Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2016-2017

Tiết 2

TCTV:RÈN CHỮ

CHỮ HOA B. NGHE – VIẾT: BÚP BÊ BẰNG BÔNG

I. MỤC TIÊU:

- Rèn cho hoc sinh viết đúng mẫu chữ hoa B ( Chữ hoa B: 2 dòng, chữ thường 1 dòng).

- Nghe – viết được đoạn thơ trong bài “ Búp bê bằng bông”, viết đúng độ cao và khoảng cách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ viết hoa B

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Viết chữ hoa B

- Đính mẫu chữ:

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về độ cao, các nét chữ hoa B

- Yêu cầu HS viết vào vở mỗi chữ 2 dòng: ( Chữ hoa B: 2 dòng, chữ thường 1 dòng).

- Gv theo dõi.

2. Hướng dẫn HS viết bài:

- GV đọc đoạn luyện viết.

- Gọi HS đọc đoạn viết.

- Gvhướng dẫn, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.

- GV hướng dẫn HS viết từ khó trong bài HS dễ viết lẫn.

- Gv đọc cho HS viết. Đối với học sinh yếu GV đọc chậm hơn nhắc nhở học sinh viết đúng dấu thanh và viết chữ rõ ràng.

- GV đọc HS soát bài.

3. Hướng dẫn HS luyện viết:

- GV hướng dẫn cho HS luyện viết lại bài bằng cách tập trình bày lại bài vừa viết và sửa ngay lỗi chính tả .

- GV theo dõi, nhắc nhở. Giúp đỡ các học sinh yếu viết bài và một số học sinh khác viết cho đúng độ cao và mẫu chữ Quan sát và trả lời

- Viết bài vào vở, mỗi chữ một dòng

- Đọc bài

 Bài hát: Búp bê bằng bông – Tác giả:

Búp bê bằng bông búp bê bay bay, búp bê biết bò biết bắt biết bơi. Búp bê bằng bông bên bạn bươm bướm. Bươm bướm bềnh bồng bỏ bạn bay bay. Bươm bướm bay, bươm bướm bay. Búp bê buồn buồn bỏ bạn bay bay.

 

doc 25 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thầm.
- HS tra từ điển, ghi ra phiếu các từ tìm được trong từ điển. đặt câu với một số từ để hiểu rõ nghĩa hơ.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài tập – Lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, đặt câu theo yêu cầu.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà viết các từ đồng nghĩa với từ tổ quốc.- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập vè từ đồng nghĩa.
Tiết 2
TOÁN
ÔN TẬP : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng trừ hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
- Hs vận dụng các kiến thức về cộng, trừ 2 phân số để làm bài tập.
II. CAC HOAT ĐÔNG CHU YÊU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 
- H: Nêu đặc điểm của phân số thập phân? cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân?
- Gọi HS chữa BT 4/8 VBT.
- GV nhận xét, tuyên dương.
-1 HS nêu đặc điểm phân số thập phân.
- 1HS chữa BT4.
-Lớp nhận xét
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu tên bài, ghi bảng: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số.
b. Hướng dẫn ôn tập: 
- GV ghi VD : và 
- Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của từng biểu thức; nêu cách thực hiện từng biểu thức?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, GV nhận xét - Kết luận:
+ Cộng hai phân số cùng mẫu: Cộng tử số với nhau, giữ nguyên mẫu.
+ Cộng hai phân số khác mẫu: Quy đồng mẫu số hai phân số; Cộng các tử số đã quy đồng và giữ nguyên mẫu số.
* GV ghi các VD: và .
(Tiến hành các bước tương tự để củng cố kỹ năng trừ hai phân số.)
c.Thực hành luyện tập: 
* Bài 1: Tính.
-Gọi HS lên bảng thực hiện, GV nhận xét chữa bài:
a. b. 
c. d. .
* Bài 2: Tính
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết một STN thành phân số/
- áp dụng kỹ thuật cộng – trừ hai phân số để thực hiện.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện , GV nhận xét – chữa bài:
a. 3 + b. 4 - .
* Bài 3: Giải toán
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT, GV hướng dẫn giải và phân tích bài toán bằng hệ thống câu hỏi giúp HS nắm được các bước thực hiện giải bài toán:
+ Tìm tổng số bóng màu xanh và màu đỏ.
+ XĐ số bóng trong hộp là 1 đơn vị.
+Số bóng vàng = Đơn vị – ( Số bóng đỏ và bóng xanh).
- Gọi HS lên bảng thực hiện , GV nhận xét – chữa bài, kết quả đúng: Bóng vàng 
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS nhận xét đặc điểm của từng biểu thực, nêu cách thực hiện từng biểu thức.
-2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp – nhận xét.
- HS nhận xét –làm VD và nêu cách thực hiện trừ hai phân số.
- HS nêu yêu cầu bài tập
-4 HS lên bảng thực hiên, lớp làm bài vô vở, nhận xét bài làm trên bảng.
- 1HS nêu cách viết STN thành phân số.
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vô vở, nhận xét bài làm trên bảng.
-1HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
-HS trả lời các câu hỏi để phát hiện các bước thực hiện.
-1 HS lên bảng giải, lớp làm bài vô vở, nhận xét bài làm trên bảng.
3. Củng cố - Dặn dò: 
-H: Nêu cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu?
-H: Nêu cách thực hiện cộng – trừ STN với phân số/
-Dặn chuẩn bị bài sau: Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số.
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
BUỔI CHIỀU
Tiết 3
TC: TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn cho HS đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
* MTR: - HS HC đọc được đoạn 1 đọc đúng, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ đọc to, tốc độ vừa phải dưới sự hướng dẫn của GV.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. Giới thiệu:
II. Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài	
- Gọi HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1. GV sửa lỗi phát âm cho các em
- GV ghi bảng những từ khó mà HS đọc sai. Sau đó cho HS luyện đọc từ khó 
- HSHC đọc đoạn 1 dưới sự hướng dẫn của GV
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- GV kiểm tra bài đọc của HSHC
- GV đoc mẫu lại toàn bài. Lưu ý học sinh cách ngắt, nghỉ hơi và những từ ngữ cần nhấn giọng
* Đọc diễn cảm 
- Cho HS đọc tiếp nối theo đoạn. 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm 
- Cho HS luyện đọc
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
III. Cñng cè, dÆn dß:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS đọc từ khó
- HSHC đọc bài
- HS đọc nối tiếp
- HSHC đọc bài
- HS lắng nghe
- Cả lớp đọc nối tiếp. 
- HS lắng nghe
- Cả lớp luyện đọc.
 - Lớp lắng nghe
- HS lắng nghe
-----------------------------O0O------------------------
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
SẮC MÀU EM YÊU.
I. MỤC TIÊU:	
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích)
* Giáo dục môi trường
- Qua một số khổ thơ trong bài, GV Giáo dục HS ý thức yêu những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước.
* HSHC: Đọc được bài tập đọc. Những tiếng khó sẽ được giáo viên/HSK-G hỗ trợ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi khổ thơ cần luyện đọc (2 khổ thơ cuối bài)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC 
- Gọi HS đọc bài nghìn năm văn hiến.
-H: Đến thăm văn hiến khách du lịch ngạc nhiên về điều gì?
-H: Bài văn giúp em hiểu gì về nền văn hiến Việt Nam?
- Lớp cùng gv nhận xét tuyên dương.
- 2 HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
2.Bài mới: 
2.1 . Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu tên bài, ghi bảng: Sắc màu em yêu.
2.2 . Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét và hướng dẫn cách đọc toàn bài, cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ GV theo dõi sửa sai và ghi bảng những từ HS đọc sai phổ biến: Khăn quàng, màu xanh , hoa hồng bạch, yên tĩnh , dành cho em...Hướng dẫn và luyện đọc cho HS 
- GV giải nghĩa một số cụm từ: áo mẹ sờn bạc, 
- Gv đọc mẫu toàn bài 
2.3 . Tìm hiểu bài: 
- H: Bạn nhỏ trong bài yêu những màu sắc nào?
- H: Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
- H: Những sắc màu ấy gắn với những sự vật, cảnh và người ra sao?
- H: Hình ảnh áo mẹ sờn bạc, gợi cho em những suy nghĩ gì?
* Giáo dục môi trường
H: Qua khổ thơ 2,3 em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên của đất nước ta?
H: Qua khổ thơ 8 em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên của đất nước ta?
- H: Bài thơ nói lên điều gì về tính cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước?
- Hs trả lời – Gv dán nội dung lên bảng: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ
2.4 Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài một lượt
- Hs đọc nối tiếp nhau khổ thơ.
- Gv treo bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối bài, yêu cầu HS tìm chỗ ngắt, nghỉ và nhấn giọng giọng cho đoạn thơ. 
- HS phát biểu – GV lưu ý HS ngắt hơi sau mỗi dòng thơ và nghỉ hơi ở cuối khổ thơ; nhấn gọng ở các cụm từ: áo mẹ sờn bạc; trăm nghìn cảnh đẹp; em yêu tất cả.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng những khổ thơ em thích.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét tuyên dương và tuyên dương những HS thuộc bài ngay trên lớp.
- HS nhắc lại tên bài học, ghi vở.
-1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo.
- HS đánh dấu chỗ nhấn giọng , ngắt nghỉ hơi ở từng khổ trong bài.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ
(2-3 lần).
- Luyện đọc từ đọc sai phổ biến theo hướng dẫn của GV.
- HS lần lượt trả lời.
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- HS đọc nối tiếp khổ thơ 1 lần.
- 1 HS khá đọc2 khổ thơ cuối. lớp nhận xét phát hiện cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Các nhóm cử đại diện tham gí thi đọc và dọc thuộc lòng ít nhất hai khổ thơ trong bài.
 - Lớp nhận xét – bình chọn 
3. Củng cố 
- H: Bài thơ gợi cho em những tình cảm gì đối với quê hương?
- Đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích và nêu nội dung chính của bài thơ?
 - Dặn chuẩn bị bài sau: Lòng dân. 
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
Tiết 2
TOÁN
ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 2 PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
	- Biết thực hiện phép nhân và phép chia 2 phân số; Thực hiện thành thạo việc rút gọn phân số trước và sau khi thực hiện phép tính ( Tùy vào điều kiện cụ thể của từng bài)
II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng trừ 2 PS; Cộng trừ STN với phân số?
- Gọi HS làm bài tập
- GV nhận xét – tuyên dương.
1-2 HS nhắc lại cách thực hiện cộng trừ 2 PS.
-1 HS làm bt.
-Lớp nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: Ôn tập phép nhân phép chia 2 phân số.
b. Hướng dẫn hs ôn tập: 
*. Ôn tập phép nhân 2 phân số: 
- Gv: viết lên bảng phép nhân ; 2 x - Yêu cầu hs thực hiện vào giấy nháp
 - Gọi 2 hs lên bảng làm và nêu cách thực hiện nhân 2PS ? Nhân STN với PS?
- Gọi HS nhận xét- GV nhận xét, kết luận: Sau khi thực hiện phép tính cần tiến hành rút gọn PS ở kết quả để được phân số tối giản. 2x 
*. Ôn tập phép chia 2 phân số: 
- Gv viết lên bảng phép chia và tiến hành các bước tương tự VD1 để HS rút ra quy tắc chia hai PS.
- GV kết luận: Sau khi thực hiện các biểu thức nhân hay chia các PS đều phải kiểm tra để rút gọn ở kết quả để được PS tối giản.
c. Luyện tập: 
* Bài 1: Tính
GV viết các phép tính lên bảng, gọi HS thực hiện.
- Gọi HS nhận xét, gv nhận xét- chữa bài, kết quả đúng lần lượt là:
a. ; ; b. ; 6; 
* Bài 2: Tính (theo mẫu)
GV giới thiệu mẫu
- Viết các phép tính lên bảng, gọi HS thực hiện.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét – chữa bài, kết quả đúng:
a. b. c.16 
* Bài 3: - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài toán; Hướng dẫn Hs phân tích và tìm hướng giải bằng hệ thống câu hỏi để HS nắm được các bước giải:
+ Tính diện tích của tấm bìa khi biết số do chiều dài, chiều rộng.
+ Tính diện tích của từng phần: Lấy diện tích chia tổng số phần.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, GV nhận xét- chữa bài; kết quả đúng: Đáp số: m2
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- 2-3 HS lên bảng thực hiện và nêu cách làm: nhân tử với tử, mẫu với mẫu; rút gọn tích sau khi thực hiện nhân để được PS số tối giản.
- Chia hai PS, ta lấy phân số thứ nhất nhan với PS thứ hai đảo ngược.
- Sau khi chi tiến hành rút gọn thương để được PS tối giản.
-1 HS đọc và nêu yêu cầu bài toán; 1-2 HS nêu cách viết STN thành PS.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- 1-2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9; 2và5; 3 và 9.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
-1 HS đọc và nêu yêu cầu BT
- HS trả lời để nắm được các bước giải.
-1 HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
3. Củng cố –Dặn dò: 
- H: Nêu cách thực hiện nhân, chia hai PS ?
- H: Nêu cách thực hiện nhân, chia STN cho phân số?
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I. MỤC TIÊU:
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn tả cảnh bài Rừng trưa và bài chiều tối (BT1)
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2)
* Giáo dục môi trường
- Qua bài Rừng trưa và bài chiều tối, giúp HS cảm nhận vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Tranh về rừng tràm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày đã chuẩn về nhà.
- GV nhận xét tuyên dương
1-2 HS trình bày dàn ý đã chuẩn.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng: Luyện tập tả cảnh.
b .Hướng dẫn hs luyện tập.
* Bài 1: Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn dưới đây
- Gọi HS đọc nội dung BT 1 - cho hs quan sát tranh về rừng tràm.
-Yêu cầu HS tìm những hình ảnh đẹp mà em thích trong bài? giải thích lý do thích?
- Gọi HS trình bày, Gv nhận xét khen gợi những hs tìm được những hình ảnh đẹp và giải thích lí do tại sao mà mình thích hình ảnh đó?
* Giáo dục môi trường
H: Qua bài Rừng trưa và bài chiều tối, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên?.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT
- Gv nhắc hs trước khi làm bài:
+ Mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn một phần trong thân bài.
+ Cần giới thiệu em tả cảnh ở đâu? Tả cảnh đó vào buổi nào? 
- Gọi HS đọc dàn ý của mình và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn.
- Phát bảng nhóm để HS làm bài, lớp làm bài trong VBT.
- GV nhận xét và chấm một số bài,tuyên dương những bài viết có ý sáng tạo, không sáo rỗng. 
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở
- Mỗi Hs đọc một bài văn. 
- Hs làm việc cá nhân, nối tiếp nhau nêu những hình ảnh đẹp và giải thích lý do.
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu BT.
- 2 HS đọc dàn ý và nêu rõ ý sẽ chọn để viết thành đoạn văn.
- 2 HS làm bài trong bảng nhóm, lớp làm trong VBT.
- Chữa bài vô vở.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Bình chọn người viết văn hay nhất.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị tiết làm văn tuần 3.
BUỔI CHIỀU
SINH HOẠT NGOẠI KHÓA
------------------------O0O---------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2016
Tiết 1
CHÍNH TẢ (N-V)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN.
I.Mục tiêu:
- Nghe viết đúng , trình bày đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng ( từ 8-10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo yêu cầu BT3.
*HSHC: Viết được bài dưới sự giúp đỡ của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3/17
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 hs lên bảng viết: Ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.
	- Gọi 1 hs nhắc lại qui tắc viết chính tả với g/ gh, ng/ ngh, c/k.
- GV nhận xét – tuyên dương.
-2 HS viết các từ do GV đọc.
-1 HS nêu quy tắc viết chính tả với g/ gh, ng/ ngh, c/k.
2.Bài mới: 
2.1 .Giới thiệu bài: 
	- Cho HS quan sát tranh SGK/17, giới thiệu bài- ghi bảng: Chính tả nghe viết: Lương Ngọc Quyến.
 2.2 .Hướng dẫn học sinh nghe viết: 
	- GV đọc mẫu bài viết lần 1
	- Gv đọc cho HS viết các từ dễ viết sai:Lương Ngọc Quyến, ngày 30- 8 – 1917, khoét, xích sắt.
* HSY: GV chú ý theo dõi các em viết, nhắc nhở em viết rõ ràng và chú ý dấu.
	- GV nhận xét – sửa sai cách viết.
	* Gv đọc bài cho hs viết.(Tiến hành tương tự cách đọc ở bài chính tả trước)
	- Gv đọc toàn bài chính tả(lần 2) chậm rãi cho hs soát lỗi.
	- Gv nhắc hs phát hiện lỗi gạch chân chữ viết sai rồi sửa bằng bút chì ra lề bên trái.
 - Gv chấm điểm 6- 7 bài viết của hs, nhận xét chung- sửa những lỗi hs hay viết sai phổ biến.
	2.3 Hướng dẫn hs làm bài chính tả: 
* Bài 2: Ghi lại phần vần in đậm của các tiếng trong các câu sau
- Gv cho 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi HS trình bày bài làm, GV nhận xét: 
+ Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên)...
* Bài 3: Chép vần của tùng tiếng tìm được vào mô hình cấu tạo vần dưới đây.
GV đính bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
- Gọi HS làm bài vào VBT, 1 hs làm bảng phụ .
- Gv nhận xét kết quả làm việc của HS , kết luận:
+ Phần vần tất cả các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính một số tiếng còn có âm cuối ( trạng, làng...), âm đệm ( nguyên, nguyễn...). Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o, hoặc u .
+ Có vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối( nguyên, nguyễn, huyện)
-HS nhắc lại tên bài, ghi vở.
- HS đọc thầm theo
- 2 HS viết trên bảng, lớp viết vào giấy nháp.
- HS viết bài vô vở.
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
-6-7 HS nộp bài để GV chấm điểm.
-1HS đọc và nêu yêu cầu BT.
-2 HS lên bảng viết vần của các tiếng Trạng nguyên, Nguyễn Hiền
-1 HS đọc yêu cầu BT,
-1 HS lên bảng hoàn thành yêu cầu ở phiếu bài tập, lớp làm bài trong VBT.
- HS nhắc lại cấu trúc của vần
3. Củng cố- Dặn dò:
- Gv nhận -xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần; Làm các bài tập trong VBT/ 8-9.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Nhớ viết: Thư gửi các học sinh.
Tiết 3
TOÁN
HỖN SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
-H: Nêu cách nhân – chia phân số?
- Gọi Hs 2 HS làm bài tập.
- GV nhận xét – tuyên dương.
-1 HS nêu cách thực hiện nhân – chia PS; 
2 HS làm BT
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu ghi tên bài lên bảng: hỗn số
b.Tìm hiểu bài: 
- Gv đính các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng (như SGK), yêu cầu HS quan sát.
- H: Có mấy hình tròn và mấy phần hình tròn?
- HS trả lời GV kết luận và rút ra hỗn số 2.
- GV phân tích cấu tạo của hỗn số:2 gốm 2 phần: 
+ Phần nguyên: 2 là (STN) + Phần thập phân: ( Luôn nhỏ hơn 1).
 2 và hay 2 + viết thành 2.
- Hướng dẫn cách đọc- viết : Đọc (viết) phần nguyên trước, đọc (viết) phần phân số sau.
* KL: Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn 1.
c) Luyện tập:
* Bài 1: Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp.
- Gv treo tranh một hình tròn và 1/ 2 hình tròn được tô màu, (giới thiệu mẫu như SGK)
- Gv treo các hình còn lại của bài yêu cầu hs tự viết hỗn số được biểu diễn ở mỗi hình.
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét – chữa bài: 
a. đọc hai và một phần tư. b. đọc là hai và bốn phần năm.
c) đọc là ba và hai phần ba.
* Bài 2: Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- GV Đính bảng phụ kẻ sẵn tia số, gọi HS lên bảng thực hiện, giải thích với từng trường hợp 1 = 2 ( vì = 1)
 vậy hỗn số tiếp theo có phần nguyên ?phần phân số 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, GV nhận xét - tuyên dương.
- HS nhắc lại tên bài ghi vở.
- Quan sát hình vẽ minh họa, trả lời:
-2 Hình tròn và hình tròn 
- HS tham gia phân tích cấu trúc hỗn số qua hệ thống câu hỏi của GV.
- HS đọc cách đọc viết hỗn số SGK/ 12
- HS quan sát mẫu.
-3 HS lên bảng ghi hỗn số biểu thị từng hình và đọc .
- 2 HS lên bảng, điền các hỗn số và giải thích cách điền.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - Hỗn số gồm những phần nào ?
- Phần phân số của hỗn số như thế nào so với 1?
- Chuẩn bị bài sau: Hỗn số (TT).
- Nhận xét - đánh giá tiết học.
-2-3 HS nhắc lại cấu tạo và cách đọc hỗn số.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
TC: TOÁN
ÔN TẬP CỘNG, TRỪ, NHÂN CHIA CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính trong phạm vi 10 000
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Họat động của HS
1. Nêu yêu cầu:
- Gv nêu yêu cầu của tiết học. Nhắc lại cách thực hiện các phép tính.
- Nhắc yêu cầu khi thực hiện các dạng toán có nhớ
- Nghe và nhận nhiệm vụ
2. Thực hiện các bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a, 39178 + 25706 58427 + 40735 b, 86271 – 43954 26883 – 7826
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi một số HS lên bảng làm.
* Chú ý: gọi HSHC làm bài.
- Nhận xét và sứa sai. Chú ý sửa kĩ cho HSHC
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a, 412 x 5 6247 x 2 25986 : 6 36296 : 8
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi một số HS lên bảng làm.
* Chú ý: gọi HSHC làm bài.
- Nhận xét và sứa sai. Chú ý sửa kĩ cho HSHC.
Bài 3: Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28 500 đồng. Hỏi mua 8 quyển sách như thế phải trả bao nhiêu tiền?
Gọi HS đọc đề, phân tích và yêu cầu HS làm.
Nhận xét và sửa sai.
Tiết 2
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Tích hợp Hồ Chí Minh
- Giúp HS biết được Bác Hồ là người có tinh thần trách nhiệm rất cao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong sgk, tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện.
- Một số sách truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân đất nước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC 
-Gọi 2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng.
-H: Nêu những điều em biết về tuổi, quê quán, năm hoạt động cách mạng của Lý Tự Trọng?
-H: Nêu ý nghĩa câu chuyện? GV nhận xét – tuyên dương.
-2 HS kể chuyện và lần lượt trả lời các câu hỏi. Lớp nhận xét – bổ sung.
2.Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
- Gv giới thiệu tên bài – Ghi bảng:Kẻ chuyện đã nghe, đã đọc
2.2 Hướng dẫn hs kể chuyện.	
2.2.1 Tìm hiểu yêu cầu của đề. 
- Gọi HS đọc đề bài
- H: Đề bài yêu cầu gì?
- Hs trả lời gv dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ : đã nghe , đã đọc,về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Gv giải thích từ danh nhân: Người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý 1,2,3,4 SGK/18-19
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể ( kết hợp giới thiệu truyện mà các em mang đến lớp. HS nói rõ là truyện về anh hùng hoặc danh nhân nào.
* Tích hợp Hồ Chí Minh
- GV giúp HS hiểu được danh nhân của nước ta trong đó có danh nhân Hồ Chí Minh (như câu chuyện Người công dân số một)
2.2.2 HS kể chuyện, trao đổi nhau về ý nghĩa câu chuyện:
- Nhắc HS kể chuyện theo đúng trình tự như mục 3/19; nếu câu chuyện dài các em không có khả năng kể gọn lại, thì có thể kể 1- 2 đoạn truyện để dành thời gian cho bạn khác kể. - Thi kể chuyện trước lớp .
- Gv dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
+ Nội dung câu chuyện có dúng chủ đề không?
 + Cách kể (giọng điệu cử chỉ.)
+ Nêu đúng ý nghĩa câu truyện, trả lời được các câu hỏi của các bạn. Gọi HS nhận xét – bình chọn, GV nhận xét tuyên dương nhóm có câu chuyện hay nhất, người có giọng kể hay nhất.
- HS nhắc lại tên bài, ghi vở
- 1 hs đọc lại đề bài - Lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc gợi ý SGK.
- HS nêu tên chuyện sẽ kể.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Cử đại diện tham gia thi kể chuyện trước lớp. 
- Hỏi bạn về nội dung câu chuyện bạn vừa kể.
- Đưa ra nhận xét về câu chuyện của bạn 
( dựa theo tiêu chí )
3.Củng cố- Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện đã được nghe trên lớp cho người thân nghe.
- Dặn hs đọc trước đề bài và gợi ý sgk ( bài tập KC được chứng kiến hoặc được tham gia ở tuần 3).
Tiết 3
TCTV
 ÔN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý của bài văn tả cảnh một buổi trong ngay
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
. Ổn định:
Hoạt động 1: Giới thiệu.
Hoạt động 2: Luyện tập.
a) Hướng dẫn HS làm bài tập 1
- Cho HS đọc yêu cầu và giao việc.
- HS đọc to. Lớp đọc thầm.
- Quan sát vào đoạn văn “Buổi sáng trên cán

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN_2.doc