Kế hoạch bài dạy lớp 3 - Tuần 10

A. mục tiêu. CKTKN: 59 ; SGK 47

Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với Hs như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. BT1, 2, 3 a vàb

B. Đồ dùng dạy học: Thước mét.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi học sinh lên bảng làm bài

+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.

2.Bài mới:

Luyện tập thực hành

Bài 1:

+ Gọi 1học sinh đọc đề bài

+ Y/c học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

+ Yêu cầu học sinh cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng

* Bài 2:

+ Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì

+ Đưa ra chiếc bút chì và y/c học sinh nêu cách đo chiếc bút chì này

+ Y/c học sinh tự làm còn phần còn lại

* Bài 3:

+ Cho hs quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m

+ Y/c học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp

+ Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả

+ Làm tương tự với các phần còn lại

+ Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt

+ 3 học sinh lên bảng

+ Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài đựơc nêu ở bảng sau: đoạn thẳng AB dài 7cm; đoạn thẳng CD dài 12 cm; đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm

+ Chấm 1 điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn,sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ

+ Vẽ hình, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau

+ Đo độ dài của 1 số vật

+ Đặt 1 đầu của bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước

Tìm điểm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì

+ Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp

+ Hs quan sát

+ Học sinh ước lượng và trả lời

+ Báo cáo kết quả thực hiện

 

doc 6 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 3 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 19 tháng10 năm 2009.
Tuần : 10
Tiết : 46
 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 59 ; SGK 47 
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với Hs như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. BT1, 2, 3 a vàb 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước mét.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 
2.Bài mới:
Luyện tập thực hành
Bài 1:
+ Gọi 1học sinh đọc đề bài 
+ Y/c học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 
+ Yêu cầu học sinh cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng 
* Bài 2:
+ Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì
+ Đưa ra chiếc bút chì và y/c học sinh nêu cách đo chiếc bút chì này 
+ Y/c học sinh tự làm còn phần còn lại
* Bài 3:
+ Cho hs quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m
+ Y/c học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp
+ Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả
+ Làm tương tự với các phần còn lại
+ Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt 
+ 3 học sinh lên bảng
+ Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài đựơc nêu ở bảng sau: đoạn thẳng AB dài 7cm; đoạn thẳng CD dài 12 cm; đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm 
+ Chấm 1 điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn,sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ
+ Vẽ hình, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Đo độ dài của 1 số vật
+ Đặt 1 đầu của bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước 
Tìm điểm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì
+ Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp 
+ Hs quan sát
+ Học sinh ước lượng và trả lời
+ Báo cáo kết quả thực hiện
	 IV. Củng cố, dặn dò:
	+ Về nhà làm bài
	+ Nhận xét tiết học 
Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tuần : 10
Tiết : 47
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 58 ; SGK 48
Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
Biết so sánh các độ dài.
BT1 và 2
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Thước mét . Êke cỡ to
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bàivà cho điểm học sinh.
2.Bài mới: 
 Hướng dẫn thực hành
* Bài 1:
+ Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho 2 học sinh tự đọc các dòng sau
+ Y/c học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe
+ Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam
+ Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?
+ Có thể so sánh như thế nào ?
+ Y/c học sinh thực hiện so sánh theo 1 trong 2 cách trên
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Chia lớp thành các nhóm.
+ Hướng dẫn các bước làm bài:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp
+ Đo để kiểm tra lại sau đó viết vào bảng tổng kết
+ Trước khi học sinh thực hành theo nhóm.
+ Y/c các nhóm báo cáo kết quả. 
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp
+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
+ Bạn Minh cao 1m 25cm, Bạn Nam cao 1m 15cm
+ Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau
+ Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh 
hoặc so sánh số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1mét và 1 số cm. vậy chỉ cần so sánh các số đo cm với nhau
+ So sánh và trả lời:
- Bạn Hương cao nhất, Bạn Nam thấp nhất.
+ HS đọc yêu cầu bài
+ Thực hành theo nhóm 6 học sinh.
+ 1 đến 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của học sinh trước lớp. Vừa đo vừa giải thích cách làm
	IV. . Củng cố, dặn dò
	+ Về nhà làm bài
 + Nhận xét tiết học 
Ngày dạy,21tháng10năm 2009.
Tuần : 10
Tiết : 48
LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 58 ; SGK 49
Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
Biết đổi sồ đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài ó một tên đơn vị đo.
BT1, 2 ( cột 1, 2, 4), 4 và 5
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng con
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài 
* Bài 2: ( Cột 1, 2 và 4)
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài 
+ Y/c học sinh nhắc lại cách tính của 1 phép tính nhân,1 phép tính chia
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Giáo viên ghi lên bảng 4m 4dm =  dm
+ Y/c học sinh nêu cách làm
+ Y/c học sinh làm tiếp các phần còn lại
* Bài 4:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
* Bài 5:
+ 1 học sinh đọc bài
+ Y/c học sinh đo độdài đoạn thẳng AB
+ Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳngAB?
+ Y/c học sinh tính độ dài đoạn thẳng CD
+ Y/c học sinh vẽ đoạn thẳng CD
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài tập ở nhà.
+ Tính nhẩm
+ Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+ 3 học sinh nhắc lại
+ Đổi 4 m = 40 dm
 40 dm + 4 dm = 44 dm
 Vậy 4 m 4 dm = 44 dm
+ Học sinh làm vào vở, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau để kiểm tra bài của nhau
+ Tổ 1 trồng được 25 cây, tổ2 trồng được gấp 3 lần số cây trồng của tổ 1. Hỏi tổ 2 trồng được bao nhiêu cây?
 Giải:
 Số cây tổ 2 trồng được số cây là:
 25 x 3 = 75 (cây)
 Đáp số : 75cây
+ AB dài 12 cm
+ Độ dài đoạn thẳng CD bằng ¼ độ dài đoạn thẳng AB
+ Độ dài đoạn thẳng CD là:12 : 4 = 3 (cm)
+ Thực hành vẽ, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
	IV. Củng cố,dặn dò
+ Thầy vừa dạy các con bài gì?
+ Về nhà làm bài tập còn lại của bài 2
+ Nhận xét tiết học 
Ngày dạy,23tháng10năm 2009.
Tuần : 10
Tiết : 50
 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A. MỤC TIÊU. 	CKTKN: 59; SGK: 50
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
BT1 và BT3
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Vẽ bảng sơ đồ tóm tắt. Thước. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng chữa bài kiểm tra.
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính
* Bài toán 1:
+ Gọi học sinh đọc đề bài 
+ Hàng trên có mấy cái kèn
+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên có mấy cái kèn
+ Giáo viên vẽ sơ đồ minh họa lên bảng 
+ Hàng dưới có mấy cái kèn
+ Vì sao để tìm số kèn hàng dưới con lại thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5
+ Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn
+ Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải như SGK
* Bài toán 2:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
+ Bể cá thứ nhất có mấy con cá 
+ Giáo viên vẽ sơ đồ thể hiện số bể cá 1 
+ Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ thể hiện số cá của bể 2
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính được số cá của 2 bể ta phải biết được những gì
+ Số cá của bể 1 đã biết chưa?
+ Số cá của bể 2 đã biết chưa?
+ Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta phải đi tìm số cá của bể hai
+ Cho học sinh tìm số cá của bể 2 và cả 2 bể và hướng dẫn hs trình bày bài giải
c- Luyện tập-thực hành
* Bài 1:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh
+ Sốâ bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cả 2 anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì 
+ Chúng ta đã biết số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai
+ Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tính xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh?
+ Y/c hs vẽ sơ đồ rồi giải bài toán vào vở
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
+ Cho học sinh suy nghĩ, tự tóm tắt và giải vào vở
+ 4 học sinh lên bảng chữa bài kiểm tra.
+ 1 học sinh.
+ 3 cái kèn
+ 2 cái kèn
+ Hàng dưới có 3 + 2 = 5 (cái kèn)
+ Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn
+ Có 5 + 3 = 8 (cái kèn)
+ Hs đọc đề
+ 3 con cá
+ Nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá
+ Học sinh nêu cách vẽ
+ Tổng số cá của 2 bể
+ Biết số cá của mỗi bể 
+ Đã biết rồi
+ Chưa biết
+ 15 tấm bưu ảnh
+ Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh là 7 cái 
+ Tổng số bưu ảnh của cả hai anh em?
+ Biết được số bưu ảnh của mỗi người
+ Đã biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em
+ Học sinh giải vào vở, 1 học sinh lên bảng giải
 Giải:
 Bao ngô cân nặng là:
 27 + 5 = 32 ( Kg )
 Cả hai bao cân nặng là:
 27 + 32 = 59 ( Kg )
 Đáp số: 59 kg
	IV. Củng cố, dặn dò
	+ Thầy vừa dạy bài gì?
	+ Về nhà làm bài 2 trang 50
	+ Nhận xét chung

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc