Bài 7: Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở,
Trang 28 - 31 Thời gian dự kiến: 40 phút
I. Mục tiêu:
* Kiến thức, kĩ năng: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng nhiều cách như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây vào những chỗ nguy hiểm đó. Sau đó báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết.
* Giáo dục: HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu văn hoá giao thông
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Khi gặp tai nạn xảy ra (5’)
- 2HS TLCH: Khi gặp tai nạn trên đường, em cần phải làm gì? Tại sao? GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở (1’)
2. Hoạt động 1: Đọc truyện: Làm sao đây? (8’)
Mục tiêu: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng những tín hiệu để lại trước những chỗ nguy hiểm hoặc báo cho những người có trách nhiệm để giải quyết.
Cách tiến hành:
1. GV đọc truyện: Làm sao đây?/28.
2. Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/29. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. GV: Khi các em đang đi trên đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần báo ngay cho những người có trách nhiệm để giải quyết hoặc để lại những tín hiệu trước những chỗ nguy hiểm như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây để người đi đường biết.
4. HS đọc ghi nhớ sgk/29
Văn hoá giao thông Tiết: 7 Bài 7: Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở, Trang 28 - 31 Thời gian dự kiến: 40 phút I. Mục tiêu: * Kiến thức, kĩ năng: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng nhiều cách như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây vào những chỗ nguy hiểm đó. Sau đó báo ngay cho người có trách nhiệm giải quyết. * Giáo dục: HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông. II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu văn hoá giao thông III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Khi gặp tai nạn xảy ra (5’) - 2HS TLCH: Khi gặp tai nạn trên đường, em cần phải làm gì? Tại sao? GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Khi phát hiện đường ray bị hỏng, đoạn đường bị sạt lở (1’) 2. Hoạt động 1: Đọc truyện: Làm sao đây? (8’) Mục tiêu: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng những tín hiệu để lại trước những chỗ nguy hiểm hoặc báo cho những người có trách nhiệm để giải quyết. Cách tiến hành: 1. GV đọc truyện: Làm sao đây?/28. 2. Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/29. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. GV: Khi các em đang đi trên đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần báo ngay cho những người có trách nhiệm để giải quyết hoặc để lại những tín hiệu trước những chỗ nguy hiểm như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây để người đi đường biết. 4. HS đọc ghi nhớ sgk/29 3. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành (10’) Mục tiêu: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng những tín hiệu để lại trước những chỗ nguy hiểm hoặc báo cho những người có trách nhiệm để giải quyết. Cách tiến hành: Bài 1: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau 1. Các nhóm đọc tình huống sgk/29 - 30 kết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về cách xử lý trong trường hợp phát hiện những đoạn đường sạt lở hoặc sụt lún 2. Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét. 3. GV: Khi đi đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần tìm cách xử lý để báo cho người đi đường nhận ra những chỗ nguy hiểm cần tránh và báo ngay cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lí, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc. Bài 2: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của các nhân vật trong hình dưới đây 1. Các nhóm quan sát hình sgk/30, chú ý những hành động của từng nhân vật có trong hình, nhận xét và nêu suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của từng nhân vật. 2. Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp và GV nhận xét. 3. GV: Hành động của các bạn trong hình rất đáng khen, ở những đoạn đường nguy hiểm, có nhiều khúc cua, sạt lở, các bạn giăng dây và đặt biển báo nguy hiểm để người đi đường biết. 4. Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống (10’) Mục tiêu: HS không nên bỏ mặc người bị tai nạn mà phải tìm cách giúp đỡ người bị tai nạn cho dù mình không quen biết người đó. Cách tiến hành: 1. GV phát phiếu tình huống sgk/30 cho các nhóm. 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. Các nhóm thảo luận: Hà và Trang nên làm gì trong tình huống này. 2. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét. 3. GV: Hà và Trang có thể đặt những vật dễ nhìn thấy như cành cây trước hố sâu đó để báo cho người đi đường biết để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, kịp thời báo cáo cho những người có trách nhiệm để có hướng xử lí. 4. HS đọc ghi nhớ sgk/31 - Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương. 5. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp (5’) - HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học. Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông. - Chuẩn bị bài Không ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy. 6. Nhận xét tiết học: (1’) - GV đánh giá tình hình, thái độ học tập của HS. 7. Bổ sung sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: