MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 63: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham hiểu biết, thích khám phá thế giới .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.HS: SGK.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh
Khởi động: Con gà gáy (2’)
Hoạt động 1: Thi đọc bài (3’)
Mục tiêu: Củng cố bài con chuồn chuồn nước.
Cách tiến hành:
hs đọc bài con chuồn chuồn nước.
1) Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sành nào ?
2) Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
- Nhận xét
Giới thiệu bài: Bên cạnh cơm ăn, nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Trong truyện đọc Vương quốc vắng nụ cười giúp các em hiểu điều này
Hoạt động 2: Luyện đọc (12-15’)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
Cách tiến hành:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm: kinh khủng, rầu rĩ, héo hon
+ Lần 2: giảng từ ngữ cuối bài: nguy cơ, thân hình, du học
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- YC Hs luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài: với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học thất bại trở về .
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (9-10’)
Mục tiêu: Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán
Cách tiến hành:
- YC hs đọc thần đoạn 1
- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
- YC hs đọc thầm đoạn 2,3
- Kết quả ra sao ?
- Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này ?
- Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm (5-7’)
Mục tiêu: HS đọc diễn cảm.
Cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành nhóm 4, thảo luận nhóm phân vai người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị, đức vua.
- Y/c 3 nhóm lên bảng thi đọc theo phân vai.
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- GV treo lên bảng đoạn “Vị đại thần tâu lạy . ra lệnh”
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2-3’)
- 1 hs đọc cả bài, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung của bài
- Về nhà đọc bài nhiều lần
- Bài sau: Ngắm trăng-Không đề Hát
- 2 hs đọc và trả lời
-HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc
Đoạn 1: Từ đầu . cười cợt.
Đoạn 2: Tiếp theo . không vào
Đoạn 3: Phần còn lại
- Luyện cá nhân
- Lắng nghe, giải nghĩa
- Chậm rãi
- Luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài, cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- Mặt trời không muốn dạy, chim không muốn hót, hoa trong người chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gío thở dài trên những mái nhà.
- Vì dân cư ở đó không ai biết cười
- Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.
- HS đọc thầm
- Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.
- Bắt được một kẻ đang cười sặc sặc ngoài đường.
- Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào
- Thảo luận nhóm 4
- Vài nhóm thi đọc
- 3 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm
- Vài hs thi đọc
- Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
n tập (18-20’) Mục tiêu: Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp vào đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở bài tập 2. Cách tiến hành: Bài 1: Gọi 1 hs đọc đề bài - YC hs làm bài vào VBT, 2 hs làm việc trên phiếu, - Nhận xét chốt lại lời giải đúng Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài , hs làm bài vào VBT - Treo bảng phụ, 2 hs lên bảng làm bài. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2’) - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ - Về học thuộc nội dung cần ghi nhớ - Bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu - Nhận xét tiết học Hát vận động - 1 hs nhắc lại -lắng nghe - Đúng lúc - Bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu - Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào ? - Ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ thời gian. - Bao giờ?,khi nào?, mấy giờ ? - Lắng nghe và nhắc lại - 1 hs đọc đề bài - hs làm bài vào VBT - 2 hs làm việc trên phiếu trình bày kết quả a. Buổi sáng hôm nay,vừa mới ngày hôm qua, qua một đêm mưa rào b.Từ ngày còn ít tuổi, mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội. - 1 hs đọc đề bài - làm bài vào VBT - 2 hs lên bảng sửa bài a. Mùa đông, cây chỉ còn cành trơ trụi Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ . b. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng. Có lúc chim lại vẫy cánh, -Hs đọc -Hs nghe Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . MÔN: KHOA HỌC TIẾT 63: ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng. 2. Kĩ năng: HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và thức ăn của nó 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình trang 126, 127 SGK 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động: Vỗ cái tay lên đi (2’) Hoạt động 1: Ai nhớ bài giỏi (3’) Mục tiêu: Củng cố bài Động vật cần gì để sống? Cách tiến hành: - Động vật cần gì để sống ? Nhận xét. Giới thiệu bài: - Thức ăn của động vật là gì ? -Gv: Giới thiệu bài: Để biết xem mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn như thế nào,chúng ta cùng học bài hôm nay. Hoạt động 2:Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau (15’) Mục tiêu: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng - Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng Cách tiến hành: - Y/c nhóm trưởng báo cáo kết quả sưu tầm tranh ảnh. - Các em thảo luận nhóm 4 phân loại tranh ảnh (nói tên con vật) theo thức ăn của chúng ( Phát giấy khổ to cho các nhóm phân loại ) .Nhóm ăn thịt - Nhận xét tuyên dương nhóm sưu tầm nhiều tranh ảnh và nêu được tên nhiều con vật. -Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh hoạ trong sgk. Kết luận: Mục bạn cần biết / 127 Hoạt động 3:Trò chơi đố bạn con gì? (17’) Mục tiêu: - HS nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã học và thức ăn của nó Cách tiến hành: - HD: thầy sẽ dán vào lưng 1em con vật mà không cho em đó biết. Sau đó y/c em đó quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình. HS chơi có nhiệm vụ đoán xem con vật mình đang mang là con gì. Sau đó hỏi các bạn dưới lớp về đặc điểm của con vật. HS dưới lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.Tìm được tên con vật sẽ được tuyên dương - Gv nhận xét khen những hs trả lời nhanh Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2-3’) - Động vật ăn gì để sống ? - Bài sau: Trao đổi chất ở động vật - Nhận xét tiết học - Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. - Lá cây, cỏ, thịt con vật khác, hạt dẻ, kiến, sâu. - Lắng nghe - Nhóm trưởng báo cáo - Đại diện 5 nhóm trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của chúng. + Nhóm ăn cỏ, lá cây + Nhóm ăn hạt + Nhóm ăn sâu bọ + Nhóm ăm tạp - HS tiếp nối nhau trình bày + Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây + Hình 2: Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, thân cây chuối thái nhỏ, lá ngô,.. + Hình 3: Con hổ, hức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác. + Hình 4: Gà, thức ăn của nó là rau, lá cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ, + Hình 5: Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng + Hình 6: Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ + Hình 7: Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác. + Hình 8: Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loại vật khác, các loài cá + Hình 9: Nai, thức ăn của nó là cỏ - Lắng nghe, vài hs đọc lại -HS chơi thử * HS đeo con vật là con hổ,hỏi: - Con vật này có bốn chân phải không ? (đúng). - Con vật này có sừng phải không ? (sai) - Con vật này ăn thịt tất cả các loài động vật khác có phải không ? ( Đúng) - Đấy là con hổ – đúng ( cả lớp vỗ tay khen bạn) - hs chơi theo nhóm Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 2017 MÔN: TOÁN TIẾT 58: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, học tập nghiêm túc. Bài tập cần làm bài 2, bài 3 và bài 1* II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ biểu đồ trong BT1. 2. Học sinh: SGK, bảng con. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động : Thi giải ô chữ (2’) Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay chúng ta ôn tập về biểu đồ Hoạt động 1: Thực hành (33’) Mục tiêu: Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột. Cách tiến hành: *Bài 1: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs suy nghĩ làm bài - Gọi hs nối tiếp nhau trả lời câu hỏi - Cả bốn tổ cắt được bao nhiêu hình? - Trong đó có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật? - Tổ nào cắt đủ cả ba loại hình? -Trung bình mỗi tổ cắt được bao nhiêu hình? Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài, - Các em quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi trong sgk Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào vở. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2’) - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Ôn tập về phân số -Nhận xét tiết học Chơi -Lắng nghe *- 1 hs đọc đề bài - Nối tiếp nhau trả lời Cả bốn tổ cắt được 16 hình. Trong đó có 4 hình tam giác, 7 hình vuông, 5 hình chữ nhật - Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 1 hình vuông nhưng ít hơn tổ 2 là hình chữ nhật - Tổ 3 cắt đủ cả 3 loại hình: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật - Trung bình mỗi tổ cắt được số hình là: 16 : 4 = 4 (hình) - 1 hs đọc đề bài - HS lên bảng sửa bài a) DT thành phố Hà Nội là 921 km DT thành phố Đà Nẵng là 1255 km DT thành phố HCM là 2095 km b) DT Đà Nẵng lớn hơn diện tích HN số ki- lô- mét là : 1255 – 921 = 334(km) Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố HCM số ki- lô –mét là : 2095 – 1255 = 840(km) - 1 hs đọc đề bài - Tự làm bài Giải a) Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là : 50 x 42 = 2100(m) b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là 42 + 50 + 37 = 127(cuộn) T rong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải là: 50 x 129 = 6450 (m) Đáp số: 2100m; 6450m Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . MÔN: KỂ CHUYỆN TIẾT 32: KHÁT VỌNG SỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp toàn bộ câu chuyện (BT2). 2. Kĩ năng: Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3). 3. Thái độ: Giáo dục HS ý chí vươn lên, phấn đấu trong cuộc sống. KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. - Tư duy sáng tạo: bỡnh luận, nhận xột. - Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.( HĐ 3) II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong bộ ĐDDH . 2. Học sinh: SGK, VBT III. Các hoạt động dạy – hoc: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động:Bắt chước tiếng động vật (2’) Hoạt động 1: Ai kể chuyện hay (3’) Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học tiết trước. Cách tiến hành: Gọi 2 hs kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đã được đọc - Nhận xét. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nghe kể một trích đoạn từ truyện Khát vọng sống rất nổi tiếng của nhà văn người Mĩ tên là Giắc Lơn – đơn. Câu chuyện sẽ giúp các em biết: khát vọng sống mãnh liệt giúp con người chiến thắng đói khát, thú dữ, cái chết như thế nào. Hoạt động 2: GV kể chuyện (9-10’) Mục tiêu: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK). Cách tiến hành: - Gv kể 2 lần: Lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh họa Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (21-23’) Mục tiêu: kể lại được từng đoạn câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp toàn bộ câu chuyện (BT2). Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3). Cách tiến hành: KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. KC trong nhóm - Câu chuyện gồm 6 bức tranh , mỗi tranh ứng với một đoạn, các em thảo luận nhóm 6, mỗi em trong nhóm sẽ kể một tranh. Sau đó cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện KC trước lớp KNS*: - Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm. - Y/c 1 nhóm 6 hs , mỗi em kể lại 1 tranh, nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện - Y/c 1 nhóm 6 hs, mỗi em 2 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện - Y/c 1 nhóm 6 hs, mỗi kể 3 tranh kể lại toàn bộ câu chuyện - Y/c 1 hs kể toàn bộ câu chuyện có sử dụng tranh minh hoạ và nói ý nghĩa câu chuyện - Y/c 1 hs kể toàn bộ câu chuyện không sử dụng tranh.Y/c 1 vài em đặt câu hỏi cho bạn vừa kể. - Nhận xét tuyên dương những bạn kể chuyện hay Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (1-2’) - Về nhà kể chuyện cho người thân nghe - Bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Nhận xét tiết học Chơi vận động - 2 hs kể -Lắng nghe - Lắng nghe, theo dõi, quan sát - HS kể chuyện theo nhóm 6 - 6 hs kể chuyện - 6 hs thực hiện - 6 hs kể chuyện - 1 hs kể + Ý nghĩa: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ chiến thắng cái chết. - 1 hs kể + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? + Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi? (Vì nó thấy con người không cử động ) + câu chuyện này muốn nói vơi chúng ta điều gì? (khát vọng sống của con người) Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . MÔN: ĐỊA LÝ TIẾT 32: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lón của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Tái Lan, quần đảo Hoàng Sa, trường sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. 2. Kĩ năng: - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: + Khai thác khóang sản: dầu khí, cát trắng, muối. + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. 3. Thái độ: bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên biển, đảo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ Địa Lí tự nhiên VN - Tranh ảnh về biển, đảo VN 2. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động: Đoàn tàu tí hon (2’) Hoạt động 1:Cùng đi du lịch (3’) Mục tiêu: Củng cố bài thành phố Đà Nẵng Cách tiến hành: 1) Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch? - Nhận xét. Giới thiệu bài: Tiết địa lí hôm nay chúng ta học bài biển, đảo và quần đảo. Hoạt động 2: Vùng biển VN (10’) Mục tiêu: :- Nhận biết được vị trí của biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lón của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Tái Lan, quần đảo Hoàng Sa, trường sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. Cách tiến hành: - Y/c hs quan sát hình 1, đọc kênh chữ trong SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: - Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì ? - Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ? - Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên VN - GV chỉ lại trên bản đồ - Y/c hs lên tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta. - Gv xác định lại trên bản đồ Kết luận: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông. Có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản Hoạt động 3: Đảo và quần đảo (5-7’) Mục tiêu: Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. Cách tiến hành: - Gv chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và y/c hs trả lời các câu hỏi : - Thế nào là đảo, quần đảo? - Nới nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất? Kết luận: Không chỉ có vùng biển mà nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại lợi ích về kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá. Hoạt động 4: Một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo (15’) Mục tiêu: Kể tn một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: Cách tiến hành: - Y/c hs quan sát hình 2, hình 3 thảo luận nhóm đôi trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía nam. - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì ? - Gv chỉ trên bản đồ VN và nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo. Kết luận:Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Biển, đảo và quần đảo của nước ta có nhiều tài nguyên quý cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2’) - Gọi hs nhắc lại ghi nhớ - GV cho hs xem ảnh các đảo, quần đảo - Bài sau: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN - Nhận xét tiết học Hát hs trả lời - Đà Nẵng hấp dẫn khách du lịch bở có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước (còn gọi là Ngũ Hành Sơn), có bảo tàng chăm với những hiện vật của người cỏ xưa. - HS lắng nghe - Hs quan sát và đọc mục 1 SGK - Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của Biển Đông. - Ven bờ có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. - Phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan - 2 hs Chỉ vịnh Bắc Bộ,vịnh Thái Lan trên lược đồ - Quan sát - 2 hs lên bảng xác định - Theo dõi - HS quan sát và trả lời. - Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo. - Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo nhất của nước ta. - Lắng nghe - HS quan sát - Thảo luận nhóm cặp - Đại diện nhóm trình bày + Vùng biển phía Bắc: Các đảo lớn như cái Bầu, Cát Bà có dân cư đông đúc, nghề đánh bắt cá khá phát triển. + Vùng biển miền Trung: có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. +Vùng biển phía nam: có đảo Phú Quốc và côn Đảo - Người dân trên đảo làm nghề trồng trọt, đánh bắt và chế biến hải sản, dịch vụ du lịch. - Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận là di sản Thiên nhiên thế giới. - Quan sát lắng nghe - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . MÔN: TẬP ĐỌC TIẾT 64: NGẮM TRĂNG. KHÔNG ĐỀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc một trong hai bài thơ). 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh học tập tấm gương của Bác. - TTHCM: (HĐ 3) - Bài Ngắm trăng có thấy Bác Hồ là người lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên. - Bài Không đề cho thấy Bác Hồ là người yêu mến trẻ em. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động:Con thỏ ăn cỏ (2’) Hoạt động 1: Ai đọc bài hay trả lời tốt (3’) Mục tiêu: Củng cố bài Vương quốc vắng nụ cười Cách tiến hành: - Gọi 3 hs đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười theo phân vai và nêu nội dung của chuyện. - Nhận xét. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học bài thơ của Bác Hồ: Bài ngắm trăng, Bác Viết khi bị giam trong tù cuả chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Bài không đề- Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp( 1946 – 1954).Với hai bài thơ này, các em sẽ thấy Bác Hồ có phẩm chất rất tuyệt vời: luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động 2: Luyện đọc (12-15’) Mục tiêu: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung. Cách tiến hành: - GV đọc diễn cảm bài thơ - Gọi hs đọc - HS đọc theo cặp - 1 hs đọc cả 2 bài Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (9-10) Mục tiêu: Hiểu nội dung (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ Cách tiến hành: - Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? - Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. - Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? -Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ ? TTHCM: Câu thơ nào trong bài cho thấy Bác Hồ tả trăng với vẻ tinh nghịch? Giáo dục tinh thần yêu đời của Bác. GV: Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tinh thần. Bác lạc quan, yêu đời, ngay cả trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nào lạc quan. - GV đọc bài Không đề - Gọi hs đọc to bài không đề - Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? - Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác ? TTHCM: Bài thơ cho em biết Bác thường gắn bó với ai trong những lúc không bận việc nước? - Qua lời tả của bác, cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời. Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ (5-7’) Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ Cách tiến hành: - Y/c 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 bài thơ - GV treo bảng phụ chép sẵn 2 bài thơ - GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo nhóm 2 -Nhận xét tuyên dương - Y/c hs nhẩm và HTL bài thơ.Tổ chức thi đọc thuộc lòng - Nhận xét tuyên dương Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2’) - Gọi hs nêu nội dung bài - Về nhà đọc bài nhiều lần - Bài sau: Vương quốc vắng nụ cười Hát múa vận động - 3 hs thực hiện - HS lắng nghe - lắng nghe - Vài hs đọc - Luyện đọc theo cặp - 1 hs đọc to trước lớp - Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù. - lắng nghe. - Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. - Em thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống , lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn. “Trăng nhịm khe cửa ngắm nh thơ” - Lắng nghe - Lắng nghe - Vài hs đọc - Bác sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp rất gian khổ; Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn. - Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay, bàn xong việc quân, việc nước, Bác xánh bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau - Bác thường gắn bó với thiếu nhi trong những lúc không bận việc nước. - Lắng nghe - 2 hs đọc - nhận xét giọng đọc - lắng nghe - Vài Hs thi đọc HTL bài thơ. - Hai bài thơ Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2017 MÔN: TOÁN TIẾT 59: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. 2. Kĩ năng: Làm bài nhanh, đúng. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Bi tập cần làm: bài 1, bài 3 (chọn 3 trong 5 ý), bài 4 (a, b), bài 5. Bài 2 II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình bài 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của Học sinh Khởi động: Nào cùng lên xe buýt (2’) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về phân số. Hoạt động 1: Ôn tập (35’) Mục tiêu: Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. Cách tiến hành: Bài 1:Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài , nối tiếp nhau trả lời *Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào sgk,1 hs lên bảng sửa bài - Nhận xét Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào bảng. - Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? Bài 4: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs làm bài vào vở. -Nhận xét đánh giá Bài 5: Gọi 1 hs đọc đề bài - Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1. - Hãy so sánh hai phân số 1/3; 1/6 với nhau. - Hãy so sánh hai phân số 5/ 2; 3/1 với nhau. - Y/c hs nối tiếp nhau trả lời Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò (2’) - Về nhà ôn tập thêm về phân số - Nhận xét tiết học Hát vận động - HS lắng nghe - 1 hs đọc đề bài - HS nối tiếp nhau trả + Hình 3 là hình có phần tô màu biểu thị phân số 2/5 , nên khoanh vào câu C *- 1 hs đọc đề bài - HS làm bài vào sgk - 1 hs lên bảng sửa bài - 1 hs đọc đề bài - HS làm bài vào bảng - Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu số của phân số đã cho cùng một STN khác 1. ; ; - 1 hs đọc đề bài - HS làm bài vào vở a) b) - 1 hs đọc đề bài - BT y/c chúng ta sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần. + Phân số bé hơn 1 là :1/3; 1/6 + Phân số lớn hơn 1 là : 5/2; 3/2 - Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Nên 1/3 >1/6 - Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy 5/ 2 > 3/ 2 Nhận xét – rút kinh nghiệm: . . . . MÔN: TẬP LÀM VĂN TIẾT 63: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1). 2. Kĩ năng: Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình con vật (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích. 3. Thái độ: Yêu quí, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Ảnh trong sgk, ảnh một số con vật khác - Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK
Tài liệu đính kèm: