I.Mục tiêu:
- Đọc được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá . từ và câu ứng dụng.
- Viết được: p - ph, nh, phố xá, nhà lá .
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy- học:
Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.
Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
HS đọc câu: Xe ô tô chở khỉ và Sư tở về sở thú .
GV nhận xét, cho điểm
theo hướng đó. - Làm quen cách dàn hàng, dồn hàng. - Biết cách chơi trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. phần mở đầu: GV phổ biến nội dung bài học . HS đứng tại chổ giậm chân: 2 phút. 2. Phần cơ bản Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, nghiêm nghỉ, quay trái phải. Học cách dàn hàng, dồn hàng: GV hướng dẫn từ đội hình hàng dọc, muốn chuyển thành hàng ngang ta phải dồn hàng... GV hướng dẫn cách dàn hàng, dồn hàng... HS thực hành - GV theo dõi giúp đỡ thêm. Ôn trò chơi: “ Qua đường lội” HS tự ôn, tự chơi. GV theo dõi hướng dẫn thêm. 3. Phần kết thúc. Giậm chân tại chỗ. Nhận xét chung giờ học. _____________________________________ Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết đọc , viết về số 10 - Đếm và so sánh các số đã học - Vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10 II. Đồ dùng dạy - học: Bảng con ,vở ô ly III. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tện bài HĐ2: Hướng dẫn HS viết số 0 vào bảng con: GV viết mẫu HS quan sát. HS viết vào bảng con: số 0; 10 HS làm bài tập vào bảng con: Tổ 1: 10 ...... 9 Tổ 2: 8 ....10 Tổ 3: 7 .... 10 10 ......10 10 ..... 3 1 .... 10 HĐ3. HS làm bài tập vào vở ô ly: GV ghi đề lên bảng Bài 1: Viết số 0 ( 2 dòng ) Bài 2: Điền số vào chỗ chấm: 0 , ... , ... , 3 , ... , ... , ... , 7 , ... , ... 10. 10 , ... , 8 , ... , ... , ... , 4 , ... , ... , ... , ... Bài 3: Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm: 9 ......10 5 ..... 10 10 ....... 8 10 ..... 1 10 .......7 10 .....10 0 ... 1 ... 2 ... 3 ... 4 ... 5 ... 6 ... 7... 8... 9 ... 10 10 ... 9 ... 8 ... 7 ... 6 ... 5 ... 4 ... 3 ... 2 ... 1 ... 0 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm đặc biệt chú ý đến HS yếu. - Chấm bài - chữa bài. IV. Củng cố - dặn dò: Tuyên dương những em làm bài tốt. Tự nhiên xã hội Vệ sinh thân thể I. Mục tiêu: - Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ. - Có ý thức tự giác làm vệ sinh hằng ngày. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong SGK bài 5. - Xà phòng thơm, khăn mặt, kéo. III. Các hoạt động dạy - học: *Khởi động: Từng cặp ( 2 HS ) xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch. HĐ1: GV giới thiệu bài – ghi tên bài. HĐ2: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp -Tự liên hệ về những việc mỗi HS đã làm để giữ VS cá nhân. Hãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo. Sau đó nói với bạn bên cạnh. Từng HS thực hiện . - Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của mình để giữ vệ sinh thân thể. Các HS khác có thể bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. HĐ3: Thảo luận cả lớp. Hãy nêu các việc nên làm khi tắm(Chuẩn bị khăn tắm, quần áo, xà phòng,nước tắm... sạch sẽ. + Khi tắm: dội nước, xát xà phòng, kì cọ. + Tắm xong lau khô người, mặc quần áo sạch sẽ Chú ý: Tắm nơi kín gió. GV nêu câu hỏi: ? Nên rửa tay khi nào. ? Nên rửa chân khi nào. GV cho HS kể lại những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải ( ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất... ) GV kết luận toàn bài. IV. Củng cố - dặn dò: Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. _________________________________ Thứ 4 ngày 6 tháng 10 năm 2010 Học vần q - qu - gi I.Mục tiêu: - Đọc được: q - qu, gi, chợ quê, cụ già ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: q - qu, gi, chợ quê, cụ già . - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: quà quê. II. Đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: chợ quê, cụ già. Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ. 1HS đọc câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ . GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy- học bài mới: Tiết 1 HĐ1:Giới thiệu bài. GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Các tranh này vẽ gì. GV: Trong tiếng quê và già chữ nào đã học? GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là qu gi. GV viết lên bảng qu gi. HS đọc theo GV: q - qu, gi . HĐ2: Dạy chữ ghi âm: q a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ q mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ q gồm nét cong hở - phải và nét sổ . ? So sánh chữ q với a có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu q HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. qu a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ qu mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ q và u. ? So sánh chữ qu với q có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu qu ( môi tròn lại, gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ ) HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. * Đánh vần. GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy qu ghép với âm ê ta được tiếng quê. GV viết lên bảng quê và đọc quê. HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (qu đứng trước, ê đứng sau). GV hướng dẫn HS đánh vần : quờ - ê - quê HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. (chợ quê ) GV nói: Tiếng quê có trong từ chợ quê. HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp. HS đọc: q - qu - chợ quê; chợ quê - qu - q theo cá nhân, tổ, cả lớp gi ( Quy trình dạy tương tự như âm qu) Lưu ý: Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i ( g đứng trước, i đứng sau). So sánh chữ gi với g có gì giống và khác nhau. * Phát âm: ( đọc tên theo quy ước): di. * Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng) GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái q, qu, gi theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con. HS viết vào bảng con: q, qu, gi. GV theo dõi và sửa sai cho HS. *Hướng dẫn viết tiếng: GV h/ dẫn HS viết vào bảng con: chợ quê, cụ già. Lưu ý nét nối giữa qu và ê, nét nối giữa gi và a. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. c. Đọc tiếng ứng dụng: HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp. GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. Tiết 2 HĐ3. Luyện tập a. Luyện đọc * Luyện đọc lại các âm ở tiết 1: HS nhìn trong SGK đọc q, qu, gi, quà quê, cụ già . GV sửa phát âm cho HS. HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. * Đọc câu ứng dụng: HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: q, qu, gi, quà quê, cụ già. GV theo dõi và giúp đỡ thêm. c. Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: quà quê HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Trong tranh vẽ gì ? + Quà quê gồm những thứ quà gì ?(những thứ quà chỉ có từ làng quê) + Em thích thứ quà gì nhất ? + Ai hay cho em quà? + Được quà em có hay chia cho mọi người không ? + Mùa nào thường có nhiều quà từ làng quê ? d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần vừa học. IV. Củng cố - dặn dò: GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo. HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ). Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau. _______________________________ Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10,cấu tạo của số10. II. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài. HĐ2. Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở . GV hướng dẫn HS làm từng bài - HS theo dõi nội dung của từng bài. Bài1: Hướng dẫn HS tìm số thích hợp nối với số lượng các vật , con trong tranh GV cho các tổ thi đua nhau lên nối GV nhận xét, ghi điểm Bài 3: ( dành cho HS trung bình). GV nêu yêu cầu ( Viết số thích hợp vào ô trống ) Gọi 1HS lên bảng làm, mỗi em làm: viết xuôi từ 0 đến 10; viết ngược từ 10 đến 0. Bài 4: Viết các số 6, 1 , 3, 7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. Chấm bài - chữa bài: Nhận xét bài làm của HS. * Trò chơi: “ Xếp số ” bằng các con số ở bìa. Cho HS xếp dãy số đã học theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. GV nhận xét sửa sai cho HS. III. Củng cố – dặn dò Tuyên dương những em làm bài tốt. ______________________________________ Tự nhiên xã hội Chăm sóc và bảo vệ răng I. Mục tiêu: - Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng . - Biết chăm sóc răng đúng cách. - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. II. Đồ dùng dạy - học: Bàn chải, kem đánh răng, sưu tầm 1 số tranh ảnh về răng miệng. III. Các hoạt động dạy - học: * Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh ai khéo ” - GV phổ biến luật chơi: “ chuyển hàng cho nhau bằng răng miệng ” - Lấy một nhóm lên làm thử. - Cả lớp cùng chơi vài lần. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. Cách tiến hành: * Bước1: HS quan sát răng của nhau ( theo bàn ) * Bước 2: Trình bày về kết quả quan sát của mình. GV nêu kết luận: Về tiến trình và sự phát triển của răng sữa đến răng vĩnh viễn... cần bảo vệ răng. Hoạt động 2: Làm việc theo SGK HS quan sát hình vẽ trang 14, 15 SGK và nêu được việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ răng. GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời: ? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất. ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt. ? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay. GV kết luận: GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi trên. Nhắc nhở những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng của mình. IV.Nhận xét - dặn dò: Nhận xét chung giờ học. _______________________________________ Chiều: Tiết 1: LuyệnToán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết đọc , viết về số 0, 10 - Đếm và so sánh các số đã học - Vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9 II. Đồ dùng dạy - học Bảng con , vở ô ly III. Các hoạt động dạy - học: 1. Hướng dẫn HS viết số 0; 10 vào bảng con: GV viết mẫu HS quan sát. HS viết vào bảng con: số 0; 10 HS làm bài tập vào bảng con: Tổ 1: 10 ...... 9 Tổ 2: 8 .....10 Tổ 3: 7 ....10 0 ...... 0 0 ..... 3 1 ..... 0 2. HS làm bài tập vào vở GV ghi đề lên bảng Bài 1: a. Viết số 0 ( 2 dòng ) b. Viết số 10 ( 2 dòng ) Bài 2: Điền số vào chỗ chấm: 0 , ... , ... , 3 , ... , ... , ... , 7 , ... , 9, 10 10, ... , 8 , ... , ... , ... , 4 , ... , ... , ... , ... Bài 3: Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm: 9 ....... 0 5 .......10 10 ....... 8 0 ........ 1 0 ....... 7 10 ...... 10 0 ... 1 ... 2 ... 3 ... 4 ... 5 ... 6 ... 7... 8... 9 9 ... 8 ... 7 ... 6 ... 5 ... 4 ... 3 ... 2 ... 1 ... 0 GV giúp HS cũng cố lại các số từ 0 đến 9 số 0 là số bé nhất, số 9 là số lớn nhất HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm đặc biẹt chú ý đến HS yếu. Chấm bài - chữa bài. 3. Nhận xét tiết học - Dặn dò: Tuyên dương những em làm bài tốt. ________________________________ Tiết2: Luyện Tiếng Việt Luyện đọc , viết qu - gi I. Mục tiêu: - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa q - qu - gi đã học . - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài q - qu - gi II. Các hoạt động dạy- học: 1. Luyện đọc, viết q - qu - gi * Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài q - qu - gi * Luyện viết ở bảng con: q - qu - gi , chợ quê, cụ già. GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết. * Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ q , 2 dòng chữ qu , 2 dòng chữ chợ quê , 3 dòng chữ cụ già . 2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở vở BTTV. GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài. HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. GV chấm bài- chữa bài. Bài1: HS nối chữ với chữ - HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét. Bài 2: Điền qu hay gi - HS nhìn các hình ảnh, đọc từ suy nghĩ để điền chữ cái vào chỗ trống cho phù hợp. HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung. Bài 3: HS viết: qua đò , giã giò. 3. Nhận xét tiết học- Dặn dò: Tuyên dương những em làm bài tốt. Thứ 5 ngày 7 tháng 10 năm 2010 Tiết2: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - So sánh được các số trong phạm vi 10 ; cấu tạo của số 10 - Biết sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 1HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con: Điền số vào chỗ chấm Tổ1: ...... > 9 Tổ 2: ...... < 10 Tổ 3: 10 = ...... GV nhận xét,cho điểm. B.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài. HĐ2: Luyện tập.: * Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở GV nêu yêu cầu cần làm. Bài 1. GV cho HS quan sát và nêu yêu cầu Điền số thích hợp vào ô trống HS làm bài - 1 số em nêu trước lớp Bài 2. GV cho HS tự nêu yêu cầu của bài: Điền dấu >, <, = HS làm bài - 5 HS lên bảng làm ( Mỗi em 1 cột ) Bài 3. HS nêu yêu cầu - Điền số vào ô trống 9 3 < < 5 HS làm bài, 3 HS lên bảng chữa bài - GV cùng cả lớp nhận xét Bài 4. Viết các số: 8, 5, 2, 9, 6 a. Theo thứ tự từ lớn đến bé b. Theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài - 2 HS lên bảng chữa bài - GV cùng cả lớp nhận xét * Trò chơi: “ Thi ai nhanh, ai đúng, ai viết đẹp ” - GV nêu cách chơi: Hãy xếp thứ tự các số có ở bảng theo thứ tự bé dần, lớn dần. - 3 tổ sau khi thảo luận , cử từng thành viên của tổ mình lên điền vào các hình tròn các số thích hợp. GV nêu lệnh cho các tổ “ Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé ”. Tổ1 Tổ 2 Tổ3 6, 4, 2, 0, 9 3, 5, 7, 8, 10 6, 2, 1, 4, 8 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm - GV chấm bài - chữa bài ở bảng lớp. IV.Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Tuyên dương những em làm bài tốt. ________________________________________ Học vần ng - ngh I.Mục tiêu: - HS đọc và viết được: ng - ngh, cá ngừ, củ nghệ . - Đọc được từ và câu ứng dụng. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé. II. Đồ dùng dạy- học Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cá ngừ, củ nghệ. Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò. 1HS đọc câu : chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá . GV nhận xét , cho điểm. B. Dạy- học bài mới: Tiết 1 HĐ1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Các tranh này vẽ gì. GV: Trong tiếng ngừ và nghệ chữ nào đã học? GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là ng ngh. GV viết lên bảng ng - ngh. HS đọc theo GV: ng, ngh HĐ2. Dạy chữ ghi âm: ng a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ ng mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ng là chữ ghép gồm 2 con chữ n và g . ? So sánh chữ ng với n có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu ng HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy ng ghép với âm ư và dấu huyền ta được tiếng ngừ. GV viết lên bảng ngừ và đọc ngừ. HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (ng đứng trước, ư đứng sau). GV hướng dẫn HS đánh vần : ngờ - ư - ngư - huyền - ngừ HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( cá ngừ ) GV nói: Tiếng ngừ có trong từ cá ngừ. HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp. HS đọc: ng - ngừ - cá ngừ theo cá nhân, tổ, cả lớp ngh a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ ngh mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n,g và h. ? So sánh chữ ngh với ng có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu ngh : ngờ HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. * Đánh vần. GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy ngh ghép với âm ê và dấu nặng ta được tiếng nghệ. GV viết lên bảng nghệ và đọc nghệ. HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. HS trả lời vị trí của hai chữ trong phố (ngh đứng trước, ê đứng sau). GV hướng dẫn HS đánh vần : ngờ - ê - nghê - nặng - nghệ HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( củ nghệ ) GV nói: Tiếng nghệ có trong từ củ nghệ HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp. HS đọc: ngh - nghệ - củ nghệ , củ nghệ - nghệ - ngh theo cá nhân, tổ, cả lớp * Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng ) HS viết vào bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. GV theo dõi và sửa sai cho HS. * Hướng dẫn viết tiếng: GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: cá ngừ, củ nghệ Lưu ý nét nối giữa ng và ư, nét nối giữa ngh và ê. GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. c. Đọc tiếng ứng dụng: HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp. GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS. Tiết 2 HĐ3. Luyện tập a. Luyện đọc * Luyện đọc lại các âm ở tiết 1: HS nhìn trong SGK đọc ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ . GV sửa phát âm cho HS. HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp. * Đọc câu ứng dụng: HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng. GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng GV đọc mẫu câu ứng dụng. b. Luyện viết: HS viết vào vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ GV theo dõi và giúp đỡ thêm. c. Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Trong tranh vẽ gì ? + Ba nhân vật trong tranh có gì chung? ( đều còn bé ) + Bê là con của con gì? Nó có màu gì? + Nghé là con của con gì? Nó có màu gì? + Quê em còn gọi bê, nghé tên gì nữa? + Bê, nghé ăn gì? + Em có biết bài hát nào về bê, nghé không? Em hãy hát cho cả lớp nghe? d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần vừa học. IV. Củng cố - dặn dò: GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo. HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ). Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau. _____________________________________ Chiều: Luyện Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Hệ thống lại các số từ 0 đến 10. - Hướng dẫn đọc , viết tốt hơn các số từ 0 đến 10. II. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Luyện tập ở bảng con: * Cho HS viết các số từ 0 đến 10 theo thứ tự: 0 , 1, 2, 3 , 4, 5 , 6, 7, 8 , 9, 10. * Hãy sắp xếp các số sau đây theo thứ tự từ bé đến lớn: 4 , 10 , 5 , 8 , 0 ( HS sắp xếp vào bảng con ) HĐ2. Trò chơi: Thi xếp số theo thứ tự bé dần. GV chia lớp thành 3 tổ , phát số cho HS. Lần lượt từng em trong tổ đều được lên chơi. GV ra lệnh: Tổ1: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần. Tổ 2: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự bé dần. Tổ 3: Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. HĐ3:Làm một số bài toán vào vở . Bài 1: Viết các số từ 0 đến 10 Bài 2: Sắp xếp các số: 9 , 2 , 0 , 10 , 8 , 3. Theo thứ tự từ lớn đến bé: ....................................................... Theo thứ tự từ bé đến lớn : ....................................................... Bài 3: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm: 3 ... 10 2 ... 10 5 ... 2 8 ... 7 10 ... 10 7 ... 9 9 ... 9 10 ... 1 8 ... 8 HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm và đặc biệt chú ý hướng dẫn cho những HS yếu. Chấm bài - chữa bài III. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Tuyên dương em làm bài tốt. __________________________________ Tiếng Việt Luyện đọc,viết ng - ngh I. Mục tiêu: - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa ng – ngh đã học.Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài ng - ngh II. Các hoạt động dạy- học: HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài. HĐ2:Luyện đọc, viết ng - ngh a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài ng - ngh b. Luyện viết ở bảng con: ng - ngh - cá ngừ - củ nghệ GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết. HĐ3: Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở vở BTTV. - GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài. - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - GV chấm bài- chữa bài. Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét. Bài 2: Điền ng hay ngh. HS làm bài- 2 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét bổ sung. Bài 3: HS viết: ngã tư , nghé ọ. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Tuyên dương những em làm bài tốt. __________________________________________ Thứ 6 ngày 8 tháng 10 năm 2010 Học vần y - tr I.Mục tiêu: - HS đọc và viết được: y, tr,y tá, tre ngà . - Đọc được từ và câu ứng dụng. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: nhà trẻ. II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: y tá, tre ngà. Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ. HS đọc câu : nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga . B. Dạy- học bài mới: Tiết 1 HĐ1:Giới thiệu bài. GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Các tranh này vẽ gì. GV: Trong tiếng y và tre chữ nào đã học? GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là y tr. GV viết lên bảng y tr. HS đọc theo GV: y - y tá, tr - tre ngà. HĐ2: Dạy chữ ghi âm: y a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ y mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ y là chữ gồm: nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới. ? So sánh chữ y với u có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu y HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy y ta được tiếng y. GV viết lên bảng y và đọc y. HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( y tá ) GV nói: Tiếng y có trong từ y tá HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp. HS đọc: y - y - y tá , y tá - y - y theo cá nhân, tổ, cả lớp Tr a.Nhận diện chữ: GV đưa mẫu chữ tr mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ t và r.( Đay là chữ ghép duy nhất có chứa r ) ? So sánh chữ tr với r có gì giống và khác nhau. b. Phát âm và đánh vần: * Phát âm. GV phát âm mẫu tr: trờ HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS. * Đánh vần. GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy tr ghép với âm e ta được tiếng tre. GV viết lên bảng tre và đọc tre HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp. HS trả lời vị trí của hai chữ trong tre (tr đứng trước, e đứng sau). GV hướng dẫn HS đánh vần : trờ - e - tre HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ( tre ngà ) GV nói: Tiếng tre có trong từ tre ngà HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp. HS đọc: tr, tre, tre ngà , tre ngà - tre - tr, theo cá nhân, tổ, cả lớp * Hướng dẫn viết tiếng HS viết vào bảng con: y, tr, y tá, tre ngà. GV theo dõi và sửa sai cho HS. * Hướng dẫn viết tiếng: GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: y tá, tre ngà Lưu ý nét nối giữa t và a, nét nối giữa tr và e. ứng dụng: cá nhânGV nhận xét và chữa lỗi cho HS. c. Đọc tiếng ứng dụng: HS đọc tiếng , nhóm, bàn, lớp. GV nhận xét và chỉnh sử
Tài liệu đính kèm: