Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 12

A. Mục tiêu:

Học sinh củng cố về.

- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học.

- Phép cộng, phép trừ với số 0.

- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.

B. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ BT 4.

C. Các hoạt động dạy học.

 

doc 39 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 12 ô, cạnh ngắn 8 ô.
- Hình tam giác: Xé từ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô.
- Hình tròn: Xé từ hình tròn có cạnh 8 ô.
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trưng bày theo tổ.
- Học sinh đánh giá cá nhân, đánh giá theo tổ.
- Học simh lắng nghevà ghi nhớ.
 Ngày soạn:4/11/2008
 Ngày giảng:Thứ năm 6/11/2008
Tiết 1.Toán:
Đ47.Phép trừ trong phạm vi 6
A. Mục tiêu: 
Học sinh được:
- Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép trừ.
- Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
- Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 6.
B. Đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị 6 hình tam giác, 6 hình tròn, 6 hình vuông bằng bìa.
- Mỗi HS một bộ đồ dùng học toán lớp 1.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phép tính 
 5 - 1 + 2 = 3 - 3 + 6 =
 4 - 2 + 4 = 2 - 1 + 5 = 
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. 
Bước 1: Thành lập công thức : 6 - 1=5
 Và:6 - 5= 1
- Giáo viên dán các hình đã chuẩn bị lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát. 
- Làm thế nào để biết còn mấy hình tam giác.
- Yêu cầu học sinh đếm và nêu kết quả.
- Ta có thể nói gọi như thế nào?
- Yêu cầu học sinh viết 5 vào chỗ chấm trong phép trừ: 6 - 1 = 5.
- Giáo viên ghi bảng: 6 - 1 = 5.
- Yêu cầu học sinh đọc.
+ Tiếp theo GV yêu câù học sinh quan sát để nêu kết quả của phép trừ: sáu hình tam giác bớt đi 5 hình D hỏi còn mấy hình D?
- Yêu cầu HS viết kết quả tìm được vào chỗ chấm.
- GV ghi bảng: 6 - 5 = 1
- Cho HS đọc lại cả hai công thức.
6 - 5 = 1
6 - 1 = 5
Bước 2: Lập công thức 6 - 2 = 4
 6 - 4 = 2
 Và 6 - 3 = 3
(cách tiến hàng tương tự)
Bước 3: HDHS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
- Cho cả lớp đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.
- GV xoá bảng trừ và giao việc.
3. Luyện tập.
Bài 1: Tính
HD HS sử dụng bảng trừ trong phạm vi 6 để thực hiện phép tính.
- Lưu ý HS viết các số phải thẳng cột.
Bài 2:Tính
- Cho cả lớp làm bài và gọi HS lên bảng chữa.
- Cho học sinh quan sát kỹ cột 1: 
 5 + 1 = 6
 6 - 5 = 1
 6 - 1 = 5
- Qua đó củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.
(Phép trừ là phép tính ngược của phép cộng)
 Bài3: - Yêu cầu cả lớp tính nhẩm rồi viết kết quả cuối cùng vào SGK. 
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Bài 4: Viết PT thích hợp
- Cho học sinh quan sát tranh, nêu đề toán và viết phép tính thích hợp.
4. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6 
- Nhận xét chung giờ học, giao bài về nhà.
- 2 HS lên bảng
 5 - 1 + 2 = 6 3 - 3 + 6 = 6
 4 - 2 + 4 = 6 2 - 1 + 5 = 6
- Học sinh quan sát, nêu bài toán và gọi bạn trả lời.
- Đếm số hình ở bên trái.
- 6 hình D bớt 1 hình D còn 5 hình D.
- 6 bớt 1 còn 5.
- HS viết 6 - 1= 5
- Cả lớp đọc sáu trừ một bằng năm.
- 6 hình D bớt đi 5hình D còn lại 1 hình D.
- HS viết: 6 - 5 = 1
- HS đọc sáu trừ năm bằng một.
- HS đọc đối thoại.
- HS đọc thi giữa các tổ.
- HS làm bảng con theo tổ
- Học sinh làm rồi 3 học sinh lên bảng chữa
5 + 1 = 6 4 + 2 = 6
 6 - 5 = 1 6 - 2 = 4
 6 - 1 = 5 6 - 4 = 2
- HS theo dõi quan sát.
- HS làm bài nêu miệng cách phép tính và kết quả .
- Học sinh làm bài theo hướng dẫn
a. Trong ao có 6 con vịt, 1 con vịt lên bờ. Hỏi trong ao lúc này còn mấy con vịt?
 6 - 1 = 5
b. Lúc đầu trên dây điện có 6 con chim, 2 con vừa bay đi. Hỏi lúc này còn mấy con chim?
 6 - 2 = 4.
- Học sinh đọc CN, ĐT
Tiết 2+3.Tiếng việt:
 Bài 49. iên - yên
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: iên, yên, đèn điện, con yến.
- Đọc được các từ ứng dụng và các câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: biển cả
B.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng, luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
- Viết và đọc: Nhà in, xin lỗi, mưa phùn.
- Đọc các câu ứng dụng trong SGK. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài(trực tiếp)
2. Dạy vần:
iên:
a. Nhận diện vần:
- Ghi bảng vần yên
- Vần iên do nguyên âm đôi iê và n tạo nên.
- So sánh iên với ên?
- Hãy phân tích vần iên?
b. Đánh vần:
- Vần iên đánh vần NTN?
- Yêu cầu đọc 
- GV theo dõi , chỉnh sửa 
Tiếng khoá :
- Yêu cầu học sinh gài tiếng: điện 
- Ghi bảng: điện
- Hãy phân tích tiếng điện?
- Hãy đánh vần tiếng điện?
- GV theo dõi chỉnh sửa 
- Từ khoá: GV giới thiệu tranh 
- Tranh vẽ gì?
Ghi bảng : Đèn điện (GT)
- GV theo dõi chỉnh sửa 
c. Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu nêu quy trình viết:
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
Yên: (Quy trình tương tự)
d. Đọc từ câu ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng
- GV đọc mẫu và giảng nghĩa từ 
- GV nhận xét chỉnh sửa. 
- Cho học sinh đọc lại bài 1 lần 
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1(bảng lớp)
- GV theo dõi chỉnh sửa 
+ Đọc câu ứng dụng 
- Treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc cho cô câu ứng dụng dưới bức tranh
- Khi đọc câu có dấu chấm, phẩy ta phải chú ý gì?
- GV đọc mẫu 
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b. Luyện viết: 
- GV nêu yêu cầu và giao việc
- GV theo dõi uốn nắn cho HS yếu và ngồi chưa đúng quy định.
- Chấm một số bài viết nhận xét.
c) Luyện nói theo chủ đề.
- Cho HS đọc bài luyện nói.
- GV treo tranh và giao việc.
4. Củng cố dặn dò.
- Trò chơi: tìm và gài tiếng có vần vừa học.
- HS đọc bài trong SGK.
- NX chung giờ học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 2 học sinh đọc
- Học sinh đọc theo giáo viên: iên - yên.
- Học sinh đọc: iên
- Giống: Kết thúc 
- Khác: iên bắt đầu bằng iê
- Vần iên có iê đứng trước và n đứng sau.
-HS ghép vần iên
- iê - nờ -iên
- HS đánh vần CN-N-L
- HS đọc: iên 
- Sử dụng bộ đồ dùng để gài : điện
-HS phân tích
- Học sinh đánh vầnCN , nhóm, lớp.
- Học sinh quan sát và nhận xét 
- Tranh vẽ các đèn điện
- HS đọc CN nhóm lớp
- HS luyện viết trên bảng con
- 2 học sinh đọc
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh và nhận xét 
- Tranh vẽ đàn kiến đang chở lá khô để xây nhà 
- 2 - 3 học sinh đọc 
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS viết bài theo mẫu trong vở.
- Một số em đọc.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 theo chủ đề luyện nói hôm nay.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- Một vài em.
Tiết 4. Tự nhiên Xã hội:
	Đ12. Nhà ở
A. Mục tiêu:
 - Học sinh thấy được nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình 
 - Học sinh biết có nhiều loại nhà ở khác nhau, mỗi nhà đều có 1 địa chỉ.
 - Kể được địa chỉ nhà ở của mình và các đồ đạc trong nhà mình.
 -Giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà và đồ dung trong gia đình của em
B. Chuẩn
 - Phóng to các hình trong SGK.
 - Giáo viên sưu tầm 1 số tranh ảnh về các loại nhà ở khác nhau
C. Các hoạt động dạy-học:
I. Kiểm tra bài cũ
- Giờ trước ta đã học bài gì?
- Hàng ngày em đã làm gì để thể hiện lòng yêu quý của mình đối với mọi người trong gia đình? 
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh
B1:HD hs quan sát hình trong sgk
B2: GV gọi hs nêu các dạng nhà trong tranh-GV nx và nêu lại tên các dạng nhà:
Nhà ở nông thôn,nhà tập thể,nhà ở thành phố.
*KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong GĐ.
3.Hoạt động 2:Quan sát theo nhóm nhỏ.
-GV nêu yêu cầu 
-Cho các nhóm quan sát thảo luận.
-Gọi từng nhóm lên kể
-GV nx nêu kết luận.
4.Hoạt đọng 3:Vẽ tranh
-GV nêu yêu cầu:Hãy vẽ ngôi nhà của mình.
-Cho hs giới thiệu về ngôi nhà của mình
-GV nx nêu kết luận.
5.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
- 1 vài em trả lời 
-Từng cặp hs trao đổi xem ngôi nhà ở 
đâu? Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao?
-HS quan sát theo nhóm 4.Mỗi nhóm 1 hình trong sgk :Nói tên các đồ dùng được vẽ trong hình.
-Đại diện từng nhóm lên kể.
-HS tự vẽ vào giấy.
-Từng cặp giới thiệu cho nhau nghe.
-Vài hs giới thiệu trước lớp.
 Ngày soạn:5/11/2008
 Ngày giảng:Thứ sáu 7/11/2008
 Tiết 1.Toán:
Đ48. Luuyện tập
I.Mục tiêu:
-Củng cố về phép cộng trừ trong PV các số đã học.
- Củng cố về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II.Hoạt động dạy học:
A.KTBC:
 -2 hs đọc bảng cộng,trờ trong PV 5,6
B. Hướng dẫn làm bài tập trong sgk
Bài 1.Tính
Cho hs làm vào sgk
Bài 2.Tính
-Cho hs làm vào sgk.
-Gọi 2 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét - chữa bài.
Bài 3.,=
Cho hs làm vào bảng con.
Bài 4.Số?
-GV hướng dẫn
-Cho hs làm vào sgk
-Mời 3 HS thi điền
-NX chữa bài.
C. Củng cố,dặn dò:
Nhận xét giờ học.
-HS làm -đổi chéo bai kiểm tra 
-Nêu miệng kết quả.
-HS làm bài vào sgk
-2 hs lên chữa- lớp NX
-Thực hiện lần lượt vào bảng con
 2 + 3 = 5 3 + 2 < 6
 2 + 4 = 6 4 + 2 = 6
 3 + 3 = 6 4 - 2 < 5
-HS nêu cách làm
-Làm bài vào sgk
-3 hs thi điìen trên bảng
-Lớp nx
Tiết 2+3.Tiếng việt:
Bài 50. uôn – ươn
A. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được cấu tạo vần uôn, ươn.
- Học sinh đọc và viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.	
- Đọc được từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuồn chuồn , châu chấu, cào cào.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói 
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết :Cá biển, viên phấn, yên ngựa
- Yêu cầu học sinh đọc từ và câu ứng dụng
- GVNX cho điểm 
II. Dạy - học bài mới 
1. Giới thiệu bài (trực tiếp )
2. Dạy vần:
Uôn
a. Nhận diện vần:
- Giáo viên ghi bảng vần uôn và nói: vần uôn có uô đứng trước và n đứng sau.
- Vần uôn do mấy âm tạo nên?
- Hãy so sánh vần uôn với vần iên?
b. Đánh vần:
+Vần: Vần uôn đánh vần NTN?
- GV theo dõi chỉnh sửa 
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu học sinh tìm và gài chuồn 
- Hãy phân tích tiếng chuồn?
- Tiếng chuồn đánh vần NTN?
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
- Yêu cầu học sinh đọc 
+ Từ khóa: 
- Treo tranh và giao việc 
- Tranh vẽ gì?
-GV ghi bảng chuồn chuồn
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
c. Hướn dẫn viết chữ:
- Viết mẫu, nêu quy trình viết
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
Ươn: (quy trinh tương tự)
d) Đọc từ ứng dụng.
- Ghi bảng từ ứng dụng.
- GV đọc mẫu, giải nghĩa tranh đơn giản.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
- Cho HS đọc lại toàn bài trên bảng.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- Đọc lại bài tiết 1. (bảng lớp).
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng.
- Treo tranh minh hoạ và giao việc.
- Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- Khi đọc câu có dấu chấm, dấu phẩy em phải làm gì?
- GV đọc mẫu, sửa lỗi và giao việc.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
b) Luyện viết. (uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai) vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn thêm cho HS yếu
- Chấm điểm một số bài và NX.
c) Luyện nói theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
- Cho HS đọc tên bài luyện nói
- GV HD và giao việc.
- Gợi ý.
+ Trong tranh vẽ những con gì?
- Em biết có những loại chuồn chuồn nào?
- Hãy kể tên những loại chuồn chuồn đó?
- Em đã chông thấy cào cào, châu chấu bao giờ chưa?
- Hãy mô tả 1 vài đặc điểm của chúng?
- Cào cào, châu chấu sống ở đâu?
-Em có biết mùa nào thì nhiều châu chấu, cào cào?
- Muốn bắt được cào cào châu chấu chúng ta phải làm gì?
- Bắt được chuồn em sẽ làm gì?
- Có nên ra nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu không?
4. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi viết tiếng, từ có vần vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
*: - Học lại bài 
- X em trước bài 51
-Mỗi học sinh viết 1 từ vào bảng con 
- 2 học sinh đọc
- Vần uôn do uô và n tạo nên
Giống: Kết thúc bằng n
Khác: uôn bắt đầu bằng uô
 iên bắt đầu bằng iê
-HS ghép vần uôn vào bảng cài.
- Uô - nờ - uôn
- HS đánh vần CN, nhóm,lớp.
- HS sử dụng bộ đồ dùng và gài 
- Tiếng chuồn có âm ch đúng trước, vần uôn đứng sau, dấu (\) trên ô.
- Chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn.
- Học sinh đánh vần CN, nhóm lớp 
- Học sinh đọc trơn: Chuồn.
- Học sinh quan sát tranh
- Tranh vẽ con chuồn chuồn
- Học sinh đọc trơnCN, nhóm lớp
- Học sinh luyện viết vào bảng con.
- 2 HS đọc.
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp.
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- Giàn hoa thiên lý và 5 con chuồn chuồn.
- 2 HS đọc.
- Ngắn nghỉ đúng chỗ.
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp.
- HS tập viết trong vở theo mẫu.
- Vài HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Học sinh chơi thi giữa các tổ
- Học sinh nghe và ghi nhớ
Học vần:
	Bài 51: ÔN TậP 
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc và viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng người
- Nhận ra các vần có kết thúc bằng người vừa học.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình tiết quan trọng trong câu chuyện : Chia phần.
- Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.
B. Đồ dùng - Dạy học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể
C. Các hoạt động dạy - Học:
Tiết1
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: Cuộn dây, con lươn, vườn nhãn.
- Đọc câu ứng dụng của bài trước.
- GV theo dõi cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp)
- Hãy quan sát khung đầu bài của SGK và cho biết đó là vần gì?
- Cấu tạo của vần an NTN?
- Dựa vào tranh hãy tìm tiếng chứa vần an? 
- Ngoài vần an hãy kể những vần khác đã học có kết thúc bằng n?
- Giáo gắn bảng ôn lên bảng 
- GV: Vừa rồi các em đã kể khá đầy đủ những vần kết thúc = n mà ta đã học.
Hôm nay chúng ta ôn lại các vần này.
2. Ôn tập:
a. Các vần vừa học.
- Trên bảng cô có bảng ôn, hãy chỉ các chữ đã học có trong đó 
- Hãy chỉ những chữ cô đọc sau
 (GV đọc không theo thứ tự)
- Yêu cầu học sinh tự chỉ và đọc
b. Ghép âm thành vần.
- Yêu cầu học sinh ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo vần tương ứng. 
- Yêu cầu học sinh đọc các vần vừa ghép 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào?
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng 
- Yêu cầu học sinh đọc lại từ ứng dụng
- Giáo viên đọc mẫu, giải thích nhanh, đơn giản 
- Giáo viên nghe và chỉnh sửa 
d.Tập viết từ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình. 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
3. Luyện tập 
a. Luyện đọc 
+ Đọc lại bài ôn tiết 1(Bảng lớp )
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
+ Câu ứng dụng:
- GV treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng trong tranh 
- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
b. Luỵên viết: 
- Hướng dẫn học sinh viết các từ cuồn cuộn, con vượn lên bảng 
- Giáo viên lưu ý học sinh nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh. 
- Uốn nắn và giúp đỡ học sinh yếu 
- Chấm và nhận xét một số bài viết:
Nghỉ giải lao giữa tíêt 
c. Kể chuyện: Chia phần 
- Yêu cầu học sinh đọc tên chuyện 
+ Giáo viên kể mãu 2 lần, lần 2 kể theo tranh
+ Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Yêu cầu học sinh dựa vào các bứctranh để kể lại nội dung của câu chuyện.
- Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những ai?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
- Sau khi dọc song chuyện này các em có nhận xét gì không?
- Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện và nhận xét cách kể chuyện của học sinh.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết chữ có vần ôn 
- Nhận xét chung giờ học 
* Đọc lại bài ôn
- Xem trước bài 52
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- Vần an
- Vần an có a đứng trước, người đứng sau.
- Lan 
- en, in, un..
- HS chỉ: a, ă, â, o, ô, ơ..
- Học sinh đọc chỉ những chữ giáo viên đã đọc
- Một số em
- Học sinh ghép và đọc 
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc 1vài em
- Học sinh tô chữ trên không sau đó tập viết vào bảng con.
- Học sinh đọc CN nhóm lớp
- Học sinh quan sát 
- Tranh vẽ cảnh gà mẹ đang dẫn đàn gà con đi ăn
- 1 vài em đọc
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp
- Học sinh luyện viết trong vở theo mẫu
- Học sinh đọc: chia phần
- Học sinh nghe kể chuyện
- Có 3 nhân vật: Hai anh thợ săn và 8 người kiếm củi 
- ở 1 khu rừng 
- Học sinh quan sát tranh và kể
+ Tranh1: Có 2 người thợ đi săn.có 3 chú sóc nhỏ.
+ Tranh2: Họ chia đi chia lại .Nói nhau chẳng ra gì 
+ Tranh3: Anh kiếm củi lấy số sóc ..Mỗi người 1con.
+ Tranh4: Thế là số sóc được chia đềuai về nhà nấy.
- Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
- Học sinh chơi theo tổ.
Học vần:
Bài 52: Ong - Ông
A- Mục đích yêu cầu:
- HS đọc và viết được: Ong, Ông, cái võng, dòng sông
- Đọc được từ và câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "đá bóng"
B- Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: Cuồn cuộn, vươn vai, thôn bản
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần: 
Ong:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ong
H: Vần ong do mấy âm tạo nên ?
H: Hãy so sánh vần ong và on ?
H: Phân tích vần ong ?
b- Đánh vần vần và tiếng khoá
(+) Đánh vần vần
H: Vần ong đánh vần như thế nào ?
- GV theo dõi, sửa sai
(+) Đánh vần và đọc tiếng khoá
- Cho HS tìm và gài vần ong
- Yêu cầu học sinh tìm thêm chữ ghi vâm V và dấu ngã để gài vào vần
- Yêu cầu học sinh đọc tiếng vừa gài
- GV ghi bảng: Võng
H: Hãy phân tích tiếng võng ?
- Yêu cầu học sinh đánh vần
- GV thoi dõi, chỉnh sửa
- Yêu cầu đọc trơn
(+) Đọc từ khoá
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ
H: Tranh vẽ gì ?
- GV ghi bảng: Cái võng (giải thích)
- GV chỉ cho HS đọc
ong - võng, cái võng
c- Hướng dẫn viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn
- GV theo dõi, chỉnh sửaDạy vần ông: (Quy trình tương tự) 
a- Nhận diện vần:
 - Vần ông được tạo nên bởi ô và ng
- So sánh ông và ong
- Giống: Kết thúc bằng = ng
- Khác: ông bắt đầu bằng ô
b- Đánh vần:
+ Vần: ông: Ô - ngờ - ông
+ Tiếng và từ khoá 
- Cho HS quan sát tranh và trả lời 
H: Tranh vẽ gì ? (dòng sông)
- Đánh vần và đọc từ khoá (CN, nhóm, lớp)
Ô - ngờ - ông
Sờ - ông - sông
Dòng sông
c- Viết:
Lưu ý: Nét nối giữa ô vàng
Giữa s và ông
d- Đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng từ ứng dụng
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản
- GV đọc mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1(bảng lớp)
- Đọc câu ứng dụng: Giới thiệu tranh vẽ
H: Tranh vẽ gì ?
- GV viết câu ứng dụng lên bảng 
H: Hãy viết câu ứng dụng ?
H: Khi viết 1 dòng thơ ta phải chú ý gì ?
- Hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- GV đọc mẫu
b- Luyện viết
 H: Khi viết vần hoặc các từ trong bài các em cần chú ý gì ?
- GV hướng dẫn và giao việc
- GV theo dõi, uốn nắn
c- Luyện nói:
- Yêu cầu HS thảo luận
H: Tranh vẽ gì ?
H: Em thường xem bóng đá ở đâu?
H: Trong đội bóng ai là người dùng tay bắt bắt bóng mà không bị phạt ?
H: Nơi em ở có đội bóng không ?
III- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Viết và đọc chữ có vần vừa học
- Đọc bài trong SGK
ờ: - Học lại bài
- Xem trước bài 53
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- HS đọc theo GV: ong, ông
- Vần ong do 2 âm tạo nên là âm ô và ng
+ Giống: Đều bắt đầu = 0
+ Khác: Ong kết thúc = ng
on kết thúc = n
- Vần ong có 0 đứng trước ng đứng sau.
- O - ngờ - ong
HS đánh vần CN, nhóm, lớp
- HS lấy bộ đồ dùng thực hành
- HS gài: võng
- HS đọc ĐT: võng
- Tiếng võng có âm v đứng trước, vần ong đứng sau, dấu ngã trên O
- HS đánh vần (2HS)
vờ - ong - vong - ngã - võng
(HS đánh vần CN, nhóm, lớp)
- HS đọc bài, tổ
- HS quan sát
- Tranh vẽ cái võng
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc đồng thanh
- 1 đến 3 HS đọc
- HS theo dõi
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- HS đọc Cn, nhóm, lớp
- HS quan sát tranh 
- 1 vài HS nêu
- 2 HS đọc
- Nghỉ hỏi 
- HS đọc CN, nhóm, lớp
- 1 vài HS đọc lại
- Nét nối giữa các con chữ và vị trí các dấu.
- HS tập viết trong vở
- HS quan sát và thảo luận nhóm 2
- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- HS nghe và ghi nhớ
Tập viết:
Bài 11: Nền nhà, nhà in, cá biển
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Nắm được cách viết và viết được bài
2- Kĩ năng: Biết viết đúng cỡ, đẹp, chia đều khoảng cách 
3- Thái độ: ý thức viết chữ đẹp
B- Đồ dùng: Chữ mẫu của giáo viên
C- Các hoạt động - dạy học:
Giáo viên
Học sinh
II- Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết: Chú cừu, sau non, thợ hàn
- GV nhận xét, cho điểm
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- Treo chữ mẫu lên bảng
- GV hướng dẫn và giao việc
3- Hướng dẫn và viết mẫu:
- GV viết mẫu, kết hợp hướng dẫn 
- GV quan sát, sửa cho HS
4- Hướng dẫn học sinh viết vở:
- GV hướng dẫn và giao việc
- Theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút..
- Giúp đỡ HS yếu
5- Chấm, chữa bài:
- Thu vở tổ 1 để chấm điểm
- Nêu và chữa nỗi sai phổ biến
6- Củng cố - dặn dò:
- Tuyên dương những bài viết đúng, đẹp
- Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Luyện viết ở nhà
- 3 HS lên bảng viết
- Mỗi tổ viết 1 từ (bảng con)
- 1 vài HS đọc
- HS nhận xét về khoảng cách, độ cao, cách nối...
- HS quan sát, viết bảng con từng từ
- HS viết bài theo mẫu
- Tổ 2 - 3 đổi vở KT chéo 
- Chữa lỗi trong vở viết
- HS nghe và ghi nhớ
Học vần:
	Bài 53: ăng - âng
a.Mục tiêu:
	- Học sinh đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
	- Đọc được từ và câu ứng dụng.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Con ong - Vòng tròn, công viên
- Đọc từ và câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài(Trực tiếp)
2. dạy vần: ăng
a. Nhận diện vần
- Viết bảng vần ăng và hỏi.
- Vần ăng do mấy âm tao thành?
- So sánh vần ăng và ong?
- Hãy phân tích vần ăng?
b. Đánh vần:
+ Vần: 
- vần ăng đánh vần NTN? 
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá: 
- Y/c HS tìm và gài vần ăng 
- Cho HS gài tiếp tiếng măng 
- Ghi bảng: măng (mầm cây nứa, tre non)
- Hãy phân tích tiếng măng 
- Hãy đánh vần tiếng măng 
- GV theo dõi chỉnh sửa 
+ Từ khoá:
- Treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì? 
- Viết bảng: Măng tre 
- Cho HS đọc : ăng, măng,măng tre
c- Viết: 
- GV viết mẫu,nêu quy trình viết 
- NX và chữa lỗi cho HS 
Nghỉ giữa tiết
Âng: ( quy trình tương tự )
a. Nhận diện vần : 
- Vần

Tài liệu đính kèm:

  • docT12..doc