Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 5

I.Mục tiêu:

- Đọc được u, ư, nụ, thư; từ vàcâu ứng dụng

- Viết được u, ư, nụ, thư.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: thủ đô.

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá:nụ, thư.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ, phần luyện nói: thủ đô.

III. Các hoạt động dạy- học:

 A.Kiểm tra bài cũ:

- HS viết vào bảng con: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

- 1HS đọc câu : Cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.

* GV nhận xét , cho điểm.

 

doc 27 trang Người đăng hong87 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích hợp vào ô trống ).
Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 cột . Lớp nhận xét - bổ sung thêm.
Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Điền số thích hợp vào ô trống )
Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bổ sung.
HĐ3. Trò chơi: “ Xếp số ”
GV nêu tên trò chơi - chia tổ.
Phát cho mỗi tổ các số từ 1 đến 8. Mỗi tổ có 7 em lên chơi, mỗi em được cầm 1 số và sắp xếp từ 1 đến 8 và ngược lại từ 8 đến 1.
Tổ nào xếp đúng và nhanh thì tổ đó thắng.
IV. Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét chung tiết học.
_____________________________
Tiết2,3: Học vần
 x - ch
I.Mục tiêu:
Đọc được :x, ch, xe, chó; từ và câu ứng dụng.
Viết được : x, ch, xe, chó.
Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
II. Đồ dùng dạy- học 
Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: xe, chó.
Tranh minh hoạ câu ứng dụng:xe ô tô chở cá về thị xã, phần luyện nói: xe bò, xe lu, xe ô tô.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS viết vào bảng con: u, ư, nụ, thư, cử tạ.
2HS đọc câu : thứ tư, bé hà thi vẽ .
B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì.
GV: Trong tiếng xe và chó chữ nào đã học?
GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : x - ch. GV viết lên bảng x - ch.
HS đọc theo GV: x, ch 
 HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
 x
a.Nhận diện chữ:
GV đưa mẫu chữ x mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ x gồm nét cong hở- phải và nét cong hở- trái.
? So sánh chữ x với c có gì giống và khác nhau.
b. Phát âm và đánh vần:
 *Phát âm.GV phát âm mẫu u( khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng- lợi, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.)
HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 *Đánh vần.
GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy x ghép với âm e ta được tiếng xe.
GV viết lên bảng tổ và đọc tổ.
HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
HS trả lời vị trí của hai chữ trong tổ(t đứng trước, ô đứng sau).
GV hướng dẫn HS đánh vần: xờ- e- xe.
HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 ch
( Quy trình dạy tương tự như âm x)
Lưu ý:
Chữ ch là chữ ghép từ hai con chữ c và h( c đứng trước, h đứng sau).
So sánh chữ ch với th có gì giống và khác nhau.
Phát âm:lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.
c. Hướng dẫn viết 
*Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái x, ch theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
HS viết vào bảng con: x, ch.
GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 *Hướng dẫn viết tiếng:
GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: tổ, thỏ. Lưu ý nét nối giữa x và e, nét nối giữa ch và o.
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
d. Đọc tiếng ứng dụng:
HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Tiết 2
HĐ3. Luyện tập
a. Luyện đọc
 *Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
HS nhìn trong SGK đọc x, ch, xe, chó . GV sửa phát âm cho HS.
HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 *Đọc câu ứng dụng:
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
HS viết vào vở tập viết:x, ch, xe, chó.
GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
HS đọc tên bài luyện nói: xe bò, xe lu, xe ô tô.
HS quan sát tranh trong SGK và GV nêu câu hỏi gợi ý như SGV để cho HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa âm x , ch vừa học.
IV. Củng cố dặn dò:
GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
- Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
_______________________________________
Thể dục
Bài 5: Đội hình đội ngũ - Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng dọc , dóng thẳng hàng.
- Biết cách đứng nghiêm , đứng nghỉ.
- Nhận biết đúng hướng để xoay người theo(có thể còn chậm).
- Bước đầu làm quen với trò chơi “Đi qua đường lội Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: 
Sân trường, 1 còi.
III. Các hoạtđộng dạy - học:
1. Phần mở đầu
GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc địa hình tự nhiên ở sân trường: 30 - 40 m.
Đi theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó quay mặt vào tâm và chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: 2 - 3 lần.
*Lần1: GV điều khiển.
*Lần 2, 3: do cán sự lớp điều khiển, GV giúp đỡ.
 *Trò chơi: “ Qua đường lội” 
GV nêu tên trò chơi, sau đó cùng HS hình dung xem khi đi học từ nhà đến trường, từ trường về nhà nếu gặp phải đoạn đường lội hoặc đoạn suối cạn, các em phải xử lý như thế nào. Tiếp theo GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị để chỉ dẫn và giải thích cách chơi. GV làm mẫu rồi cho các em lần lượt bước lên những “ tảng đá” sang bờ bên kia và đi ngược trở lại như khi học xong cần đi từ trường về nhà. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn đứng cuối cùng, không chen lấn xô đẩy nhau.
HS thực hành chơi. GV nhắc nhở thêm.
3 Phần kết thúc
Đứng vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
Nhận xét chung giờ học.
_______________________________________
Luyện Toán 
Luyện tập về số 8
I. Mục tiêu:
 - Củng cố khái niệm ban đầu về số 8
 - Biết đọc, viết số 8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8
II. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. Luyện tập ở bảng con:
a. Hướng dẫn viết số 8
 - GV kẻ bảng cho HS quan sát chữ mẫu của GV
 - HS luyện viết số 8 ở bảng con.
 GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Làm bài tập vào bảng con:
7 ..... 8 8 ...... 6 8 ...... 8
 HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 Nhận xét bài làm của HS.
HĐ2. Luyện tập vào vở ô ly:
Bài 1: Viết số 8: 2 dòng
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm
 ..... > 4 ....... > 5 ........ < 5
 ...... < 8 ....... = 8 3 = ........
Bài 3: Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm:
 3 ..... 8 6 .... 8 7 ....... 7
 2 ......8 7 ..... 8 8 ........8
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
 - Chấm bài - chữa bài
HĐ3. Trò chơi: “ Xếp số đúng và nhanh ”
 - GV nêu luật chơi. GV chuẩn bị các số từ 1 đến 8 để ở bàn, mỗi em lấy 1 số và xếp nhanh dãy số đã học: 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 7, 8 và ngược lại.
 - Tổ nào xếp nhanh và đúng thì tổ thắng.
IV. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt
 Nhận xét chung tiết học.
Luyện Thủ công
Luyện xé dán hình vuông
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách xé , dán hình vuông
 - Xé , dán được hình vuông. đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa.
 - Xé , dán được hình tương đối phẳng. Đường xé có thể bị răng cưa
 - Hình dán có thể chưa phẳng
II. Chuẩn bị:
 - Bài mẫu xé, dán hình vuông.
 - Hai tờ giấy màu khác nhau.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2. Vẽ và xé dán hình vuông
 - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
 - GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN
 - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình vuông và xé hình vuông.
HĐ3. Thực hành:
HS thực hành xé , dán hình vuông- GV theo dõi h/ dẫn thêm cho HS yếu
 Sau khi đã xé được hình vuông . 
* GV hướng dẫn dán hình.
 - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng , đều.
IV. Củng cố - dặn dò:
 - Đánh giá chung sản phẩm
 - Nhận xét tiết học . Dặn: HS chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
Thứ 4 ngày 29 tháng 9 năm 2010 
 Học vần
 s - r
I.Mục tiêu:
 - Đọc được :s, r, sẻ, rễ.; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : s, r, sẻ, rễ..
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: rổ, rá. 
II. Đồ dùng dạy- học 
Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá:sẻ, rễ.
Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số, phần luyện nói: rổ, rá.
III. Các hoạt động dạy- học :
 A. Kiểm tra bài cũ :
HS viết vào bảng con : thợ xẻ, xa xa, chì đỏ, chả cá.
2HS đọc câu : Xe ô tô chở cá về thị xã.
GV nhận xét , cho điểm.
B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1: Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì.
GV: Trong tiếng sẻ và rễ chữ nào đã học?
GV: Hôm nay, chúng ta học các chỡ và âm mới còn lại:s r. GV viết lên bảng s r.
HS đọc theo GV: s, r 
2. Dạy chữ ghi âm:
 s
a.Nhận diện chữ:
GV đưa mẫu chữ s mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ s gồm nét xiên phảI, nét thắt, nét cong hở- trái.
? So sánh chữ s với x có gì giống và khác nhau.
b. Phát âm và đánh vần :
 *Phát âm.
GV phát âm mẫu s( uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra phát mạnh, không có tiếng thanh)
HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 *Đánh vần.
GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy âm s ghép với âm e và dấu hỏi ta được tiếng sẻ.
GV viết lên bảng tổ và đọc tổ.
HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
HS trả lời vị trí của hai chữ trong sẻ ( s đứng trước, e đứng sau).
GV hướng dẫn HS đánh vần: sờ- e- se- hỏi- sẻ
HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 R
( Quy trình dạy tương tự như âm x)
Lưu ý :
Chữ r gồm nét xiên phải, nét thắt, nét móc ngược.
So sánh chữ s với r có gì giống và khác nhau.
Phát âm: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra, có tiếng thanh.
 c.Hướng dẫn viết : 
*Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cáI s, r theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
HS viết vào bảng con: s, r.
GV theo dõi và sửa sai cho HS.
Hướng dẫn viết tiếng:
GV h/ dẫn HS viết vào bảng con: sẻ, rễ. Lưu ý nét nối giữa s và e, nét nối giữa r và ê.
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
d. Đọc tiếng ứng dụng:
 HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Tiết 2
HĐ3. Luyện tập
a. Luyện đọc
 *Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
HS nhìn trong SGK đọc s, r, sẻ, rễ . GV sửa phát âm cho HS.
HS đọc các từ tiếng ứng dụng : cá nhân, nhóm, cả lớp.
 *Đọc câu ứng dụng :
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng : cá nhân, nhóm, cả lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết :
HS viết vào vở tập viết :s, r, sẻ, rễ.
GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
HS đọc tên bài luyện nói: rổ, rá.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( Câu hỏi gợi ý như SGV )
d. Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có chứa âm s, r vừa học.
IV. Củng cố dặn dò:
GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
_________________________________________
Toán
 Số 9
I. Mục tiêu: 
 - Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9 ;đọc, đếm được từ 1 đến 9; biết so sánh các số
 trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II. Đồ dùng dạy – học: 
Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại.
9 miếng bìa nhỏ có viế các số từ 1 đến 9
III. Các hoạt động dạy – học :
A. Kiểm tra bài cũ :
A. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu 2HS đếm từ 1 đến 8 và ngược lại, nêu cấu tạo số 8,
Cả lớp viết bảng con, 1HS lên bảng viết : viết số 8.
GV nhận xét , cho điểm.
B. Dạy học bài mới :
HĐ1. Giới thiệu số 9 :
*Bước1 : Lởp số 9.
GV đính các vật mẫu lên bảng. Hướng dẫn gợi ý để HS đếm dược 9 em bé, 9 chấm tròn, 9 con tính, 9 hình vuông.
HS nhắc lại.
GV nêu : “ Các nhóm này đều có số lượng là 9 ”.
*Bước 2 : Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết.
Hướng dẫn HS quan sát ở chữ rời.
HS đọc: số tám
*Bước 3: Nhận biết thứ tự của dãy số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8,9.
GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đếm ngược lại từ 9 đến 1.
GV giúp HS nhận ra số 9 là số liền sau của 8 trong dãy số ta đã học.
Gọi vài HS nhắc lại.
HĐ2. Hướng dẫn HS thực hành
HS làm các bài tập vào vở 
HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Chấm bài – chữa bài
Bài1: viết số 9
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống (1 em nêu )
GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống
GV nói: 9 gồm 8 và 1, 1 và 8
 9 gồm 7 và 2, 2 và 7
 9 gồm 6 và 3, 3 và 6
 9 gồm 5 và 4, 4 và 5 
- Cho HS nhắc lại
Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu của bài.( Điền dấu thích hợp vào ô trống ).
Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 cột . Lớp nhận xét – bổ sung thêm.
Bài 4: 1 HSnêu yêu cầu của bài ( Điền số thích hợp vào ô trống )
Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 5: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Viết số thích hợp vào ô trống )
HS diìen được từ 1 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 1.
HĐ3. Trò chơi: “ Xếp số ”
GV nêu tên trò chơi – chia tổ.
Phát cho mỗi tổ các số từ 1 đến 9. Mỗi tổ có 8 em lên chơi, mỗi em được cầm 1 số và sắp xếp từ 1 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 1.
Tổ nào xếp đúng và nhanh thì tổ đó thắng.
IV. Củng cốt- dặn dò:
 Nhận xét chung tiết học.
________________________________________
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh thân thể
I. Mục tiêu:
 -Nêu được các việc nên làm và không nên làm giữ vệ sinh thân thể . Biết cách rửa mặt , rửa tay chân sạch sẽ .
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Các hình trong SGK bài 5.
 - Xà phòng thơm, khăn mặt, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học :
* Khởi động : 
Từng cặp ( 2 HS ) xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch. GV giới thiệu bài mới.
HĐ1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp
 *Bước1 : GV hướng dẫn : Hãy nhớ lại mình đã làm gì hừng ngày để giữ sạch thân thể, quần áo. Sau đó nói với bạn bên cạnh. Từng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 *Bước 2 : Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của mình để giữ vệ sinh thân thể. Các HS khác có thể bổ sung.
HĐ2 : Làm việc với SGK
Cách tiến hành: 
 *Bước1: Quan sát các hình trong SGK trang 12, 13, hãy chỉ ra và nói về việc làm của các bạn trong từng hình.
Nêu rõ việc làm nào đúng? Việc làm nào sai ? Vì sao?
HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
 *Bước 2: Gọi từng HS trình bày những gì các em đã trao đổi, mỗi em nhận xét 1 hình.
GV chốt lại: Những việc nên làm như tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo, nhất là quần áo lót, rửa chân, rửa tay, cắt móng tay, móng chân, và những việc không nên làm như tắm ở ao, hồ hoặc bơi ở chỗ nước không sạch.
HĐ3: Thảo luận cả lớp.
Cách tiến hành:
 *Bước1: Hãy nêu các việc nên làm khi tắm ( Chuẩn bị khăn tắm, quần áo, xà phòng,nước tắm... sạch sẽ.
 + Khi tắm: dọi nước, xát xà phòng, kì cọ.
 + Tắm xong lau khô người, mặc quần áo sạch sẽ
Chú ý: Tắm nơi kín gió.
 *Bước 2: GV nêu câu hỏi:
 ? Nên rửa tay khi nào.
 ? Nên rửa chân khi nào.
 *Bước 3: GV cho HS kể lại những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải ( ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất... )
Kết luận: GV kết luận toàn bài.
IV.Củng cố-dặn dò: 
 Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Thứ 5 ngày 30 tháng 10 năm 2010
Toán
Số 0
I. Mục tiêu:
 - Viết được số 0 ; đọc đếm được từ 0 đến 9 ; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi9 ,nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
II. Đồ dùng dạy học : 
 4 que tính.
III. Các hoạt động dạy – học :
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài.
HĐ2: Giới thiệu số 0.
*Bước 1: Hình thành số 0.
GV hướng dẫn HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đI 1 que tính, mỗi lần như vậy lại hỏi: “ Còn bao nhiêu que tính” cho đến lúc không còn que tính nào
nửa.
HS quan sát các tranh vẽ trong sách và GV lần lượt hỏi:
? Lúc đầu trong bể có mấy con cá ( 3 )
? Lờy đi 1 con thì còn lại mấy con ( 2 )
? Lờy tiếp 1 con nửa thì còn lại mấy con ( 1 )
? Lờy nốt1 con cá trong bể thì còn lại mấy con ( không con cá )
GV nêu: Để chỉ không còn con cá nào hoặc không có con cá nào ta dùng số 0
*Bước 2: Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết.
GV: Số 0 được viết bằng chữ số 0
GV giơ chữ số 0 – HS đọc: không.
*Bước 3: Nhận biết vị trí số o trong dãy số từ 0 đến 9.
Cho HS xem hình trong SGK, GV chỉ từng ô vuông rồi hỏi:
+ Có mấy chấm tròn ( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 )
HS đọc các số theo thứ tự từ o đến 9 và ngược lại từ 9 đến 0.
GV: Số 0 là số lớn nhất hay số bé nhất trong dãy số.
 Số 9 là số như thế nào trong dãy số.
HĐ3: Thực hành:
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 vào vở 
GV hướng dẫn HS làm từng bài
Bài1: 1 HS đọc yêu cầu. ( viết số 0, 2 dòng )
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Viết số thích hợp vào ô trống )
Bài này cũng cố thứ tự của dãy số từ 0 đến 1, từ 0 đến 9.
Bài 3: Cách làm tương tự như bài 2.
Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu của bài ( Điền dấu vào chỗ chấm )
HS dựa vào vị trí của các số trong dãy số mà điền dấu cho đúng.
Bài 5: GV nêu YC của bài ( Khoanh tròn vào số bé nhất ) (HS khá,giỏi)
Chẳng hạn : Họ đã cho sẵn 4 số bây giờ các con nhìn xem trong 4 số đó, số nào bé nhất các con vẽ vòng tròn vào số đó.
HĐ4: Trò chơi: Xếp hình theo mẫu.
GV cho HS lấy ra: hình vuông, hình tròn, hình tam giác và xếp cho đúng mẫu, em nào xếp đúng và nhanh em đó thắng cuộc.
HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ thêm.
Chấm bài- chữa bài.
IV. Củng cố – dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Âm nhạc
( GV chuyên trách )
______________________________________
Học vần
k - kh
I.Mục tiêu:
 - Đọc được :k, kh, kẻ, khế; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được : k, kh, kẻ, khế
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù , ro ro, tu tu.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: kẻ, khế.
 Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học :
 A.Kiểm tra bài cũ:
 HS viết vào bảng con: s, r, su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
2 HS đọc câu : bé tô cho rõ chữ và số .
 B. Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ gì.
GV: Trong tiếng kẻ và khế chữ nào đã học?
GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại là k kh. GV viết lên bảng k kh.
HS đọc theo GV: k , kh 
 HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
 k
a.Nhận diện chữ:
GV đưa mẫu chữ k mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ k gồm nét khuyết trên, nét thắt, nết móc ngược.
? So sánh chữ k với h có gì giống và khác nhau.
b. Phát âm và đánh vần :
 *Phát âm.
GV phát âm mẫu k 
HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 *Đánh vần.
GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy k ghép với âm e và dấu hỏi ta được tiếng kẻ.
GV viết lên bảng kẻ và đọc kẻ.
HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
HS trả lời vị trí của hai chữ trong kẻ (k đứng trước,ể đứng sau).
GV hướng dẫn HS đánh vần : ca – e – ke – hỏi – kẻ.
HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 Kh
( Quy trình dạy tương tự như âm k)
Lưu ý :
Chữ kh là chữ ghép từ hai con chữ k và h ( k đứng trước, h đứng sau).
So sánh chữ kh với th có gì giống và khác nhau.
Phát âm: Gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp, thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh.
c. Hướng dẫn viết: 
 *Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái k, kh theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
HS viết vào bảng con: k, kh.
GV theo dõi và sửa sai cho HS.
Hướng dẫn viết tiếng:
GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: kẻ, khế. Lưu ý nét nối giữa k và e, nét nối giữa kh và ê.
GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
d. Đọc tiếng ứng dụng:
HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Tiết 2
HĐ3. Luyện tập
a. Luyện đọc
 *Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
HS nhìn trong SGK đọc k, kh, kẻ, khế . GV sửa phát âm cho HS.
HS đọc các từ tiếng ứng dụng : cá nhân, nhóm, cả lớp.
 *Đọc câu ứng dụng :
HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng : cá nhân, nhóm, cả lớp.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết :
HS viết vào vở tập viết : k, kh, kẻ, khế.
GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
HS đọc tên bài luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù , ro ro, tu tu..
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Các vật, con vật này có tiếng kêu như thế nào ?
 + Em còn biết các tiếng kêu của vật, con vật nào khác không ?
 + Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy người ta phải chạy vào nhà ngay?
 + Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy người ta rất vui?
 + Em thử bắt chước tiếng kêu của các vật ở trong tranh hay ngoài thực tế.
IV. Củng cố - dặn dò:
GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
___________________________________________
Luyện Toán
Luyện tập số 9
I. Mục tiêu:
 Cũng cố khái niệm ban đầu về số 9.
 Biết đọc, viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng con, vở nháp
III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ1. Luyện tập ở bảng con:
a. Hướng dẫn viết số 9.
GV kẻ bảng cho HS quan sát chữ mẫu của GV
HS luyện viết số 9 ở bảng con.
GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Làm bài tập vào bảng con:
9 ..... 8 9 ...... 6 9 ...... 9 
 HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 Nhận xét bài làm của HS.
HĐ2. Luyện tập vào vở ô ly:
Bài 1: Viết số 9: 2 dòng 
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm.( dành cho HS khá giỏi)
 ..... > 8 ....... > 5 ........ < 5
 ...... < 8 ....... = 9 3 = ........
Bài 3: Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm:
 3 ..... 2 6 .... 8 9 ....... 9
 2 ......8 7 ..... 8 8 ........8
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
Chấm bài - chữa bài
IV. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt
____________________________________ 
Luyện Tiếng việt
ôn : k – kh
I. Mục tiêu: 
 	- Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa k - kh đã học .
 	- Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài k - kh
II.Đồ dùng dạy học:
 SGK, bảng con , vở BTTV1 
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1. Giới thiệu bài – ghi tên bài.
HĐ2. Luyện đọc, viết , k - kh.
a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài k – kh
 GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
b. Luyện viết ở bảng con: k , kh , kẻ , khế
 	- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 	- Luyện viết vào vở ô ly: 1 dòng chữ k , 1 dòng chữ kh , 1 dòng chữ kẻ , 1 dòng chữ khế .
HĐ3. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài 15 vở BTTV.
 	- GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 	- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 	- GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền k hay kh
 	HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: kẻ ô , rổ khế.
IV. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét ti

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc