối tiếp: 2 phút
Nhận xét chung
- Tổng kết , tuyên dương.
- 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: vườn hoa , ngát hương 
Hoạt động nhóm 
- Quan sát chữ trên bảng và trong vở tập viết 
- HS nêu 
- Tô chữ mẫu 
Hoạt động cá nhân 
- 3 em đọc vần 
- 3 em đọc từ 
- Viết bảng con vần , từ ngữ 
Hoạt động cá nhân 
- Tô chữ hoa 
- Viết vần, từ ứng dụng vào vở (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
* Viết đều nét, giãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở TV1.
- Lớp chọn bài viết sạch, đúng, đẹp
 => tuyên dương 
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ: NGÔI NHÀ 
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 của bài “Ngôi nhà” trong khoảng 10-12’.
- Điền đúng vần iêu hay yêu, chữ c hay k vào chỗ trống.
- Bài tập 2,3-sgk.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3, nội dung các bài tập 2, 3 
- Luật chính tả cần ghi nhớ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 3’
GV gt bài : GV gt và ghi đề 
Bài mới: 30 phút 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép 
- GV treo bảng đã viết sẵn nội dung khổ thơ 
-HS tự tìm những tiếng các em dễ viết sai.
- HD HS cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài viết vào giữa trang vở.
- GV đọc chậm, chỉ vào chữ ở trên bảng.
- HD HS tự ghi số lỗi ra lề đỏ.
- GV chấm một số vở tại lớp và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
a. Điền vần iêu hay yêu:
- GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập.
 -Nói: mỗi từ có 1 chỗ trống phải điền vần iêu hay yêu thì từ mới hoàn chỉnh.
b. Điền chữ c hay k:
- Nêu yêu cầu.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài tập b
Quy tắc chính tả k + e, ê, i:
- Giáo viên nhấn mạnh: Đứng trước e, ê, i , thì ta viết chữ k (ke, kê, ki)
Hoạt động nối tiếp: 2 phút 
- Giáo viên khen những học sinh học tốt, chép lại bài chính tả đúng, đẹp.
-1 em đọc, 2 em viết bảng: giỏ cá, cặp da, vỏ trứng.
Hoạt động cá nhân
-2 em đọc lại khổ thơ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Viết ra bảng con 
-HS lắng nghe
- Học sinh chép khổ thở 3 vào vở.
- HS cầm bút chì, đổi vở chữa bài lẫn nhau.
- Học sinh ghi số lỗi ra lề đỏ.
 -HĐ nhóm 
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập.
-4 em làm bài trên bảng lớp .
-Lớp làm vào sgk 
-Đọc lại bài tập vài em .
-Lớp sửa bài 
HĐ cá nhân 
- 2 học sinh đọc yêu cầu , tự làm vào sgk.
- Lớp nhận xét .
- Học sinh nhắc lại vài em.
- Về nhà học thuộc quy tắc chính tả và chép lại những chữ còn viết sai vào bảng 
ĐẠO ĐỨC: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT Tiết 1
A/ MỤC TIÊU Giúp HS:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi và tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
-Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
*Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp.
* GDKNS: KN giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập đạo đức; đồ dùng để đóng vai
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.Khởi động: 5 phút
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
Gọi 2 học sinh nêu.
2.Bài mới : 28 phút
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” 
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
 Học sinh xử lý tình huống:
Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi)  .
Khi chia tay nhau  
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:
1.Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
2.Em cảm thấy như thế nào khi:
 a. Được người khác chào hỏi?
b.Em chào họ và được đáp lại?
c.Em chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?
GV kết luận: 
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
4.Củng cố: 2 phút
Học bài, chuẩn bị tiết sau.
Cần nói lời cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.
Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi.
Ví dụ:
Hai người bạn gặp nhau (Tôi chào bạn, bạn có khoẻ không?)
Học sinh gặp thầy giáo (cô giáo) ở ngoài đường (Em kính chào thầy, cô ạ!)
Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các câu hỏi.
Trình bày trước lớp ý kiến của mình.
- Học sinh lắng nghe nhắc lại
TOÁN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt)
A/ MỤC TIÊU:
	-HS hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HOC
	+ Sử dụng tranh vẽ trong SGK 
	+ HS: bảng con
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. Bài cũ: 5 phút
- Vài em lên đọc số có hai chữ số.
-Giới thiệu bài, Ghi đề bài.
2. Bài mới: 25 phút
- GV ghi đề bài toán lên bảng lớn
- GV đặt câu hỏi để tìm hiểu đề
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp ghi tóm tắt
	Có: 	9 con gà
	Bán:	3 con gà
	Còn lại:	con gà?
- GV sửa bài và kết luận
- Học sinh tự đọc đề toán
- Tự tìm hiểu đề và ghi tóm tắt
- GV nhận xét
- Tương tự như bài 1
- Học sinh làm bài vào vở
3. Củng cố: 5 phút
- Nhận xét giờ học toán
- Tuyên dương
- 3 em.
-Học sinh tự đọc thầm bài
- HS nêu.
- 2 hs đọc lại tóm tắt.
- 1 học sinh giải bảng lớn
- Cả lớp giải bảng con
- Học sinh mở SGK
- 2 học sinh đọc
- Ghi tóm tắt vào SGK
- Cả lớp giải vào SGK
-Vài em đọc bài giải
+ HS làm vào SGK 
– Đổi sách chữa bài
- Chuẩn bị tiết sau
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
 Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC: QUÀ CỦA BỐ 
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc trơn cả bài. đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.
	Trả lời câu hỏi 1,2 –sgk.
	Học thuộc lòng 1 khổ thơ của bài.
	* Học thuộc lòng cả bài thơ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa bài ở SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	Tiết 1
KT bài cũ: 5 phút
Giới thiệu bài: GV gt bài và ghi đề 
Bài mới: 30 phút
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs luyện đọc 
a. Giáo viên đọc mẫu.
b. Học sinh luyện đọc:
+ Luyện đọc tiếng từ ngữ:
- Cho hs tự tìm tiếng khó đọc, GVgạch chân 
- Giáo viên giải nghĩa từ khó.
+ Luyện đọc câu:
+ Luyện đọc đoạn, cả bài.
Hoạt động 2 : Ôn vần oan, oat 
a. Tìm tiếng trong bài có vần oan:
*. Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
-3 em đọc và trả lời câu hỏi bài : Ngôi nhà
Hoạt động cá nhân
- Học sinh lắng nghe.
- HS tự tìm.
- Học sinh đánh vần, đọc trơn, phân tích.
- HS thi nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- Thi đọc từng khổ, cả bài .
- Đồng thanh 1 lần.
- HS nêu: ngoan.
- Học sinh thi nói theo nhóm.
 TIẾT 2
Hoạt động 3: 32 phút
Tìm hiểu bài và luyện nói 
a. Tìm hiểu bài:
-GV đặt câu hỏi trong SGK.
- Giáo viên đọc lại bài.
b. Học thuộc lòng bài thơ:
*. Luyện nói:
- Nêu yêu cầu của bài luyện nói 
- Nói với nhau về nghề nghiệp của bố.
Hoạt động nối tiếp: 3 phút
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương
- Về tiếp tục học thuộc bài thơ. 
+ 1, 2 hs đọc khổ thơ 1, 2 lớp đọc thầm.
+ HS nêu.
-HS học thuộc 1 khổ thơ. 
* Học thuộc lòng cả bài thơ.
- 1 học sinh nêu
- Quan sát tranh, nêu tên nghề nghiệp 
- 2 bạn thực hành hỏi đáp.
- Nhiều cặp nói trước lớp.
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 1)
A/ MỤC TIÊU 
- Học sinh biết kẻ, cắt và dán hình tam giác.
 	- Học sinh kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
	* Kẻ, cắt, dán được HTG. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt, dán được HTG có kích thước khác.
	- GD HS ý thức giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài mẫu, giấy kẻ ô
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài 2’
HS quan sát, nhận xét mẫu: 6’
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
+ Hình tam giác có mấy cạnh?
+ Các cạnh có độ dài như thế nào?
* Hướng dẫn mẫu: 5’
- GV hướng dẫn cách kẻ hình tam giác
- Ghim giấy kẻ ô lên bảng, vẽ hình chữ nhật có cạnh 7 ô, 8 ô và hình tam giác là một phần của hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh là 8 ô
-Muốn vẽ hình tam giác cần có mấy đỉnh? Mấy cạnh?
- Hai đỉnh là điểm nút của đoạn thẳng cạnh hình chữ nhật dài 8 ô. Một đỉnh nữa là điểm giữa của cạnh đối diện
- Nối 3 điểm ta được hình tam giác
- Hướng dẫn cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm
+ Cắt theo các cạnh AB, AC ?hình tam giác
- Bôi hồ dán cân đối, phẳng
Thực hành trên giấy màu 20’
- Hướng dẫn HS thực hành trên giấy vở
- Hướng dẫn HS kẻ cách đơn giản: Tận dụng 2 đường mép của tờ giấy màu
Nhận xét đánh giá 2’
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương
 - Chuẩn bị giấy màu để cắt dán HTG Tiết 2
- Học sinh quan sát, nhận xét
- 3 cạnh
- Có 1 cạnh là cạnh hình chữ nhật
- HS theo dõi, quan sát
- 3 đỉnh, 3 cạnh
- HS thực hành trên giấy vở
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
TOÁN LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU
	-HS biết giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20.
	*Làm BT 4
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ BT 4.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động 1: KTBC: 5 phút
Thực hiện phép cộng trừ trong phạm vi 20.
Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 2: 30 phút
Thực hành:
- Hướng dẫn HS mở SGK/ 150
+ Tự viết số vào tóm tắt
	Có: 	15 búp bê
	Đã bán:	2 búp bê
	Còn lại:	búp bê?
+ Tự giải bài toán 2 vào vở
- GV, lớp nhận xét. 
+ BT 3:
- Nêu yêu cầu và làm bài vào sgk
-* BT 4: Hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt nêu đề bài
- GV sửa bài
Chấm một số vở của HS
Hoạt động 3: 5 phút
 Nhận xét chung tiết học
- 3 em.
- Đọc đề bài, 1 em giải ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
-HS làm bài rồi chữa bài
- HS đọc lại bài giải 
- HS sửa bài
*Học sinh tự giải vào vở.
- 3 HS nêu bài giải của mình. 
-Theo dõi
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................... 
 Thứ năm, ngày 22 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ: QUÀ CỦA BỐ 	
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng khổ thơ 2 của bài “Quà của bố” khoảng 10-12’.
- Điền đúng chữ s hay x, vần im hay iêm vào chỗ trống.
Bài tập 2a và 2b.
- GD HS ý thức rèn chữ - giữ vở.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập và khổ thơ.
-HS: Bảng con
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Bài mới: 30 phút
GV gt bài và ghi đề.
HĐ 1: Hướng dẫn tập chép 
- Giáo viên treo bảng phụ lên bảng.
-GV cho hs đồng thanh khổ thơ 1 lần.
- Giáo viên nhắc tư thế, trình bày.
- Giáo viên chỉ và đọc lại.
- Giáo viên chữa lỗi, phổ biến.
- Giáo viên chấm một số bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập
- Giáo viên treo bảng phụ trên bảng.
a)Điền chữ s hay x :
b) Điền vần im, hay iêm:
Hoạt động nối tiếp: 2 phút
- Giáo viên tuyên dương bài viết đúng, sạch.
- Về nhà chép lại khổ thơ vào vở BTTV/2 
- 2 HS đọc lại bài tập 2 ở tiết trước
- 3 HS nhắc lại quy tắc chính tả: k + i, e, ê 
Hoạt động cả lớp
- 2, 3 học sinh đọc lại khổ thơ.
- Tìm chữ dễ viết sai: gửi, nghìn, thương, chúc.
- Học sinh viết bảng con chữ đó.
-HS đồng thanh 1 lần .
- Học sinh chép khổ thơ vào vở.
- Học sinh sửa sai, ghi số lỗi.
- 2 - 3 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 -3 - 4 em, lên bảng thi làm nhanh 
 (chỉ viết tiếng cần tìm)
- Lớp làm vào sgk bằng bút chì .
- Lớp sửa bài theo kết quả đúng.
 -Theo dõi
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN: BÔNG HOA CÚC TRẮNG
A. MỤC TIÊU:
- HS kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
* Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài soạn trên máy vi tính
- Sử dụng tranh trong sgk phóng to. Vài bộ đồ dùng để đóng vai mẹ, bé, cụ già.
- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của truyện.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐSP: 
 , học sinh .
Kiểm tra bài cũ: 4 phút 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề
Hoạt động 1: 10 phút
Giáo viên kể
- Lần 1: GV kể theo SGK .
- Lần 2: Kể kết hợp với tranh 
Hoạt động 2: 10 phút
Học sinh kể theo tranh
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh 1:
- Người mẹ ốm, nói gì với con?
- Học sinh kể tranh 2, 3, 4
 ( giáo viên hướng dẫn ) như tranh 1.
 Hoạt động 3: 10 phút
* HS thi kể cả câu chuyện 
Giúp học sinh hiểu nội dung câu chuyện:
Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
Củng cố, dặn dò: 1’
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Về tập kể lại cho người thân nghe.
-4 em kể 4 đoạn câu chuyện “Trí khôn”.
HS nhắc lại đề
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe và nắm được cốt truyện.
- HS quan sát tranh, nêu câu hỏi dưới tranh
- HS nêu 2 em.
- Học sinh thi kể tranh 1.
- HS kể theo từng tranh 
-HS thi kể .
- Lớp và GV chọn ra nhóm kể hay nhất.
- Là con phải thương yêu cha mẹ, phải chăm sóc khi cha mẹ ốm./ Lòng hiếu thảo của cô bé đã làm động lòng đến các thần tiên./ Tấm lòng hiếu thảo, giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
- Chuẩn bị bài sau
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
TOÁN: LUYỆN TẬP 
A/ MỤC TIÊU : 
- Giúp học sinh biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ BT 4.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động 1: 5 phút
GV kiểm tra về: so sánh các số có 2 chữ số, cộng, trừ các số tròn chục.
- GV kết luận, ghi điểm
Giới thiệu bài , ghi đề bài
Hoạt động 2: 28 phút
- Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK/ 151
+ BT 1: GV hướng dẫn 
- GV, lớp nhận xét.
+BT 2: GV nêu yêu cầu
 Tóm tắt bài toán:
	Tổ em có: 	9 bạn
	Nữ:	5 bạn
	Nam: 	bạn?
+ BT 3: 
+ BT 4: HS tự đọc đề
- GV tóm tắt bài toán và hướng dẫn HS tự giải bài vào vở.
	Tóm tắt
	? cm	 2 cm
	13 cm
- GV chấm một số bài.
Hoạt động 3: 2 phút
- Nhận xét, dặn dò
- 2 em làm trên bảng.
-HS tự đọc đề toán
-Tự hoàn chỉnh tóm tắt 
- Giải vào vở, 1 em làm ở bảng lớp
- Chữa bài 
- 1 em đọc đề.
- Tự hoàn chỉnh tóm tắt
- HS làm bài vào vở
-Chữa bài
-HS giải vào vở rồi chữa bài
-Theo dõi
 Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội: CON MUỖI
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
	-Nêu một số tác hại của muỗi.
	- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
	*Biết cách phòng trừ muỗi.
	* GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN tự bảo vệ, KN làm chủ bản thân, KN hợp tác.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài soạn trên máy vi tính
- Tranh ảnh minh hoạ có trong bài 28
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: 5 phút
Khởi động
- Hãy nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?
- Làm vài động tác của mèo: Bắt chuột, kêu.
Hoạt động 2: 30 phút
 Trò chơi: “Con muỗi” ? 
Ghi đề : Con muỗi 
- Quan sát con muỗi
- GV chia nhóm
- GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý
+ Con muỗi to hay nhỏ?
+ Khi đập muỗi, em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
+ Hãy chỉ vào: Đầu, thân, chân, cánh của con muỗi
+ Con muỗi dùng gì để hút máu người?
+ Con muỗi di chuyển như thế nào?
KL: Muỗi thường sống ở các bụi cây rậm, cống rãnh, nơi tối tăm, ẩm thấp. Người ta diệt muỗi bằng cách.Khi đi ngủ chúng ta cần phải mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
Hoạt động 3: 2 phút
- Trò chơi:Thi đọc tên các bộ phận của con muỗi.
- Nhận xét giờ học
- 2 học sinh 
- 1 em.
- Học sinh chơi
- Hoạt động cả lớp
- Nhóm 4 HS
- Các nhóm cử đại diện phát biểu.
 Thảo luận để biết nơi sống của muỗi
- Chia lớp thành 3 nhóm; mỗi tổ 1 câu
1. Muỗi thường sống ở đâu?
2. Các tác hại do muỗi đốt là...
3. Người ta diệt muỗi bằng cách...	.
* Khi ngủ bạn cần làm gì để khỏi bị muỗi đốt ?
-Theo dõi
+ 2 nhóm
- Chuẩn bị bài sau
Bổ sung.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 23 tháng3 năm 2012
TẬP ĐỌC: VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ 
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc oà, hoảng hốt, cắt bánh đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
 - Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
	Trả lời câu hỏi 1,2-sgk.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	 Tiết 1 
Kiểm tra bài cũ: 4’
Bài mới: 31 phút
Giới thiệu bài: GV gt và ghi đề 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
a. Giáo viên đọc mẫu:
b. Học sinh luyện đọc.
+ Đọc tiếng từ ngữ.
- Phân nhóm tìm từ khó đọc.
- Gạch chân từ khó.
- Giải nghĩa từ : hoảng hốt.
+ Đọc câu:
+ Đọc đoạn, cả bài.
Hoạt động 2 : Ôn vần ưt, ưc
a. Tìm tiếng trong bài có vần ưt:
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc:
-GV ghi ra bảng , lớp đọc lại các tiếng , từ vừa tìm được.
* Nói câu chứa tiếng có vần:ưt, ưc
 (GV gọi hai em nói câu mẫu trong sgk ).
- 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “Quà của bố” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh tìm số câu, số đoạn.
- Cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt.
- Đánh vần, phân tích nhiều em.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Thi đọc đoạn, cả bài, theo tổ, bàn nhóm, cá nhân .
-Đồng thanh 1 lần.
- Học sinh tìm nhanh: đứt.
- Học sinh thi tìm theo nhóm.
Ưt: đứt tay, day dứt, mứt gừng,phừng phựt
Ưc: bực bội, lực sĩ , lọ mực, nhức đầu 
- Học sinh thi nói theo nhóm (nhóm nào nói được nhiều câu thì thắng)
TIẾt 2
Hoạt động 3: 33phút
Tìm hiểu bài và luyện nói 
Tìm hiểu bài:
_GV yêu cầu 1 HS hỏi, 1 HS trả lời
Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao?
Hãy đọc 3 câu hỏi của mẹ hỏi con?
Hãy đọc 3 câu trả lời của bé với mẹ?
- Giáo viên đọc diễn cảm 1 lần.
* Luyện nói:
- Học sinh đọc yêu cầu của luyện nói:
- Mời 2 học sinh đọc câu hỏi mẫu.
Hoạt động nối tiếp: 2 phút
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động nhóm đôi
- Lớp đọc thầm bài văn.
- Cậu bé không khóc.
- Lúc mẹ về cậu mới khóc , vì cậu muốn mẹ biết là mình bị đứt tay, mẹ thương.
- Con làm sao thế?
- Đứt khi nào thế?
- Sao đến bây giờ con mới khóc?
- Con bị đứt tay.
- Lúc nãy ạ.
- Vì bây giờ mẹ mới về

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 28 CKT KNS.doc