Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 7

I) Mục đích yêu cầu

_Đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi,ng, ngh, y, tr; Các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22 đến bài 27.

_Viết được: p, ph, nh, g,gh,q, qu, gi, ng, ngh, y, tr; Các từ ngữ ứng dụng.

_Nghe, hiểu và kể lại 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: Tre ngà(HSKG kể được 2 đến 3 đoạn truyện theo tranh).

II) Chuẩn bị:

_ Bảng ôn trang 56

_ Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt

III) Hoạt động dạy và học:

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Giáo viên cho học sinh đọc các tiếng ở các bảng ôn đã học
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Hoạt động 2: Nghe viết
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả
Quê bé hà có nghề xẻ gỗ
Phố bé nga có nghề giã giò
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét 
Củng cố:
Giáo viên chia lớp thành 3 dãy. Mỗi dãy sẽ cử 5 bạn lên thi đua
Cô có 1 số tiếng ở rổ em sẽ ghép các tiếng đó thành 1 câu có nghĩa
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà viết vào vở nhà các âm đã học, mỗi âm chữ viết 1 dòng.
Đọc lại các bài ôn ở sách giáo khoa 
Học sinh đọc lại các bảng ôn: Cá nhân, đồng thanh
Học sinh viết 
Học sinh cử đại diện lên thi đua
Nhận xét 
Toán
Tiết 26 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
Mục đích yêu cầu:
_Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3; Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3
Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Vật mẫu: quả lê, cam, số dấu, phép tính
*Học sinh :
Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ : Kiểm tra
Nhận xét bài kiểm tra của học sinh
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Hát bài hát : 1 với 1 là 2
à Học bài phép cộng trong phạm vi 3
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 1 cộng 1 bằng 2
Có 1 con gà thêm 1 con gà nữa , hỏi tất cả có mấy con gà? (giáo viên đính mẫu vật)
“1 thêm 1 = 2” để thể hiện điều đó ngưới ta có phép tính sau: 1+1=2 (giáo viên viết lên bảng)
Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 2+1=3
Giáo viên treo tranh
à Để thể hiện điều đó chúng ta có phép cộng : 2+1=3
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 1+2=3
Giáo viên làm tương tự như trên nhưng với que tính
Bước 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
Giáo viên sửa lại các ông thức mới lập:
1+1=2
2+1=3
1+2=3
Giáo viên nói
1+1=2, đó là phép cộng 
2+1=3 đó là phép cộng
1+2=3 đó là phép cộng
Bước 5: 
Quan sát hình vẽ nêu 2 bài toán
Nêu 2 phép tính của 2 bài toán
Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
Vị trí của các số trong phép tính: 2+1 và 1+2 có giống hay khác nhau?
Vị trí của các số trong 2 phép tính đó là khác nhau, nhưng kết quà của phép tính đều bằng 3 . Vậy phép tính 2+1 cũng bằng 1+2
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : 
Giáo viên gọi 1 học sinh yêu cầu bài toán tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
 . Giáo viên nhận xét và cho điểm
Bài 2 : 
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài
Nhận xét 
Bài 3 : nối phép tính với số thích hợp
Giáo viên chuẩn bị phép tính và các số(kết quà ra 2 tờ bìa). Cho học sinh làm như trò chơi trò: chia làm 2 đội cử đại diện mỗi dãy lên làm
Củng cố:
Nêu lại bảng cộng trong phạm vi 3
Trò chơi thi đua : Thi đua tìm số chưa biết
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng cộng 
Hát
Học sinh hát
Học sinh hát
Học sinh nhắc lại bài toán
Có 1 con gà thêm 1 con gà được 2 con gà 
1 cộng 1 bằng 2
Học sinh nêu bài toán: có 2 ôtô thêm 1 ôtô. Hỏi có tất cả mấy ôtô
Học sinh trả lời: có 2 ôtô thêm 1 ôtô tất cả có 3 ôtô
Học sinh đọc : 2+1=3
Học sinh đọc lại
Học sinh thi đua học thuộc bảng cộng
“có 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn, hỏi tất cả có mấy chấm tròn”
“ có 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn, hỏi tất cả có mấy chấm tròn” 
2+1=3 và 1+2=3
Bằng nhau và bằng 3
Vị trí của số 1 và số 2 là khác nhau trong 2 phép tính
-Làm bài và sửa bài
-Đọc kết quả bài làmàhọc sinh khác nhận xét.
-Đọc yêu cầu bài
-Làm bài vào vở-àđổi vở chữa bài
-1 học sinh đọc yêu cầu 1
Học sinh nêu 
Học sinh thi đua theo 3 dãy: mỗi dãy 3 em
 Đạo Đức
 Bài 7 : GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)
Mục đích yêu cầu
_Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
_Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, 
_Lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Các điều: 5, 7, 9, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế
Các điều: 3, 5, 7, 9, 12, 13, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
Bộ tranh về quyền có gia đình
*Học sinh: 
Vở bài tập
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Giữ gìn sách vở đồ – đồ dùng học tập
Nêu tên các đồ dùng học tập mà em có
Nêu cách giữ gìn 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Học bài gia đình em
Hoạt động1: Giới thiệu gia đình mình
Cách tiến hành
Mỗi nhóm 4 em kể về gia đình của mình
Gia đình em có mấy người ?
Bố mẹ em tên gì ?
Anh chị em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy
Kết luận:
Chúng ta ai cũng có một gia đình
Hoạt động 2: Xem bài tập 2 kể lại nội dung
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung các bức tranh
à Giáo viên chốt lại nội dung từng tranh
Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài
Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên
Tranh 3: Gia đình đang sum họp bên mâm cơm
Tranh 4: Bạn nhỏ đang bán báo phải xa mẹ
Trong các tranh bạn nào đang sống hạnh phúc 
Kết luận:
Các em hạnh phúc khi được sống trong gia đình, chúng ta phải biết chia sẻ với các bạn thiệt thòi
Hoạt động 3: Đóng vai ở bài tập 3
Cách tiến hành
Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh và đóng vai theo tình huống trong tranh
à Giáo viên kết luận cách ứng sử
Tranh 1: Nói vân ạ và thực hiện theo lời mẹ dặn
Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về
Tranh 3: Xin phép bà đi chơi
Tranh 4: Nhận qùa bằng 2 tay và nói cám ơn
Kết luận:
Các em có bổn phận kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
Củng cố : 
Dặn dò:
Thực hiện tốt điều đã được học
Chuẩn bị bài : gia đình em (T2)
Hát
Học sinh nêu
Sử dụng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định
Học sinh sưu tầm về gia đình của mình
Học sinh kể cho bạn kế bên nghe về gia đình của mình
Một vài học sinh kể trước lớp
Học sinh thảo luận 4 bức tranh
Đại diện nhóm kể về nội dung tranh
Lớp nhận xét, bổ sung
Các bạn ở tranh 1, 2, 3 được sống hạnh phúc
Các em chuẩn bị đóng vai 
Các nhóm lên đóng vai
Lớp theo dõi nhận xét 
ND:7 -10	
 Tiếng Việt
Bài 28 : CHỮ THƯỜNG – CHỮ HOA (Tiết 61_62)
I-Mục đích yêu cầu
_Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.
_Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
_Luyện nói từ 2à3 câu theo chủ đề: Ba Vì
II-Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Bảng chữ thường , chữ hoa
*Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
III-Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Oån định:
Bài cũ: ôn tập
Cho học sinh viết bảng con: nhà ga , quả nho
Đọc câu ứng dụng
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Cho học sinh xem văn bàng có chữ hoa 
Hoạt động1: Nhận diện chữ hoa
Giáo viên treo bảng chữ thường, chữ hoa
Hai em ngồi cùng bàn trao đổi
Chữ in hoa nào gần giồng chữ in thường
Chữ in hoa nào không giống chữ in thường
à Giáo viên chốt ý : 
Chữ in hoa gần giống chữ in thường là: C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T,U, Ư,V, X, Y
Chữ in hoa khác chữ in thường là: A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R
Hoạt động 2: Luyện đọc 
Giáo viên chỉ vào chữ in hoa, học sinh dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc
Giáo viên che phần chữ in thường chỉ vào chữ in hoa
Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh
Nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Hát
Học sinh viết bảng con
Học sinh đọc cá nhân
Học sinh quan sát 
Học sinh quan sát 
Học sinh thảo luận 
Học sinh nêu
Học sinh nêu
Học sinh quan sát và đọc 
Học sinh đọc 
Tiếng việt 
Bài 28 : CHỮ THƯỜNG-CHỮ HOA (Tiết 2):
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Giới thiệu: chúng ta sẽ học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc phần chữ thường , chữ hoa
Giáo viên treo tranh câu ứng dụng 
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
à Giáo viên chốt ý: viết hoa chữ thường đứng đầu câu “ Bố ”, tên riêng “ Kha, SaPa”
Giáo viên đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện nói
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa trang 59
Sapa là 1 thị trấn nghỉ mát đẹp thuộc tỉnh Lào Cai, khí hậu mát mẻ quanh năm, có tuyết rơi, thời tiết có 4 mùa trong 1 ngày
Học sinh nêu chủ đề luyện nói
à Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì tỉnh Lào Cai
Giáo viên gợi cho học sinh nói về sự tích : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Em hãy kể về nơi nghỉ mát mà em biết
Về đàn bò sữa
Nhận xét phần luyện nói
Củng cố :
Cho 2 dãy cử đại diện lên thi đua, đọc nhanh đúng các chữ hoa trênbảng lớp 
Nhận xét 
Dặn dò:
Về nhà tìm chữ vừa học ở sách báo
Đọc lại bài, xem trước bài âm ia
Học sinh luyện đọc cá nhân
Học sinh quan sát nêu những tiếng được viết hoa: Bố Kha, Sa Pa
Học sinh luyện đọc cá nhân
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu : Ba Vì
Học sinh kể về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Học sinh kể 
Học sinh lên thi đua đọc nhanh đúng
Toán
Tiết 27 : LUYỆN TẬP 
I)Mục đích yêu cầu
_Biết làm tính cộng trong phạm vi 3; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II)Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Bài soạn, que tính 
*Học sinh :
Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán, que tính 
III)Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ: Phép cộng trong phạm vi 3
Giáo viên cho học sinh sửa bài
1 + 1 =
2 + 1 =
1 + 2 =
1 +  = 2
 + 2 = 3
2 +  = 3
Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu : Luyện tập lại phép cộng trong phạm vi 3
Hoạt động 1: Oân kiến thức cũ
Lấy 1 que tính thêm 1 que tính ® em hãy lập phép tính
Tương tự với bông hoa, quả lê: 2+1=3 ; 1+2=3
Hoạt động 2: Thực hành : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài toán
Nhìn tranh vẽ rồi viết 2 phép cộng ứng với tình huống trong tranh: 2+1=3
Bài 2 : Nêu yêu cầu bài toán
Sửa bài: 
Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài
Lớp nhận xét 
Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 3 : Nêu yêu cầu bài toán (Cột 1)
à Đánh giá bài làm của học sinh
Bài 4: Nêu yêu cầu bài toán
Nhìn vào tranh, đặt đề bài
1 bông hoa và 1 bông hoa là mấy bông hoa?
Giáo viên đưa ra kết qủa đúng
_Bài 5(a)Đặt đề toán , nêu phép tính
Củng cố:
 -Hỏi: 2+1=? , 1+2=?
Nhận xét 
Dặn dò:
Về nhà coi lại bài vừa làm 
Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3
Hát
Học sinh sửa bài ở bảng lớp
Học sinh nêu : 1 que tính thêm 1 que tính là 2 que tính: 1+1=2
Học sinh bêu bằng lời từng phép tính: “hai cộng một bằng ba”
Học sinh nêu cách làm bài
Học sinh làm bài
Học sinh đổi vở lẫn nhau để kiểm tra kết quả 
_Làm bảng con
Học sinh đặt đề toán 
Học sinh trả lời
Học sinh làm bài
_Học sinh làm bài vào SGK
Lần lượt từng học sinh trả lời.
 Mĩ thuật
Bài: Vẽ màu vào hình quả(Trái) cây
Tiết:7
I-Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh :
-Nhận biết màu sắc và vẻ đẹp của một số loại quả quen biết.
-Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.(HSKG: Biết chọn màu, phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp)
_Tô được màu vào quả theo ý thích
II-Đồ dùng dạy học
*Giáo viên: 
-Một số quả thật có màu khác nhau.
-Tranh về các loại quả.
*Học sinh:
-Vở tập vẽ 1.
-Màu vẽ.
III-Hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
2-Bài mới:
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1: Giới thiệu quả
-Giới thiệu một số quả thật
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu vào quả (Cà,xoài)
-Đặt câu hỏi để học sinh nhận ra quả cà và quả xoài(Quả xanh hoặc quả chin).
-Hướng dẫn học sinh vẽ màu vào hình vẽ (Vẽ trọn trong hình, không lem ra ngoài.
*Hoạt động 3: Thực hành
-Yêu cầu vẽ màu vào hình vẽ trong vở mĩ thuật 1.
-Vẽ xung quanh trước , ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ.
-Theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
-Học sinh quan sát , nhận xét tên quả, hình dáng , màu sắc.
-Quả cà màu tím hoặc màu xanh ; quả xoài màu xanh hoặc màu vàng.
-Vẽ màu vào vở mĩ thuật đúng theo yêu cầu.
3-Nhận xét ,dặn dò:
-Nhận xét , đánh giá bài vẽ--->Chọn một số bài vẽ đẹp cho học sinh nhận xét.
-Động viên khuyến khích học sinh có bài vẽ đẹp.
-Yêu cầu những học sinh vẽ chưa đẹp , về nhà vẽ tiếp cho đẹp.
_GD học sinh yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây, hoa trái.(Biết chăm sóc cây)
_Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên
-Dặn học sinh về nhà quan sát màu sắc của hoa , quả.
ND:8-10 Tiếng Việt
Bài 29 : Vần ia (Tiết 63_64)
Mục đích yêu cầu
_Đọc được : ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng.
_Viết được: ia, lá tía tô
_Luyện nói từ 2à3 câu theo chủ đề: Chia quà
Chuẩn bị:
*Giáo viên: 
Tranh minhh hoạ, chữ mẫu, lá tía tô
*Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định:
Bài cũ: chữ thường, chữ hoa 
Cho học sinh viết C, I, K ,L
Cho học sinh đọc câu ứng dụng
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu :
Hoạt động1: Nhận diện vần
Vần ia do mấy chữ ghép lại?
So sánh ia với a
Lấy và ghép vần ia
Hoạt động 2: Đánh vần 
Giáo viên đánh vần: i – a – ia
Nêu vị trí chữ và vần trong tiếng tía
chỉnh sửa cho học sinh 
Hoạt động 3: Viết 
Giáo viên viết mẫu: ia; lá tía tô và hướng dẫn cách viết
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Hoạt động 4: Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên đặt câu hỏi để rút ra các từ
Tờ bìa , lá mía
Vỉa hè , tỉa lá
Đọc lại toàn bài ở bảng lớp
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Hát
Học sinh viết bảng con 
Học sinh đọc 
 Do 2 chữ i và a ghép lại
giống nhau: đều có âm a
khác nhau : ia có thêm âm i đứng trước âm a
Học sinh lấy và ghép ia 
Học sinh đánh vần
T đứng trước
ia đứng sau
Học sinh đánh vần tíêng và đọc trơn từ khóa
i – a – ia 
tờ-ia-tia-sắc tía
_HS quan sát
-Học sinh viết theo hướng dẫn 
Viết vào bảng con.
Học sinh luyện đọc cá nhân 
 Tiếng Việt
Bài 29 : Vần ia (Tiết 2)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Giáo viên cho học sinh luyện đọc ở sách giáo khoa 
Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh 
Giáo viên treo tranh sách giáo khóa trang 61
Tranh vẽ gì?
Giáo viên cho luyện đọc câu ứng dụng
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết 
Ia, lá tía tô
Hoạt động 3: Luyên nói
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì ?
Ai đang chia quà?
Bà chia những gì?
Các em nhỏ vui hay buồn, chúng có tranh nhau không?
Bà vui hay buồn?
Ơû nhà ai hay chia quà cho em?
Củng cố: 
Cho học sinh lên thi đua tìm và gắn những tiếng có vần vừa học ở rổ 
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo
Xem trước bài vần ua – ưa 
Học sinh luyện đọc cá nhân 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu
Học sinh luyện đọc câu ứng dụng
Học sinh nêu
Học sinh viết bảng con, viết vở
Học sinh quan sát và thảo luận
Học sinh nêu 
	Học sinh thi đua 3 tổ
Toán
Tiết 28 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
Mục đích yêu cầu 
_Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4; biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4
II) Đồ dùng dạy học
*Giáo viên:
Vật mẫu: quả lê, cam, số dấu, phép tính
*Học sinh :
Vở bài tập, sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán
III- Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài cũ : Luyện tập
Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 3
Làm bảng con:
1 +  = 2
2 +  = 3
2  1 = 3
Nhận xét 
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu:
Phép cộng trong phạm vi 4
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 3 cộng 1 bằng 4
Giáo viên đính mẫu vật 3 bông hoa thêm 1 bông hoa nữa
Có 3 bông hoa thêm 1 bông hoa.Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 2+2=4
Tương tự như phép cộng 3+1=4
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 1+3=4
Giáo viên làm tương tự như trên nhưng với que tính
Bước 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
Giáo viên giữa lại các ông thức mới lập:
3 + 1 = 4
2 + 2 = 4
1 + 3 = 4
Bước 5: 
Quan dát hình vẽ, nêu 2 bài toán có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa, hỏi tất cả có mầy chấm tròn?
Nêu 2 phép tính của 2 bài toán
Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
Vị trí của các số trong phép tính: 3+1 và 1+3 có giống hay khác nhau?
Vị trí của các số trong 2 phép tính đó là khác nhau, nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4 . Vậy phép tính 3+1 cũng bằng 1+3
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : Tính
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài 
Giáo viên nhận xét cho điểm
Bài 2 : 
Học sinh đọc yêu cầu bài toán tính
Phải viết kết quả sao cho thẳng cột
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài
Nhận xét 
Bài 3 (Cột 1): Điền dấu >, <, =
Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
Giáo viên nhận xét cho điểm
 _Bài 4: Viết số thích hợp
Củng cố:
Trò chơi thi đua : ai nhanh, ai đúng ” điền số thích hơp”
3 +  = 4
2 + 2 = 
3 + 1 = 
Nhận xét
Dặn dò:
Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
Chuẩn bị bài luyện tập
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh làm bảng con
Học sinh quan sát
Học sinh trả lời: có 3 bông hoa thêm 1 bông hoa tất cả có 4 bông hoa
Học sinh nêu phép tính : 3+1=4
Học sinh đọc cá nhân 
Học sinh nêu ra 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán trên: 3+1=4 và 1+3 =4
Học sinh nêu
Học sinh làm bài 
Học sinh làm bài
Ta phải thực hiện phép tính nếu có
Học sinh đổi vở sữa bài
_Học sinh nêu bài toán rồi viết số thích hợp vào ô trống
Mỗi nhóm 3 em tham gia trò chơi
Thủ công
Bài :Xé, dán hình quả cam (Tiết 2)
Tiết: 7
I-Mục đích yêu cầu
-Biết xé, dán hình quả cam 
-Xé dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá .
_Với học sinh khéo tay : 
+Xé, dán hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.
+Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác.
+Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II-Đồ dùng dạy học
*GV: Mẫu xé hình quả cam
*HS: Hai tờ giấy màu có màu khác nhau
III-Hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
2-Bài mới:
HĐGV
HĐHS
*Hoạt động 1:Quan sát mẫu
-Giới thiệu mẫu xé hình quả cam 
*Hoạt động 2:Hướng dẫn mẫu
-Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ và xé vào giấy màu.
-Quan sát và giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
--Hướng dẫn dán hình : Dán quả cam, cuống lá,lá. Dán cân xứng không lệch sang hai bên.
*Hoạt động 3:Thực hành
-Yêu cầu học sinh dán sản phẩm vào vở thủ công
-Quan sát, nhận xét mẫu.
-Nhắc lại qui trình vẽ và xé hình quả cam.
-Quan sát.
-Dùng giấy màu vẽ và xé hình quả cam.
-Dán sản phẩm vào vở theo yêu cầu.
3-Củng cố –Dặn dò
-Nhận xét , đánh giá sản phẩm.
-Tuyên dương học sinh làm đúng đẹp .
-Cho học sinh xem sản phẩm đẹp
-Chuẩn bị 2 tờ giấy màu có màu khác cho tiết sau.
ND:9-10
Tập viết
CỬ TẠ– THỢ XẺ– CHỮ SỐ 
Tiết:5
I-Mục đích yêu cầu
Học sinh viết đúng các chữ: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một
HS khá, giỏi viết được đủ số dòng theo quy định trong vở tập viết
II: Đồ dùng dạy học
*Giáo viên
Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
*Học sinh: 
Vở viết, bảng con 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Âm k – kh 
Viết bảng con: k - kh
So sánh chữ : k - kh
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu 
Hoạt động 1: Viết bảng con
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
cử: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết c, lia bút bút nối với ư, cách 1 con chữ o viết tạ: Viết t nối sang a
thợ xẻ: đặt bút ở đường kè 2 viết t lia bút nốivới h, nối với ơ
chữ số: viết c nối với h với ư, dấu ngã ở trên ư. cách 1 con chữ o viết số : Viết s nối sang ô , dấu sắc trên ô
cá rô: Viết c nối sang a, đặt dấu sắc trên a. Cách một con chữ viết rô: Viết r nối sang ô
phá cỗ: 
giáo viên theo dõi sửa sai
Hoạt động 2: Viết vở
Nêu tư thế ngồi viết
Cho học sinh viết từng dòng
Củng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 07(Mai).doc