Hai
Học vần (2)
Đạo đức
Thủ công
Uơ - uya.
Luyện tập
Gấp mũ ca lô (T2)
Ba
Thể dục
Học vần (2)
Toán
Bài thể dục – Trò chơi
Uân - uyên
Giải toán có lời văn
Tư
Học vần (2)
Toán
TNXH
Mĩ thuật
Uât - uyêt
Xăngtimet – đo độ dài.
Cây rau
Vẽ vật nuôi trong nhà
Năm
Học vần (2)
Toán
Tập viết
Uynh - uych
Luyện tập
T21: Tàu thuỷ, giấy pơ - luya, .
Sáu
Học vần (2)
Toán
Hát
Sinh hoạt
Ôn tập
Luyện tập
Ôn bài hát: Tập tầm vông
lô. 5.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp. Chuẩn bị bài học sau: ôn lại nội dung của các bài 13, 14, 15 và chuẩn bị giấy để kiểm tra hết chương II – Kĩ thuật gấp hình. Hát. Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra. Vài HS nêu lại Học sinh lắng nghe các quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy. Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy. Học sinh khác bổ sung nếu thấy cần thiết. Học sinh thực hành gấp mũ ca lô bằng giấy. Học sinh trang trí sản phẩm của mình và trưng bày sản phẩm trước lớp. Học sinh nêu quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy. Thứ ba ngày tháng năm 2004 MÔN : THỂ DỤC BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI I.Mục tiêu: -Ôn 4 động tác TD đã học. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng. -Làm quen trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy. II.Chuẩn bị: -Dọn vệ sinh nơi tập, kẽ ô chuẩn bị cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Phần mỡ đầu: Thổi còi tập trung học sinh. Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp (1 -> 2 phút). Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc theo địa hình tự nhiên ở sân trường 50 đến 60 mét. Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu (1 -> 2 phút) 2.Phần cơ bản: Học động tác bụng: 3 -> 5 lần mỗi lần 2x4 nhịp Từ lần 1 đến lần 3: Giáo viên làm mẫu, hô nhịp cho học sinh tập theo. Lần 4 và 5 giáo viên chỉ hô nhịp không làm mẫu. Chú ý: Nhịp 2 và 6 khi cúi xuống không được co chân. Ôn 5 động tác TD đã học (vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng): 2 -> 3 lần, mỗi động tác 2 x 4 nhịp. Lần 3 giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm. Điểm số hàng dọc theo tổ: 2 đến 3 phút. Cho học sinh tập hợp những điểm khác nhau trên sân trường. Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, báo cáo sĩ số cho lớp trưởng. Lớp trưởng bái cáo cho giáo viên. Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh: 1 – 5 phút. GV nêu trò chơi sau đó giải thích cách chơi, làm mẫu động tác nhảy chậm vào từng ô. Tổ chức cho học sinh chơi thử một vài lần. Khi đa số học sinh chơi được thì cho học sinh chơi chính thức 3.Phần kết thúc : GV dùng còi tập hợp học sinh. Đi thường theo nhịp và hát 2 -> 4 hàng dọc và hát : 1 – 2 phút. Trò chơi hồi tỉnh: Do giáo viên chọn 1 phút. GV cùng HS hệ thống bài học. 4.Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. Học sinh ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động. Học sinh lắng nghe nắmYC nội dung bài học. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Học sinh tập động tác bụng. Học sinh nêu lại quy trình tập 5 động tác đã học và biểu diễn giữa các tổ. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. Học sinh nhắc lại quy trình tập các động tác đã học. Môn : Học vần BÀI : UÂN– UYÊN I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần uân, uyên, các tiếng: xuân, chuyền. -Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uân, uyên. -Đọc và viết đúng các vần uân, uyên, các từ: mùa xuân, bóng chuyền. -Đọc được từ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu và đoạn ứng dụng. -Tranh minh hoạ luyện nói: Em thích đọc truyện. -Bộ ghép vần của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GIÁO VIÊN Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần uân, ghi bảng. Gọi 1 HS phân tích vần uân. Lớp cài vần uân. GV nhận xét. HD đánh vần vần uân. Có uân, muốn có tiếng xuân ta làm thế nào? Cài tiếng xuân. GV nhận xét và ghi bảng tiếng xuân. Gọi phân tích tiếng xuân. GV hướng dẫn đánh vần tiếng xuân.. Dùng tranh giới thiệu từ “mùa xuân”. Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học. Gọi đánh vần tiếng xuân., đọc trơn từ mùa xuân. Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2 : vần uyên (dạy tương tự ) So sánh 2 vần Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. Hướng dẫn viết bảng con: uân, mùa xuân, uyên, bóng chuyền. GV nhận xét và sửa sai. Đọc và hiểu nghĩa từ ứng dụng. Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng. Huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện. Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên. Đọc sơ đồ 2. Gọi đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học. Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1 Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn Luyện đọc câu và đoạn ứng dụng: GT tranh rút câu, đoạn ghi bảng: Chim én bận đi đâu Hôm nay về mở hội Lượn bay như dẫn lối Rủ mùa xuân cùng về. Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: Em thích đọc truyện. GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Em thích đọc truyện”. Em đã xem những cuốn truyện gì? Trong số các truyện đã xem, em thích nhất truyện nào? Vì sao? GV giáo dục TTTcảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần. GV nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV. GV thu vở một số em để chấm điểm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. Trò chơi: Tìm từ chứa vần uân và vần uyên. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm viết vào giấy các từ có chứa vần uân và uyên mà nhóm tìm được (không lấy những từ có trong bài), thời gian giành cho việc này khoảng 3 phút. Sau đó các nhóm cử người dán tờ giấy ghi đó lên bảng. Cho đọc để kiểm tra sự chính xác kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều từ đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc. Lưu ý: Đối với từ: “quân bài” tiếng “quân” giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc từ này và giải thích vần uân trong tiếng này. Đây là trường hợp đặc biệt. Tiếng “quân” có phụ âm qu đứng trước, vần uân đứng sau. Đánh vần: quờ – uân – quân, song khi viết thì lược bỏ bớt 1 chữ u. GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em N1 : huơ tay; N2 :đêm khuya. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. u – â – n – uân . CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm x đứng trước vần uân. Toàn lớp. CN 1 em. Xờ – uân – xuân. CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT. Tiếng xuân. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : kết thúc bằng n. Khác nhau : uyên bắt đầu bằng uyê. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết. Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em. CN 2 em. CN 2 em, đồng thanh. Vần uân, uyên. CN 2 em Đại diện 2 nhóm. CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh. Học sinh chỉ vào chữ theo lời đọc của giáo viên. Học sinh đọc từng câu có ngắt hơi ở dấy phẩy, đọc liền 2 câu có nghỉ hơi ở dấu chấm (đọc đồng thanh, đọc cá nhân). Thi đọc cả đoạn giữa các nhóm (chú ý ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu) Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh kể tên những cuốn truyện đã xem và nêu cảm nghỉ vì sao thích. Học sinh khác nhận xét. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 4 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp. CN 1 em Các nhóm thi nhau tìm và ghi các tiếng vào giấy. Hết thời gian giáo viên cho các nhóm nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Học sinh đọc và viết vào bảng con tiếng “quân”, phân tích cấu tạo tiếng và ghi nhớ cách đọc và viết. Thứ tư ngày tháng năm 2004 Môn : TNXH BÀI : CÂY RAU I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Nêu tên được một số loại rau và nơi sống của chúng. -Biết quan sát phân biệt nói tân được các bộ phận chính của cây rau. -Biết ích lợi của cây rau. -Có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn. II.Đồ dùng dạy học: -Đem các cây rau đến lớp. -Hình cây rau cải phóng to. -Chuẩn bị trò chơi: “Tôi là rau gì?” III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu cây rau và tựa bài, ghi bảng. Hoạt động 1 : Quan sát cây rau: Mục đích: Biết được các bộ phận của cây rau phân biệt được các loại rau khác nhau. Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau đã mang đến lớp và trả lời các câu hỏi: Chỉ vào bộ phận lá, thân, rể của cây rau? Bộ phận nào ăn được? Giáo viên chỉ vào cây cải phóng to cho học sinh thấy. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi một vài học sinh trình bày về cây rau của mình. Giáo viên kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau. Giáo viên kể thêm một số loại rau mà học sinh mang đến lớp. Các cây rau đều có rể, thân, lá. Các loại rau ăn lá và thân như: rau muống, rau cải Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách Các loại rau ăn rể như: củ cải, cà rốt Các loại rau ăn thân như: su hào Hoa (suplơ), quả (cà chua, su su, đậu, dưa chuột ) Hoạt động 2: Làm việc với SGK: MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích phải ăn rau và nhất thiết phải rửa rau sạch trước khi ăn. Các bước tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ và thực hiện: Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới. Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK. Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên. Hoạt động 3: Trò chơi : “Tôi là rau gì?”. MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Gọi 1 học sinh lên giới thiệu các đặc điểm của mình. Gọi học sinh xung phong đoán xem đó là rau gì? 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Khi ăn rau chúng ta cần chú ý điều gì? Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Thực hiện: thường xuyên ăn rau và rửa rau trước khi ăn. Học sinh mang cây rau bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra. Học sinh chỉ vào cây rau đã mang đến lớp và nêu các bộ phận ăn được của cây rau. Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Học sinh kể thêm một vài cây rau khác mà các em biết. Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách. Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe. Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh nêu: Tôi màu xanh trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân. Học sinh khác trả lời: Như vậy, bạn là rau cải. Các cặp học sinh khác thực hiện (khoảng 7 đến 8 cặp). Học sinh nêu: Cây rau. Rửa rau sạch, ngâm nước muối trước khi ăn. Môn : Mĩ Thuật BÀI : VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc một vài con vật nuôi trong nhà. -Biết cách vẽ con vật quen thuộc. -Vẽ được hình hoặc vẽ màu một con vật theo ý thích. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh con gà, mèo, thỏ . -Một vài hình vẽ các con vật. Hình hướng dẫn cách vẽ. -Học sinh: bút màu, vở tập vẽ, sáp màu III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Giới thiệu các con vật: Giới thiệu cho học sinh xem một số tranh, ảnh các con vật và gợi ý để học sinh nhận biết: Tên các con vật. Các bộ phận của chúng. Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm một vài con vật nuôi khác (trâu, bò, dê, mèo ) Hướng dẫn học sinh cách vẽ con vật : Giáo viên giới thiệu cách vẽ: Vẽ các hình chính: đầu, mình trước Vẽ các chi tiết sau. Vẽ màu theo ý thích. Cho học sinh xem, tham khảo một vài bài vẽ các con vật Học sinh thực hành: Giáo viên gợi ý: vẽ một hoặc hai con theo ý thích. Vẽ con vật có các dáng khác nhau. Vẽ thêm một vài hình ảnh khác cho sinh động ( nhà, cây, hoa ) Vẽ màu theo ý thích. Vẽ vừa trong tờ giấy (không to quá hay nhỏ quá) Giáo viên theo dõi giúp học sinh hoàn thành bài vẽ tại lớp. 3.Nhận xét đánh giá: Thu bài chấm. Gợi ý học sinh nhận xét đánh gía bài vẽ về: Màu sắc phong phú. Hình vẽ các con vật cân đối GV hệ thống lại nội dung bài học. Nhận xét -Tuyên dương. 4.Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh các con vật. Vở tập vẽ, tẩy, chì Học sinh nhắc tựa. Học sinh QS tranh ảnh các con vật để định hướng cho bài vẽ của mình. Học sinh trả lời các câu hỏi trên. Các con vật đều có: thân, đầu, chân, mắt và các bộ phận khác Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe. Học sinh thực hành bài vẽ của mình theo ý thích. Học sinh nhận xét bài vẽ của các bạn theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên. Thứ năm ngày tháng năm 2004 Môn : Học vần BÀI : UYNH - UYCH I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần uynh, uych, các tiếng: huynh, huỵch. -Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uynh, uych. -Đọc và viết đúng các vần uynh, uych, các từ: phụ huynh, ngã huỵch. -Đọc được từ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng. -Tranh minh hoạ luyện nói: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. -Bộ ghép vần của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Gọi học sinh chỉ một số tiếng, từ theo ý của giáo viên có trong bài đọc để tránh học sinh đọc vẹt bài đọc. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần uynh, ghi bảng. Gọi 1 HS phân tích vần uynh. Lớp cài vần uynh. GV nhận xét. HD đánh vần vần uynh. Có uynh, muốn có tiếng huynh ta làm thế nào? Cài tiếng huynh. GV nhận xét và ghi bảng tiếng huynh. Gọi phân tích tiếng huynh. GV hướng dẫn đánh vần tiếng huynh. Dùng tranh giới thiệu từ “phụ huynh”. Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học. Gọi đánh vần tiếng huynh, đọc trơn từ phụ huynh. Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2 : vần uych (dạy tương tự ) So sánh 2 vần Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng. Luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch. Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn tiếng, đọc trơn các từ trên. Đọc sơ đồ 2. Gọi đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học. Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1 Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc trơn vần, tiếng, từ lộn xộn. Luyện đọc câu và đoạn ứng dụng: GT tranh minh hoạ rút câu và đoạn ghi bảng: Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: “Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang”. GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang”. Tên của mỗi loại đèn là gì? Nhà em có những loại đèn gì? Nó dùng gì để thắp sáng? Khi muốn cho đèn sáng hoặc thôi không sáng nữa em phải làm gì? Khi không cần dùng đèn nữa có nên để đèn sáng không? Vì sao? GV giáo dục TTTcảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần. GV Nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV. GV thu vở một số em để chấm điểm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. Trò chơi: Kết bạn. Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 10 em. Thi tìm bạn thân. Cách chơi: Phát cho 10 em 10 thẻ và ghi các từ có chứa vần uynh, uych. Học sinh biết được mình mang từ gì và chuẩn bị tìm về đúng nhóm của mình. Những học sinh mang vần uynh kết thành 1 nhóm, vần uych kết thành 1 nhóm. Những học sinh không mang các vần trên không kết được bạn. Sau khi GV hô “kết bạn” thì học sinh tìm bạn và kết thành nhóm. Học sinh nào kết sai nhóm thì bị phạt lò cò xung quanh lớp 1 vòng. GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em N1 : tuyệt đối ; N2 : quyết tâm. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. u – y – nh – uynh CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm h đứng trước vần uynh. Toàn lớp. CN 1 em. Hờ – uynh – huynh . CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT. Tiếng huynh. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : bắt đầu bằng âm uy. Khác nhau : uych kết thúc bằng ch. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em. CN 2 em. CN 2 em, đồng thanh. Vần uynh, uych. CN 2 em Đại diện 2 nhóm. CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh. , đọc liền 2 câu, đọc cả đoạn có nghỉ hơi ở cuối mỗi câu (đọc đồng thanh, đọc cá nhân). Học sinh thi đọc nối tiếp giữa các nhóm, mỗi nhóm đọc mỗi câu, thi đọc cả đoạn. Học sinh làm việc trong nhóm nhỏ 4 em, nói cho nhau nghe về nội dung của các câu hỏi do giáo viên đưa ra và tự nói theo chủ đề theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh khác nhận xét. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp. CN 1 em Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 10 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi. Học sinh khác nhận xét. Môn: Tập viết BÀI: TÀU THUỶ – GIẤY PƠ – LUYA – TUẦN LỄ CHIM KHUYÊN– NGHỆ THUẬT– TUYỆT ĐẸP I.Mục tiêu : -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 20, vở viết, bảng . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 3 HS lên bảng viết. Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi học sinh đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết. GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp. 3.Thực hành : Cho HS viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Hỏi lại tên bài viết. Gọi HS đọc lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 1HS nêu tên bài viết tuần trước. 3 học sinh lên bảng viết: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn. Lớp viết bảng con: áo choàng, kế hoạch, khoanh tay. Chấm bài tổ 2. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. HS tự phân tích. Học sinh nêu : Các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, l, k. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y. Các con chữ cao 4 dòng kẻ là: đ, p (kể cả nét kéo xuống); 3 dòng kẻ là: t. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. HS thực hành bài viết HS nêu: Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp. Thứ sáu ngày tháng năm 2004 Môn : Học vần BÀI : ÔN TẬP I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể: -Hiểu được cấu tạo các vần đã học. -Đọc và viết một cách chắc chắn các vần: uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych. -Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài, các từ, câu có chứa vần đã học. -Nghe, hiểu và kể lại theo tranh câu chuyện kể: Truyện kể mãi không hết. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng ôn tập trong SGK. -Tranh
Tài liệu đính kèm: