Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Trường TH Phình Sáng - Tuần 19 năm 2009

 I. Mục tiêu

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương

 II. Tài liệu và phương tiện

- Thẻ màu dùng cho HĐ 2 tiết 2

- Các bài thơ , hát.nói về quê hương

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 5 - Trường TH Phình Sáng - Tuần 19 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
- Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điên Biên Phủ.
- Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa, 
-  ta mở 3 đợt tấn công.
+ Đợt 1: Mở vào ngày 13/3/1954 tấn công.
+ Đợt 2: Vào ngày 30/3/1954 đồng loạt tấn công vào phân khu 
+ Đợt 3: bắt đầu vào ngày 1/5/1954 ta tấn công vào các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954 đồi A1 bị tấn công phá 17 giờ 30 phút ngày 7/5.
- .. vì: có đường lỗi lãnh đạo đúng của Đảng. Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường. Ta chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
+ Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đồng Cuân 1953- 1954 của ta, đạp tan “Pháo đài không thể công phá” của giặc Pháp  kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.
VD: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chin pháo,  
- Học sinh nối tiếp đọc
- Học sinh nhẩm thuộc.
	4. Củng cố: 	- Nội dung bài.
	- Liên hệ - nhận xét.
	5. Dặn dò:	- Về học bài.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Tiết 1
thể dục
giáo viên chuyên soạn
__________________________
Tiết 2
Chính tả (nghe - viết)
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
I. Mục tiêu: 
Nghe và viết đúng bài chính tả , trình bầy đúng hình thức bài văn xuôi
Làm được BT2, BT3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ BT2 (hoặc ghi bảng).
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:	
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
GV lưu ý HS viết tên bài vào giữa dòng cho cân đối.
HS lắng nghe, ghi vở. 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
GV đọc bài chính tả trong SGK một lượt: đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
HS theo dõi trong SGK.
Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
HS đọc thầm. 
Yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc từng bộ phận câu đọc không quá 2 lượt. 
HS viết bài.
GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
HS soát lại bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7-10 bài, cho từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu để sửa những chữ viết sai bằng bút chì bên lề vở.
HS làm theo yêu cầu GV.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Bài tập 2:
giấc / trốn / dim /gom / rơi / giêng / ngọt
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
HS làm bài vào SGK.
HS chữa bài. 
 Bài tập 3:
a) ra / giải / già / dụm
b) hồng / ngọc / trong / trong / rộng
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Chọn phần a hoặc b, nếu còn thời gian làm cả hai phần.
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Cho HS làm bài tập vào vở.
HS làm bài.
Củng cố - Nhận xét
GV nhận xét kết quả học tập của HS và nhắc HS nhớ nội dung câu chuyện Làm việc cho cả ba đời hoặc HTL hai câu đố để đố người thân.
_______________________
Tiết 3
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Biết tính diện tích hình thang 
II. Đồ dùng dạy học: 
	Chuẩn bị 1 số bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên chữa bài 3.
- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Lên bảng
- Gọi 3 học sinh lên bảng.
- Làm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
3.3. Hoạt động 2: Làm nhóm
Tóm tắt:
a = 120 m
b = 2/3 a
a - h = 5 m
Thửa ruộng: ? kg thóc.
- Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.
- Nhận xét, cho điểm.
3.4. Hoạt động 3: 
Thi giữa 2 nhóm
1. Đọc yêu cầu bài 1.
a) Diên tích hình thang là:
(14 + 6) x 7 : 2= 70 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
: 2 = 
c) Diện tích hình thang là:
(2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 0,46 (m2)
2. Đọc yêu cầu bài 2.
Giải
Đáy bé của hình thang là:
120 x = 80 (m)
Chiều cao của hình thang là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là:
(80 + 120) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Thửa ruộng thu được số tiền là:
7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
- Đọc yêu cầu bài 3.
a) Đ
b) Đ
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4
Luyện từ và câu
Câu ghép
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ)
	- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Phần nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép bài văn, gạch dưới bộ phận CN- VN trong mỗi câu rồi chốt lại lời giải đúng.
- Hướng dẫn xếp các câu vào nhóm thích hợp.
* Phần ghi nhớ.
* Phần luyện tập.
Bài tập 1: 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét rồi chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 3: 
- Giáo viên phát phiếu khổ to.
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bộ nội dung các bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
1) Học sinh xác định CN- VN trong từng câu.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
2) Xếp các câu vào nhóm thích hợp.
a. Câu đơn: (câu do 1 cụm từ CN- VN tạo thành) câu 1: 
b. Câu ghép: câu do nhiều cụm chủ ngữ và vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành câu 2, 3, 4.
3) Không thể tách mỗi cụm CN- VN trong các câu ghép trên rhành câu đơn được vì các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Hai, ba học sinh đọc nội dung ghi nhớ sgk.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn rồi làm bài.
- Học sinh trình bày kết quả bài làm.
1) Trời/ xanh thẳm, biển/ cũng xanh thẳm.
2) Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơn sương.
3) Trời/ âm u mây mưa, biển/ xám xịt nặng nề.
4) Trời/ ầm ầm dông tố, biển/ đục ngầu giận dữ.
5) Biển/ nhiều khi rất đẹp, ai/ cũng thấy như thế.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Phát biểu ý kiến.
Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên ở bài tập 1 thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện 1 ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Học sinh tự làm rồi phát biểu ý kiến.
a) Mùa xuân đã về, cay cối đâm chồi nảy lộc.
b) Mặt trời mọc, sương tan dần.
c) Trong chuyện cổ tích cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng.
d) Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.	
__________________
Tiết 5
Khoa học
Dung dịch
I. Mục tiêu: 
	- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
	- Biết cách tách các chất ra khỏi dung dịch bằng cách trưng cất
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, 1 cố (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
? Hỗn hợp là gì?
- Nhận xét, cho điểm.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Thực hành tạo ả một dung dịch.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
? Để tạo dung dịch cần có những điều kiện gì?
? Dung dịch là gì?
? Kể tên 1 số dung dịch mà em biết? (Ví dụ: dụng dịch muối, dung dịch nước và xà phòng )
3.3. Hoạt động 2: Thực hành
Chia lớp làm 6 nhóm.
? Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?
- Giáo viên chốt.
- Nhóm trưởng điều khiển theo hướng dẫn sgk – 16.
- Các nhóm cần tập trung quan sát.
Thảo luận các câu hỏi.
+ ít nhất phải có 2 chất trở lên; trong đó có chất ở dạng thể lỏng và chất hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau.
- Nhóm trưởng điều khiển các công việc theo hướng dẫn sgk- 17.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận của mình. Nhóm khác bổ xung.
- Học sinh thảo luận trả lời.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
	Thứ tư ngày 30tháng 12 năm 2009
Tiết 1
Mĩ thuật
Bài 19: Vẽ tranh 
Đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
I. Mục tiêu
- Hiểu đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân 
- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân 
- Vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. 
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
*Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị 
HS quan sát
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
GV đặt câu hỏi thảo luận về:
+ Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+Những hoạt động trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh màu sắc trong ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. 
HS thảo luận nhóm
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương
- Cho HS quan sát xem tranh ảnh về lễ hội ở những địa phương khác
HS chú ý và nhớ lại các hình ảnh về lễ hội và mùa xuân
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . 
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV hướng dẫn HS thực hành
HS vẽ tranh đề tài Lễ hội, ngày Tết
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
* Dặn dò:
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
HS nhận xét chọn bài tiêu biểu về hình về màu.
HS về nhà quan sát các đồ vật và hoa quả.
_____________________
Tiết 2
Kể chuyện
Chiếc đồng hồ
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
	- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh học sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sgk của học sinh.
	3. Bài mới:	
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện “Chiếc đồng hồ”
- Giáo viên kể lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 + Kết hợp tranh minh hoạ.
- Giáo viên kể lần 3 (nếu cần)
+ Giáo vien giải nghĩa từ: Tiếp quản, đồng hồ quả quýt.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a) Kể theo cặp.
b) Thi kể trước lớp.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- 2 đến 4 học sinh kẻ theo tranh g kể toàn bộ câu truyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể theo đoạn kết hợp tranh.
Yêu cầu học sinh kể từ vắn tắt nội dung từng đoạn cho đến kể kĩ từng đoạn.
- Giáo viên gợi ý nội dung cơ bản từng đoạn.
	- 1 đến 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
	Lớp nhận xét và bổ sung.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
Tiết 3
Tập đọc
Người công dân số một (Tiếp)
	(Hà Văn Cầu- Vũ Đình Phòng)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lên, anh Mai), lời tác giả.
	- Hiêu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cưu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các CH 1,2 và CH3 (không yêu cầu giải thích lí do)
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm đoạn kịch phần 1.
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch, đọc phân biệt lời nhân vật.
- Giáo viên chia đoạn để luyện đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu g sóng nữa.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.
b) Tìm hiểu bài.
1. Anh Lên, anh Thành đều là thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm con đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
3. “Người công dân số một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
Giáo viên tóm tắt ý chính.
g Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng lời các nhân vật.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai.
- Cả lớp luyện đọc đồng thanh các từ, cụm từ: tra- tút- sơ. Tơ- rê- vin, A- lê- hấp.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.
+ Anh Lên: có tâm lí tự tin, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
+ Anh Thành: không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân cứu nước.
+ Lời nói: Để dành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực, .
+ Cử chỉ: xoè 2 bàn tay ra “Tiền đây chứ đâu?” 
+ Lời nói: làm thân nô lệ 
- Người công dân số một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số một” vì ý thức là công dân của một nước Việt nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập.
- Học sinh đọc lại.
- 4 học sinh đọc diễn cảm 4 doạn kịch theo phân vai.
- Từng lớp 4 học sinh phân vai luyện đọc.
- Một vài tốp học sinh thi đọc diễn cảm.
	3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
Tiết 4
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết
	- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
	- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:	Học sinh chữa bài tập.
	2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài:
Bài 1: 
- Giáo viên gọi học sinh lên chữa bài.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số % và diện tích hình thang.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu cách giải.
- Giáo viên hướng dẫn cách giải.
- Giáo viên gọi học sinh lên giải.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Học sinh vận dụng kĩ năng thực hi công thức tính diện tích hình tam giác.
- Học sinh làm bài vào vở.
a) 3 cm và 4 cm: S = = 6 (cm2)
b) 2,5 m và 1,6 m: S = = 2 (cm2)
c) dm và dm: S = ( x ): 2 = (dm2)
- Học sinh vận dụng công thưc tính diện tích hình thang.
- Học sinh tự làm bài rồi đọc kết quả.
- Học sinh nhận xét.
Giải
 = 2,46 (dm2)
Diện tích hình tam giác BEC là:
1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 (dm2)
Diện tích hình thang ABCD hơn diện tích hình tam giác BEC là:
2,46 – 0,78 = 1,68 dm2
Giải
a) Diện tích mảnh vườn hình thang là:
(50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
Diện tích trồng đu đủ là:
2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là:
720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là:
2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
Số cây chuối trồng được là:
600 : 1 = 600 (cây)
Số cây chuối trồng nhiều hơn số cây đu đủ là:
600 – 480 = 120 (cây)
 Đáp số: a) 180 cây
 b) 120 cây.
	3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
Tiết 5
Tập làm văn
Luyện tập tả người 
(Dựng đoạn mở bài)
I. Mục tiêu: 
	- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1)
	- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ hoặc tờ phiếu ghi kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.
- Nhận xét.
+ Đoạn mở bài a- mở bài kiểu trực tiếp.
+ Đoạn mở bài b- mở bìa kiểu gián tiếp.
3.3 Hoạt động 2:
- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài theo 2 bước.
? Người em định tả là ai, tên gì?
? Em có quan hệ với người ấy như thế nào?
? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào?
- Cho học sinh viết 2 đoạn mở bài.
- Nhận xét.
Bài 1: Nối tiếp đọc yêu cầu bài.
- Học sinh đọc thầm yêu cầu bài, 2 đoạn văn.
- Thảo luận đôi, suy nghĩ sự khác nhau của 2 mở bài.
+ Giới thiệu trực tiếp người định tả.
+ Giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người định tả.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài.
Trả lời câu hỏi.
1 mở bài gián tiếp, 1 mở bài trực tiếp.
- 5- 7 học sinh đọc nói về đề.
- Học sinh viết mở bài- nối tiếp đọc bài viết của mình.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tiết 1
Toán
Hình tròn - đường tròn
I. Mục tiêu: 
	- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn 
	- Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Thước kẻ, compa.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Sự chuẩn bị của học sinh
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: 	1. Giới thiệu về hình tròn đường tròn.
- Giáo viên đưa ra 1 tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: “Đây là hình tròn”
- Giáo viên dùng compa vẽ trên bảng 1 hình tròn rồi nói.
- Giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kình hình tròn.
- Giới thiệu cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn.
3.3. Hoạt động 2: Thực hành.
3.3.1. Bài 1 và 2
- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ.
- Nhận xét.
“Đầu chỉ của compa vạch ra 1 đường tròn”
- Học sinh dùng compa vẽ trên giấy 1 hình tròn.
+ Lấy 1 điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn OA là bán kính của đường tròn.
- Học sinh tự phát hiện đặc điểm: “Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau”
- Nhắc lại đặc điểm: “Trong 1 hình tròn đường kính dài gấp 2 lần bán kính”
Rèn luyện kĩ năng sử dụng compa để vẽ hình.
- Học sinh làm vào vở.
3.3.2. Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và 2 nửa hình tròn.
- Học sinh làm vở.
- Nhận xét, chữa.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 2
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu: 
	- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ, và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ)
	- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); Viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2
II. Chuẩn bị:
	- Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết 1 tờ viết 1 câu ghép trong bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại kiến thức phần ghi nhớ.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Nhận xét.
- 2 học sinh đọc nối tiếp yêu cầu của bài 1.
- Đoạn 1: Có 2 câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế.
- Câu này có 2 vế.
- Câu này có 3 vế.
g Từ kết quả phân tích thấy các vế được nối với nhau theo mấy cách?
3.3. Hoạt động 2: Ghi nhớ
3.4. Hoạt động 3: 
- Cho học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3.5. Hoạt động 4: 
- Mỗi 1- 2 học sinh làm mẫu.
- Lớp theo dõi.
- Học sinh đọc lạu, dùng bút chì gạch để phân tách 2 vế, gạch dưới từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế.
C1: Súng kíp- 1 phát/ thì song của họ  sáu mươi ..
C2: Quan ta  bắn,/ tròn khi  20 viên.
- Cảnh tượng  đổi lớn/ hôm nay tôi đi học.
- Kia là  luỹ tre ; / đây là  cong ; / kia nữa là sân phơi.
+ Hai cách: dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp.
- 3, 4 học sinh đọc nội dung trong sgk.
- 2, 3 học sinh xung phong nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Đọc yêu cầu lần 1.
- Đoạn a có 1 câu ghép; 4 vế câu:
Từ xưa đến nay .. xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ , nó  to lớn, / nó  khó khăn,/ nó  lũ cướp nước.
- Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu.
Chiếc lá  ,/ chú  thăng bằng rồi/ chiếc thuyền  dòng
Đọc yêu cầu bài 2.
- Nhắc lại yêu cầu bài.
- Học sinh viết bài.
Lan là bạn thân nhất của em. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Vóc người thanh mảnh/ dáng đi nhanh nhẹn,/ mái tóc cắt ngắn gọn gàng 
	4. Củng cố- dặn dò: 	
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật
 Tiết 3 nuôi dưỡng gà
I. Mục tiêu: 
- Nêu được mục đích của việc nuôi dưỡng gà
- Biết cách cho gà ăn uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
II. Đồ dùng dạy học: 
 Hình minh họa trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Để gà lớn nhanh, khẻo mạnh chúng ta phải làm gì?
 Giáo viên nhận xét chung
B. Dạy bài mới: 
1, Giới thiệu bài :
2, Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà:
Giáo viên nêu : Cho gà ăn uống được gọi là nuôi dưỡng gà
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa và trả lời
- Học sinh đọc thầm, 1 học sinh đọc thành tiếng
+ Mục đích của việc nuôi dưỡng gà là gì?
- Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà
+ ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Làm cho gà mau lớn, khẻo mạnh, ít bệnh tật
Giáo viên nhận xét chung
 3, Cách cho gà ăn, uống.
a, Cách cho gà ăn
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2a
- Học sinh đọc sách giáo khoa 
+ Nêu yêu cầu khi cho gà ăn
- Cho ăn đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh, thay đổi theo từng thời kỳ và mục đích nuôi.
+ Thời kì gà con nên cho gà ăn như thế nào?Vì sao?
- Cho ăn suốt ngày đêm, ăn ngô nghiền nhỏ hoặc tấm gạo rồi cho ăn thức ăn tổng hợp.
+ Thời kì gà đẻ nên cho ăn như thế nào?
- Cho ăn suốt ngày đêm, ăn thức ăn chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, vi- ta- min
+ Theo em gà đẻ nên cho ăn thức ăn nào là tốt nhất?
- Châu chấu, giun đất, vỏ hến, rau, củ, quả
b, Cho gà uống
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2b
- Học sinh đọc thầm
- Nêu yêu cầu về nước uống cho gà
- Cho uống thường xuyên, uống nước sạch, hàng ngày phải thay nước thường xuyên
- Quan sát H2 cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào?
- Thức ăn, nước uống được đặt trong máng và để gần nhau
c. Ghi nhớ
- Học sinh đọc sách giáo khoa 
3. Củng cố - dặn dò: 
-Vì sao phải cho gà ăn theo các thời kì khác nhau?
- Gia đình em cho gà ăn như thế nào?
- Giáo viên nhận xét tiết học, xem trước bài tiết sau
__________________________
Tiết 4
âm nhạc
giáo viên chuyên soạn
____________________
Tiết 5
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu: 
	- Nêu được một số ví dụ về sự biến đối hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm t

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc