Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

TIẾT 2: TOÁN*

 LUYỆN TẬP VỀ NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ

 VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Củng cố, khắc sâu về cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.

 - HS tích cực, chủ động học tập.

II .CHUẨN BỊ: - HS : Vở BT Toán in.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* HĐ1: Củng cố, khắc sâu về cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 74.

ã Bài 1:

 - HS đọc yêu cầu bài.

 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT. 2 HS làm trên bảng lớp.

 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - HS, GV nhận xét chữa bài. Một vài HS nêu cách tính.

 - Rèn kĩ năng nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

ã Bài 2:

 - HS xác định yêu cầu bài toán. HS nêu cách làm bài.

 - Cho cả lớp làm vào vở BT. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.

 - 1 HS làm trên bảng lớp.

 - Củng cố, khắc sâu về cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

ã Bài 3:

 - HS đọc bài, tự phân tích đề toán, xác định dạng toán.

 - Cho HS tự giải bài vào vở. 1HS lên bảng chữa bài.

 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về giải bài toán bằng hai phép tính.

 Bài giải

 Lần sau chuyển được số vở là :

 18 250 x 3 = 54 750 (quyển)

 Cả hai lần chuyển được số vở là :

 18 250 + 54 750 = 73 000 (quyển)

 Đáp số : 73 000 quyển vở.

ã Bài 4: (Nếu còn thời gian)

 - HS tự đặt đề toán tương tự như bài 3 rồi giải bài.

 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.

* HĐ2: Củng cố, dặn dò

 - GV khắc sâu cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.

 - Dặn dò VN xem lại bài.

 

doc 46 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS đọc yêu cầu bài, nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức.
 - HS làm bài vào vở. (HS làm phần b).
 - Chữa bài, GV chuẩn xác KT, kết quả là :
 a) 69 066 b) 96 897
 45 722 8599
Bài 4:
 - Hướng dẫn HS tính nhẩm theo “nghìn”.
 - Câu b) có thể nhân nhẩm theo mẫu :
 11000 x 2 = ?
 11 nghìn x 2 = 22 nghìn
 Vậy : 11000 x 2 = 22000.
 - Cho HS tính nhẩm. GV chuẩn xác KT.
 - Rèn kĩ năng tính nhẩm đúng, nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
sáng Ngày soạn: 02 - 4 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 08 - 4 - 2015.
Tiết 1: toán
 Tiết 153: chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
I. Mục đích,yêu cầu:
 - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là phép chia hết.
 - Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS say mê học toán.
II. Chuẩn bị: Phấn màu. Bộ ĐD học toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD thực hiện phép chia 37648 : 4
 - GV viết phép chia lên bảng : 37648 : 4, yêu cầu HS nhận xét về số chữ số của số bị chia.
 - HS nêu cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - GV nhắc HS cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số tương tự như chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 - Mỗi lần chia đều tính nhẩm : chia, nhân, trừ.
 - HS nêu miệng cách chia, GV ghi bảng như SGK.
 - Vài HS nhắc lại cách chia.
* HĐ2: Thực hành
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu BT. 
 - HS làm bài vào bảng con, bảng lớp. Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.
 - Củng cố cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - HS nêu miệng tóm tắt, nhận dạng toán, nêu cách làm.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp. GV theo dõi, giúp đỡ HS. 
 - Chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3: 
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức.
 - HS làm bài rồi chữa bài, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS mở bộ ĐD học toán ra xếp hình.
 - Nhận xét chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Rèn kĩ năng xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
TIếT 3: Đạo Đức
 chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiếp)
I. mục đích, yêu cầu: 
 - Nêu được những việc cần làm hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
 - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn. KN trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. KN thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. KN ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cậy trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường. KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoat động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Báo cáo kết quả điều tra
Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương ; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau :
 + Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.
 + Các cây trồng đó được chăm sóc ntn?
 + Hãy kể tên vật nuôi mà em biết.
 + Các vật nuôi đó được chăm sóc ntn?
 + Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ntn?
 - Đại diện từng nhóm HS lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
 - GV nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
* HĐ2: Đóng vai
Mục tiêu : HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi ; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
Cách tiến hành:
 - GVchia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau.
 + TH1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới.
 Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì ?
 + TH2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào.
 Nếu là Dương, em sẽ làm gì ?
 + TH3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn.
 Nếu là Nga, em sẽ làm gì ?
 + TH4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên.
 Nếu là Hải, em sẽ làm gì ? 
 - HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
 - Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
 - GV kết luận từng tình huống.
* HĐ3: HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* HĐ4: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc cần làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Cách tiến hành:
 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phổ biến luật chơi.
 - Các nhóm HS thực hiện trò chơi.
 - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm.
 - GV tổng kết, khen ngợi các nhóm khá nhất.
 => KLC: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu kiến thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa v
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng : Vỗ tay .... cần nhiều người (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa V. Tên riêng: Văn Lang.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS viết bảng lớp: Uông Bí. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
 - Luyện viết chữ hoa
+ 1 HS tìm các chữ viết hoa có trong bài : V, L, B.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa V, L, B.
+ GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
+ HS tập viết chữ hoa V, L, B trên bảng con.
+ GV nhận xét, sửa sai. 
 - Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Văn Lang.
 + GV giới thiệu về Văn Lang.
+ HS tập viết từ Văn Lang.
+ GV nhận xét, sửa sai.
 - Luyện viết câu ứng dụng
+1 HS đọc câu ứng dụng : Vỗ tay . cần nhiều người.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng
+ HS tập viết trên bảng con : Vỗ, Bàn.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa V. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
chiều tiết 1: tập làm văn*
 viết thư
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố viết về một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
 - Rèn kĩ năng trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu đúng ; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
 - GD HS yêu quý bạn bè người nước ngoài.
I. chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết trình tự lá thư.
 - HS : VBT T.Việt in. 
 - Trình bày ý kiến cá nhân ; trải nghiệm ; đóng vai.
III. các hoạt động dạy- học :
* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
 - 1 HS đọc yêu cầu của BT và các câu hỏi gợi ý. Cả lớp theo dõi trong vở BT.
 - 1 HS giải thích các yêu cầu của bài tập theo gợi ý. GV chốt lại :
 + Có thể viết thư cho một bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt. (dựa theo các tên riêng nước ngoài đã học trong các bài tập đọc). 
 + Nội dung kể phải thể hiện : 
 . Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào ; thăm hỏi bạn,...)
 . Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung : trái đất.
 - GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày một lá thư cho 1 HS đọc.
 - HS viết thư vàovở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS tiếp nối nhau đọc thư. GV thu chấm một số bài nhận xét về cách trình bày, dùng từ đặt câu...
* HĐ 2 : Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu cách trình bày một lá thư.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
TIếT 2: ToáN*
 luyện tập về nhân số có năm chữ số 
 với số có một chữ số (tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố, khắc sâu về cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng làm bài tập nhanh, chính xác.
 - HS tích cực, chủ động học tập.
II .Chuẩn bị: - HS : Vở BT Toán in.
III . Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Củng cố, khắc sâu về cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 HS mở vở BT Toán in làm BT trang 75.
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho cả lớp làm bài vào vở BT. 2 HS làm trên bảng lớp.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS, GV nhận xét chữa bài. Một vài HS nêu cách tính.
 - Rèn kĩ năng nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán. HS nêu cách làm bài.
 - Cho cả lớp làm vào vở BT. GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1 HS làm trên bảng lớp.
 - GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng về giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài toán.
 - HS tính giá trị của biểu thức.
 - Cả lớp làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. 
Bài 4: 
 - HS tính nhẩm theo mẫu.
 - 2 HS chữa bài lên bảng
 - GV chuẩn xác kiến thức . 
* HĐ2: Củng cố, dặn dò
 - GV khắc sâu cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập. 
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: Tự nhiên - xã hội
 TráI đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời : từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. Có biểu tượng ban đầu về Mặt Trời.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm đúng, nhanh.
 - Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở ; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
 - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II . Chuẩn bị: 
 - Các hình trong SGK trang 116, 117.
 - Quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện, thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu sự chuyển động của Trái Đất.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : Quan sát tranh theo cặp
 Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
 Cách tiến hành :
 - Bước 1 :
 + GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
 + GV HD HS quan sát hình 1 SGK trang 116 và trả lời câu hỏi :
 . Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
 . Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?
 . Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?
Bước 2 :
 Gọi một số HS trả lời trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung.
 => Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* HĐ2 : Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho
Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau :
 + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
 + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? 
 - Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh ; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định ; giữ vệ sinh môi trường xung quanh,... 
* HĐ3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời (Nếu còn thời gian)
 Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời
 - HS trong nhóm nghiên cứu tài liệu để hiểu về hành tinh.
 - HS tự kể về hành tinh trong nhóm. 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm học tập tốt, kể hay, đúng và nội dung phong phú. 
 - Dặn dò HS có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
sáng Ngày soạn : 03 - 4 - 2015.
 Ngày dạy : Thứ 6 - 10 - 4- 2015.
 Tiết 1 : tập làm văn
 thảo luận về bảo vệ môi trường 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
 - Rèn kĩ năng nói, viết thuật lại gọn rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo về môi trường. 
 - Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân ; lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận ; đảm nhận trách nhiệm ; tư duy sáng tạo.
 - GD HS ý thức bảo về môi trường thiên nhiên.
II. chuẩn bị : 
 - Bảng lớp viết 2 câu hỏi gợi ý.
 - Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
- 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV nhắc HS chú ý : 
 + Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. GV mở bảng phụ, mời 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
 + Điều cần bàn bạc trong cuộc họp nhóm là Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. Sau đó nêu những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch đẹp.
- GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định một nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi , phát biểu. Một HS trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- 2, 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
* HĐ2 : Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV nhắc nhở HS. (HS làm khoảng 5 câu).
 - HS làm bài vào vở.
 - HS lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 mặt trăng là vệ tinh của trái đất
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
 - Rèn kĩ năng quan sát, vẽ sơ đồ đúng, nhanh.
 - HS yêu thích môn học, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị : 
 - Các hình trong SGK trang 118, 119.
 - Quả địa cầu.
 - HS : vở BT TN-XH, màu vẽ.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: - Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
 - Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát tranh theo cặp
Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Cách tiến hành : 
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo gợi ý sau :
 + Chỉ Mặt trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
 + Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều).
 + HS: Nhận xét độ lớn của Mặt trời, trái Đất và Mặt trăng.
- Bước 2:
 + GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 + GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
=> Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái đất quanh Mặt trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
* HĐ2 : Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất
Mục tiêu :
 - Biết Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất.
 - Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất.
Cách tiến hành :
 - Bước 1:
 + GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
 + GV hỏi : Tại sao Mặt trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
 + GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
 + GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái đất nhưng nó cũng tự quay quanh nó...
 - Bước 2: 
 + HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh trái đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
 + 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
=> Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
* HĐ3 : Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
 - Tạo hứng thú học tập.
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển các nhóm.
- Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi sao cho từng HS trong nhóm được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK.
- GV gọi một vài HS biểu diễn trước lớp.
 - HS, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu KT về Mặt Trăng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn dò về nhà xem lại bài. 
Tiết 3: toán
 Tiết 155 : luyện tập 
I. mục đích, yêu cầu : 
 - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Rèn kĩ năng làm tính và giải toán đúng, nhanh.
 - HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị : GV : Phấn màu.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS làm bài tập 1 trang 164 (SGK). HS, GV nhận xét chữa bài. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1 : GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép chia 28921 : 4
 a) Cách chia :
 + Lần 1 : . 28 chia 4 được 7, viết 7 ; 28921 4
 . 7 nhân 4 bằng 28 ; 09 7230
 . 28 trừ 28 bằng 0. 12
 + Lần 2 : . Hạ 9 ; 9 chia 4 được 2, viết 2 ; 01
 . 2 nhân 4 bằng 8 ; 1
 . 9 trừ 8 bằng 1 .
 + Lần 3 : . Hạ 2 được 12 ; 12 chia 4 được 3, viết 3 ;
 . 3 nhân 4 bằng 12 ;
 . 12 trừ 12 bằng 0.
 + Lần 4 : . Hạ 1 ; 1 chia 4 được 0, viết 0 ;
 . 0 nhân 4 bằng 0 ; 
 . 1 trừ 0 bằng 1.
 b) Viết theo hàng ngang : 12921 : 4 = 7230 (dư1).
 c ) GV nhấn mạnh : ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương ; thương có tận cùng là 0.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: 
- HS xác định yêu cầu bài. 
 - Cho HS tự làm và chữa bài. Một vài HS nêu cách tính.
 - Rèn luyện kĩ năng tính chia.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
- Chữa bài. Củng cố cách đặt tính, cách tính phép chia các số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Bài 3:
 - HS đọc bài toán.
 - GV hướng dẫn HS giải theo các bước :
 + B1 : Tìm số thóc nếp ( 27280 : 4 = 6820 (kg)).
 + B2 : Tìm số thóc tẻ ( 27280 - 6820 = 20460 (kg)).
 - HS tự giải bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
 - Chữa bài, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 4:
 - HS tính nhẩm theo mẫu, VD :
 15000 : 3 = ?
 Nhẩm : 15 nghìn : 3 = 5 nghìn
 Vậy : 15000 : 3 = 5000.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khắc sâu về phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức chăm học, chăm làm.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - ý kiến của các thành viên.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 *Nhược điểm :
...........................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc