Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 8 đến 10

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.

- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, một cách hợp lý.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.

- Biết bảo vệ cơ quan thần kinh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

- GV: Hình trong SGK trang 34, 35.

- HS: SGK, vở.

III. TIẾN TRÌNH

1. Khởi động: (1 phút).

- Cho lớp hát.

2. Ôn bài: (3 phút).

- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:

+ Hỏi tựa?

+ Kể tên một số thức ăn đồ uống gây hại đối với cơ quan thần kinh?

- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.

- GV nhận xét.

3. Giới thiệu bài: (1 phút)

- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.

- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.

- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lớp cùng nghe.

 

docx 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 8 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
Ngày soạn:	 Ngày dạy: 	
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ thần kinh. 
- Tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.
- Biết giữ vệ sinh thần kinh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
- GV: Hình trong SGK trang 32, 33. Phiếu học tập
- HS: SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH
1. Khởi động: (1 phút).
- Cho lớp hát.
2. Ôn bài: (3 phút).
- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:
+ Hỏi tựa?	
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ.
+ Hãy nêu ví dụ cho thấy nào điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: (1 phút)
- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.
- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.
- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lớp cùng nghe. 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
18’
2’
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
+ Hoạt động : Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ thần kinh. 
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 32 SGK và thảo luận theo câu hỏi sau: Theo em việc làm nào có lợi, việc làm nào có hại đối với cơ quan thần kinh ? Vì sao ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, chốt ý
- GV hỏi: 
+ Những việc làm nào có lợi đối với cơ quan thần kinh?
+ Những việc làm nào có hại đối với cơ quan thần kinh ?
Kết luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giản, nghỉ ngơi để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức hay buồn bã, lo sợ sẽ có hại đối với cơ quan thần kinh. Vì thế các em phải giữ cho tâm trạng mình lúc nào cũng vui vẻ.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
+ Hoạt động 1: Đóng vai
* Mục tiêu: Tránh những việc làm có hại đối với thần kinh. Biết được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. 
Giáo dục KNS: Giúp HS biết kiểm soát cảm xúc từ đó điều khiển hoạt động suy nghĩ của mình.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi 1 trạng thái tâm lý: Tức giận, lo lắng, sợ hãi, vui vẻ. Yêu cầu các nhóm tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý như trong phiếu.
- Cho các nhóm trình diễn trước lớp
- Cho lớp thảo luận: Nếu 1 người luôn ở trong trạng thái tâm lý như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Nhận xét, chốt lại
Kết luận: Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh của chính chúng ta và cho người khác. Sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng không tốt cho cơ quan thần kinh. Vì thế các em cần tạo không khí vui vẻ giúp đỡ chia sẻ niềm vui với bạn bè.
+ Hoạt động 2: Làm việc SGK
* Mục tiêu: Kể tên một số thức ăn, đồ uống bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Cho HS thảo luận theo cặp: quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời câu hỏi: Những gì dưới đây nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV hỏi: Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy có hại cho cơ quan thần kinh?
- Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
- Vậy để bảo vệ cơ quan thần kinh chúng ta cần phải làm gì ?
- Nhận xét, chốt lại.
 Kết luận: Cần luyện tập, sống vui khỏe, ăn uống đủ chất điều độ và cần tránh xa những chất gây nghiện.
GDBVMT: Chúng ta cũng phải giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh được sạch sẽ, thoáng mát thì cơ quan thần kinh chúng ta mới được khỏe khoắn.
=>PCTHĐTQ tiến hành ôn bài:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài học hôm nay.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét – tuyên dương tiết học.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Nhóm trưởng cho các bạn quan sát hình trang 32 và trả lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý như trong phiếu.
- Các nhóm trình diễn 
- Nhóm khác quan sát đoán bạn đang thể hiện trạng thái tâm lý nào?
- Phát biểu - Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe. 
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Thảo luận theo cặp: quan sát và trả lời câu hỏi
- Vài HS phát biểu.
- Vì chúng gây nghiện dễ làm cho cơ quan thần kinh mệt mõi.
- Ma túy
- Phát biểu
- Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe.
+ Hỏi tựa?
+ Nêu hững việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh?
- Lắng nghe.
 * Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo)
Ngày soạn:	 Ngày dạy: 	
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, một cách hợp lý.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
- Biết bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
- GV: Hình trong SGK trang 34, 35.
- HS: SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH
1. Khởi động: (1 phút).
- Cho lớp hát.
2. Ôn bài: (3 phút).
- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:
+ Hỏi tựa?	
+ Kể tên một số thức ăn đồ uống gây hại đối với cơ quan thần kinh?
- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài: (1 phút)
- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.
- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.
- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lớp cùng nghe. 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
14’
2’
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 + Hoạt động: Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Giáo dục KNS: Giúp HS có khả năng quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp có lợi cho cơ quan thần kinh.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.
+ Nêu điều kiên để có giấc ngủ tốt.
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm việc gì trong cả ngày.
- Cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
GDBVMT: Chúng ta cũng phải giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh được sạch sẽ, thoáng mát thì cơ quan thần kinh chúng ta mới được khỏe khoắn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
+ Hoạt động: Lập Thời gian biểu
* Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày một cách hợp lý.
 Giáo dục KNS: Giúp HS biết quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Giới thiệu các mục trong thời gian biểu.
- Phát cho mỗi HS bảng mẫu thời gian biểu, yêu cầu HS điền từng mục vào .
- Cho HS làm việc theo cặp: trao đổi thời gian biểu của mình với bạn .
- Cho HS làm việc cả lớp.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Nhận xét, chốt lại.
=>PCTHĐTQ tiến hành ôn bài:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài học hôm nay.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét – tuyên dương tiết học.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Từng cặp HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghĩ ngơi.
+ Có, sẽ rất mệt mỏi và đau đầu.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chỗ ngủ và tinh thần phải thoải mái.
+ Đi học.
- Trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- Vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Vài HS nêu miệng từng mục.
- Điền từng mục vào thời gian biểu.
- Trao đổi thời gian biểu của mình với bạn để cùng góp ý.
- Một số em đọc thời gian biểu của mình trước lớp.
- Phát biểu - Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
+ Hỏi tựa?
+ Làm thế nào để có được giắc ngủ ngon?
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 10
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
Ngày soạn:	 Ngày dạy: 	
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình. 
- Phân biệt được các thế hệ gia đình. 
Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình mình. Trình bày, diễn đạt thông tin một cách chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình.
- Biết yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
- GV: Hình trong SGK trang 38, 39.
- HS: Mang ảnh chụp gia đình, SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH
1. Khởi động: (1 phút).
- Cho lớp hát.
2. Ôn bài: (3 phút).
- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:
+ Hỏi tựa?	
+ Nêu những việc làm có lợi và có hại đối với ác cơ quan: bài tiết nước tiểu, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn.
- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.
- GV nhận xét.	
3. Giới thiệu bài: (1 phút)
- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.
- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.
- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lớp cùng nghe.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
20’
2
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
+ Hoạt động: Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu: Nêu được các thế hệ trong một gia đình. 
* Cách tiến hành
* GV giao việc cho các nhóm.
- Cho HS làm việc theo cặp: Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
- Mời một vài cặp lên hỏi và kể trước lớp.
- Nhận xét, kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
+ Hoạt động 1: Quan sát tranh 
* Mục tiêu: Phân biệt được các thế hệ gia đình.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi: 
+ Gia đình Minh, Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?
+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Lan và em Lan thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ, có những gia đình có 2 thế hệ, cũng có gia đình chỉ có 2 thế hệ.
GDBVMT: Để có một cuộc sống tốt đẹp mỗi gia đình cần phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và nơi công cộng.
+ Hoạt động 2: Trò chơi mời bạn đến thăm gia đình tôi
* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn các thế hệ trong gia đình mình. Tự tin chia sẻ, giới thiệu về gia đình mình với các bạn cách chính xác, lôi cuốn.
Giáo dục KNS: Giúp HS tự tin chia sẻ, giới thiệu về gia đình mình với các bạn cách chính xác, lôi cuốn.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đã chuẩn bị sẵn hình giới thiệu các bạn trong nhóm.
- Yêu cầu một số HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Nhận xét.
=>PCTHĐTQ tiến hành ôn bài:
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Giáo dục HS phải biết yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét – tuyên dương tiết học.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
+ Ông, bà nội là người lớn tuổi nhất, em là người ít tuổi nhất.
- Một vài cặp lên hỏi và kể trước lớp – nhận xét.
- Lắng nghe.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 38, 39 SGKvà trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
- Lắng nghe.
* NT điều khiển các bạn hoạt động.
- Giới thiệu về gia đình mình cho các bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên treo ảnh gia đình mình và giới thiệu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
+ Hỏi tựa?
+ Gia đình em có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ gồm những ai?
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
Ngày soạn:	 Ngày dạy: 	
I. MỤC TIÊU	
- Giúp HS ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- HS làm đúng các bài tập trong sách giáo khoa.
- Rèn tính cẩn thận chính xác cho HS, giúp HS thêm yêu thích môn toán hơn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- GV: Sách giáo khoa, phiếu học tập, giấy khổ lớn, bút lông,
- HS: sách giáo khoa, vở, vở bài tập toán.
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định: (1 phút).
- Cho lớp hát.
2. Ôn bài (3 phút).
- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:
+PCTHĐTQ tiến hành kiểm tra dụng cụ học tập của lớp.
- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.
- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.
- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lớp cùng nghe.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
28’
2’
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
+ Hoạt động 1: Củng cố cách đọc viết, so sánh các số có ba chữ số
* Mục tiêu: HS ghi nhớ lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
* Cách tiến hành:
- GV củng cố lại các cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
* Mục tiêu: HS làm đúng các BT trong SGK.
* Cách tiến hành:
- GV giao việc cho các nhóm.
Bài 1/ trang 3
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
Bài 2/ trang 3
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
- GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn.
Bài 3/ trang 3.
- Làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bài làm bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV nhận xét.
Bài 4/ trang 3
- Làm việc nhóm.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
- GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn.
- GV nhận xét.
Bài 5/ trang 3
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả trước nhóm.
=> HĐTQ tiến hành ôn lại nội dung vừa học
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân và bạn bè về bài học hôm nay.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài BT1.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- Báo cáo kết quả trước nhóm. Bạn nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng thống nhất báo cáo kết quả với GV.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài vào vở.
- Báo cáo kết quả trước nhóm. Bạn nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng thống nhất báo cáo kết quả với GV.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- HS tham gia trò chơi
- Lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- Báo cáo kết quả trước nhóm. Bạn nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng thống nhất báo cáo kết quả với GV.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- HS trả lời nhanh.
- Nhóm trưởng thống nhất báo cáo kết quả với GV.
+ Hỏi tựa?
+ So sánh các số: 112  111, 
435  354.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm: 	
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Ngày soạn:	 Ngày dạy:	
I. MỤC TIÊU	
- Giúp HS ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
- HS làm đúng các bài tập trong sách giáo khoa. Củng cố cách giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn tính cẩn thận chính xác cho HS, giúp HS thêm yêu thích môn toán hơn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- GV: Sách giáo khoa, phiếu học tập, giấy khổ lớn, bút lông,
- HS: sách giáo khoa, vở, vở bài tập toán.
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định: (1 phút).
- Cho lớp hát.
2. Ôn bài: (3 phút).
- Phó CTHĐTQ tiến hành ôn bài:
+ Hỏi tựa?
+ 2 HS làm BT3.
- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV.
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới
- GV giới thiệu bài mới – GV ghi tựa bài.
- GV đọc mục tiêu bài – HS đọc lại mục tiêu.
- 1 HS đọc mục tiêu cho cả lóp cùng nghe.
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
28’
2’
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
+ Hoạt động 1: Củng cố lại cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
* Mục tiêu: HS củng cố lại cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
* Cách tiến hành:
- GV củng cố lại các cách cộng, trừ các số có ba chữ số.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
* Mục tiêu: HS làm đúng các BT trong SGK.
* Cách tiến hành:
* GV giao việc cho các nhóm.
Bài 1/ trang 4
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Bắn tên” để chia sẻ bài.
- GV nhận xét.
Bài 2/ trang 4
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- Gọi HS chia sẻ miệng.
- GV nhận xét.
Bài 3/ trang 4
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- GV gọi 1 HS lên bảng chia sẻ.
- GV nhận xét.
Bài 5/ trang 4
-GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS lên bảng lập phép tính.
- GV nhận xét.
=> HĐTQ tiến hành ôn lại nội dung vừa học
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Chia sẻ với người thân và bạn bè về bài học hôm nay.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe và trả lời.
* NT điều khiển các bạn hoạt động
- NT mời bạn đọc yêu cầu đề bài, điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- NT mời bạn đọc yêu cầu đề bài, điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- Chia sẻ trong nhóm, nhận xét.
- HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
- NT mời bạn đọc yêu cầu đề bài, điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- Chia sẻ trong nhóm, nhận xét.
- HS lên bảng chia sẻ.
- Lắng nghe.
- NT mời bạn đọc yêu cầu đề bài, điều khiển các bạn làm bài tập vào vở.
- 2 HS lên bảng lập phép tính.
- HS lắng nghe.
+ Hỏi tựa?
+ 2 HS trả lời nhanh: 500 – 100 = ; 520 – 120 = ; 410 – 400 =
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_hoc_ki_1.docx