Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 33 năm học 2009 - 2010

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát toàn bài:

-Đọc đúng và hiểu các từ mới và từ khó trong bài.

2. Kĩ năng:

-Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng ; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.

- Hiểu nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung của các điều luật. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH.

3. Thái độ: Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

* HSKK: Không yêu cầu đọc diễn cảm, luyện đọc lại.

II/ Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 33 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địch, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Phân tích đề bài
Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện mình kể là câu chuyện đã nghe, đã đọc việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
Cách tiến hành:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ).
-GV giúp HS xác định 2 hướng kể chuyện:
+KC về gia đình, nhà trường, XH chăm sóc GD trẻ em.
+KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, XH.
-Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. 
-GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
HS đọc đề.
Kể chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về 
Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn có câu chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
+Bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	3- Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
_________________________
Tiết 2	 Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: HS củng cố về diện tích, thể tích các hình.
2. Kĩ năng: Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học
3. Thái độ: Yêu thích học toán 
 *HSKK: Thực hiện các phép tính đơn giản
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài 
- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: HS củng cố về diện tích, thể tích các hình.
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (169): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK.
-GV mời HS nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
a)
HLP
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5 cm
Sxq
576 cm2
49 cm2
Stp
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728 cm3
42,875 cm3
b)
HHCN
(1)
(2)
Chiều cao
5 cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxq
140 cm2
2,04 m2
Stp
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Thực hành kĩ năng tính diện tích và thể tích vào giải toán
Cách tiến hành:
*Bài tập 2 (169): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (169): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV hướng dẫn HS nhận xét: “Cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần”. GV hướng dẫn HS giải thích.
*Bài giải:
 Diện tích đáy bể là:
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
 Chiều cao của bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 m.
*Bài giải:
Diện tích toàn phần khối nhựa HLP là:
 (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Cạnh của khối gỗ HLP là:
 10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần của khối gỗ HLP là:
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4 (lần).
 Đáp số: 4 lần.
* HSKK: áp dụng công thức tính được diện tích toàn phần.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
________________________
Tiết 3 	 Âm nhạc
GV chuyên dạy
 __________________________
Tiết 4	 Chính tả (Nghe – viết)
 Trong lời mẹ hát
I/ Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
 -Nghe và viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát. 
	-Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
	2. Kĩ năng: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày khoa học bài thơ Trong lời mẹ hát.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Giấy khổ to viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
-Bảng nhóm viết tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em - để làm bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 tiết trước.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Nghe – viết :
Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát. 
Cách tiến hành:
- GV đọc bài viết. Cả lớp theo dõi.
+Nội dung bài thơ nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu thơ cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-HS theo dõi SGK.
-Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS luyện tập viết được các chữ hoa tên các cơ quan, tổ chức.
Cách tiến hành:
* Bài tập 2:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi:
+Đoạn văn nói điều gì?
-GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn.
-GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
-GV treo tờ giấy đã viêt ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS.
- HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
*Lời giải:
Uy ban/ Nhân dân/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em
Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc
(về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ)
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
____________________________
Tiết 5	 Đạo đức
Thăm UBND xã Lương sơn
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc 
$66: Sang năm con lên bảy 
(Trích)
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Đọc đúng và diễn cảm bài thơ. Hiểu nội dung bài TĐ
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ trong bài nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
 -Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài . Điều cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
 -Học thuộc lòng bài thơ.
	3. Thái độ: Yêu thích văn học
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 - Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời các câu hỏi về ND bài.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Đọc đúng và diễn cảm bài thơ. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành:
-Mời 1 HS giỏi đọc.Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài . Điều cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
Cách tiến hành:
-Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
+)Rút ý 1: 
-Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
+Thế giới tuổi thơ thay đổi TN khi ta lớn lên?
+Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy HP ở đâu?
+Bài thơ nói với các em điều gì?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ trong bài nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
Cách tiến hành:
-Mời HS 3 nối tiếp đọc bài thơ.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mỗi khổ thơ là một đoạn.
+Giờ con đang lon ton/ Khắp sân trường chạy nhảy/ Chỉ mình con nghe thấy/
+)Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
+Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật
+Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là
+Thế giới tuổi thơ thay đổi khi ta lớn lên.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi khổ thơ.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS thi đọc thuộc lòng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________
Tiết 2 	 Tập làm văn
$65: Ôn tập về tả người
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố cách lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
2. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
3. Thái độ: Yêu thích học văn
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đề văn.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Ôn tập, củng cố cách lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
Cách tiến hành:	
*Bài tập 1:
Chọn đề bài:
-Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
-GV dán trên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý:
-GV mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
-GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
-Cho HS lập dàn ý, 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng nhóm, trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
Cách tiến hành:
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS yêu cầu của bài.
-HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4.
-GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
-HS đọc
-Phân tích đề.
-HS nối tiếp nói tên đề bài mình chọn.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
-HS sửa dàn ý của mình.
-HS đọc yêu cầu.
-HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
-Thi trình bày dàn ý.
-HS bình chọn.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết dàn ý chưa đạt về hoàn chỉnh để chuẩn bị viết bài văn tả người trong tiết TLV sau.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
___________________________
Tiết 3	 Mĩ thuật
GV chuyên dạy
____________________________
Tiết 4 	 Thể dục
GV chuyên dạy
____________________________
Tiết 5: Toán
$163: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
2. Kĩ năng: Giúp HS ôn tập, rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học
3. Thái độ: Yêu thích môn toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài 
- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.Phát triển bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Củng cố tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (169): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK.
-GV mời HS nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Củng cố tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
Cách tiến hành:
*Bài tập 2 (169): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (170): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài giải:
 Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
 160 : 2 = 80 (m)
 Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
 80 – 30 = 50 (m)
 Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
 50 x 30 = 1500 (m2)
 Số kg rau thu hoạch được là:
 15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg.
*Bài giải:
 Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
 Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
*Bài giải:
 Độ dài thật cạnh AB là:
 5 x 1000 = 5000 (cm) hay 50m
 Độ dài thật cạnh BC là:
 2,5 x 1000 = 2500 (cm) hay 25m
 Độ dài thật cạnh CD là:
 3 x 1000 = 3000 (cm) hay 30m
 Độ dài thật cạnh DE là:
 4 x 1000 = 4000 (cm) hay 40m.
 Chu vi mảnh đất là:
 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
 50 x 25 = 1250 (m2)
 Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là: 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
 Diện tích mảnh đất hình ABCDE là:
 1250 + 600 = 1850 (m2)
 Đáp số: a) 170 m ; b) 1850 m2.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
_____________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: 	Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I/ Mục tiêu:
1.KT:-Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2.KN:-Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
3.TĐ:Thường xuyên sử dụng dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
-Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Giới thiệu bài 
-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 2, 4 tiết LTVC trước.
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Phát triển bài:
HĐ1:Làm việc cả lớp
MT:HS biết điền dấu ngoặc kép.
CTH:
*Bài tập 1 (151):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
-Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
-GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép, mời một số HS đọc lại.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HĐ2:Làm việc trong nhóm.
MT:Tìm từ đặt vào dấu ngoặc kép cho đúng.
CTH:
*Bài tập 2 (152):
-Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
-GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày. 
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
HĐ3:Làm việc cá nhân
MT:HS viết được đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
CTH:
*Bài tập 3 (152):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Mời một số HS đọc đoạn văn. 
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
-GV nhận xét, cho điểm.
 *Lời giải :
Những câu cần điền dấu ngoặc kép là:
-Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật).
-ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật).
 *Lời giải:
Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là:
“Người giàu có nhất” ; “gia tài”
-HS đọc yêu cầu.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS trình bày.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
______________________________
Tiết 2: 	Địa lí 
 Ôn tập cuối năm
I/ Mục tiêu: 
	Học xong bài này, HS:
1.KT:-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên dân cư và hoạt động kinh tế của châu A, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
2.KN:-Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
-Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
3.TĐ:Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên thích tìm hiểu các nước trên thế giới.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài
-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hoá của Bảo Yên.
-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
	2.Phát triển bài:
-Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
 MT :HS nhắc lại KT đã học về các châu trên thế giới.
CTH :
-Bước 1:
+GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên quả Địa cầu.
+GV tổ chức cho HS chơi trò : “Đối đáp nhanh”.
-Bước 2 : GV nhận xét, bổ sung những kiến thức cần thiết.
 -Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
MT: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên dân cư và hoạt động kinh tế của châu A, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
CTH:
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. (Nội dung phiếu như BT 2, SGK)
-Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
-HS chỉ bản đồ.
-HS chơi theo hướng dẫn của GV.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhận xét, đánh giá.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài.
__________________________________
Tiết 3: 	Lịch sử 
 Ôn tập : Lịch sử nước ta 
từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
1.KT:-Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
-Y nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
	2.KN:Thảo luận và trình bày trước lớp.
	3TĐ:Tự hào về lịch sử Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
	-Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
	-Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1.Giới thiệu bài :
-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đồn Phố Ràng? 
-Giới thiệu bài :
2.Phát triển bài:
-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
MT :HS nêu lại được các thời kì lịch sử đã học.
CTH :
-GV dùng bảng phụ, 
-GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
MT :HS nêu được các sự kiện quan trọng trong các thời kì lịch sử.
CTH :
-GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+Nội dung chính của thời kì ;
+Các niên đại quan trọng ;
+Các sự kiện lịch sử chính ;
+Các nhân vật tiêu biểu.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
-Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
MT :Biết được ý nghĩa quan trọng của CM tháng tám và đại thắng mùa xuân giải phóng đất nước. 
CTH :
-GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
-
HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
+Từ năm 1958 đến năm 1945;
+Từ năm 1945 đến năm 1954;
+Từ năm 1954 đến năm 1975;
+Từ năm 1975 đến nay.
-HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
- HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp đọc lại nội dung SGK.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 
Tiết 4: 	Toán
 Một số dạng bài toán 
đã học
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS :
1.KT:-Ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học.
2.KN:-Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán rút về đơn vị.
3.TĐ:Yêu thích môn học.
*HSKK:Mỗi bài thực hiện được 1,2 phép tính đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: 
-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.Phát triển bài:
HĐ1:ôn tập
MT:HS nêu lại được các dạng toán đã học.
CTH:
-GV cho HS lần lượt nêu một số dạng bài toán đã học.
-GV ghi bảng (như SGK).
-HS nêu
-HS ghi vào vở.
HĐ2:-Luyện tập:
MT: Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, bài toán rút về đơn vị.
CTH:
*Bài tập 1 (170): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (170): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (170): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài giải:
 Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là:
 (12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
 T

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 33.doc